- Việc triển khai thực hiện: công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; hoạt động giao đất cho dân, thu hồi đất, chuy
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM HỒNG VIỆT
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Việt
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Việt
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình và biểu đồ vii
Trích yếu luận văn .viii
Thesis abstract x
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 6
2.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp 13
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 17
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Qúa trình đổi mới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 18
2.2.2 Quy định sử dụng một số loại đất hiện nay 20
2.2.3 Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai 21
2.2.4 Quản lý đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 23
Trang 52.2.5 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương 24
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
3.1.3 Bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ 32
3.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 36
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 37
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 39
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tứ kỳ 39
4.1.1 Tổng quan tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ 39
4.1.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ 41
4.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện tứ kỳ 74
4.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 74
4.2.2 Phương hướng và mục tiêu quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ 76
4.2.3 Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ 77
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 92
Tài liệu tham khảo 94
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng cán bộ quản lý đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ 33
Bảng 3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai của huyện Tứ Kỳ tính đến ngày 31/12/2014 34
Bảng 3.3 Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn 35
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014 39
Bảng 4.2 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 40
Bảng 4.3 Đánh giá về công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất 46
Bảng 4.4 Tình hình thu hồi đất của huyện Tứ Kỳ qua 5 năm 2010-2015 48
Bảng 4.5 Ý kiến của người dân về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp 50
Bảng 4.6 Số lượt cung cấp thông tin thửa đất từ năm 2010-2015 55
Bảng 4.7 Kết quả thanh tra theo kế hoạch nội dung liên quan đên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 55
Bảng 4.8 Kết quả giải quyết đơn thư liên quan đến đất nông nghiệp 61
Bảng 4.9 Thực tế đền bù và nguyện vọng đền bù của người bị thu hồi đất nông nghiệp 63
Bảng 4.10 Đánh giá của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn về kỹ năng nghiệp vụ 65
Bảng 4.11 Mức độ hài lòng với công việc của cán bộ quản lý đất đai 67
Bảng 4.12 Đánh giá về những yếu kém của cán bộ làm công tác quản lý đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ 69
Trang 8DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ 32 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ năm 2014 39
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Hồng Việt
Tên Luận văn: ”Tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 06.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý đất nông nghiệp tốt hơn tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới Một số mục tiêu cụ thể như: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp; Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước
về quản lý sử dụng đất nông nghiệp đã phù hợp, kịp thời chưa? Có tình trạng văn bản chồng chéo không? Huyện đã nắm chắc được tình hình sử dụng đất nông nghiệp chưa? công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thế nào? Tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như thế nào? Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn tới? Các giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là thu thập tài liệu thứ cấp từ các Báo cáo,
số liệu thống kê tại UBND huyện, UBND xã của huyện Tứ Kỳ; các đề án, dự án liên quan đến đất nông nghiệp đã được phê duyệt; các thông tin đã công bố, được thu thập từ những tài liệu đã công bố như tạp chí, sách thống kê, báo chuyên ngành và mạng internet và sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp điều tra thực tế, thống
kê, so sánh, phân tích, đánh giá…
Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua những nội dung cụ thể:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, lập kế hoạch, quy hoạch: Việc triển khai, ban hành các văn bản chỉ đạo đã triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đến từng địa phương Tuy nhiên việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa được chú trọng, lãnh đạo một số huyện và xã chưa thật sự quan tâm đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của địa phương mình
Trang 10- Việc triển khai thực hiện: công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; hoạt động giao đất cho dân, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác bồi thường tái định cư: đăng ký đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp; xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất nông nghiệp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động dịch vụ về đất nông nghiệp đã được thực hiện, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại, hạn chế ở một số nội dung
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: được thực hiện nghiêm túc Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện những sai phạm và tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất nông nghiệp
- Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá đã xác định những mặt được và chưa được; phát huy những ưu điểm, lợi thế của từng địa phương; điều chỉnh những phát sinh vướng mắc và đề xuất với cấp trên những biện pháp cụ thể
Quá trình nghiên cứu công tác quản lý đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương rút ra kết luận sau:
- Về hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp: Đã triển khai kịp thời các văn bản của nhà nước liên quan đến đất nông nghiệp, tuy nhiên có những văn bản triển khai đôi khi còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng được với thực tế, trong khi công tác thể chế ban hành các văn bản của cấp trên lại chiếm nhiều thời gian dẫn tới kết quả thực hiện đôi khi chưa được như yêu cầu
- Về thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp: Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa được chú trọng, thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đai Chưa quy hoạch được tổng thể diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 Việc ứng dụng phần mềm tin học vào quản lý đất nông nghiệp ở các xã, thị trấn còn thấp, chưa kịp thời với xu thế phát triển của xã hội Công tác giao đất, thu hồi đất, tái định cư có nơi thực hiện còn chậm; việc công khai quy hoạch, dự
án thu hồi đất nông nghiệp có nơi chưa được rộng rãi Thực hiện công tác tái định cư chưa được tốt, chưa theo đúng trình tự quy định Công tác tuyên truyền pháp luật về đất nông nghiệp chưa đổi mới nhiều hình thức, nhận thức của một bộ phận người dân về lĩnh vực đất nông nghiệp còn hạn chế Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng đất Còn nhiều hộ dân vi phạm việc xây dựng nhà tạm trên đất chuyển đổi
Trang 11
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Hong Viet
Thesis title: ”Strengthening state management of agricultural land in Tu Ky
district, Hai Duong province”
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) The goal of the research was to assess the reality of state management of agricultural land in Tu Ky district, Hai Duong province These events have proposed the systems of better solutions about the management of agricultural land at research areas in the future with some specific objectives: Systematize theoretical and practical basis of State management about agricultural land; Assessment of the status of state management for agricultural land in Tu Ky district, Hai Duong province in the future; proposing measures to strengthen the management of state agricultural land in Tu Ky district, Hai Duong province in the coming time
The research questions of the thesis are: Have The text conduct and guidance on the management of state-owned agricultural land used appropriate and timely ? Are Status documents overlap? Have the district authorities assured well the use of agricultural land
? What are the arrangement and land use plans? What is the State management of agricultural land like? What is orientation of agricultural land use in the coming period? What are the solutions to enhance the State management on agricultural land?
Research methods of the thesis is to collect data from the report, the statistics of People’s Committee, Tu Ky district; schemes and projects related to agricultural land has been approved; the information was published, gathered from published documents
as magazines, books, statistics, specialized newspapers and the Internet, and use the method of dialectical materialism and historical materialism of Marx's philosophy - Lenin, the researchers also used the method of actual investigation, statistics, comparison, analysis, reviews
The research results are expressed by the specific content:
- The leading, commanding, planning and arrangements: The deployment, promulgating the written guidance of legislation on the management and use of agricultural land have been promptly implemented in each district However the planning management, land use plan has not been focused at all levels, leaders of districts and communes are not really interested in planning, agricultural land use planning in their local
Trang 12- The implementation: surveying, measuring, cadastral mapping, maps of real land use, maps of land use planning; allocation for civil works, land acquisition and transfer of land use right certificates and land use; compensation and resettlement: registration of agricultural land; statistics, the inventory of agricultural land; construction, management, operation and exploitation of the information system of agricultural land; dissemination, legal education; service activities on agricultural land have been made, but in the course of implementation still exist, limitations in some content
- The inspection, audit and settlement of complaints and denunciations have been taken seriously Through inspection and settlement of complaints and denunciations had discovered irregularities, shortcomings and limitations in the management of agricultural land
- Preliminary work, final review and evaluation has identified and weak sides; promote the strengths and advantages of each locality; adjust the problems arise and superior proposals with specific measures
Research process the management of agricultural land in Tu Ky district, Hai Duong province draws the following conclusions:
- About codified theoretical basis and practical management of state agricultural land: Has timely deployment of state documents related to agricultural land, but there are sometimes slow deployed text, did not timely respond to reality, while institutional working documents issued by superiors to lead to time-consuming implementation results are not always as requested
- On the status of state management of agricultural land: The management plan, land use plan has not been focused levels, lack of urge and tested regularly in the preparation of land use planning Never was the overall planning of agricultural land until 2020 The computer software applications to manage agricultural land in communes and towns is low, not timely with the development trend of the society Land allocation, land acquisition, resettlement implementation has been slow in some places; the publicity of planning and projects of agricultural land acquisition has not been performed extensively Implementation of the relocation is not possible, not in accordance with prescribed procedures Propaganda law on agricultural land hasn’t changed many forms of innovation, awareness on the part of people in the field of agriculture is limited Implementation certification of agricultural land use rights to households is still very slow, failing to meet the requirements of the land use And many households illigally built temporary houses on convert land
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nông nghiệp là yếu tố không thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu Đất nông nghiệp còn là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người Đất nông nghiệp có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích) Việc sử dụng đất nông nghiệp cần phải có sự quản lý chung của nhà nước Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…); sự ổn định chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm của người nông dân, khiếu kiện, tranh chấp đất nông nghiệp…) Trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra mạnh
mẽ, trong khi đó quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp thì có hạn Vì vậy, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp Luật đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi (1998, 2001) và 3 lần ban hành luật mới (1993,
2003, 2013) Tuy nhiên, đến nay, tình hình diễn biến quan hệ về đất nông nghiệp xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp Lý luận cũng như thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết
Công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nói riêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp còn khá phổ biến, tình
Trang 14trạng sử dụng lãng phí đất nông nghiệp diễn ra ở nhiều xã, việc khiếu kiện tập thể
về đất nông nghiệp luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2014) Với mong muốn nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đánh giá những mặt tốt cũng như chỉ ra được những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất nông
nghiệp tại địa phương, do vậy, Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý
Nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” để phần nào
góp phần trả lời các câu hỏi nêu trên
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý đất nông nghiệp tốt hơn tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước về quản lý sử dụng đất nông nghiệp đã phù hợp, kịp thời chưa? Có tình trạng văn bản chồng chéo không?
- Huyện đã nắm chắc được tình hình sử dụng đất nông nghiệp chưa? công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thế nào?
- Tinh hình QLNN về đất nông nghiệp như thế nào (lập kế hoạch, triển khai và thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh báo cáo?
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn tới?
- Các giải pháp tăng cường QLNN về đất nông nghiệp như thế nào?
Trang 151.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng trong quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp (theo quy định của Luật đất đai năm 2013), ngoài
ra có đánh giá tình hình sử dụng một số loại đất để làm rõ hơn về nhiệm vụ quản
lý và một số nội dung khác ảnh hưởng đến công tác quản lý
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao
và vai trò của nó càng tăng lên (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
Về nội dung, thuật ngữ "quản lý" có nhiều các diễn đạt khác nhau Với ý nghĩ thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một
hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết
bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan Nhà nước (Bách khoa tri thức phổ thông, 2010)
Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc Thực chất của quản lý con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý Một số yếu tố cơ bản cần chú ý là: Yếu tố con người, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hóa (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
Trang 172.1.1.2 Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản
lý công việc của Nhà nước Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc
vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các
giai đoạn lịch sử Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm
hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và
điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp (Nguyễn
Ngọc Hiến, 2005)
Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội
như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội
Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Đối tượng quản lý của Nhà nước là
toàn thể nhân dân tức là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội (Học viện Hành chính quốc gia, 2005)
2.1.1.3 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm: quan hệ sở hữu về đất
nông nghiệp, quan hệ sử dụng đất nông nghiệp, quan hệ về phân phối các sản
phẩm do sử dụng đất mà có
Hiện nay pháp luật đã quy định rõ về quyền sở hữu đất nông nghiệp cũng
là quyền sở hữu một loại tài sản đặc biệt Vì vậy, các quyền năng của sở hữu nhà
nước về đất nông nghiệp bao gồm: Quyền chiếm hữu đất nông nghiệp, quyền sử
dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất nông nghiệp Các quyền năng này
được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng xác lập chế độ pháp lý về quyền sử dụng
đất nông nghiệp Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà
thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập và thông qua
các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của
Nhà nước (Quốc hội, 2013)
Trang 182.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
2.1.2.1 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013)
2.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Nhà nước quản lý thống nhất đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước Mục đích của việc này là mang lại lợi ích chung cho xã hội đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả cao nhất, có tầm nhìn xa vì mục đích chung của cộng đồng Song song với nó Nhà nước luôn có các chế tài để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của mình và của người sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung Người sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ các quy định đã đặt Nếu không chấp hành các quy định đó thì người sử dụng đất đã vi phạm pháp luật có thể bị phạt, thu hồi đất, tịch thu tài sản… (Quốc hội, 2013) Nội dung và công cụ của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp: Nội dung quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thường được quy định rõ trong các văn bản luật Đối với lĩnh vực đất nông nghiệp, ngoài các văn bản luật chuyên ngành còn được quy định tại một số văn bản luật khác Ở đây, chúng ta chỉ tiếp cận và phân tích những nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật đất đai hiện hành (Quốc hội, 2013)
(1) Việc xây dựng kế hoạch:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp: Đây chính là quá trình nhà nước sử dụng công cụ pháp luật trong quản
lý Nhà nước dùng pháp luật để thực hiện quyền cai trị của mình, bằng cách tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của họ Luật pháp là công cụ cho các công cụ quản lý khác, các chính sách chế độ của nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn Như đã nêu ở trên, đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính xã hội, trong quan hệ đất nông nghiệp thường dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp, để gải quyết các mối quan hệ đó, nhà nước phải ban hành một hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ (Quốc hội, 2013)
Trang 19Nội dung này bao gồm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý sử dụng đất, tuyên truyền phổ biến đến mọi đối tượng quản lí, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó Thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của cấp dưới thường được quy định trong văn bản pháp quy của cấp trên Đồng thời cũng nghiêm cấm việc các cơ quản quản lý cấp dưới ban hành trái hoặc có thêm các quy định khác so với các văn bản của cấp trên Những nội dung thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ được quy định rõ trong Luật và những nội dung thuộc thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh được quy định trong Nghị định của Chính phủ
- Xác định, lập bản đồ và quản lý hồ sơ địa giới hành chính: Công tác hoạch định và phân định đường địa giới hành chính các cấp, cắm mốc địa giới, lập bản đồ địa giới hành chính các cấp và lập bản đồ đất nông nghiệp hết sức quan trọng, việc phân định không đảm bảo rất dễ nảy sinh tranh chấp về địa giới Các quy định về lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính được quy định cụ thể tại điều 29, 30 Luật đất đai 2013 (Quốc hội, 2013)
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch đất nông nghiệp là sự tính
toán, phân bổ đất nông nghiệp một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế xã hội
Kế hoạch hoá đất nông nghiệp là sự xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất nông nghiệp, các biện pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất nông nghiệp Trong công tác quản lý đất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch hoá là một công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường Nó giúp cho việc sử dụng đất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn cảnh quan môi trường Quy hoạch còn là công cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nước Quy hoạch dài hạn về đất nông nghiệp được công bố sẽ giúp các nhà đầu
tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của mình
Thông qua công cụ quy hoạch, nhà nước sẽ góp phần điều tiết cung, cầu một số loại đất trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường sơ cấp của thị trường bất động sản Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là căn cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, vì trong công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự
Trang 20báo Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và tính thực thi Trong công tác thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh bổ sung
Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan trọng của quản lý, tuy nhiên, không được lạm dụng quy hoạch, kế hoạch hoá nếu không sẽ rơi vào tình trạng hành chính hoá các quan hệ về đất nông nghiệp, điều này trái với sự vận động của nền kinh tế thị trường Luật đất đai 2013 từ Điều 35 đến Điều 51 đã quy định đầy đủ
về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trách nhiệm lập và thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngoài ra còn quy định việc công bố, thực hiện và điều chính quy hoạch (Quốc hội, 2013)
Ngoài quy hoạch sử dụng đất, còn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn … (2) Thực hiện kế hoạch:
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất:
+ Để nắm được số lượng, chất lượng đất nông nghiệp, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc để nắm được quỹ đất theo từng loại đất và từng loại đối tượng sử dụng đất Bản đồ địa chính là bản đồ chi tiết phản ánh hiện trạng sử dụng đất, trên đó vừa thể hiện các yếu tố kỹ thuật về thửa đất như hình thể, vị trí (toạ độ) diện tích, kích thước các cạnh lại vừa thể hiện các yếu tố xã hội như chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đối với thửa đất, tình trạng quy hoạch… Đây có thể coi là nguồn tài liệu gốc quan trọng nhất để từ đó thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác quản lý đất nông nghiệp như thống kê đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin đất nông nghiệp… Điều 31 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về bản đồ địa chính (Quốc hội, 2013)
+ Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp cung cấp số liệu về thực trạng sử dụng đất tại một thời điểm nhất định trong năm, qua đó cho biết cơ cấu đất nông nghiệp về loại đất cũng như đối tượng sử dụng đất, đây là nguồn số liệu giúp cho công tác đánh giá tình tình quản lý sử dụng, mức độ thực hiện quy hoạch để từ đó
Trang 21có biện pháp bổ sung chấn chỉnh kịp thời những những lệch lạc so với định hướng sử dụng đất ở tầm vĩ mô và dài hạn Điều 34 Luật đất đai 2013 quy định
cụ thể về công tác thống kê, kiểm kê đất đai (Quốc hội, 2013)
+ Đánh giá phân hạng đất là đánh giá về mặt chất lượng đất thông qua việc phân tích tính chất lý hoá đất, đánh giá các điều kiện tự nhiên xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất (chủ yếu khả năng sử dụng trong nông nghiệp) Tài liệu phân hạng đất là căn cứ để đánh giá tiềm năng và khả năng thích nghi đất nông nghiệp, là cơ sở khoa học trong định hướng sử dụng đất hợp lý (Quốc hội, 2013) + Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn
bộ nguồn lực đất nông nghiệp, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất…, nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách (Quốc hội, 2013)
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Giao đất và cho thuê đất là những hình thức nhà nước giao quyền sử dụng cho người sử dụng đất Chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất là việc nhà nước thực hiện quyền định đoạt của mình đối với đất nông nghiệp, nhà nước cho phép chủ sử dụng đất chuyển từ mục đích sử dụng này sang mục đích khác hoặc thu hồi của chủ sử dụng này để giao cho chủ sử dụng khác hay sử dụng vào mục đích công cộng Việc giao quyền sử dụng đất được đi kèm với một số công cụ quản lý khác, đó là hạn mức đất và thời hạn sử dụng đối với từng loại đất và từng nhóm chủ thể sử dụng đất Về bản chất, giao đất và cho thuê đất không có gì khác biệt Hiện nay nhà nước ta đang áp dụng hình thức giao đất có thu tiền và không thu tiền, giao đất có thời hạn và giao lâu dài (vô thời hạn) Trong giao đất
có thu tiền lại có thể thông qua hình thức thu theo giá nhà nước quy định hoặc thông qua đấu giá đất (giá sàn không được thấp hơn giá nhà nước quy định) Đối với hình thức thuê đất thì có thể trả tiền thuê hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian thuê, trong đó hình thức trả tiền một lần chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc thu hồi đất của nhà nước chỉ thực hiện trong một số trường hợp nhất định như thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng, khu dân cư nông thôn, quỹ đất phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất hoặc các
dự án phát triển kinh tế thuộc nhóm A, hoặc trường hợp vi phạm trong quá trình
Trang 22sử dụng đất… Các trường hợp còn lại áp dụng hình thức tự thoả thuận giữa các đối tượng sử dụng đất (về bản chất là chuyển nhượng quyền sử dụng đất) Trong một số trường hợp đặc biệt, khẩn cấp nhà nước
có thể áp dụng hình thức trưng dụng đất
Từ Điều 52 đến Điều 60 Luật Đất đai 2013 quy định chi tiết về việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và trưng dụng đất (Quốc hội, 2013)
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai (Chính phủ, 2014)
- Đăng ký đất nông nghiệp, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đăng ký đất nông nghiệp là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Sau khi phát sinh quyền sử dụng đất (được giao đất, thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất…), hoặc có những thay đổi trong sử dụng đất thì người sử dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước để được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp phápgiữa Nhà nước với người sử dụng đất Được cấp giấy chứng nhận là quyền đầu tiên của người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là điều kiện để giao dịch trên thị trường
Từ Điều 129 đến Điều 142 Luật Đất đai 2013 quy định chi tiết về chế độ
sử dụng các loại đất nông nghiệp (Quốc hội, 2013)
- Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp: Mục đích thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp là:
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả;
+ Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp; + Cung cấp số liệu để xây dựng liên giám thống kê các cấp phục vụ nhu cầu thông tin đất nông nghiệp cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng,
Trang 23anh ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
- Xây dựng hệ thống thông tin đất nông nghiệp:
Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất nông nghiệp, cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp quốc gia và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất nông nghiệp; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất nông nghiệp do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp; xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin đất nông nghiệp; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa
phương (Bộ Tài guyên và Môi trường, 2014)
- Quản lý tài chính về đất nông nghiệp: Quản lý tài chính về đất nông nghiệp
là việc sử dung hệ thống công cụ tài chính như giá đất, thuế, tiền thuê đất (địa tô)…, nhằm điều tiết các quan hệ về đất nông nghiệp để đạt mục tiêu trong quản lý
- Giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Để thực hiện nội dung này, trước hết phải ban hành hệ thống văn bản pháp quy về quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định các thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất và các chế tài
xử lý vi phạm Trong nền kinh tế thị trường, khi nhà nước vừa là đại diện chủ sở hữu đất nông nghiệp, có quyền định đoạt đối với đất nông nghiệp, vừa là chủ thể
sử dụng đất lớn nhất vừa là người quản lý giám sát việc sử dụng, nếu quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên không rõ ràng và không được luật hoá thì rất dễ nảy sinh bất bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất Lúc này quan hệ đất nông nghiệp sa vào cơ chế xin cho, mang nặng tính hành chính, không theo quy luật thị trường Quá trình đảm bảo thực thi các quyền của người sử dụng đất, nhà nước nên giảm dần các biện pháp hành chính, thực hiện phân quyền gắn với phân cấp và uỷ quyền cho các cơ quan chuyên môn về một số nghiệp vụ cụ thể Cần
có sự tham gia của các thành phần khác ngoài nhà nước trong một số công đoạn (xã hội hoá một số hoạt động quản lý)
Người sử dụng đất có các quyền chung như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được hưởng kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất của mình; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất và những hành vi
Trang 24khác vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp Ngoài ra, người sử dụng đất cũng có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, gúp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Về nghĩa vụ, người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây: sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy định về chế độ sử dụng đất và các quy định khác của pháp luật; đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi thực hiện các quyền của mình; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất có liên quan;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất nông nghiệp
Quán triệt các cấp chính quyền địa phương về việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan phát thanh, truyền hình, các báo tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất nông nghiệp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương theo các tài liệu, sổ tay, các băng hình, băng tiếng tuyên truyền về pháp luật đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp Bên cạnh, triển khai rộng rãi công tác phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, hiệu quả với nội dung phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
- Hoạt động dịch vụ về đất nông nghiệp
Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp gồm: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất nông nghiệp (thông tin về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và tình trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất
(3) Công tác thanh tra, kiểm tra
Trang 25Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất nông nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp; Giải quyết tranh chấp về đất nông nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong trường hợp không chấp thuận quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hoặc tố cáo những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất
Xử lý vi phạm là biện pháp giải quyết của cơ quan nhà nước khi có hành
vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Từ Điều 201 đến Điều 209 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý
và sử dụng đất
(4) Công tác tổng kết, báo cáo:
Công tác sơ kết, tổng kết là hết sức quan trọng Sau khi thực hiện kế hoạch đã được duyệt, định kỳ theo thời gian cần thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả đã đạt được Từ đó xem xét trong quá trình thực hiện còn có những điểm gì chưa phù hợp với điều kiện cụ thể cần thiết phải điều chính, nhân rộng những ưu điểm trên cơ sở đó để đạt kế hoạch đã đề ra
2.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
Như chúng ta đã biết “Đất nông nghiệp thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Luật đất đai, 2013) Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế để định hướng cho quá trình sử dụng đất Nhà nước là người có các quyền tuyệt đối với đất nông
Trang 26nghiệp: định đoạt, chiếm hữu… Do đó, nhà nước có quyền quyết định mục đích
sử dụng, thời hạn sử dụng… của đất nông nghiệp Trước hết nhà nước xác định tính chất, hiện trạng, đặc tính của đất nông nghiệp từ đó xác định được mục đích
sử dụng của các loại đất ở từng vùng, địa phương, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực sao cho phù hợp Qua quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được thông qua nhà nước đã điều tiết các quỹ đất trong nền kinh tế, nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất của vùng, địa phương… Người sử dụng đất tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đã được thông qua Mô hình chung mục đích sử dụng, cơ cấu sử dụng, diện tích của các loại đất phân bổ…được thực hiện bởi người dân nhưng người xác định là Nhà nước Do đó, nhà nước có được chiến lược phát triển lâu dài, bền vững cho đất nước
Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp được thể hiện các nội dung:
- Bảo đảm sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất nông nghiệp, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất
- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất nông nghiệp tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất nông nghiệp
- Phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm (Quốc hội, 2013)
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp:
- Nguyên tắc thống nhất về quản lý nhà nước: Đất nông nghiệp thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý
Từ vai trò của đất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế, xã hội cho thấy, việc nhà nước thống nhất quản lý về đất nông nghiệp là cần thiết Điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì các mục tiêu chung của cả xã hội Từ xưa tới nay, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, Nhà nước đều thực hiện quản lý tập trung thống nhất
về đất nông nghiệp
Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai 2013) ghi: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này" Tại Điều 5, Luật đất đai 2013 đã quy định rõ những người sử dụng đất
Trang 27Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước được thực hiện theo luật pháp và được thể hiện trên nhiều mặt như: Đại diện chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, trong và ngoài nước, quyền định giá đất, điều tiết thu nhập từ đất nông nghiệp, quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất và xử lý vi phạm Pháp luật đất đai…
Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) thì Nhà nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng như các phương pháp quản lý thích hợp Nếu sử dụng tốt công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được duy trì ở mức độ cao Ngược lại, nếu có những thời điểm nào đó, việc
sử dụng các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản lý không thích ứng thì thì hiệu lực và hiệu quả quản lý về đất nông nghiệp sẽ giảm đi, tình trạng tự phát trong sử dụng tăng lên Điều đó sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt đối với xã hội và làm suy giảm quyền quản lý tập trung thống nhất về đất nông nghiệp của nhà nước
- Nguyên tắc đảm bảo kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp: Điều 5 Luật Đất đai 2003 ghi: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu” và “ Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”
Như vậy, ở nước ta, quyền sở hữu đất nông nghiệp thuộc về toàn dân Đất nông nghiệp là tài sản chung của tất cả mọi người, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý toàn bộ đất nông nghiệp
Muốn đảm bảo kết hợp tốt quyền sở hữu toàn dân và quyền sử dụng của từng người sử dụng phải có cơ chế kết hợp, trong đó, quyền và trách nhiệm của các bên (nhà nước và người sử dụng) phải được công nhận và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật
Thực tế cho chúng ta thấy vấn đề sở hữu và sử dụng đất là những vấn đề rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã đề ra và thực hiện khá thành công cơ chế kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông
Trang 28nghiệp Quyền sở hữu toàn dân về đất nông nghiệp vẫn không thay đổi nhưng quyền sử dụng đất đã được trao cho mọi đối tượng sử dụng đất, gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong và ngoài nước theo xu hướng ngày càng mở rộng quyền (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn kinh doanh…) và hướng tới sự bình đẳng đối với mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế
- Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích: Đất nông nghiệp
phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội.Đất nông nghiệp là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, vì vậy, trước hết phải đảm bảo lợi íchcủa người sử dụng đất Mặt khác đất nông nghiệp là tài sản quốc gia vì vậy nó phải đảm bảo lợi ích chung của xã hội Kết hợp hài hoà ba loại ích tức là chúng ta phải chú ý đồng thời cả ba lợi ích đó không để lợi ích này lấn át hoặc triệt tiêu lợi ích khác Việc đảm bảo hài hoà ba lợi ích được thực hiện thông qua công tác quy hoạch, chính sách tài chính về đất và các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất (Quốc hội, 2013)
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản của quản lý kinh tế bởi vì bất cứ một hoạt động nào dù là kinh tế hay phi kinh tế đều cần phải được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả Đất nông nghiệp là nguồn lực quan trọng, là điều kiện tồn tại cơ bản của cả
xã hội, mặt khác chúng ta đều biết đất nông nghiệp có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng lên cho nên đất nông nghiệp ngày càng trở nên khó khăn và hạn hẹp Điều này càng cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp phải làm tốt công tác quy hoạch phân bổ đất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh đó, phải quy định cụ thể về chế độ sử dụng các loại đất, đồng thời tổ chức quản lý, giám sát tốt việc sử
dụng đất để đảm bảo tính hiệu quả (Quốc hội, 2013)
- Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử: Quản lý nhà nước của chính
quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của luật pháp của Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong quản lý đất nông nghiệp qua các thời
kỳ (Quốc hội, 2013)
Trang 292.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm:
- Chính sách của nhà nước thay đổi liên quan đến đất nông nghiệp như công tác quy hoạch, thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương Theo sự phát triển của xã hội, cơ cấu kinh tế thay đổi, thu nhập từ nông nghiệp
có xu hướng giảm, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp không cao dẫn đến nông dân một số địa phương bỏ hoang đất nông nghiệp, vậy cần phải có chính sách quản lý mới cho phù hợp;
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, giao thông, thủy lợi, khu dân cư; chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, cây hằng năm sang nuôi trồng thủy sản Việc thẩm định tốt của chính quyền địa phương đối với các dự án sẽ lựa chọn được những vị trí phù hợp, hạn chế tình trạng mất đất nông nghiệp tràn lan
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý đất nông nghiệp: Nhìn chung, trong những năm qua, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực Cơ chế, chính sách về quản lý sử dụng đất nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn Tuy vậy, vẫn còn nhiều những vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp Nguyên nhân dẫn tới tình trang trên là do các cơ quan chuyên môn thực hiện việc giải quyết hồ sơ, thủ tục về đất nông nghiệp chậm so với thời gian quy định do đó việc thanh tra, kiểm tra, giám sát là một hoạt động quan trọng và càn thiết trong việc quản lý đất nông nghiệp Trên cơ sở thanh tra, kiểm tra, những sai phạm đã được phát hiện cũng như chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những sai phạm trên Trên cơ sở đó đã đưa ra những kiến nghị nhằm chấn chỉnh kịp thời, nghiêm minh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đất nông nghiệp
- Công tác tuyên truyền ở địa phương: Các hoạt động tuyên truyền ở địa phương, đặc biệt là công tác tuyên truyền về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, giá đèn bù khi nhà nước thu hồi đất có ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người dân trong hoạt động quản lý đất nông nghiệp Nếu công tác tuyên truyền tốt sẽ góp phần ổn định tình hình, phản ánh kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của người dân với chính quyền địa phương Nếu công tác tuyên truyền không tốt sẽ có ảnh hưởng ngược lại
- Trình độ văn hóa, nhận thức của chủ hộ và lao động: Ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ nông dân, chủ hộ là người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
Trang 30mọi hoạt động của hộ, chủ hộ sẽ gần như đóng vai trò quyết định tới mọi phương
án sản xuất kinh doanh của hộ Chính vì vậy trong một chừng mực nào đó trình
độ chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý đất nông nghiệp như việc tiếp thu các chính sách của nhà nước về công tác quy hoạch, đền
bù giải phóng mặt bằng, tiếp nhận hay kiện cáo khi có tranh chấp đất đai
- Các nhân tố khác: Bên cạnh các nhân tố trên, còn nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đất nông nghiệp như: lạm phát, việc làm, lao động, tự nhiên
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Qúa trình đổi mới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp nên vấn đề quản lý đất nông nghiệp gắn với sự ra đời của nhà nước từ thời phong kiến đến thời kỳ nhà nước bảo hộ thuộc Pháp, chính quyền nguỵ tại miền nam Việt Nam cũng như Nhà nước Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tập trung phân tích các mốc đổi mới về quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1987:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau thời kỳ cải cách ruộng đất 1953 - 1956, chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ
để chia cho nhân dân Đến năm 1959-1960, Đảng và Nhà nước vận động toàn dân hưởng ứng phong trào hợp tác hoá, đại bộ phận nhân dân đã đóng góp ruộng đất vào HTX (Phủ thủ tướng, 1959)
- Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993 (từ 1988-2003):
Ngày 22/12/1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua Sự ra đời của Luật đất đai đã đánh dấu mốc quan trọng trong công tác quản
lý sử dụng đất, đó là các quan hệ về đất nông nghiệp đã được luật hoá Năm
1993, Luật đất đai lần thứ 2 được ban hành Sau năm 1994, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII (tháng 7/1994), nhiều vấn đề về sử dụng đất phi nông nghiệp, nhất là đất sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước được đặt ra nhưng chưa được điều chỉnh trong Luật đất đai 1993 Để giải quyết những vấn đề đó, trong thời gian từ 1994 đến đầu năm 2003, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời điều chỉnh các quan hệ về đất nông nghiệp phát sinh trong thực tế Tháng
Trang 3111/2003, Quốc hội lần thứ ba thông qua Luật đất đai Trong giai đoạn này, về cơ cấu tổ chức của cơ quan tham mưu thuộc lĩnh vực đất nông nghiệp đã có một sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của ngành Tài nguyên và Môi trường, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, khoáng sản, nước, môi trường, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ (Quốc hội, 2003)
- Thời kỳ thực hiện Luật đất đai 2003 (từ tháng 7/2004 đến nay):
Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004, là một văn bản luật khá độ sộ, gồm 7 chương với 146 điều, trong đó có nhiều điều khoản được quy định chi tiết có thể thực thi ngay
Luật mới đã quán triệt những quan điểm đổi mới của Đảng về đất đai theo tinh thần Nghị quyết 7 BCH TW khoá IX, thể hiện qua 4 điểm cơ bản sau: một
là, nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền định đoạt và hưởng lợi từ đất đai; hai là, coi đất đai là nguồn nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước; ba là, khẳng định quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt, nhà nước đảm bảo các điều kiện để hàng hoá đó được trao đổi trên thị trường; bốn là, trong mối quan hệ về đất đai phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, đồng thời hướng tới sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng thuộc mọi thành phần kinh tế
Sau khi có Luật, Chính phủ đã ban hành khá đồng bộ các Nghị định hướng dẫn thi hành và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật (gồm10 Nghị định, 1 Nghị quyết của Chính phủ và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ): Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật; Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng đất; Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất; Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 142/2005/NĐ-CP
về thu tiền thuê đất; Nghị định 13/2006/NĐ-CP về xác định giá trị quyền sử dụng đất đối với các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền; Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung Nghị định 181/2004 NĐ-CP; nghị định số 35 Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 11/2004 đến hết năm 2007, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương
đó ban hành hơn 200 văn bản; trong đó có 58 văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai và 142 văn bản liên quan đến pháp luật về đất nông nghiệp Quá trình vận động của các quan hệ đất nông nghiệp là liên tục, các mâu thuẫn luôn phát sinh
Trang 32và đòi hỏi phải có những chuẩn mực để giải quyết Quốc hội khoá XII đã có Nghị quyết về việc bổ sung sửa đổi Luật đất đai 2003 (Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 12/11/2007) Ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa việt nam đã thông qua luật đất đai (Luật số 45/2013/QH13) và
có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
2.2.2 Quy định sử dụng một số loại đất hiện nay
Chế độ sử dụng đất là các quy định của nhà nước về việc sử dụng đối với từng nhóm đất hoặc từng loại đất cụ thể, bao gồm các quy định về hạn mức đất, thời hạn sử dụng, hình thức nhận quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm của người sử dụng đất và các điều kiện trong quá trình sử dụng
Luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ quy định chế độ sử dụng đất như sau:
* Về thời hạn sử dụng đất:
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất ở; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi, văn hoá,
y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao…; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
* Chế độ sử dụng đối với nhóm đất nông nghiệp:
- Hạn mức giao đất: Tùy theo từng vùng và loại đất, đối tượng sử dụng, nhà nước có hạn mức giao đất cụ thể Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định cho các loại đất như: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất là rừng trồng;
- Về hình thức giao quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính: nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo hạn mức; nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với tổ chức kinh tế; nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần đối với các chủ thể có yếu tố nước ngoài
Trang 33- Về quỹ đất công ích: mỗi xã, phường thị trấn được để lại không quá 5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng cho các mục dích công ích của địa phương như: dùng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương Ngoài các quy định trên, pháp luật cũng quy định chế độ sử dụng các loại đất cụ thể như: đất trồng lúa, các loại đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất cho phát triển trang trại, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý, bổ sung nguồn quỹ đất, cải tạo bồi bổ đất và bảo vệ môi sinh môi trường Riêng đối với đất trồng lúa phải hạn chế việc chuyển sang các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
2.2.3 Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai
Phân cấp quản lý nhà nước là việc phân định trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp, các ngành thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó (Quốc hội, 2013)
- Quy định chung về trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp là: Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất nông nghiệp và thống nhất quản lý nhà nước về đất nông nghiệp:
(1) Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước
(2) Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
(3) Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất nông nghiệp tại địa phương
(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương theo thẩm quyền
- Cơ quan tham mưu chủ yếu giúp UBND các cấp trong quản lý đất nông nghiệp là ngành Tài nguyên và Môi trường Ngoài ra có một số nội dung được giao cho cơ quan khác tham mưu hoặc phối hợp tham mưu như: Việc xác lập và
Trang 34quản lý địa giới hành chính do ngành Nội vụ tham mưu; việc quy hoạch và quản
lý quy hoạch đô thị do ngành Xây dựng tham mưu; việc lập quy hoạch và quản
lý, sử dụng đất quốc phòng và đất an ninh do Quân đội và ngành Công an thực hiện; việc tính thuế và đơn giá thuê đất do ngành tài chính tham mưu; việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do cơ quan Thanh tra phối hợp với thanh tra chuyên ngành thực hiện
- Về việc ban hành văn pháp quy để cụ thể hoá các quy định của Luật chủ yếu do Chính phủ ban hành Uỷ ban nhân cấp tỉnh được quy định một số nội dung áp dụng trong địa bàn tỉnh như sau: giá đất hàng năm; hạn mức giao đất ở
và hạn mức công nhận đất ở; suất đầu tư đối với các dự án đầu tư; chính sách bồi thường, hỗi trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư; thời hạn trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất; đền bù việc quản lý và sử dụng đất
tôn giáo, đất tín ngưỡng; hạn mức và chế độ sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Về thẩm quyền của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý đất nông nghiệp: (1) Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, phường, thị trấn; ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã
(2) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với
tổ chức, cá nhân nước ngoài; ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư; ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền
(3) Thẩm quyền thu hồi đất: Cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có thẩm quyền thu hồi đối với loại đất đó, trừ trường hợp đất của người Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì do UBND cấp huyện thu hồi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất không được uỷ quyền
Trang 35(4) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đối tượng đó, trừ trường hợp đất của người Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì do ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể uỷ quyền cho cho cơ quan quản lý đất nông nghiệp cùng cấp theo quy định của Chính phủ
2.2.4 Quản lý đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình quản lý đất nông nghiệp khác nhau và cho hiệu quả kinh tế xã hội khác nhau
- Mô hình phát ngành nông nghiệp công nghệ cao của Israel: Là một nước nhỏ lại không được ưu tiên cho những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Hơn nửa diện tích đất nông nghiệp của Israel là hoang mạc và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất nông nghiệp là
có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên Israel nổi tiếng là quốc gia có khí hậu và điều kiện địa hình phức tạp, có nơi cận nhiệt đới nơi lại khô cằn, có khu vực thấp hơn mực nước biển 400m lại có những vùng
là đụn cát, gò đất phù sa Tổng quỹ đất ở Israel được phân chia như sau: rừng 5,7%, đồng cỏ 40,2%, canh tác 21,5%, sa mạc, sử dụng vào những mục đích khác 32,6% Ba khu vực canh tác chủ yếu ở Israel là đồng bằng ven biển phía bắc, khu vực đồi núi bên trong lãnh thổ và thung lũng Jordan Địa hình đa dạng đó thích hợp để trồng nhiều loại cây khác nhau song không thuận lợi để trồng cây nông nghiệp vì quỹ đất canh tác quá nhỏ (Trần Thùy Phương, 2014)
- Chính sách bảo tồn đất nông nghiệp tại Trung Quốc: Luật Bảo vệ Đất nông nghiệp Cơ bản năm 1994 đòi hỏi việc phải xác định những khu vực bảo vệ đất nông nghiệp cơ bản ở cấp thị trấn và nghiêm cấm việc chuyển đổi đất ở những khu vực này sang những mục đích khác; Luật Quản lý Hành chính về Đất nông nghiệp năm 1999, có mục đích bảo vệ đất nông nghiệp nông nghiệp và đất nhạy cảm về môi trường, khuyến khích phát triển thị trường, thúc đẩy sự tham gia của công chúng vào quá trình lập pháp và điều phối việc quy hoạch và phát triển đất đô thị (Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, 2012)
Trang 362.2.5 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương
2.2.5.1 Kinh nghiệm quản lý đất nông nghiệp tại Thái Bình
Liên quan đến việc dồn điền đổi thửa: Thực hiện dồn điền, đổi thửa để hoàn thiện xây dựng hệ thống giao thông, mương máng nội đồng; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung phù hợp với điều kiện đất đai, lợi thế canh tác từng địa phương (vùng lúa chất lượng cao, vùng cây màu, cây vụ đông, vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi tập trung ); tạo thuận lợi để các hộ nông dân có điều kiện đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất - kinh doanh; làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tập trung thực hiện công tác dồn điền đổi thửa:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh chỉ đạo việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
- Huyện uỷ, Thành uỷ, UBND huyện, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã thực hiện Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện chỉ đạo việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp; thành lập Tổ công tác giúp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch của huyện thực hiện Đề án, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn cấp xã thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, thẩm định trình UBND huyện, thành phố phê duyệt phương án dồn điền, đổi thửa của cấp xã Năm 2010 tập trung chỉ đạo hoàn thành dồn điền, đổi thửa ở các xã làm điểm về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, khuyến khích các xã khác chủ động thực hiện Năm 2011 triển khai đồng loạt ở các xã, thị trấn đồng thời với việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bảo đảm đến hết năm 2012 cơ bản hoàn thành dồn điền, đổi thửa
- Đảng uỷ, UBND cấp xã cụ thể hóa thành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: Đảng ủy họp ban hành nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo dồn điền, đổi thửa; phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho từng cấp uỷ viên Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dồn điền, đổi thửa của địa phương; thành lập Tổ công tác giúp việc Ban quản lý; xây dựng phương án, lập kế hoạch thực hiện và hướng dẫn Tiểu ban ở thôn thực hiện phương án (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Trang 37UBND xã quyết định thành lập Tiểu ban dồn điền, đổi thửa ở từng thôn bao gồm: Thôn trưởng làm Trưởng tiểu ban, Bí thư Chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc thôn làm Phó tiểu ban, mời các đoàn thể ở thôn và từ 2-3 người am hiểu ruộng đất trong thôn tham gia tiểu ban
Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã, Tổ công tác giúp việc Ban quản lý, Tiểu ban dồn điền, đổi thửa ở thôn giúp Đảng uỷ, UBND xã thực hiện các nội dung công việc theo trình tự sau:
Công tác chuẩn bị: UBND xã, thị trấn thu thập tài liệu về quản lý, sử dụng đất hiện có, kiểm tra, rà soát chất lượng, độ tin cậy của từng tài liệu để chọn làm tài liệu phục vụ cho việc dồn điền, đổi thửa, bao gồm:
- Bản đồ, sổ mục kê, biểu thống kê, sổ giao nhận diện tích đất nông nghiệp sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa (năm 2002) theo Quyết định số 18/2002/QĐ-
UB ngày 27/3/2002 của UBND tỉnh;
- Danh sách chia ruộng theo Quyết định 652, Quyết định 948, danh sách các hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp theo các dự án đã thu hồi đất (nếu có); Danh sách các hộ đã làm thủ tục chuyển quyền;
- Tài liệu quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp đã được duyệt theo Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới (bản đồ, thuyết minh hoặc đề án quy hoạch…);
- Chuẩn bị các vật tư phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện phương án dồn đổi: Cọc tre hoặc cọc bê tông, thước dây, máy tính, giấy tôki …
Điều tra hiện trạng: Trên cơ sở tài liệu bản đồ, sổ sách thu thập, tổ chức điều tra thống kê diện tích đất nông nghiệp của xã (kể cả diện tích đất xâm canh
ở xã khác), xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gồm: số lượng thửa, diện tích, loại đất, diện tích giao ổn định lâu dài (bao gồm cả diện đã nhận chuyển nhượng hợp pháp), diện tích thuê, đấu thầu thuộc quỹ đất công ích, đất nông nghiệp khó giao Điều tra những trường hợp được chia ruộng nay không còn nhu cầu sản xuất, vận động, thuyết phục để họ tự nguyện trả ruộng cho xã hoặc chuyển nhượng cho hộ có nhu cầu (tổng hợp theo biểu mẫu điều tra) (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa:
- Bước 1: Xác định diện tích đất quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng
Trang 38- Bước 2: Quy vùng diện tích đất 5% công ích hiện có và xác định diện tích đất thực hiện dồn đổi
- Bước 3: Bình nhóm đất
- Bước 4: Hoàn chỉnh phương án dồn điền, đổi thửa
- Bước 5: Thông qua phương án dự thảo, lấy ý kiến đóng góp và hoàn chỉnh phương án (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Chỉ đạo thực hiện phương án dồn điền, đổi thửa tại thôn:
Sau khi phương án của xã đã được UBND huyện, thành phố phê duyệt, UBND xã, thị trấn phối hợp với cán bộ thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn từng thôn, đảm bảo phù hợp với phương án của xã
- Phát động phong trào toàn dân trực tiếp đóng góp ngày công lao động tham gia chiến dịch đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng đã cắm mốc theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Tổ chức để nhân dân bốc thăm: Quy định vị trí thăm của từng loại đối tượng, từng nhóm đất trên sơ đồ trước khi tổ chức bốc thăm và tổ chức để nhân dân bốc thăm;
- Dự kiến cách chia ruộng: Theo kết quả bốc thăm;
Các nội dung trên phải đưa ra hội nghị toàn dân để bàn bạc thống nhất và ban hành thành Nghị quyết để thực hiện;
- Tổ chức giao đất ngoài thực địa
Căn cứ kết quả bốc thăm theo phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Đảng uỷ, UBND xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Tổ công tác của xã, Tiểu ban ở thôn thực hiện giao đất đến từng hộ nông dân; xác định cụ thể vị trí thể hiện bằng cọc mốc ngoài thực địa, lập biên bản giao đất kèm theo sơ đồ thửa đất
Nếu nơi nào 100% nhân dân đồng thuận với phương án mà không cần bốc thăm thì tổ chức thực hiện theo phương án mà không phải tổ chức bốc thăm (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Tổ chức cấp giấy chứng nhận: Sau khi giao ruộng, tiến hành đo đạc hoặc chỉnh lý bản đồ, sổ sách cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất Thông báo số thửa, diện tích, loại đất của từng hộ sau dồn điền, đổi thửa Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước khi dồn điền, đổi thửa; thông báo với các tổ
Trang 39chức tín dụng biết đối với những trường hợp đang thế chấp; phát đơn theo mẫu quy định để hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện, thành phố xét cấp đổi, cấp lại, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; lập sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2010)
Như vậy, công tác quản lý đất nông nghiệp tốt thì công tác thực hiện dồn
ô đổi thửa được thuận lợi
2.2.5.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
Liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù, bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất
Khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp của nông dân, UBND tỉnh đã xem xét đầy đủ các yếu tố về vị trí địa lý, tập quán canh tác và cây trồng của các xã vùng Dự án Ngoài chính sách chung thực hiện theo quy định của Nhà nước, UBND tỉnh còn quy định một số cơ chế, chính sách chỉ áp dụng riêng cho các Dự
án như sau:
- Hỗ trợ ổn định đời sống: Những hộ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì hỗ trợ 3 tháng với mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/tháng, tương đương 30 kg gạo;
bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được
- Hỗ trợ lập quỹ hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp đã hết tuổi lao động
- Hỗ trợ địa phương vùng Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
- Hỗ trợ ổn định đời sống đối với các hộ dân có đất bị thu hồi
Trang 40PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu của luận văn là địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Đây là một huyện thuần nông, từ trước tới nay sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản vẫn là chính Những năm gần đây, theo xu thế của xã hội, một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chuyển mục đích
để thành lập khu công nghiệp Địa bàn huyện Tứ Kỳ có một số đặc điểm như sau:
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Tứ Kỳ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện
cách trung tâm thành phố Hải Dương 17 km; phía bắc, đông bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà; phía nam, đông nam giáp huyện Thanh Hà và Hải Phòng; phía tây, tây nam giáp huyện Gia Lộc và Ninh Giang
Tứ Kỳ xa xưa là biển cả, do biến động của tự nhiên, phù sa sông Hồng, sông Thái Bình đã bồi tụ dần tạo nên vùng đất Tứ Kỳ ngày nay Do đất nông nghiệp, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc chăn nuôi và trồng trọt nên tổ tiên của người dân Tứ Kỳ về đây khai phá từ rất sớm Trải qua hàng ngàn năm lao động cần cù, thông minh, sáng tạo những vùng đất sình lầy, hoang sơ thành ruộng đồng, thành xóm, thành làng và sớm có cuộc sống văn minh
Ngày 27/1/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/NĐCP về việc chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc Nằm ở vị trí chiến lược, nơi có các trục đường giao thông giao lưu với Thái Bình, Hải Phòng
và Quảng Ninh, vì vậy Tứ Kỳ có nhiều tuyến đường bộ và đường thủy liên tỉnh, liên huyện chạy qua
Về đường bộ, toàn huyện có ba tuyến đường lớn và mạng lưới các đường liên xã, liên thôn Trong đó, tỉnh lộ 391 bắt đầu từ ngã ba Phúc Duyên đến Quý Cao, dài 26,5km Đoạn qua Tứ Kỳ từ Cống Câu (xã Ngọc Sơn) chạy dọc theo chiều dài của huyện đến Quý Cao (xã Nguyên Giáp) dài 24,5 km, từ đây đi Kiến
An, Hải Phòng hoặc đi Thái Bình, Nam Định Quốc lộ 37 chạy từ Phả Lại qua Hải Dương, Gia Lộc đến Thị trấn Ninh Giang để sang Thái Bình Đoạn qua Tứ
Kỳ gồm các xã: Dân Chủ, Quảng Nghiệp và Đại Hợp dài 4km Đường 9 (đường 17D) từ Thị trấn Ninh Giang đi Hải Phòng qua ba xã: Hà Kỳ, Hà Thanh, Nguyên Giáp dài 11,6 km (Vũ Văn Lương, 2012)