Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu.... Thông tin luận văn : Mục tiêu nghiên cứu - Có được kết quả đầy đủ về đa dạng
Trang 2HÀ NỘI, 2019
Trang 3Cán bộ hướng dẫn chính: PGS TS Đỗ Văn Nhượng
Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS TS Hoàng Ngọc Khắc
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS TS Trần Anh Đức
Cán bộ chấm phản biện 2: TS Nguyễn Đình Tứ
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 18 tháng 1 năm 2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự đóng góp cho việc thực hiện luận văn đã được thông báo, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều ghỉ rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Huy Dũng
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đỗ Văn Nhượng và PGS TS Hoàng Ngọc Khắc- người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, ngoài ra các thầy còn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi để công việc được thực hiện dễ dàng
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô khác trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn
Ngoài ra tôi cũng xin được cảm ơn các các bạn trong trung tâm Nghiên cứu Động vật đất đã chỉ bảo cho tôi những thiếu sót cũng như cách thực hiện luận văn Cuối cùng tôi xin được bày tỏ sự kính yêu với gia đình, bạn bè đã động viên
và giúp đỡtôi để hoàn thành tốt luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 18 tháng 12năm 2018
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU x
MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nội dung nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6
1.1.3 Kinh tế xã hội 7
1.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 9
1.2.1 Đặc điểm hình thái 10
1.2.2 Đặc điểm sinh thái học 13
1.3 Lịch sử nghiên cứu đa dạng Thân mềm Chân bụng trên cạn 15
1.3.1 Trên thế giới 15
1.3.2 Tại Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1 Thời gian 19
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 19
2.2 Dụng cụ thu mẫu 22
2.3 Phương pháp thu mẫu tại thực địa 22
2.3.1 Phương pháp thu mẫu định tính 22
2.3.2 Thu mẫu định lượng 23
2.3.3 Điều tra theo tuyến 23
Trang 72.4 Phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu 24
2.5 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu 25
2.5.1 Xử lý mẫu 25
2.5.2 Phân loại sơ bộ 25
2.5.3 So sánh mẫu và xác định tên loài 25
2.6 Xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực nghiên cứu 27
3.1.1 Danh sách thành phần loài 27
3.1.2 Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu 29
3.1.3 Cấu trúc thành phần Thân mềm Chân bụng trên cạn 58
3.1.4 Các phát hiện mới và tính đặc hữu về thành phần loài 75
3.2 Đặc điểm phân bố của ốc cạn tại khu vực nghiên cứu 76
3.2.1 Phân bố theo thổ nhưỡng 76
3.2.2 Phân bố theo thảm thực vật 80
3.3 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng trên cạn 83
3.3.2 Bảo tồn và phát triển ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC
Trang 8Thông tin luận văn
Họ và tên học viên: Bùi Huy Dũng
Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Đỗ Văn Nhượng
PGS TS Hoàng Ngọc Khắc Tên đề tài:“Điều tra, đánh giá thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn tại thành phốCẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”
Thông tin luận văn :
Mục tiêu nghiên cứu
- Có được kết quả đầy đủ về đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn cũng như đặc điểm phân bố qua các sinh cảnh khác nhau, từ
đó làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu tiếp theo
- Tìm hiểu các giá trị thực tiễn của ốc cạn, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học loài tại khu vực nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài Thân mềm chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá các đặc trưng về số lượng loài, loài đặc trưng, loài đặc hữu, cấu trúc thành phần loài, các chỉ số đa dạng sinh học, loài có giá trị, loài gây hại
- Xác định đặc điểm phân bố theo thảm thực vật, thổ nhưỡng
- Mô tả đặc điểm hình thái ngoài của Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu
- Xác định các giá trị của Thân mềm chân bụng
- Tìm hiểu về tình trạng khai thác cũng như công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu vực thông qua phiếu điều qua nhà quản lý (5 phiếu) và người dân địa phương (50 phiếu)
Trang 9Kết luận
1 Về thành phần loài: Qua nghiên cứu về động vật Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở những sinh cảnh khác nhau tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã thu được 48 loài và phân loài, 34 giống, 17 họ thuộc 2 phân lớp Mang trước (Prosobranchia) và Có phổi (Pulmonata) Số mẫu được phân tích là 1412 mẫu Trong đó:
Về họ : Trong 17 họ, họ Cyclophoridae có số loài nhiều nhất chiếm
19,5%(với 9 loài) Các họ Camaenidae, Pupinidae, Streptaxidae chiếm 17% (5 loài)
Họ Clausiliidae chiếm 9,7% (với 4 loài) 2 họ Subulinidae và Diplommatinidae chiếm 7,3% (với 3 loài), tiếp là họ Helicinidae, Euconulidae chiếm 4,8% (2 loài) Còn lại các họ Hydrocenidae, Helicarionidae,Ellobiidae, Achantinidae, Ariophantidae, Vertiginidae, Plectopylidae, Hydrocenidae chiếm 2,4% (với 1 loài)
Về giống : Có 34 giống đã phát hiện (Cyclophorus, Japonia, Leptopoma,
Platyraphe, Pterocyclos, Diplommatina, Geotrochatella, Pupina, Pollicaria, Achatina, Macrochlamys, Megaustenia, Sitala, Sivella, Bradybaena, Camaena, Ganesella, Globotrochus, Moellendorffia, Trachia, Oospira, Grandinienia, Phaedusa, Helicarion, Georissa, Laemodonta, Kaliella, Halongella, Haploptychius, Allopeas, Lamellaxis, Huttonella, Tokinia, Ptychopatula) Có nhiều nhất với 5
giống (chiếm 14,28%) gồm có họ Cyclophoridae, Camaenidae Ít nhất với 1 giống (chiếm 2,85%) là các họ Diplommatinidae, Achatinidae, Bradybaenidae, Ellobiidae, Euconulidae, Hydrocenidae, Plectopylidae, Vertiginidae, Helicarionidae
Về loài : Có 48 loài và phân loài, loài ưu thế là Cyclophorus implicatus, có độ
phong phú nhất (43,32%), đây cũng là loài có số lượng cao nhất với 612 cá thể Có 9
dạng chỉ mới xác định được đến giống (chiếm 18,36%) Loài Tokinia mirabilis,
Tokinia sp.được coi là loài đặc hữu cho khu vực Cẩm Phả Các loài Cyclophorus ignilabris, Halongella schlumbergi là những loài đặc hữu cho Quảng Ninh
Về mật độ :Mật độ có giá trị cao nhất thuộc sinh cảnh rừng trên núi đá vôi v
= 12,24 cá thể/m2 Những loài có mật độ cao là những loài có kích thước lớn, cũng
như loài Cyclophorus implicatus là loài chiếm ưu thế với v = 10 cá thể/m2
2 Đặc điểm phân bố
Phân bố theo thảm thực vật : Thảm thực vật rừng kín thường xanh có tới
Trang 10chiếm 95,83% tổng số loài (46/48 loài), những loài đã gặp không chỉ đa đạng về thành phần loài mà còn đa dạng về kích thước Sinh cảnh vườn trồng với thảm thực vật nhân tạo đã qua biến đổi và chịu tác động mạnh của con người chỉ có 4,16% tổng số loài (2 loài)
Phân bố theo thổ nhƣỡng : Với đất ferralit vàng đỏ có mùn trên núi, nơi ít có sự
tác động của con người, cho kết quả với chiếm 95,83% loài xuất hiện trong danh sách
(46/48 loài) Đất mặn ven biển chỉ chiếm 4,16% là Achatina fulica, Bradybaena jourdy -
vốn là những loài phổ biến ở khu vực nhân tác Với đất ferralit vàng đỏ có lẫn đất bãi thải tại sinh cảnh mỏ than hoàn nguyên có 6,25% (với 3 loài) tổng số loài
3 Vai trò thực tiễn của ốc cạn: giá trị sử dụng của ốc cạn tại khu vực Cẩm
Phả là chưa phổ biến, phần lớn được dùng làm thực phẩm cho con người, một số
loài ốc sên (Achatina fulica, Bradybaena jourdy) phá hoại hoa màu của người dân
Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao bới những đặc điểm nổi bật về tính đa dạng Hiện trạng nguồn tài nguyên ốc cạn đã suy giảm do các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân.Bước đầu đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển Thân mềm Chân bụng trên cạn gắn với Quy hoạch môi trường phù hợp với khu vực nghiên cứu
đủ cho khu vực
Mở rộng quy mô nghiên cứu để đánh giá tác động của con người tới môi
trường sống của loài ốc cạn
Nghiên cứu quy trình nhân nuôi một số loại ốc có giá trị về kinh tế, từ đó tiến hành phục vụ nhu cầu về thực phẩm và mục tiêu nghiên cứu
Tiến hành hoàn thiện danh sách loài nhằm cung cấp dẫn liệu chính xác cho nghiên cứu về sau
Trang 11Cyclophorus implicatus (n% = 43,32%) Các loài còn lại có độ phong phú thấp (n%
<10%) Loài Tokinia mirabilis, Tokinia sp.được coi là đặc hữu tại Cẩm Phả Về phân
bố, thảm thực vật rừng kín thường xanh có tới chiếm 95,83% tổng số loài Đất ferralit vàng đỏ có mùn trên núi, cho kết quả với chiếm 95,83% loài xuất hiện trong danh
sách (46/48 loài) Đất mặn ven biển chỉ chiếm 4,16% là Achatina fulica, Bradybaena
jourdy Giá trị sử dụng của ốc cạn tại khu vực Cẩm Phả là chưa phổ biến, một số
loài ốc sên (Achatina fulica, Bradybaena jourdy) phá hoại hoa màu của người dân
Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao với những đặc điểm nổi bật về tính đa dạng Hiện trạng nguồn tài nguyên ốc cạn đã suy giảm do các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân làm thay đổi môi trường.Bước đầu đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển Thân mềm Chân bụng trên cạn, gắn với Quy hoạch môi trường phù hợp với khu vực nghiên cứu
Từ khóa: Thân mềm Chân bụng; Cẩm Phả; Quảng Ninh; thành phần loài; đặc điểm phân bố
Trang 1234 varieties The number of Pulmonata „s class was highest with 13 families (76,5%), 25 varieties (73,53%), 30 species and subspecies (62.5%) Prosobranchia
„s class has only 4 families (23,5%), 9 varieties (26,47%) and 18 species (37,5%) Species composition of the snail in the study area is quite rich Species with the
highest number of individuals is Cyclophorus implicatus (n% = 43,32%) The remaining species have low abundant (n% <10%) Tokinia mirabilis, Tokinia sp is
considered endemic species of Cam Pha Regarding distribution, evergreen closed forest vegetation accounts for 95,83% of total species Red yellow ferralite soil has humus on the mountain, resulting with 95,83% of species appearing in the list
(46/48 species) Saline coastal soil only accounted for 4,16% as Achatina fulica,
Bradybaena jourdy The use value of the land snails in Cam Pha area is not popular,
most of it is used for human food, some snails (Achatina fulica, Bradybaena jourdy)
sabotage people's crops Land snails in the study area has a high conservation value
by outstanding features of diversity The current status of land snails resources has declined due to economic activities and people's livelihoods Initially proposed the solutions to conserve and develop land snails on land associated with the Environmental Planning
Keywords: Gastropoda; Cam Pha; Quang Ninh; Research on the biodiversity of land snails; distribution characteristics
Trang 13DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt/ký hiệu Giải thích
Trang 14DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Địa điểm nghiên cứu 19
Bảng 3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại thành phố Cẩm Phả 27
Bảng 3.2 Độ phong phú của các bậc phân loại giữa hai phân lớp TMCB 61
Bảng 3.3 Độ phong phú giữa ba bộ TMCB 62
Bảng 3.4 Độ phong phú giữa các họ Thâm mềm Chân bụng trên cạn tại KVNC 65
Bảng 3.5: Số lượng loài trong các họ thuộc phân lớp Mang trước (Prosobranchia) ở các khu vực 69
Bảng 3.6: Số lượng loài trong các họ thuộc phân lớp Có phổi (Pulmonata) ở các khu vực 70
Bảng 3.7 Phân bố các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại các khu vực lân cận 73
Bảng 3.8 Nhiệt độ và độ ẩm theo thảm thực vật 83
Bảng 3.9 : Kết quả phỏng vấn cộng đồng 86
Trang 15DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Cấu trúc Thân mềm Chân bụng ở cạn thuộc khu vực nghiên cứu 61 Biểu đồ 3.2 Cấu trúc thành phần của phân lớp Mang trước và Có phổi theo hệ
thống phân loại Thân mềm Chân bụng trên cạn tại KVNC 62 Biểu đồ 3.3 Cấu trúc thành phần giữa ba bộ theo hệ thống phân loại Thân mềm
Chân bụng trên cạn tại KVNC 63 Biểu đồ 3.4 Cấu trúc thành phần loài giữa các họ, giống Thân mềm Chân bụng trên
cạn tại KVNC 64 Biểu đồ 3.5 Mức độ thường gặp của Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu 67 Biểu đồ 3.6 Phân bố theo thổ nhưỡng của Thân mềm Chân bụng trên cạn Ảnh
hưởng của thổ nhưỡng tới hình thái của loài Thân mềm Chân bụng tiêu biểu tại khu vực nghiên cứu 78 Biều đồ 3.7 Phân bố theo thảm thực vật của Thân mềm chân bụng trên cạn 82
Trang 16DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 5
Hình 1.2 Hình thái ngoài của đại diện điển hìnhthuộc Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn 10
Hình 1.3 Hình thái và một số chú thích thuật ngữ tiêu biểu của vỏ ốc 12
Hình 1.4 Một số dạng vỏ ốc 13
Hình 2.1 Vị trí địa điểm thu mẫu 21
Hình3.1 Khác nhau trong hình thái giữa hai cá thể thuộc loài Cyclophorus implicatus thu tại tuyến I (trái) và II (phải) 79
Hình 3.2 Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ thành phố Cẩm Phả 91
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Động vật không xương sống nói chung, động vật Thân mềm Chân bụng (Mollusca: Gastropoda) nói riêng vô cùng đa dạng về hình thái, tập tính, sinh lý, kích thước và môi trường nên thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau [1] Tuy nhiên, điều tra về thành phần loài, đặc trưng phân bố, quá trình tiến hóa và đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn ở nước ta còn ít
Về sinh thái, Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn khá phong phú, chúng ăn lá cây và mùn bã hữu cơ Đồng thời, chính bản thân chúng là thức ăn của nhiều loài động vật có xương sống, đóng vai trò là mắt xích trong các chuỗi và lưới thức ăn, góp phần quan trọng trong phân hủy mùn bã hữu cơ trong chu trình tuần hoàn vật chất [2]
Về tiến hóa, nghiên cứu Thân mềmChân bụng trong lịch sử tiến hóa chủ yếu dựa vào nghiên cứu vỏ Thân mềm hóa thạch ở một vùng nào đó, từ đó tìm hiểu được những thông tin về trầm tích, điều kiện môi trường sống [3]
Về thực tiễn, Thân mềm Chân bụng mang lại nhiều giá trị nổi bật Đối với môi trường, các loài ốc sống trong lớp thảm mục trên mặt đất góp phần cải tạo đất trồng Đối với con người, Chân bụng được xác định là thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhiều loài ốc được sử dụng làm thức ăn, cung cấp chất dinh
dưỡng và có giá trị kinh tế cao: ốc núi (Cyclophorus martensianus), Ốc sên hoa (Achatina fulica) Trong y học, ốc được dùng làm dược liệu, nhớt của Ốc sên có
thể dùng để kem dưỡng da Ngoài ra, vỏ của chúng còn làm nguyên liệu cho các ngành như khảm trai, hàng mĩ nghệ Tuy vậy, bên cạnh mặt có lợi thì nhiều loài
cũng gây hại đáng kể cho đời sống con người như ốc bươu vàng (Pomacea
canaliculata) phá hoại mùa màng[4] và gây bệnh viêm màng não cho con người
Thân mềm Chân bụng trên cạn được coi như là sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi của môi trường do có những đặc tính như ít di chuyển, số lượng cá thể của quần thể lớn, kích thước đa dạng, mẫn cảm với những thay đổi của môi trường Một
số loài hoàn toàn bị giới hạn trong khu vực đá vôi do chúng cần đá vôi để tạo vỏ,
Trang 18những loài khác có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau nhưng số lượng không nhiều [5] Do đó việc điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực trong mối quan hệ với môi trường như sinh vật chỉ thị sẽ cũng cung cấp những nhận xét về sự tác động của môi trường đến hình thái, kích thước của những loài phổ biến, đặc hữu ở khu vực nghiên cứu Phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững vùng cảnh quan có nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học
và tham quan du lịch
Thành phố Cẩm Phả là một trong bốn thành phố của tỉnh Quảng Ninh, nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với dãy núi đá vôi ở Tây Nam thành phố - nơi bị chia cắt bởi khu dân cư, phía Nam là rừng ngập mặn trên bờ Vịnh Bái Tử Long, vùng đồi núi có độ cao trung bình chạy dài theo hướng Đông Bắc, ngoài ra còn nhiều
hệ sinh thái nhân tác khác Đây còn là khu vực chuyển tiếp giữa khu hệ động vật của Trung Quốc, Đông Dương và mở rộng tới phía Nam Thái Lan tới Malaysia, Indonexia [6] Với những điều kiện về khí hậu ẩm ướt, đa dạng về địa hình cũng như hệ sinh thái, Cẩm Phả mang giá trị đa dạng sinh học cao về Thân mềm Chân bụng trên cạn
Thành phố Cẩm Phả nằm trong vùng vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, nổi bật với các giá trị về cảnh quan, địa chất, địa mạo Việc thực hiện đề tài với mục tiêu cung cấp đầy đủ danh mục các loài ốc cạn, đặc điểm nhận dạng, đặc trưng phân bố là góp phần làm phong phú hơn giá trị đa dạng sinh học cho vịnh Hạ Long
Các nghiên cứu về đa dạng sinh học của Thân mềm chân bụng (Gastropoda) trên cạn tại khu vực Cẩm Phảcòn ít Nghiên cứu của Vermulen và Massen (2003) đã
đề cập được 178 loài ốc nước ngọt và ốc cạn khác nhau, trong đó có 83 loài (chiếm 46,6%) chỉ xác định tới giống [5] Hơn thế nữa, việc nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên một phạm vi rộng và chưa rõ địa điểm thu mẫu.Do đó nếu nghiên cứu được thực hiện, sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước đó về đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng trên cạn, cũng như là cơ sở để so sánh đối chiếu cho các nghiên cứu
về sau
Trang 19Vì tính cấp thiết trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này:“Điều tra, đánh giá thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn tại thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh”
3 Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá các đặc trưng về số lượng loài, loài đặc trưng, loài đặc hữu, cấu trúc thành phần loài, các chỉ số đa dạng sinh học, loài có giá trị, loài gây hại
- Xác định đặc điểm phân bố theo thảm thực vật, thổ nhưỡng
- Mô tả đặc điểm hình thái ngoài của Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu
- Xác định các giá trị của Thân mềm Chân bụng
- Tìm hiểu về tình trạng khai thác cũng như công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu vực thông qua phiếu điều qua nhà quản lý (5 phiếu) và người dân địa phương (50 phiếu)
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Trang 21Hình 1.1 Bản đồthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Trang 221.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình khu vực Cẩm Phả đa dạng Diện tích đồi núi chiếm 55,4% (trong đó núi đá vôi chiến 2.590ha, tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố), diện tích vùng trung du chiếm 16,29% phân bố rải rác, vùng thấp ven biển chiến 15,1% và địa hình ven biển chiếm 13,3% Ngoài ra Cẩm Phả còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tại vinh Bái Tử Long, phần lớn là đảo đá vôi
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có địa hình khá cao với dãy núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m Phía Tây là dãy núi kéo dài từ Đèo Bụt tới trung tâm thành phố với độ cao trên 150m Phía Bắc và Nam có địa hình thấp hơn,
độ cao địa hình trung bình từ 70 đến 100m [6] Đặc điểm địa hình địa hình lòng chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và bị chia cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ, nhà máy xi măng Với địa hình đa dạng, sẽ tạo ra những điều kiện sống khác nhau, từ đó có sự khác biệt trong phân bố các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu
Thổ nhƣỡng
Do đặc điểm địa hình khu vực là đồi núi nên đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu được hình thành trong quá trình phong hóa từ đá mẹ như đất ferralit đỏ vàng trên núi Riêng tại các khu vực khai thác than, lớp thổ nhưỡng bị biến đổi tính chất, ô nhiễm và thiếu chất dinh dưỡng, từ đó hình thành đất hoang hóa
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 – 85% tổng lượng mưa
cả năm Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và tháng 9, khoảng 350mm Mùa đông
Trang 23xuân là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2, chỉ khoảng từ 4 – 20mm
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84% Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 65%
Hệ sinh thái
Trong khu vực Cẩm Phả có các kiểu sinh thái trên cạn đặc trưng như : Rừng, vùng đồi, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp Trong đó rừng có sự đa dạng về thành phần loài động thực vật cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học cao Nổi bật là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi phía Tây Quang Hanh với chiều cao trung bình, có hệ thực vật khá phong phú: cây bụi, cây dây leo, cây thân gỗ… tạo nên sinh cảnh núi đá vôi tự nhiên và tầng thảm mục tương đối dày, có độ ẩm cao, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có giá trị khoa học và thực tiễn cao
Hệ sinh thái vùng đồi hiện nay hầu hết đã trở thành các công trường khai thác than với các mỏ lộ thiên và hầm lò, bãi thải Do vậy hệ sinh thái bị biến đổi mạng
mẽ trở thành đồi núi trọc, hệ động thực vật trở nên nghèo nàn Thực vật ở khu vực không khai thác phát triển khá nhanh về mùa mưa, mùa khô kém phát triển, có độ
ẩm thấp, tầng mùn mỏng Trong các khu vực khai trường, chỉ có ít thực vật, chủ yếu
là các loại cỏ tranh, các loài cây thân gỗ nhỏ, ít giá trị như: Mua lông (Melastorna
sanguincum), me rừng (Phyllanthusembilica), cỏ tranh (Imperata cylindryca), lách
(Miscanthus flobundus), sậy khô (Neyraudia reynaudiana), sim (Rhodomyrtus
tomentosa)
Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các loại rau củ, cây thân thảo do người dân trồng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thảm thực vật ở đây được chăm bón và cải tạo nhiều lần, là môi trường không phù hợp với đa số loài động vật Thân mềm Chân bụng nhưng là môi trường lí tưởng cho một số loài tàn phá mùa màng
1.1.3 Kinh tế xã hội
Kinh tế
Cẩm Phả là thành phố phát triển đa ngành của tỉnh Quảng Ninh, nơi có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như thương mại, dịch vụ, du lịch biển, công
Trang 24nông nghiệp và thủy sản Về du lịch, Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan Đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.Cẩm Phả còn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, động hang Hanh [8]
Về công nghiệp khai khoáng, chủ yếu là khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng Tại tp Cẩm Phả có gần 30 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắcvới nhiều đơn vị kinh tế lớn như công
ty than Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Dương Huy với công suất trên 12 triệu tấn/năm và ngày càng vượt mức.Sản lượng than khai thác và tiêu thụ than hàng năm chiếm trên 60% sản lượng toàn Tập đoàn Đây là thuận lợi góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định đời sống và đảm bảo an sinh xã hội cho gần 60 ngàn người dân địa phương, cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển Song bên cạnh đó cũng luôn tiềm ẩn không ít nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự và môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.Ngoài than, Cẩm Phả còn là vùng nguyên liệu về đá vôi, cao lanh, sét với trữ lượng lớn, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng
để sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên với việc chưa quy hoạch đầy đủ, các khu vực cảnh quan trong vịnh Hạ Long đang bị khai thác trái phép, ảnh hưởng tới môi trường Cùng với phát triển các ngành khai khoáng, Cẩm Phả có thêm các nhà máy nhiệt điện như nhà máy Cẩm Phả (công suất 600MW), nhà máy Mông Dương (200MW) Hai nhà máy đi vào hoạt động góp phần ổn định tình hình điện lưới khu vực cũng như góp phần phát triển cho tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng, song cũng gia tăng gánh nặng lên môi trường với các vấn đề về bụi, xỉ than
Cẩm Phả chủ trương phát triển hạ tầng cảng biển để phù hợp với phát triển kinh tế Hiện tại có 3 cảng lớn đó là cảng nhà máy xi măng Cẩm Phả , cảng than Cẩm Phả phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than, cảng Cửa Ông phục vụ khách tham quan vịnh Bái Tử Long, ngoài ra còn hàng chục cảng và bến bãi nhỏ lẽ dọc
Trang 25chưa được quy hoạch dọc Km6
Cùng với công nghiệp và du lịch, thành phố Cẩm Phả còn phát triển nông lâm thủy sản với những điều kiện phù hợp như vùng trung du phía Tây cũng như vùng vịnh ven bờ kín gió
Xã hội
Tính đến ngày 21/02/2017, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 202.800 người, với mật độ dân số đạt 413 người/km², dân số nam chiếm 59% dân số nữ chiếm 41% [9] Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể
là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn thành phố Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc
từ vùng đồng bắc Bắc Bộ Với tốc độ phát triển như hiện nay, dân cư tp Cẩm Phả
có xu hướng mở rộng về vùng phía Đông và Tây, nơi có các dãy núi đá vôi, do đó không gian sống của ốc cạn sẽ bị thu hẹp
Về giao thông, Cẩm Phả có trên 40km đường nội thị, bao gồm cả quốc lộ 18A, có 4 tuyến đường sắt phục vụ vận chuyển than Trên địa bàn thành phố có nhiều bến bãi chuyên dùng cho công tác vận chuyển than, vật liệu xây dựng từ Cẩm Phả đi các nơi khác
1.2 Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn hay còn được gọi là Ốc cạn là lớp động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca) Lớp Chân bụng bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá lớn Trong lớp này, có số lượng lớn ốc biển, ốc nước ngọt và ốc cạn.Lớp Chân bụng có số loài
đã được biết tới nhiều thứ hai, chỉ sau lớp Côn trùng (Insecta) về số lượng loài và cá thể Có 611 họ thuộc lớp chân bụng, trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm thấy trong các hóa thạch Lớp chân bụng có mức độ đa dạng cao nhất trong ngành Thân mềm, khoảng 60.000 đến 80.000 loài đang tồn tại [2] Do sự khác biệt đáng kể
về môi trường sống nên khó ước lượng chính xác số loài trong lớp này.Đại diện của Lớp Chân bụng sống trên cạn và dưới nước (trong rừng, trong sa mạc, trên núi, trong các mương nhỏ, các con sông lớn và hồ, cửa sông, bãi bùn, bãi triều đá, dưới
Trang 26biển sâu) Thông thường các loài trong lớp Chân bụng có lớp vỏ bên ngoài đủ lớn
để các phần mềm có thể rút hoàn toàn vào trong đó Cũng có những loài Chân bụng không có vỏ và những loài có vỏ chỉ tiêu giảm (hình 1.2)
Hình 1.2 Hình thái ngoài của đại diện điển hình thuộc Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda) trên cạn
1.2.1 Đặc điểm hình thái
Phân loại mẫu thường tập trung vào các đặc điểm hình thái ngoài gồm: màu sắc, hình dạng, kích thước vỏ, số vòng xoắn Những đặc điểm này được thể hiện bằng số đo hay tỉ lệ của chúng và các thông tin có được từ ghi chép thực địa
Đỉnh vỏ (Apex)
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ và nhẵn Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù
Kích thước vỏ
Kích thước vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các taxon bậc loài, giống Các số đo quan trọng về kích thước của vỏ ốc cạn gồm: Chiều cao hay chiều dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng (khoảng cách rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ Dựa vào kích thước vỏ có thể phân chia ốc cạn thành: Nhóm kích thước trung bình (từ 10 - 20mm) và nhóm kích thước lớn, nhỏ và rất nhỏ
Trang 27Vòng xoắn (Spire)
Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng, trừ lỗ miệng Các vòng xoắn có thể là thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, có
nhiều loài ốc xoắn ngược; tròn đều, phồng lên hay phình ra ở phần dưới Các vòng
xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung Trên các vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có lông hoặc không Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến trưởng
thành; ví dụ như số vòng xoắn của ốc sên hoa (Achatina fuslica)giai đoạn còn non
là 3 - 4 vòng nhưng khi trưởng thành thường có 6 - 7 vòng
Miệng vỏ (Aperture)
Là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên) Có thể phân biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ Hình dạng lỗ miệng thay đổi; có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ôvan, hình bán nguyệt, hình quả lê Bờ viền của miệng là môi, được chia thành bốn khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi (basa lip), trụ môi (columellar lip) và môi trong vách (parietal lip) Trong hầu hết các vỏ, môi trong vách không phân biệt, được tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe
ra hay cuộn lại Miệng có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của chúng Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ Lỗ miệng có nắp miệng hay không
Trụ ốc (Axis)
Là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên Trụ ốc có thể rỗng và mở ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn Lỗ rốn có thể rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu Trong phân loại và nhận dạng, có thể phân biệt các dạng lỗ rốn: Dạng đóng (Camaenidae), dạng vết lõm (Cyclophoridae, Bradybaenidae, Euconulidae, Trochomorphidae, Plectopylidae) Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ cũng là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại
Lỗ rốn (Umbilicus)
Trang 28Lỗ rốnđược hình thành do trụ ốc rỗng và mở ra ngoài gần miệng vỏ, có khi trụ
ốc không rỗng vì thế vỏ không có lỗ rốn Trong định loại và nhận dạng, có thể phân biệt 3 dạng lỗ rốn: Dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở (rộng hoặc hẹp) (hình 1.3) Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ là đặc điểm rất có giá trị
Hình 1.3 Hình thái và một số chú thích thuật ngữ tiêu biểu của vỏ ốc
(Nguồn: Đỗ Văn Nhương,2012)
trên vành miệng, loài Gyliotrachela crossei có cấu tạo vành miệng nhô ra ngoài tách
Trang 29biệt với trụ ốc với hình dáng loe cuộn, trên vành miệng có 4 răng đối xứng, đó là hình thái đặc biệt để phân loại loài này với các loài khác trong họ Hypselostomatidae Do đó trong quá trình định danh cần giải phẫu cẩn thận cũng như so sánh với tài liệu gốc Hình 1.4 thể hiện một số dạng vỏ ốc khác
Hình 1.4 : Một số dạng vỏ ốc
(Nguồn: Đỗ Văn Nhương, 2012)
1.2.2 Đặc điểm sinh thái học
Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn ngày càng được chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và những loài thường xuyên gây hại
Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau Trên môi trường cạn, ốc và sên trần thường ưa sống ở những nơi có độ ẩm cao, giàu mùn bã thực vật, rêu và tảo [1] Kích thước cơ thể của ốc cạn dao động trong khoảng tương đối lớn, từ một hoặc vài minimet (họ Vertiginidae, Euconulidae) đến hàng chục minimet(họ Camaenidaeae, Achatinidae)
Trang 30Phần lớn các loài ốc cạn trong lớp Mang trước làm thay đổi môi trường đơn tính, trong khi ở phân lớp Có phổi lưỡng tính Đối với các loài ốc cạn đơn tính, ít có
sự sai khác về hình thái ngoài giữa con đực và con cái, tỷ lệ đực cái trong quần thể
cũng thường ít dao động Như tỉ lệ đực cái của loài Cyclophorus volvulus trong
quần thể là 1:1 Trong sinh sản chúng giao phối và thụ tinh, trứng được đẻ thành từng đám trong các hốc đá, khe đá, quanh rễ cây hoặc trứng được đẻ rải rác khắp bề mặt đất
Trong số các môi trường sống, rừng tự nhiên, rừng trên núi đá granit, đá vôi
có nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống, tầng thảm mục dày, độ ẩm cao, có nhiều khe đá ẩm ướt, hàm lượng canxi cao giúp hình thành lớp vỏ Vào mùa mưa, các hoạt động kiếm ăn, sinh sản diễn ra mạnh hơn Trong khi đó, mùa lạnh và khô,
do môi trường sống không thuận lợi (về nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn ) chúng có thời
kỳ ngừng hoạt động (ngủ đông) Nhiều loài trong nhóm ốc Có phổi, lỗ miệng không
có nắp miệng được bít kín bằng một màng được làm bằng chất nhày do chúng tiết
ra
Đặc điểm phân bố theo vành đai độ cao của ốc cạn phụ thuộc vào điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nguyên liệu tạo lớp vỏ Ở vùng núi, phần lớn các loài ốc cạn tập trung phân bố (cả số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài) ở khu vực chân núi và sườn núi, tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi Các sinh cảnh tự nhiên như rừng, núi đá vôi, hang động Có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho
ốc cạn sinh sống Ngược lại, môi trường nhân tác như nương rẫy, khu dân cư, đất trồng trên nền rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày Tính đa dạng sinh học giảm đi do tác động của con người thường theo hướng bất lợi cho sinh vật, nhiều đặc tính của môi trường bị biến đổi Phân bố của ốc cạn giữa sinh cảnh tự nhiên và nhân tác khác nhau rõ rệt Sự phát tán của ốc cạn thường mang tính chủ động, chúng di chuyển và mở rộng khu vực sống và tìm môi trường thích hợp để sinh sống
Trong tự nhiên, các loài ốc cạn thường hoạt động mạnh vào ban đêm Khẳng định này cũng được quan sát thấy trong điều kiện nuôi thí nghiệm đối với 2 loài ốc
Trang 31Cyclophorus anammiticus và Cyclophorus martensianus, một số cá thể hoạt động
cả ban ngày khi môi trường nuôi được tưới nước làm tăng độ ẩm hoặc có mưa liên tục Thức ăn của hầu hết các loài ốc cạn là thực vật, mùn bã, rêu, tảo, nấm Chúng
sử dụng lưỡi bào (radula) để cạo và cuốn thức ăn vào miệng Lưỡi bào (radula) là
cấu trúc đặc trưng của lớp Chân bụng (Gastropoda),đó là một tấm bằng kitin hoặc
prôtêin lát trên thành dưới thực quản Mặt trên lưỡi bào có nhiều dãy răng kitin Radula hình thành từ bao lưỡi Khi phần phía trước của radula bị mòn do thường xuyên cạo và cuốn thức ăn, bao lưỡi hình thành phần sau để thay thế Co duỗi cơ giúp lưỡi bào thò ra, cạo và cuốn thức ăn vào miệng
Bên cạnh đó, một số ốc cạn (Phân lớp Succinea) và sên trần có thể là vật chủ
của các loài ký sinh trùng (sán lá Leucochloridium paradoxum) trong cơ thể ốc, ấu
trùng miracidium của sán được giải phóng khỏi trứng và chuyển thành sporocyst (chứa các sán non) ký sinh trong gan nhưng phân nhánh trong đôi râu của ốc, các nhánh của sporocyst với các vành đen và đốm được lộ rõ trên đôi râu ốc, khi râu hoạt hoạt động trông giống ấu trùng của côn trùng nên dễ làm cho chim (vật chủ chính thức) nhìn nhầm và ăn thịt
1.3 Lịch sử nghiên cứu đa dạng Thân mềm Chân bụng trên cạn
“Hệ thống tự nhiên” của nhà khoa học Linnaeus xuất bản lần đầu năm 1735[10], ốc cạn được xếp vào nhóm động vật không xương sống, là những sinh vật có vỏ cứng Công trình của ông có ảnh hưởng rất lớn tới khoa học bởi nó là một nền tảng không thể thiếu với danh pháp khoa học Đây được coi là những tác phẩm đầu tiên nghiên cứu chung về ốc cạn, tuy số lượng còn ít nhưng là định hướng cho các nghiên cứu
về sau
Các giai đoạn về sau đã có nhiều phát triển trong việc tìm hiểu, nghiên cứu
Trang 32Thân mềm Chân bụng trên cạn Từ thế ki XIX tới giữa thế kỉ XX, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học Xuất hiện nhiều các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới, đem lại nhiều giá trị cho khoa học của các tác giả : Fischer và Dautzenberg (1891) [11], Mabile (1887) [12], Shannon‟s
và Weiner (1963) [13], Tieng Chieng Yen (1941) [14]…Các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng khắp, từ Châu Mỹ, Châu Đại Dương tới ốc cạn khu vực Châu Á, Đông Nam Á,… đã định danh được hàng nghìn loài, bổ sung lượng mẫu vật phong phú cho các bảo tàng tại Anh, Pháp và một số nước Châu Âu
Tới giai đoạn đầu thế kỷ XXI, có nhiều loài mới được ghi nhận trong các nghiên cứu của Vermeulen và Maasen (2003) [5], Poppe và Tagaro (2006) [15], Barna Paul (2015) [16] Những nghiên cứu còn thể hiện rõ nét trong cách giải phẫu,
đem lại nhiều giá trị thực tiễn
1.3.2 Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam cũng giống như ốc nước, đó là diễn ra từ rất sớm, chủ yếu là do các tác giả nước ngoài thực hiện Theo Đặng Ngọc Thanh (2008) [17] :
Giai đoạn trước năm 1954:
Theo tài liệu của Fisher và Dautzenberg (1891), các dẫn liệu đầu tiên về ốc cạn
đã có trong các công trình khảo sát về trai ốc vùng Đông Dương của Souleyet trong thời gian từ 1841-1842 Trong đó, ghi nhận một số loài ốc cạn ở khu vực Đà Nẵng
trong họ Streptaxidae (Streptaxis aberatus và Streptaxis deflexus) [18] Cũng trong thời
gian này, từ năm 1848-1877, các vùng khác như Nam Bộ bao gồm cả các Côn Đảo,
Phú Quốc, đã được Pfeiffer phát hiện tới hàng chục loài mới (Nania cambojiensis,
Nania distincta, Nesta cochinchinensis, Trocomorpha saigonensis ) [19]
Từ những năm cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, những nghiên cứu về ốc cạn ở vùng Nam Bộ và Trung Bộ được tiếp tục nghiên cứu như công trình của Crosse và Fisher (1863a, 1863b), Mabille và Mesle (1866) [20],[21],[22] Trong những giai đoạn này, những dần liệu về ốc cạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam còn
rất ít, chỉ có một số loài như: Camaena illustris trong nghiên cứu của Pfeiffer (1848-1877) ở Lạng Sơn [19], Alycaeus enceyi trong nghiên cứu của Mabille (1841-
1842) ở đảo Kế Bào, Quảng Ninh [12]
Trang 33Các công trình về ốc cạn ở miền Bắc chỉ xuất hiện nhiều ở nửa cuối thế kỉ XIX với các nghiên cứu của Bavay et Dautzenberg (1899, 1900) [23],[24] Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, đã phát hiện ra
448 loài và phân loài ốc cạn, công bố trong 83 tài liệu từ 1841-1900 Tuy nhiên, thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam trong thời gian này còn chưa đầy đủ và cần xem xét về vị trí phân loại
Trong thời gian đầu thế kỉ XX, từ 1901-1975, chiến tranh vẫn diễn ra ở Việt Nam, việc nghiên cứu ốc cạn hầu như bị ngừng lại Sau chiến tranh rất lâu, các công trình về ốc cạn mới tiếp tục được nghiên cứu Tiêu biểu cho giai đoạn này là công trình khảo sát về thành phần loài và phân bố ốc cạn ở một số khu vực phía Bắc Việt Nam như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Luông (Thanh Hóa), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà Nam), một số đảo thuộc vịnh Hạ Long, dãy núi đá vôi khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) Công trình nghiên cứu ở đảo Cát Bà của Vermeule và Maassen (2003) trong chương trình khoa học quốc tế FFI (Flora and Fauna International) đã công bố 178 loài và phân loài thuộc 77 giống, 23 họ Đáng chú ý là có tới 83 loài chưa xác định được vị trí phân loại, có thể đó là loài mới cho khoa hoc [5]
Từ năm 2009 đến 2014, Đỗ Văn Nhượng và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Động vật đất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có hàng loạt các công bố phát hiện về thành phần loài ở khu vực núi đá vôi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) thuộc 18 giống, sắp xếp trong 15 họ, 3 bộ [25]; 44 loài và phân loài ở xóm Dù, vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ thuộc 27 giống, 14 họ, 2 phân lớp [26]; 36 loài ở núi Voi (An Lão, Hải Phòng) thuộc 28 giống, 14 họ và 4 bộ [27]; 48 loài ở thôn Rẫy (Hữu Lũng, Lạng Sơn) thuộc 26 giống, 15 họ Cũng trong giai đoạn này, các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ bắt đầu nghiên cứu về ốc cạn, Đinh Phương Dung (2010) đã xác định được 50 loài ở Tây Trang, Điện Biên (2010) [28]
Các đánh giá chung về thành phần loài ốc cạn đã được phát hiện ở Việt Nam, của Đặng Ngọc Thanh (2008) [17]:
1- Tổng số các loài ốc cạn đã phát hiện ở Việt Nam là 776 loài và phân loài thuộc 2 phân lớp ốc Mang trước (Prosobranchia) và ốc Có phổi (Pulmonata)
Phân lớp Mang trước có các họ: Cyclophoridae, Diplommatinidae,
Trang 34Helicinidae, Pupinidae
Phân lớp Có phổi: Achatinellidae, Achatinidae, Ariophantidae, Bradybaenidae, Camaenidae, Clausiliidae, Endodontidae, Enidae, Euconulidae, Helicarionidae, Plectopylinidae, Siphonaridae, Streptaxidae, Strobilopsidae, Subulinidae, Trichomorphidae, Vertiginidae, Bulimulidae
2- Nhóm ốc Có phổi có thành phần loài và các taxon phong phú hơn ốc
Mang trước Các giống có số lượng loài nhiêù là Clausilia (63 loài), Plectopilis (29 loài), Amphidromus (27 loài), Microcystina (28 loài), Camaena (20 loài)
3- Thành phần loài ốc cạn ở vùng núi phía Bắc nước ta gần với khu hệ Trung Hoa - Nhật Bản Khu hệ phía Nam gần với khu hệ Thái Lan, Cam Pu Chia, Malaysia Tuy nhiên qua sơ bộ tìm hiểu còn cho thêm nhận xét khu hệ vùng núi Tây Bắc Việt Nam gần với khu hệ Bắc Lào và Thái Lan hơn Cam Pu chia và Malaysia
4- Tính chất đặc trưng của thành phần loài ốc cạn Việt Nam phong phú, các loài trong ốc Có phổicó thể chiếm tới 2/3 số loài Ốc Có mang chỉ chiếm 1/3 số loài, phong phú nhất là các loài trong Cyclophoridae có nắp miệng và chuyên sống trong vùng ẩm và một vài loài trong Plectopylis
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy tình hình nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam ngày càng được phát triển và hoàn thiện
Tại khu vực nghiên cứu, trước đó đã có các tài liệu nghiên cứu về loài Ốc cạn tại khu vực núi đá ở Hạ Long, Cát Bà, Cẩm Phả của các chuyên gia nước ngoài Vermeulen vàMaassen (2003) trong chương trình khoa học quốc tế FFI (Flora and Fauna International) trong đó bao gồm 178 loài thuộc các họ và giống khác nhau[5] Đáng chú ý là trong số các loài được bổ sung có 83 loài còn chưa xác định được vị trí phân loại, có thể là các loài mới cho khoa học Với nghiên cứu của tác giả, đã bước đầu đưa ra danh sách loài cụ thể cho khu vực, đã có những nhận định sơ bộ về tình hình nghiên cứu qua chuyến điều tra, khảo sát Tuy nhiên còn những thiếu sót bởi nghiên cứu được thực hiện trên một phạm vi lớn cũng như chưa rõ ràng trong địa điểm thu mẫu
Trang 35CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 5/2018 tới 12/2018 trong đó :
+ Chuẩn bị dụng cụ, điều tra, khảo sát địa điểm nghiên cứu : 10- 15/5/2018 + Tiến hành thu mẫu qua 2 đợt: Đợt 1: từ 28/5- 2/6/2018 và Đợt 2: từ 17/7- 20/7/2018
+ Phân tích và xử lý số liệu : 1/8- 30/9/2018
+ Viết bài, hoàn thành luận văn : 1/10- 12/2018
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Mẫu vật được thu tại các sinh cảnh khác nhau, với 4 tuyến thu tại 17 điểm, thu 34 mẫu (bảng 2.1)
Bảng 2.1 Địa điểm nghiên cứu
107°12'44.2"E VT4 20°58'25.1"N
107°13'31.7"E VT8 20°59'32.3"N
Trang 36STT Tuyến Tên vị trí Tọa độ Sinh cảnh
VT10 20°58'50.0"N
107°12'54.0"E VT11 20°58'49.9"N
107°12'59.7"E VT12 20°58'50.0"N
107°13'03.0"E VT13 20°58'50.4"N
sự tác động mạnh mẽ của con
người
VT15
21°00'14.2"N 107°19'56.0"E
107°14'25.2"E
Trang 37Hình 2.1 Vị trí địa điểm thu mẫu
Trang 382.2 Dụng cụ thu mẫu
Dụng cụ và thiết bị phục vụ nghiên cứu gồm:
- Sàng, mắt lưới có cỡ 3mm, 5mm, 8mm Nhiều loại sàng với các kích thước khác nhau làm cho việc chọn vỏ và các mẫu đất dễ dàng hơn
- Dây và băng dính, bút phớt Giấy dán nhãn
- Máy GPS, cồn 700 để lưu trữ mẫu Sổ nhật kí
2.3 Phương pháp thu mẫu tại thực địa
2.3.1 Phương pháp thu mẫu định tính
Theo Vermeulen (2003), mẫu định tính được thu ngẫu nhiên ở tất cả các sinh cảnh khác nhau, phạm vi thường rộng hơn so với mẫu định lượng với mục đích bổ sung thành phần loài cho mẫu định lượng Vì vậy, khi thu mẫu phải thu tất cả các mẫu với mọi kích thước, từ con non đến con trưởng thành (kể cả mẫu đã chết chỉ còn lại vỏ) để không bỏ sót thành phần loài Mẫu được thu trên mặt đất, trong tầng thảm mục, lớp đất mặt, trên thân hoặc lá cây Các bước được tiến hành thu mẫu theo hướng dẫn của Vermeulen và Maassen, cụ thể như sau:
Đối với mẫu có kích thước lớn có thể nhặt bằng tay hoặc dùng panh kẹp để thu mẫu Đối với các mẫu nhỏ dùng sàng có mắt lưới cỡ 3mm, 5mm, 8mm bằng kim loại để sàng các lá mục, bên dưới sàng được hứng bằng tấm nilon sáng màu hoặc giấy trắng Nếu có ốc nhỏ bám dưới lá mục, khi sàng mẫu sẽ rơi xuống và có thể dùng kính lúp cầm tay hoặc nhìn bằng mắt nhặt mẫu
Đất xung quanh bám vào rễ cây cần được chú ý Đất chứa bên trong khe đá, chỗ lõm của bề mặt đá, trên những gờ đá hoặc giữa những tảng đá trên sườn núicũng có thể chứ số lượng lớn các cá thể.Lấy mẫu liên tục từ 5- 10 lít đất, khi
Trang 39mẫu đất là trầm tích, cần loại bỏ trầm tích, sau đó vài cm trên cùng được thu lượn
và bảo quản Mẫu thu được tốt nhất trong thời tiết khô, rất khó khăn để phát hiện và thu mẫu trong thời tiết ẩm và có mưa
Các mẫu được dán nhãn cẩn thận Viết trên các túi nhựa, trong đó có các mẫu được lưu trữ và định hình, sau đó mẫu sẽ được đưa ra khỏi túi Giấy dán nhãn phải
là giấy không thấm nước, bền Cách tốt nhất để dán nhán là ghi số mẫu và từ để chỉ địa phương ở phía bên của một đoạn băng dính nhựa với bút đánh dấu Phía sau đó được phủ bởi một lớp băng keo, bảo vệ nhãn và chữ viết Nhãn này sẽ ở với mẫu khi kết thúc xử lý Giấy dán nhãn không bị thấm nước, hay ăn mòm.Tất cả các mẫu thu định tính đều được bảo quản trong các túi vải hoặc túi nylon riêng, có ghi ký hiệu cẩn thận theo từng sinh cảnh và các lưu ý cần thiết khác (nếu có)
Chụp ảnh: Ghi lại hình ảnh của các loài (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ
tự ảnh trong sổ tay để tiện cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh trong quá trình thu mẫu và nghiên cứu thực địa
2.3.2 Thu mẫu định lượng
Thu mẫu định lượng là thu toàn bộ mẫu hiện diện trong diện tích mặt đất có mẫu, diện tích thường được sử dụng là 1m2.Tại khu vực Cẩm Phả có những khu vực địa hình chia cắt, phức tạp, do đó lấy diện tíchlớn 5m2
hoặc 10m2 rồi tiến hành chia
tỉ lệ theo 1m2 Giá trị của mẫu định lượng cho biết mật độ, sự phong phú về số lượng hoặc sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu Mỗi một khu vực đại diện tiến hành lập 3 - 5 ô tiêu chuẩn với diện tích 1m2 Số mẫu: 3 x 5 sinh cảnh = 15 mẫu
Sau khi xác định được vị trí cần thu mẫu, dùng thước dây xác định ô tiêu chuẩn theo diện tích ở trên, thu tất cả các mẫu có trong ô đó, nếu có lẫn thảm mục cần dùng sàng để loại bỏ những vụn lá và tiến hành thu mẫu như phương pháp thu định tính Số lượng ô tùy vào tình hình cụ thể của các mẫu thu thập sơ bộ ban đầu, để quyết định đến số lượng và diện tích ô vuông Nếu số lượng mẫu ốc cạn ít, thưa thớt không thể thu trên diện tích 1m2
được, có thể thu với diện tích lớn hơn Mẫu ốc cạn thu được ở mỗi ô vuông cho vào một túi nilon hoặc một lọ đựng mẫu có đề nhãn
2.3.3 Điều tra theo tuyến
Lập tuyến điều tra đi qua các các kiểu sinh cảnh đại diện, trên các kiểu địa
Trang 40hình (núi đất, núi đá, vườn trồng)
Quan sát bằng mắt trong phạm vi quan sát chiều ngang và chiều dọc Tìm kiếm các loài trên cạn, trên mặt đất, vách đá, trên lá, cành cây Bắt bằng tay, thu các loài và nhóm loài đại diện (vỏ hoặc con sống), chụp ảnh các loài đại diện đã thu thập
Dựa vào bản đồ địa hình, để xác định tuyến khảo sát đi qua các sinh cảnh khác nhau trong khu vực nghiên cứu, từ đó lập các tuyến
- Tuyến I: Bốt Hải Quân – Cảng Vụng Bầu
- Tuyến II: Bốt Hải Quân – Cảng Vụng Bầu
- Tuyến III: Mỏ khai thác đá – Cảng Vụng Bầu
- Tuyến IV: Lộ 1 Đèo Nai – Cọc Sáu
- Tuyến V: Mỏ Thống Nhất
2.4 Phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu
Để tăng tính thực tiễn cũng như có thêm dữ liệu phục vụ định hướng bảo tồn
đa dạng và phát triển bền vững, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng
- Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn (nếu có); các lực lượng chức năng như cán bộ kiểm lâm, cán bộ khoa học tại địa phương để thu thập thông tin và số liệu Lựa chọn 50 người dân địa phương và 5 cán bộ quản lý để phỏng vấn về tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán, bảo tồn ốc cạn ở khu vực nghiên cứu Thông tin phỏng vấn theo hai dạng là thu thập thông tin qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp
Dựa vào những cư dân địa phương để tìm hiểu về đa dạng động thực vật, điều kiện môi trường, tình hình phát triển kinh tế, đời sống, thu nhập của người dân
ở khu vực nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn những người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hoặc các tổ chức doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn để tham vấn về việc đang làm, tình hình khai thác, sử dụng và có tiềm năng ảnh hưởng đến
đa dạng của loài ốc cạn Các thông tin sẽ ghi được sẽ được ghi chép
Thu thập các tài liệu và kế thừa số liệu, kết quả điều tra, khảo sát, các nghiên cứu đã có trước đây về những khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện kinh tế xã hội, đa dạng hệ thực vật của khu vực nghiên cứu, danh mục các loài ốc cạn đã xuất hiện,… bao gồm cả những báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, các quy hoạch, các báo cáo