1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN - Phuong phap day tac pham ca dao

19 846 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 149 KB

Nội dung

Mục lục A- Phần mở đầu: I- Lý do chọn đề tài. II-Mục đich, nhiệm vụ nghiên cứu B- Nội dung : I - Đặc trng của ca dao II - Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS III- Phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản ca dao. IV- Vận phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao cụ thể . V- Kết quả nghiên cứu. C- Kết luận 1 A- Phần mở đầu I - Lý do chọn đề tài Ca dao dân ca là một thể loại trữ tình của Văn học dân gian , là bộ phận chủ yếu quan trọng nhất của loại trữ tình dân gian . Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giã con ngời trong lao động , trong sinh hoạt gia đình , xã hội ; hay nói lên kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ chủ quan của con ngời đối với những hiện tợng khách quan chứ không phải là miêu tả một cáh khách quan những hiện tợng , những vấn đề . Cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình đợc nổi lên rõ nét . Ca dao diễn tả đời sống tình cảm của ngời dân lao động xa kia , phản ánh tâm t , tình cảm thế giới tâm hồn con ngời . Đời sống tình cảm ấy đợc diễn tả qua một số kiểu nhân vật trữ tình : Ngời mẹ, ngời vợ , ngời chồng , ngời con. những chàng trai , cô gái trong quan hệ bạn bè , tình yêu , ngời dân thờng Ca dao là ngời bạn thân thuộc của mỗi ngời , với mọi ngời dân thờng suốt cả cuộc đời : Chào đời thì nghe hát ru, lúc bé thì nghe chuyện cổ tích , hát những bài đồng dao, lớn lên thì sử dụng những bài hát , câu hò , kể vè , kể chuyện trong các hoạt động lao động , sinh hoạt , giao duyên , hội hè , giải trí của ngời lớn . Khi từ giã cõi đời thì nghe những bài tang lễ . Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống , bền vững . Bên cạnh những đặc điểm giống thơ trữ tình ca dao có những đặc điểm riêng về hình thức thơ , kết cấu hình ảnh ngôn ngữ . Ca dao là mẫu mực về tính chân thực hồn nhiên , cô đúc , về sức gợi cảm và khả năng lu truyền . Điều đó thể hiện ở cả cảm xúc , ở cả nghệ thuật diễn tả . Ngôn ngữ ca dao giàu sắc địa phơng . Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhng rất gần với lối nói hàng ngày của nhân dân . Chính vì vậy đợc nhân dân yêu chuộng và đợc các nhà thơ xua nay đánh giá cao. Không những thế ca dao còn có một sức truyền cảm rất mạnh và sống mãi trong lòng nhân dân bởi tác giả dân gian đã đi sát với thực tế sản xuất lao động và 2 chiến đấu dựng nên những hình tợng có sức truyền cảm mạnh mẽ về lao động và dùng những hình ảnh trong công việc lao động làm ăn để xây dựng nên những hình tợng thơ mang những nội dung xã hội trữ tình khác nhau. Với những đặc điểm trên của ca dao, ta thấy ca dao nói chung dễ hiểu ,nh- ng chính vì dễ hiểu nên khó dạy . Nhiều bài ca dao đọc lên là có thể hiểu ngay . Học sinh không biết phải học cái gì , và giáo viên cũng không biết phải giảng cái gì . Xu hớng chung hiện nay của giáo viên khi giảng dạy ca dao là diễn thành văn xuôi bài ca dao . Và nh vậy thì nội dung , t tởng tình cảm của tác phẩm cũng không thể nào đọng lại sâu sắc trong tâm hồn thế hệ trẻ. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ca dao của giáo viên trong nhà trờng THCS , tôi nhận thấy rằng giảng dạy ca dao rất khó , là một vấn đề còn nhiều vớng mắc . Đặc biệt trong chơng trình thay sách giáo khoa mới hiện nay, để giúp học sinh Đọc - hiểu văn bản ca dao theo quan điểm dạy học theo hớng tích hợp , tích cực lại càng khó hơn . Nhiều giáo viên lên lớp chỉ diễn xuôi bài ca dao nên giờ học khô khan , rời rạc và không gợi đợc sự rung cảm đối với học sinh . Điều này khiến tôi trăn trở , làm thế nào để giúp học sinh Đọc - Hiểu văn bản ca dao có hiệu quả cao ? Sau thời gian suy nghĩ , tìm tòi và qua quá trình giảng dạy đúc rút kinh nghiệm tôi mạnh dạn đa vấn đề này để anh chị em đồng nghiệp tham khảo và góp ý . II- Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu: 1, Mục đích Hớng dẫn học sinh Đọc -hiểu văn bản ca dao ở THCS đang còn nhiều v- ớng mắc . Giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc giúp học sinh thực hiện các hoạt động học theo quan điểm tích cực , tích hợp điều này dẫn đến học sinh ít hứng thú học hơn so với văn bản khác . Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tháo gỡ những vớng mắc của giáo viên khi hớng dẫn học sinh Đọc - hiểu các văn bản ca dao ở THCS . 3 2, Nhiệm vụ : Đề tài có những nhiệm vụ sau đây Nhiệm vụ 1: Đặc trng của ca dao Nhiệm vụ 2: Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS Nhiệm vụ 3: Một số phơng pháp hớng dẫn học sinh Đọc - hiểu các văn bản ca dao. Nhiệm vụ 4: Hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao cụ thể . B- Nội dung : I- Đặc trng của ca dao: Ca dao có những đặc trng sau đây 4 1. Hệ đề tài: Ca dao có hai đề tài lớn đó là hệ đề tài than thân và hệ đề tài tình yêu ( tình yêu gia đình , thiên nhiên, đất nớc, tình yêu đôi lứa). Ca dao x- a chủ yếu là tiếng hát than thân , phản kháng và là tiếng hát yêu thơng tình nghĩa của ngời dân làm ruộng , làm thợ , làm con, làm dâu, của tất cả những con ngời lao động và bị áp bức trong xã hội cũ . Toàn bộ ca dao cổ truyền hiện có , dẫu là một kho đồ sộ , căn bản chỉ là 2 tiếng hát đó và những biến tấu muộn dạng , muôn hình , muôn vẻ của hai tiếng hát đó. 2. Chức năng của ca dao : Chức năng thẩm mĩ độc đáo của ca dao là diễn tả đời sống tâm hồn của nhân dân . Nói đến thơ trữ tình là nói đến cái tôi nhng ở ca dao không có cái tôi nhân mà ở ca dao chủ thể trữ tình ( tức là tác giả ) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình ( nhân vật xng tôi , mà cảm nghĩ của nó đợc biểu hiện trong câu ca ) và đó tuy là một thể nhng không phải là một nhân riêng rẽ nào ; thể này cất lên lời ca diễn tả những cảm nghĩ của một quần thể.Vì vậy, chúng ta chỉ thấy ở ca dao một số nhân vật trữ tình nhất định : đó là những cô gái và những chàng trai trong quan hệ tình duyên ; là những ngời phụ nữ (ngời con gái, ngời con dâu, ngời vợ, ngời mẹ) trong cảnh ngộ éo le về hôn nhân và gia đình ; là những ngời lao động trong công việc làm ruộng trên đồng ruộng , trên sông nớc hay trong những cảnh ngộ khó khăn Với dân tộc nào cũng vậy, thơ ca trữ tình dân gian đợc coi là tấm gơng của dân tộc , của tâm hồn dân chúng . Đó là giá trị đặc sắc của ca dao , bắt nguồn từ chức năng trữ tình của nó . Trong sinh hoạt nhân dân , những câu hát dân gian đợc hát lên không chỉ nhằm mục đích trữ tình mà còn nhằm mục đích ích dụng thiết thực nào đó . Trên thực tế chức năng sinh hoạt đợc coi là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt các thể loại ca dao : nhóm thể loịa gắn liền với nghi lễ ; mỗi nhóm lại phân ra các thể loại căn cứ vào chỗ câu hát đợc sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động lao 5 động, hoạt động sinh hoạt , hay cuộc trò chuyện kết bạn , giao duyên giữa trai gái . 3. Thi pháp : 3.1. Về thể thơ : Thể thơ trong ca dao là những thể thơ thuần tuý dân tộc . Các thể thơ dân tộc gốc đều từ ca dao mà ra . Ngoài lục bát , song thất lục bát và các kiến thức của hai thể này , trong ca dao còn có thể khác nh văn ba ( câu thơ ba tiếng) , văn bốn , văn năm (4, 5 tiếng) Với những thể thơ và những biến thức của những thể thơ đó ca dao có đủ khả năng diễn tả mọi nội dung cảm nghĩ , mọi sắc thái tình cảm Chính cách sử dụng phù hợp đã giúp khai thác tiềm năng biểu đạt của mỗi thể thơ . 3.2. Lối trữ tình - trò chuyện và các cấu tứ gắn liền với nó . Chủ thể trữ tình trong ca dao luôn tự đặt mình vào vị thế của một ngời đang trò chuyện trực tiếp với một đối tợng cụ thể , đang giãi bày cảm nghĩ , tâm tình của mình với ngời nào đó . Ví dụ : những bài hát ru tuy phần lớn có nội dung kể chuyện bâng quơ hoặc có nội dung tự tình nhng ta đọc nh thấy hiện lên trớc mắt hình ảnh ngời mẹ , ngời chị đang kể lể , trò chuyện tâm tình với những đứa trẻ đang nghe hát. Hầu hết những cấu tứ trong ca dao đều mang đặc điểm trữ tình - trò chuyện . Những kiểu cấu tứ này đã trở thành một dấu hiệu phong cách chung của ca dao . Những kiểu cấu tứ đợc coi là mang dấu ấn của hát đối - đáp nam nữ cũng đều bắt nguồn từ lối trữ tình - trò chuyện , vì hát đối - đáp , xét đến cùng , gốc cũng ở chất trữ tình - trò chuyện , vốn phản ánh mối quan hệ có thể đợc so sánh với quan hệ giữa bào thai với lòng mẹ. 3.3. Những cách phô diễn ý tình Nói bằng cách so sánh ví von là một đặc điểm nổi bật của lối nói năng của quần chúng nhân dân nhiều dân tộc . Chất liệu so sánh chẳng lấy đâu xa , mà 6 chủ yếu là cảnh vật thiên nhiên làng quê và những vật quen thuộc , gần gũi trong lao động sinh hoạt . Do đợc diễn đạt bằng so sánh , ý tình trở nên bóng bảy , ý nhị , lại do dùng những chất liệu ấy , hình ảnh so sánh thờng giản dị mà vẫn giàu sức gợi cảm , vì nó tạo đợc âm vang trong lòng ngời , đợc ngời ta góp phần đẩy sức gợi của nó đi xa hơn , sâu hơn vào miền ký ức của họ . Đây chính là cách phô diễn ý tình cổ điển của ca dao , nóp góp phần tạo nên tính hàm súc tự nhiên rất khó bắt chớc của dòng thơ trữ tình dân gian này. 3.4. Cách sử dụng ngôn ngữ trong ca dao. Ca dao cũng nh vè , tục ngữ , câu đố là những thể loại kết tinh lời ăn tiếng nói và lối nói năng của quần chúng nhân dân . Đặc điểm của lời ăn tiếng nói và lối nói năng ấy là giản dị , tự nhiên , sinh động . Tuy nhiên nói nh vậy không phải trong ca dao không có những lụa là , những kiểu cách, những cái đẹp chải chuốt bởi ca dao có quan hệ tự nhiên và mang tính qui luật với văn chơng bác học . Cho nên ca dao tthờng chân chất , hồn nhiên , tơi tắn. 3.5. Phơng thức diễn xớng Bên cạnh những đặc điểm trên về thi pháp ca dao còn có một đặc điểm quan trọng nữa đó là hình thức diễn xớng . Dù coi ca dao là thơ tất nhiên, ta không nên quên rằng nó tồn taị trong sinh hoạt nhân dân nh là những câu hát , là những câu hát , ca dao , tuy vậy không bao giờ đợc cất lên đơn thuần do nhu cầu thẩm mĩ , nhu cầu biểu hiện cảm nghĩ . Những câu hát ấy luôn luôn đợc sử dụng nhằm phục vụ cho một hoạt động nào đó trong sinh hoạt nhân dân . ở một mức độ nào đó thì hình thức diễn xớng cũng có ảnh hởng đối với nội dung và hình thức nghệ thuật thơ ca của ca dao. II- Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS Số tuần Chủ đề Số câu Số bài Giáo dục Tích hợp học đợc học đọc thêm tình cảm thẩm mĩ 7 Tuần -Tình cảm gia đình , -Những tình - Từ láy 3 - 4 tình yêu quê hơng, cảm cao đẹp học kỳ I đất nớc, con ngời 15 14 của ngời - Văn -Tiếng hát than thân , lao động; biểu cảm tiếng hát châm biếm cách nhìn , phê phán xã hội sâu sắc - Nghệ thuật đặc trng của ca dao III- Một số phơng pháp Hớng dẫn HS đọc - hiểu văn bản ca dao ở THCS Để HS hiểu một văn bản ca dao , giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phơng pháp dạy học văn truyền thống. Song điều quan trọng giáo viên phải biết vận dụng nh thế nào cho phù hợp với nội dung bài dạy và đặc trng của ca dao. Phân tích bài ca dao nếu chỉ dừng lại ở việc tìm ra , nêu lên và bình đôi câu về ý tình của chủ thể trữ tình thì nhiều khi cũng đơn giản . Ngay cả những chỗ mơ hồ , khi đã đợc làm sáng tỏ , mất đi vẻ mờ ảo bí ẩn , dờng nh cũng chẳng có gì sâu kín lắm . Vậy mà , hiểu đợc nghĩa, biết đợc ý của bài ca dao rồi , ta vẫn thấy nó có sức ám ảnh của một cái gì lung linh hầu nh không nắm chắc đợc . Vì sao? ở đây , có hai điều cần phân biệt : Nội dung ý nghĩa trực tiếp của bài ca dao, tức là điều nhân vật trữ tình muốn nói , cái cảm nghĩ mà nó muốn biểu hiện , và những gì mà bài ca gợi lên trong lòng ta , trong lòng ngời . Cái hay , cái sâu sắc của ca dao nhiều khi không phải chủ yếu bản thân nội dung ý nghĩa trực tiếp của câu ca dao mà là sức gợi của nó .Tất nhiên , nói đến sức gợi của thơ ca , của nghệ thuật nói chung , là phải nói đến khả năng cộng hởng của ngời thởng thức và sự đồng sáng tạo của họ. 8 Chính vì vậy mà khi phân tích bài ca dao (hớng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản ca dao) giáo viên phải chú ý khai thác những vấn đề sau: 1 , Xác định chủ thể trữ tình : Với tính chất dân ca trữ tình , ca dao mang đặc điểm nổi bật đó là trữ tình trò chuyện . Dù ở dạng nào thì nhân vật trong ca dao cũng đang dãi bày tâm sự bộc lộ nỗi niềm với một ngời nào đó hoặc là lời tự tình thì cũng nhằm dãi bày với ngời khác . Cho nên khi tìm hiểu xác định nhân vật trữ tình cùng với việc xác định đối tợng trữ tình là việc làm cần thiết đầu tiên khi tìm hiểu phân tích một bài ca dao. Giáo viên phải làm cho HS hình dung ra cuộc trò chuyện trong ca dao . Đây là lời nói của ai ? Nói với ai? Ai là ngời đợc nhân vật trữ tình trong ca dao giãi bày , tâm sự ? Lời nói đó là lời nói gì? Nói nh thế nào? Đó là những câu hỏi rất cần thiết khi hớng dẫn HS Đọc - hiểu ca dao. Ví dụ : ở bài ca dao : Công cha nh núi ngất trời Nghĩa mẹ nh nớc ngời ngời biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi . Giáo viên phải cho HS xác định đợc đây là lời của ai ? Nói với ai? Ai là ngời đợc nhân vật trữ tình trong bài ca dao dãi bày? tâm sự ? ( Lời của những ngời mẹ ru con , nói với con về công ơn sinh thành dỡng dục của cha mẹ ). 2, Đa bài ca dao vào hệ thống của nó. Ca dao thờng xoay quanh những đề tài truyền thống và các cách xây dựng hình ảnh , yếu tố ngôn ngữ cố định cho nên tìm hiểu ca dao phải đặt nó trong hệ thống : Hệ thống chủ đề , hệ thống các yếu tố hình thức , yếu tố ngôn ngữ cố định . ở THCS các bài ca dao đợc sắp xếp theo 3 chủ đề : Chủ đề tình yêu quê h- 9 ơng đất nớc ; Chủ đề than thân ; Chủ đề châm biếm . Khi phân tích ta chỉ cần đặt nó vào hệ thống hình thức nghệ thuật . Đặt bài ca dao vào hệ thống của nó , ta sẽ dựa vào cái chung để hiểu đợc cái riêng , lấy sự hiểu về cái toàn thể để suy ra ý nghĩa của cái bộ phận . Nói một cách đơn giản , đó là biện pháp dựa vào ca dao để hiểu ca dao . Ca dao cũng có những điển cố của nó . Vì nó có những yếu tố truyền thống về đề tài , về thi pháp , Nắm đợc hệ thống thích hợp thì sẽ hiểu đợc điển cố , mà thực chất là một lời nói riêng , thể hiện tập trung một nhóm bài ca dao. Đặt một bài ca dao trong hệ thống của nó , ta không chỉ dựa vào cái chung , cái toàn thể để hiểu cái riêng , cái bộ phận , mà còn có thể nhận ra cái nét đặc sắc riêng của bài ca dao đợc phân tích . Hơn nữa đa bài ca dao vào hệ thống mà nó là đơn vị hợp thành , ta cũng có điều kiện để tởng tợng , liên tởng . để tạo ra một bầu không khí ca dao , để kích thích cho cái hồn của bài ca dao bỗng xao động lên mà hé mở cho ta cảm nhận đợc ít nhiêù những bí ẩn mà nó chứa đựng .Tiếp xúc với ca dao không phải là đụng vào một vật vô cảm bằng những thao tác không hồn , mà là đụng đến niềm yêu thơng trong câu ca, trong lòng mình . Đấy chính là điểm tựa cần thiết để tìm đến phần sâu lắng nhất của ca dao , của sáng tác dân gian nói chung. 3, Tìm tòi nhiều hớng hiểu, xác định một hớng hiểu bài ca dao. Với mỗi bài ca dao , do tính chất hàm súc tự nhiên của nó , có thể cho phép hiểu theo nhiều hớng , nhiều cách . Cần mở ra và đón nhận nhiều hớng hiểu , kể cả những cách hiểu trái ý mình . Ngời chuyên sâu đến đâu , uyên bác , tài ba đến đâu cũng không nên tự cho cách hiểu của mình là duy nhất đúng . Trong giảng dạy , đứng về mặt truyền dạy kiến thức, giáo dục t tởng tình cảm , cần chọn lựa một cách hiểu phổ biến. Nhng, đứng về mặt rèn luyện t duy , đôi khi có thể cho HS biết thêm hoặc suy nghĩ thêm về một hớng hiểu , một cách hiểu khác. Ví dụ : Khi tìm hiểu bài ca dao : Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát. 10 [...]... thiết cho các hoạt động: 12 - Một số sách su tầm ca dao, dân ca ( hoặc hình ảnh , bìa sách) để giới thiệu về thuật ngữ ca dao , dân ca cũng nh sự phong phú, đa dạng của kho tàng ca dao Việt Nam, nh : Tục ngữ , ca dao , dân ca Việt Nam , tục ngữ ca dao địa phơng - Một số hình ảnh về gia đình và sinh hoạt gia đình : cảnh ngời mẹ ru con, hình ảnh ngôi nhà truyền thống - Băng cát-xét , băng hình về các nội... các bớc tiến hành hớng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản ca dao ở THCS , V- Kết quả nghiên cứu Năm học 2003 - 2004, tôi đã vận dụng các bớc tiến hành trên vào việc hớng dẫn HS lớp 7C Đọc - hiểu Kết quả thu đợc nh sau: - Số HS xác định đợc nhân vật trữ tình : 34/ 40 HS - Số HS hiểu đợc nội dung , nghệ thuật của bài ca dao : 30/40 HS - Số HS hiểu đợc lời nhắn nhủ của bài cao dao : 35/40 HS Với kết quả này ,... hiểu phổ biến hơn 4 Làm sáng rõ ý tình đợc gửi gắm trong bài ca dao Do tính hàm súc tự nhiên của ca dao , chúng ta cần suy nghĩ sâu hơn , tìm ra nét đặc sắc nghệ thuật của ca dao để qua các yếu tố kết cấu , hình ảnh , ngôn ngữ mà làm sáng rõ ý tình đợc gửi gắm trong đó Bài ca dao nói về công lao cha mẹ ( Bài 1- Ca dao về tình cảm gia đình - Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1) tập trung nói về công ơn sinh... Hoạt động 2 : Hớng dẫn tìm hiểu chung - Tìm hiểu sơ lợc khái niệm về ca dao, dân ca - Hớng dẫn đọc diễn cảm bốn bài ca dao Hoạt động 3 : Hớng dẫn HS Đọc- hiểu các bài ca dao Trong quá trình giúp HS tìm hiểu những kiến thức cơ bản của bài học, ngoài những nội dung mà sách giáo khoa định hớng, giáo viên cần tiến hành những công việc sau đây để HS giờ học đạt kết quả cao hơn 1 Xác định nhân vật trữ tình... Trong bài ca dao này câu 1, 2, 3 với lối so sánh ví von quen thuộc của ca dao tác giả đã ca ngợi công cha , nghĩa mẹ , lấy cái to lớn , mênh mông , vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh ( núi ngất trời, biển mênh mông ) Với những hình ảnh so sánh ấy , bài ca dao không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu , các khái niệm công cha , nghĩa mẹ trở nên cụ thể sinh động Cuối bài ca dao ( câu... tôi thấy giáo viên đã tránh đợc diễn xuôi các bài ca dao, bài học không còn khô khan , rời rạc, HS có hứng thú học tập hơn, hiểu bài hơn và điều quan trọng là HS nắm đợc đời sống tình cảm, tâm t và thế giới tâm hồn của ngời dân lao động đợc thể hiện qua những bài ca dao đó 15 C- Kết luận : Ca dao , dân ca là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng, là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển và tồn tại để đáp... thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng ngời Việt Nam hơn hết ( Lê Duẩn) Điều đó muốn khẳng định rằng ngời giáo viên dạy Ngữ văn phải giúp HS thấy đợc ý nghĩa , vai trò tầm quan và giá trị lâu bền của ca dao trong đời sống của ngời dân Việt Nam Muốn làm đợc điều đó thì trớc hết trong mỗi giờ Đọc - hiểu ca dao giáo viên phải mang đến cho HS những rung động thẩm mĩ đích thực từ các bài ca dao Chính... hệ thống của nó Bốn bài ca dao trong bài này đều có chung một hệ thống chủ đề : Tình cảm gia đình ( tình cha mẹ, con cái, ông bà , cháu chắt) vì vậy giáo viên chỉ cần đa bài ca dao vào hệ thống hình thức nghệ thuật 13 Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mà cả bốn bài ca đều sử dụng ? - Đều sử dụng thể thơ lục bát - Âm điệu tâm tình , nhắn nhủ - Các hình ảnh truyền thống... lộ tình cảm , cảm xúc khi làm văn biểu cảm , cách sử dụng các hình ảnh , biện pháp tu từ trong ca dao. ) 17 T liệu tham khảo 1 Sách giáo khoa , Sách giáo viên Ngữ văn 7 2 Ca dao những lời bình - Nhà xuất bản văn hoá thông tin 3 Phân tích tác phẩm văn học dân gian - G.S Đỗ Bình Trị 4 Phơng pháp dạy - học văn - Nguyên Văn Bồng ( chủ biên) 18 19 ... hình ảnh so sánh - riêng bài 2 sử dụng hình ảnh không gian, thời gian , hành động tâm trạng Cả 4 bài đều là lời độc thoại , có kết cấu một vế) Sau khi đa bài ca dao vào hệ thống của nó giáo viên hớng dẫn HS phân tích cụ thể những nét nghệ thuật đặc sắc của từng bài ca dao để qua các yếu tố kết cấu , hình ảnh , ngôn ngữ giáo viên giúp HS làm sáng rõ ý tình đợc gửi gắm trong mỗi bài ca dao Bài 1: Nhắn . học sinh Đọc - hiểu các văn bản ca dao. Nhiệm vụ 4: Hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao cụ thể . B- Nội dung : I- Đặc trng của ca dao: Ca dao có những. III- Phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản ca dao. IV- Vận phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao cụ thể . V- Kết quả nghiên cứu. C- Kết

Ngày đăng: 03/07/2013, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w