Các hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng mà đến cả hoạt động của các cơ quan tiến hành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HƯỜNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA
ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂT THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI 2014
Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Anh Tuấn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Header Page 1 of 126.
Footer Page 1 of 126.
Trang 2MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU .1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS 6
1.1.1 Khái niệm người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 6
1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS .9
1.1.3 Vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 12
1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 14
1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền c ủa đương sự trong TTDS từ năm 1945 đến nay .17
1.3.1 Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1989 .17
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 5
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 21
1.4 Pháp luật một số nước trên thế giới về người đại diện theo ủy quyền c ủa đương sự trong TTDS 23
1.4.1 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp .23
1.4.2 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Liên Bang Nga 24
1.4.3 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 26
Kế t luận chương 1 27
Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1 Về điều kiệu trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự 28
2.1.1 Điều kiện về nội dung 28
2.1.2 Điều kiện về hình thức 34
2.2 Về phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 37
2.3 Về quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy quyền 40
2.4 Về căn cứ thay đổi, chấm dứt đại diện theo ủy quyền và hậu quả pháp lý 44
2.4.1 Căn cứ thay đổi, chầm dứt đại d iện theo ủy quyền 44
2.4.2 Hậu quả pháp lý của chấm dứt đại d iện 47
Kế t luận chương 2 49
Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỔ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo ủy quyền c ủa đương sự trong TTDS 50
Header Page 2 of 126.
Footer Page 2 of 126.
Trang 33.1.1 Một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện quy định về
người đại d iện của đương sự .50
3.1.2 Những nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện các quy định về người đại d iện theo ủy quyền trong TTDS .62
3.2 Một số kiến nghị về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 64
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS 64
3.2.2 Kiến nghị thực hiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .71
Kế t luận chương 3 74
KẾT LUẬN CHUNG 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Header Page 3 of 126.
Footer Page 3 of 126.
Trang 41
LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc tham gia TTDS góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự; giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời,
đúng pháp luật và quyền bình đẳng của mọi cá nhân, cơ quan tổ chức
trong TTDS là những nguyên tắc quan trọng trong BLTTDS và phù hợp
với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 của nước ta BLTTDS
năm 2004 cũng đã quy định đương sự có quyền tham gia phiên tòa; tự
bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Vì vậy, chế định về người đại diện theo ủy quyền có ý nghĩa rất quan
trọng
Trong những năm vừa qua, từ hoạt động của mình, người đại
diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã và đang dần khẳng
định được vị thế, vai trò của mình trong tố tụng, ngày càng chứng tỏ là
một trong những thành phần khó có thể thiếu trong tố tụng dân sự Việc
xác định đúng đắn vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương
sự trong TTDSl à một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Các
hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng
mà đến cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc
đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã hội, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã
hội chủ nghĩa
Chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
TTDS được quy định và ngày một hoàn thiện trong BLTTDS năm 2004
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 ra đời và có hiệu lực ngày 01/01/2012 cũng góp phần hoàn thiện về quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong tố tụng dân sự Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quy định được pháp luật ghi nhận một cách chung nhất, khái quát nhất về địa
vị pháp lý cùng những vấn đề có liên quan đến người đại diện nói chung
và người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS mà lại thiếu những văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành dẫn tới việc thực hiện những quy định này còn nhiều thiếu sót, bất cập Thực tiễn trong quá trình tố tụng tại TA cho thấy còn tồn tại nhiều trường hợp hình thức, nội dung văn bản ủy quyền tham gia tố tụng không rõ ràng dẫn đến việc xác định sai người dại diện; xác định phạm vi đại diện theo ủy quyền không
rõ ràng làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền cũng như khiến cho người đại diện theo ủy quyền lúng túng, gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng
Xuất phát từ vai trò của người đại diện theo ủy quyền, thực tiễn pháp luật và thực tiễn tố tụng, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã trở thành một nhu cầu cấp bách… Mặt khác, các quy định của pháp luật cũng như các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS còn hạn chế, và cần thiết phải nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về chế
định người đại diện Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Người đại diện theo
ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm Luận văn
tốt nghiệp
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực TTDS đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về người đại diện của đương sự nói chung Về luận án, luận Header Page 4 of 126.
Footer Page 4 of 126.
Trang 52
văn, khóa luận, bài viết có những công trình sau đây: Luận án tiến sĩ luật
học "Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự" của
nghiên cứu sinh Nguyễn Công Bình năm 2006; Luận văn thạc sĩ luật học
"Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự" của tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Hà năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp "Chế định người đại diện
của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả
Phùng Thị Thương năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp "Người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự" của tác giả Hồ Nguyên Bình năm 2010;
bài viết “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự”
của tác giả Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp luật số
01 (38) 2007 Những công trình trên đây đều nghiên cứu một cách tổng
thể về người đại diện, cũng như được khai thác dưới góc độ bảo đảm
quyền bảo vệ của đương sự; bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại
diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và là cơ sở để
có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về người đại diện theo
ủy quyền của đương sự
Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về người đại diện
theo ủy quyền còn hạn chế, đã có các bài viết như sau: "Ủy quyền tham
gia tố tụng" của tác giả Nguyễn Văn Tùng đăng trên tạp chí Tòa án nhân
dân số 02/2000; “Bàn về quyền người đại diện theo ủy quyền của đương
sự được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả TS
Nguyễn Văn Dũng đăng trên Tạp chí Nghề luật số 04/2006; "Một người
có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng" của Thạc sỹ Nguyễn
Hải An đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2006; "Một số vấn đề
về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do tòa án chỉ định
trong tố tụng dân sự" của tác giả Nguyễn Thị Hạnh đăng trên Tạp chí
Nghề luật số 06/2010 Những công trình nghiên cứu này cũng chỉ đề cập một cách chung chung, khái quát, hoặc tập trung nghiên cứu về một
số khía cạnh cụ thể của đại diện theo ủy quyền mà chưa đi sâu vào nghiên cứu chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự một cách tổng thể, toàn diện nhất
1.3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS… Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, thấy được những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện, tìm ra nguyên nhân của nó để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo
ủy quyền của đương sự trong TTDS như khái niệm, đặc điểm, vai trò… của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS; phân loại người đại diện theo ủy quyền trong TTDS
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDSnhư quy định của BLTTDS năm 2004; các quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về những vấn đề liên quan đến Header Page 5 of 126.
Footer Page 5 of 126.
Trang 63
người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như quy định về
điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền; các căn cứ làm phát
sinh và phạm vi đại diện theo ủy quyền, những trường hợp không được
làm người đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện,
hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong TTDS…
- Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
TTDS tại các TA trong những năm qua
2 Tính mới trong nội dung nghiên cứu của đề tài, phương
pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn
2.1 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn về đề tài “Người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam” cho ta có cái nhìn đây đủ hơn về khái
niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong tố tụng dân sự, qua đó đưa ra được các cách phân loại và cơ sở
khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy
quyền của đương sự
Đặc biệt, Luận văn đã phân tích rõ các quy định của pháp luật
hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, cũng như thực
tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy
quyền trong tố tụng từ năm 2005 trở lại đây, từ đó rút ra những hạn chế
thiếu sót của pháp luật về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện và thực hiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của
đương sự trong TTDS Việt Nam
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu…Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp thống kê, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
2.3 Kế t cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Đặt vấn đề , Nội dung và Kết luận Nội dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện
theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện
theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam và một số kiến nghị
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS
1.1.1 Khái niệm người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Header Page 6 of 126.
Footer Page 6 of 126.
Trang 74
Từ những luận giải và trên cơ sở kế thừa và phát triển các công
trình nghiên cứu trước đây có thể đưa ra khái niệm đại diện theo ủy
quyền trong TTDS như sau: Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa bên đại diện và bên được
đại diện thông qua văn bản ủy quyền, theo đó bên đại diện nhân danh và
vì quyền lợi của bên được đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng
trong phạm vi ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên được
đại diện
1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền của đương
sự trong TTDS
- Thứ nhất, về mặt chủ thể thì thông thường người đại diện theo
ủy quyền của đương sự phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự
- Thứ hai, quan hệ đại diện giữa người đại diện theo ủy quyền
và đương sự trong tố tụng dân sự được xác lập theo phạm vi ủy quyền
- Thứ ba, về mục đích tham gia tố tụng thì người đại diện theo
ủy quyền thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của
họ theo phạm vi ủy quyền
1.1.3 Vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong TTDS
Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền có vai trò thay mặt
đương sự tham gia tố tụng dân sự
Thứ hai, người đại diện theo ủy quyền có vai trò to lớn trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Thứ ba, đối với cơ quan tiến hành tố tụng thì việc đánh giá đúng
vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ tạo ra sự phối
hợp cần thiết giữa Toà án và người đại diện trong việc đi tìm ra sự thật, qua đó đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà mình đại diện
1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
- Việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương
sự
- Việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền được tiến hành trên cơ sở đảm bảo quyền tham gia tranh tụng tại TA để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự
- Việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền
được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mối liên hệ giữa BLDS và Bộ
BLTTDS trong việc quy định về người đại diện theo ủy quyền
- Việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn tố tụng tại TA:
1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS từ năm 1945 đến nay
1.3.1 Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm
1989
Ngày 22/05/1950, Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, có quy định luật sư có thể được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Ở miền nam, năm 1972, chính quyền Nguỵ Sài Gòn ban hành
Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng có quy định tiến bộ như đương sự
Header Page 7 of 126.
Footer Page 7 of 126.
Trang 85
có quyền nhờ luật sư, tôn thuộc, ty thuộc, vợ, chồng, anh, em… thay mặt
cho mình tham gia quá trình tố tụng Năm 1977, Thông tư số 96/NCPL
ra đời, trong đó quy định các đương sự có quyền uỷ nhiệm cho người đại
diện tham gia tố tụng, trừ việc ly hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Năm 1980, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ra đời trong đó đã quy định tổ chức Luật sư được thành lập để giúp
bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý Trên cơ sở đó, Điều 9 Luật
tổ chức Toà án nhân dân 1981 đã ghi nhận đương sự có quyền tự mình
hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004
Năm 1990, PLTTGQCVADS ra đời Điều 22 PLTTGQCVADS,
đương sự có thể làm giấy uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay
mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp
luật
Đến năm 2001, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Luật sư mới
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và sau này là Luật Luật sư năm 2006 đều
tái khẳng định luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hoặc
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự tại các vụ án dân
sự, kinh tế, lao động và hành chính
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Năm 2004, BLTTDS ra đời quy định cụ thể về khái niệm, phạm
vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền, chấm
dứt đại diện trong TTDS và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong
TTDS
Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTDS 2011 được
Quốc hội khóa XII thông qua, ban hành ngày 29/03/2011, cũng như các nghị quyết của HĐTPTANDTC ra đời có quy định cụ thể hơn về quyền của người đại diện theo ủy quyền cũng như hướng dẫn áp dụng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự TTDS
1.4 Pháp luật một số nước trên thế giới về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
1.4.1 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp
BLTTDS của Cộng hòa Pháp được ban hành năm 1806, BLTTDS Pháp quy định, đương sự chỉ có thể nhờ một trong những người, thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách theo quy định của pháp luật để đại diện cho mình tại TA BLTTDS Pháp quy định cụ thể người được ủy quyền đại diện tại TA được coi như có quyền hạn đặc biệt để rút đơn hoặc chấp nhận việc rút đơn, để đề xuất hoặc chấp nhận một lời đề
nghị, một lời tự thú, một sự thỏa thuận;, về việc chấm dứt đại diện
1.4.2 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Liên Bang Nga
BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga được Quốc hội (Duma)
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003 Về chủ thể, thông thường người đại diện theo ủy quyền của đương sự là các cá nhân Về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, TTDS Liên bang Nga quy định như sau:
- Người đại diện trong TTDS là “người có năng lực hành vi đầy
đủ và có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật, trừ những người quy định tại Điều 51 của Bộ luật này” (Điều 49)
- Về căn cứ xác lập đại diện: Đại diện trong TTDS được xác lập Header Page 8 of 126.
Footer Page 8 of 126.
Trang 96
theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện, được thể
hiện thông qua văn bản ủy quyền
- Về phạm vi, thẩm quyền đại diện quy định, về những trường
hợp không được làm đại diện quy định cụ thể theo BLTTDS Liên bang
Ngan
1.4.3 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 7 thông qua tại kỳ họp thứ 4
ngày 09/04/1991 Trong đó một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật TTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyên tắc đương sự
có quyền tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mình tham gia tố tụng
Đương sự hoặc người đại diện theo luật định có quyền ủy nhiệm một đến
hai người đại diện tố tụng Việc ủy nhiệm phải được lập thành văn bản,
có chữ ký hoặc dấu của người ủy nhiệm Văn bản ủy nhiệm này phải ghi
rõ sự việc được ủy nhiệm và quyền hạn của người được ủy nhiệm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại Chương 1 Luận văn, tác giả đã đi sâu vào phân tích và luận
giải để làm rõ về khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoa học của việc xây dựng
quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự Luận văn đã
luận giải làm nổi bật được bản chất, vị trí, vai trò của người đại diện theo
ủy quyền Qua đó, Luận văn đã chỉ ra những dấu hiệu để phân biệt người
đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng
như với các loại đại diện khác trong TTDS
Ngoài ra, Luận văn đã nghiên cứu sự phát triển của các quy định
về người đại diện theo ủy quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam, cũng như kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới
Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1 Về điều kiệu trở thành người đại diện theo ủy quyề n của đương sự
2.1.1 Điều kiện về nội dung
2.1.1.1 Người đại diện theo ủy quyền phải là cá nhân, có đủ năng lực hành vi dân sự:
Thông thường người dại diện theo ủy quyền của đương sự phải
là cá nhân Bởi các cá nhân mới tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo sự ủy quyền của đương sự trong tố tụng được Quan điểm khác cho rằng, pháp nhân cũng có thể là người được ủy quyền thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi Vì vậy, chỉ những người này mới có thể trở thành người đại diện của đương sự, trừ quy định tại Khoản 2 Điều 143 BLTTDS
2.1.1.2 Người đại diện theo ủy quyền phải là người được ủy quyền tham gia tố tụng:
Header Page 9 of 126.
Footer Page 9 of 126.
Trang 107
Một người được xác lập tư cách người đại diện theo ủy quyền
khi và chỉ khi người được đại diện thể hiện rõ ý chí cho người đó làm đại
diện Việc thể hiện ý chí này có thể lập thành văn bản hoặc không, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác Đối với đại diện theo ủy quyền,
việc ủy quyền phải thông qua văn bản ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được quyền
ủy quyền lại cho người thứ ba khi đáp ứng các điều kiện: Việc ủy quyền
lại phải được bên ủy quyền (ban đầu) đồng ý hoặc pháp luật có quy định;
hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp
đồng ủy quyền ban đầu; phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi
ủy quyền ban đầu
2.1.1.3 Người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia đối với
những vụ việc được pháp luật cho phép và không thuộc các trường hợp
bị pháp luật hạn chế làm người đại diện:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì đối với việc ly
hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình
tham gia tố tụng Ngoài ra, người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ
Những trường hợp không được làm người đại điện của đương sự
trong tố tụng dân sự được quy định tại các Điều 73, 75 và 76 BLTTDS
2.1.2 Điều kiện về hình thức
Khoản 2, Điều 142 BLDS quy định “Hình thức ủy quyền do các
bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải
lập thành văn bản” Tuy nhiên, hiện nay BLTTDS chưa có quy định cụ
thể về hình thức của việc ủy quyền tham gia tố tụng là giấy ủy quyền,
hợp đồng ủy quyền hoặc giấy giới thiệu – đối với cơ quan, tổ chức, do vậy việc xác nhận hay công chứng, chứng thực đối với loại văn bản này cũng dường như còn bỏ ngỏ
Bên cạnh đó, Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng chỉ đặt ra đối với việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được
ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản
phải được lập thành hợp đồng ủy quyền Thực tiễn công tác tại cơ quan
công chứng , TA thường chấp nhận việc ủy quyền của đương sự thông qua Giấy ủy quyền lập tại cơ quan công chứng Nhược điểm của hình thức ủy quyền này là thể hiện ý chí đơn phương; trong giấy ủy quyền khó mô tả được hết những công việc phải thực hiện; đối với TA việc từ chối nhận ủy quyền của bên được ủy quyền hoặc việc từ bỏ ủy quyền của bên ủy quyền trong trường hợp này rất dễ dãi và không có cơ chế bồi thường cụ thể khi có tranh chấp
Trong thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự mà có đương sự là cơ quan, tổ chức, có trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó không lập giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền mà thông qua giấy giới thiệu với nội dung ủy quyền cho cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của cơ quan,
tổ chức
2.2 Về phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Khi tham gia vào tố tụng, đương sự có quyền và nghĩa vụ tố tụng, họ có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ này Header Page 10 of 126.
Footer Page 10 of 126.