*Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực * Tìm và nghe tiếng thở rít PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ HO, KHÓ THỞ VÀ TIÊU CHẢY IMCI... Dấu hiệu rút lõm lồng ngực TÌM và NGHE tiếng thở rít
Trang 1A MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
Sau khi học xong bài này SV phải:
1 Đánh giá và phân loại trẻ ho hoặc khó thở
2 Đánh giá và phân loại trẻ tiêu chảy
3 Thực hành các bài tập theo các tình huống cho trước và qua video
B PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’
- Thực hành kỹ năng: 60’
- Tổng kết cuối buổi: 10’
C NỘI DUNG:
1 Đánh giá và phân loạiho hoặc khó thở
1.1 Đánh giá trẻ ho hoặc khó thở
Một trẻ bị ho hoặc khó thở cần được đánh giá để tìm xem:
- Trẻ ho hoặc khó thở đã bao lâu ?
- Trẻ có thở nhanh không ?
- Trẻ có rút lõm lồng ngực không ?
- Trẻ có thở rít khi nằm yên không ?
Đây là một khung trong phiếu đánh giá có ghi từng bước để đánh giá trẻ ho hoặc khó thở
TRẺ CÓ HO HOẶC KHÓ THỞ KHÔNG? Có _ Không _
* Trong bao lâu _ ngày? *Đếm nhịp thở trong một phút
* _ nhịp/phút Có thở nhanh không?
*Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực
* Tìm và nghe tiếng thở rít
PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ HO, KHÓ THỞ VÀ
TIÊU CHẢY (IMCI)
Trang 2Đối với tất cả trẻ bệnh, phải hỏi về ho hoặc khó thở
HỎI: Trẻ có ho hoặc khó thở không?
Khó thở là thở không bình thường Các bà mẹ mô tả tình trạng này theo các cách khác nhau Họ có thể nói rằng trẻ thở nhanh, có tiếng thở bất thường, ngưng thở hoặc ngực bụng di dộng khác thường
Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, hãy quan sát kỹ thêm nếu bạn cho rằng trẻ có ho và khó thở Nếu bạn cho rằng trẻ có ho và khó thở, thì giải thích cho bà mẹ tại sao bạn nghĩ như vậy Nếu trẻ không ho hoặc khó thở, hỏi về triệu chứng chính tiếp theo, về tiêu chảy Không tiếp tục đánh giá trẻ về các dấu hiệu liên quan đến ho hoặc khó thở
Nếu bà mẹ trả lời CÓ, hoặc bạn cho rằng trẻ có ho hoặc khó thở, hãy hỏi câu hỏi tiếp theo
HỎI: Ho trong bao lâu?
Trẻ ho hoặc khó thở trên 30 ngày là ho mãn tính Đây là có thể là dấu hiệu của lao, hen, ho gà hoặc bệnh khác
ĐẾM nhịp thở trong một phút
Bạn phải đếm nhịp thở của trẻ trong một phút để xác định xem trẻ có thở nhanh hay không
Để đếm nhịp thở trong một phút:
- Dùng đồng hồ có kim giây
- Trẻ phải im lặng và nằm yên khi bạn quan sát và đếm nhịp thở của trẻ
- Nhìn cử động hô hấp ở một điểm trên lồng ngực hoặc bụng trẻ
Giới hạn để đánh giá thở nhanh phụ thuộc tuổi của trẻ
2-12 tháng
12 tháng- 5 tuổi
>= 50 nhịp/phút
>= 40 nhịp/phút
TÌM dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi:
- Phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào Bình thường toàn bộ lồng ngực
và bụng phình ra khi trẻ hít vào, dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện khi trẻ
Trang 3- Khi có rút lõm lồng ngực thì dấu hiệu này phải rõ ràng và thường xuyên
- Nếu chỉ thấy trẻ có rút lõm lồng ngực khi khóc, bú hoặc chỉ có phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi hít vào (co kéo cơ liên sườn) thì trẻ KHÔNG có rút lõm lồng ngực
Hình 1 Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
TÌM và NGHE tiếng thở rít
Thở rít là tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ hít vào, xảy ra khi phù nề thanh quản, nắp thanh quản hoặc khí quản.Sự phù nề này cản trở không khí đi vào phổi
Để tìm và nghe tiếng thở rít:
- Quan sát khi trẻ nằm yên và hít vào
- Ghé tai đến gần miệng trẻ tìm nghe tiếng thở rít
- Đôi khi nghe thấy tiếng thở bất thường do tắc mũi (làm sạch mũi và nghe lại) hoặc tiếng khò khè khi thở ra Đó KHÔNG phải là tiếng thở rít
1.2 Phân loại trẻ ho hoặc khó thở
Có 3 mức phân loại cho trẻ ho hoặc khó thở:
- Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
- Viêm phổi
- Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh
Dưới đây là bảng phân loại ho hoặc khó thở
Trang 4DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ
Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân* nào, hoặc
Rút lõm lồng ngực, hoặc
Thở rít khi nằm yên
VIÊM PHỔI NẶNG hoặc BỆNH RẤT NẶNG
- Cho liều đầu kháng sinh thích hợp với viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
- Chuyển gấp đi bệnh viện
Thở nhanh
Nếu trẻ: Thở nhanh là:
2-12 tháng >= 50 lần/phút
12 tháng-5 tuổi >= 40 lần/phút
VIÊM PHỔI - Cho kháng sinh thích hợp
với viêm phổi trong 3 ngày
- Cho Salbutamol nếu trẻ có khò khè
- Làm giảm ho bằng các thuốc
an toàn
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay
- Khám lại sau 2 ngày
Không có dấu hiệu của viêm
phổi hoặc bệnh rất nặng
KHÔNG VIÊM PHỔI:
HO hoặc CẢM LẠNH
- Nếu ho trên 30 ngày chuyển
đi bệnh viện
- Làm giảm ho bằng các thuốc
an toàn
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt
- Xử trí vấn đề họng nếu có
* Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Nôn tất cả mọi thứ
- Co giật
Trang 52 Đánh giá và phân loại tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra khi phân chứa nhiều nước hơn bình thường.Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước 3 lần hoặc hơn trong 24 giờ
2.1 Đánh giá trẻ tiêu chảy
Một trẻ tiêu chảy cần được đánh giá về:
- Thời gian trẻ tiêu chảy
- Máu trong phân để xác định trẻ có bị lỵ hay không
- Dấu hiệu mất nước
Các bước dưới đây để đánh giá một trẻ bị tiêu chảy:
TRẺ CÓ BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG?Có _ Không _
* Đã bao lâu _ ngày?* Quan sát tình trạng chung của trẻ để phát hiện
* Có máu trong phân Li bì hoặc khó đánh thức
không? Vật vã kích thích
* Tìm dấu hiệu mắt trũng
* Đưa nước cho trẻ xem trẻ có
Không uống được hoặc uống kém
Uống háo hức, khát
* Nếp véo da bụng
Mất rất chậm (trên 2 giây)
Mất chậm
PHÂN LOẠI
Phải hỏi về tiêu chảy ở mọi trẻ:
HỎI: Trẻ có bị tiêu chảy không?
Nếu bà mẹ trả lời KHÔNG, không cần đánh giá các dấu hiệu liên quan đến tiêu chảy
Nếu bà mẹ trả lời CÓ, đánh giá các dấu hiệu mất nước, tiêu chảy kéo dài và lỵ
HỎI: Đã bao lâu?
Tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn là tiêu chảy kéo dài
HỎI: Có máu trong phân không?
Hỏi bà mẹ xem có thấy máu trong phân bất kỳ lúc nào trong thời gian tiêu chảy không
Trang 6QUAN SÁT toàn trạng trẻ
Khi kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, phải xem trẻ có li bì hoặc khó đánh thức không.Nếu trẻ li bì hoặc khó đánh thức nghĩa là có dấu hiệu nguy hiểm.Hãy dùng dấu hiệu nguy hiểm này để phân loại bệnh tiêu chảy
Nếu trẻ có dấu hiệu vật vã kích thích, xem trẻ có vật vã, quấy khóc cả lúc được
mẹ âu yếm và bế không.Nếu trẻ nằm yên khi cho bú nhưng lại vật vã, quấy khóc khi dừng cho bú nghĩa là có dấu hiệu vật vã kích thích.Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi đến phòng khám nhưng có thể dỗ dành và giữ yên được, chúng không có dấu hiệu vật vã kích thích
TÌM dấu hiệu mắt trũng
Khi bị mất nước, mắt trẻ có có thể trũng.Hãy xác định trẻ có mắt trũng hay không.Nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi mẹ xem mắt trẻ có khác thường không.Ý kiến của mẹ trẻ sẽ giúp xác định mắt trẻ có trũng không
Hình 2 Dấu hiệu mắt trũng
CHO trẻ uống nước
Đề nghị mẹ trẻ cho trẻ uống một chút nước bằng cốc hoặc muỗng, quan sát trẻ uống
Trẻ không uống được: trẻ không tự nuốt được khi đổ nước hoặc sữa vào miệng trẻ.Trẻ không uống được vì trẻ ở trạng thái ngủ li bì hoặc khó đánh thức
Trẻ uống kém: khi trẻ yếu và không thể tự uống nước nếu không có sự giúp đỡ, Trẻ chỉ có thể nuốt nếu đã đưa nước vào miệng
Trang 7Trẻ uống nước háo hức, khát: trẻ muốn uống nước một cách rõ ràng Hãy nhìn xem trẻ có với lấy cốc hoặc muỗng khi đưa nước cho trẻ không.Khi đưa nước ra xa, hãy nhìn xem trẻ có khó chịu vì trẻ muốn uống thêm không.Nếu trẻ uống nước khi được khuyến khích và không muốn uống thêm thì không có dấu hiệu uống háo hức, khát
VÉO da bụng
Đề nghị mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên bàn khám hoặc bế trẻ nằm thẳng trong lòng
mẹ, để lưng trẻ thẳng, hai tay hai bên và chân duỗi thẳng.Vị trí để véo nếp da ở bụng trẻ là ở đường giữa đường nối từ rốn đến thành bụng Để khám nếp véo da, hãy dung ngón cái và ngón trỏ, không dùng đầu ngón tay sẽ gây đau Đặt tay khi nếp véo da sao cho nếp gấp da sẽ ở trên đường dọc theo thân trẻ và không nằm ngang Nhấc tất cả lớp da và lớp dưới da, giữ trong 1 giây và thả ra.Khi thả nếp da, hãy quan sát nếp véo da
Mất rất chậm: nếu vẫn có thể nhìn thấy nếp véo da rõ ràng (trên 2 giây) sau khi thả tay ra
Mất chậm: nếu vẫn có thể kịp nhìn thấy nếp da trong một thời gian rất ngắn sau khi thả tay ra
Mất nhanh: trường hợp còn lại
Chú ý: Ở trẻ suy dinh dưỡng nặng (thể teo đét), mắt trẻ thường trũng và/hoặc nếp
véo da mất rất chậm ngay cả khi không mất nước Mặc dù mắt trũng và/hoặc nếp véo da là dấu hiệu ít tin cậy, nhưng vẫn được dùng để phân loại độ mất nước ở trẻ
2.2 Phân loại trẻ tiêu chảy
2.2.1 Phân loại tiêu chảy
Các loại tiêu chảy:
- Tiêu chảy cấp: khi thời gian tiêu chảy dưới 14 ngày Khi bị tiêu chảy cấp, phân nhiều nước là nguyên nhân gây mất nước và góp phần làm suy dinh dưỡng Tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp thường do mất nước
- Tiêu chảy kéo dài: khi thời gian tiêu chảy kéo dài 14 ngày hoặc hơn Trên 20% các trường hợp tiêu chảy trở thành tiêu chảy kéo dài Tiêu chảy kéo dài thường gây suy dinh dưỡng và làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Trang 8- Lỵ: khi tiêu chảy có máu trong phân, có hoặc không có nhầy Nguyên nhân
phổ biến nhất của lỵ là Shigella Lỵ Amip không thường gặp ở trẻ nhỏ
2.2.2 Phân loại độ mất nước
Có 3 mức phân loại cho trẻ tiêu chảy:
- Mất nước nặng
- Có mất nước
- Không mất nước
Dưới đây là bảng phân loại độ mất nước
Hai trong các dấu hiệu sau:
Li bì hoặc khó đánh thức
Mắt trũng
Không uống được hoặc uống
kém
Nếp véo da mất rất chậm
MẤT NƯỚC NẶNG
- Nếu trẻ có các phân loại bệnh nặng khác: chuyển gấp đến bệnh viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên tục từng muỗng ORS trên đường
đi và tiếp tục cho trẻ bú
- Nếu trẻ không có các phân loại bệnh nặng khác: bù dịch đối với mất nước nặng (phác đồ C)
- Nếu trẻ >= 2 tuổi và đang có dịch tả tại địa phương, hãy cho một liều kháng sinh tả
Hai trong các dấu hiệu sau:
Vật vã hoặc kích thích
Mắt trũng
Uống háo hức, khát
Nếp véo da mất chậm
CÓ MẤT NƯỚC
- Nếu trẻ có các phân loại bệnh nặng khác: chuyển gấp đến bệnh viện, nhắc mẹ trẻ cho uống liên tục từng muỗng ORS trên đường
đi và tiếp tục cho trẻ bú
- Bù dịch và cho ăn đối với có mất nước (phác đồ B)
- Bổ sung kẽm
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu
Trang 9 Không đủ các dấu hiệu của
mất nước nặng hoặc có mất
nước
KHÔNG MẤT NƯỚC
- Bù dịch và cho ăn đối với không mất nước (phác đồ A)
- Bổ sung kẽm
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám ngay
- Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt
3 Thực hành các bài tập tình huống
D THỰC HÀNH: 60 phút
- Lần 1: 45 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hành các bài tập tình huống.Một SV thực hiện, các SV còn lại góp ý
- Lần 2: (10 phút) Chọn 1 SV
+ SV thực hành bài tập tình huống trên video
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến
- CBG nhận xét và tổng kết (5 phút)
E ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, Nhà xuất bản Bộ y tế, 2001
2 A guide to identifying necessary adaptations of clinical policies and guidelines and to adapting the charts and modules for the WHO/UNICEF course,
Adaptation guide, WHO, 1997