Người đại diện trong TTDS có thể tham gia tố tụng dựa trên những mối quan hệ pháp lý đã tồn tại trước đó như quan hệ đại diện của pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân, giữa chủ hộ với c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT -*** -
TRẦN THỊ HƯỜNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA
ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT -*** -
TRẦN THỊ HƯỜNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA
ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN ANH TUẤN
Trang 3MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY
QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy
quyền trong TTDS 6
1.1.1 Khái niệm người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 6 1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 9 1.1.3 Vai tròcủa người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 12
1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện
theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 14 1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền
của đương sự trong TTDS từ năm 1945 đến nay 17
1.3.1 Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1989 17 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 20 1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 21
1.4 Pháp luật một số nước trên thế giới về người đại diện theo ủy quyền
của đương sự trong TTDS 23
1.4.1 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Cộng hòa Pháp 23 1.4.2 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Liên Bang Nga 24 1.4.3 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 26
Trang 4Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1 Về điều kiệu trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự 28
2.1.1 Điều kiện về nội dung 28
2.1.2 Điều kiện về hình thức 34 2.2 Về phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của
đương sự trong TTDS 34 2.3 Về quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy quyền 40 2.4 Về căn cứ thay đổi, chấm dứt đại diện theo ủy quyền và hậu quả
pháp lý 44
2.4.1 Căn cứ thay đổi, chầm dứt đại diện theo ủy quyền 44 2.4.2
Hậu quả pháp lý của chấm dứt đại diện 47 Kết luận chương 2 49
Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO
ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỔ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo ủy quyền
của đương sự trong TTDS 50
3.1.1 Một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện quy định về người
đại diện của đương sự 50 3.1.2 Những nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện các quy định về
người đại diện theo ủy quyền trong TTDS 62
3.2 Một số kiến nghị về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong TTDS 64
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong
Trang 53.2.2 Kiến nghị thực hiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong
TTDS 71
Kết luận chương 3 74 KẾT LUẬN CHUNG 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Hường
Trang 7BLDS
BLTTDS
HĐTPTANDTC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
: Bộ luật dân sự : Bộ luật tố tụng dân sự : Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
TAND : Toàn án nhân dân
TTDS : Tố tụng dân sự
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc tham gia TTDS góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật và quyền bình đẳng của mọi cá nhân, cơ quan tổ chức trong TTDS là những nguyên tắc quan trọng trong BLTTDS và phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 của nước
ta BLTTDS năm 2004 cũng đã quy định đương sự có quyền tham gia phiên tòa; tự bảo
vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình Vì vậy, chế định về người đại diện theo ủy quyền có ý nghĩa rất quan trọng
Trong những năm vừa qua, từ hoạt động của mình, người đại diện theo ủy quyềncủa đương sự trong TTDS đã và đang dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong
tố tụng, ngày càng chứng tỏ là một trong những thành phần khó có thể thiếu trong TTDS Việc xác định đúng đắn vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Các hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng mà đến cả hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng, góp phần thúc đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã hội, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa
Chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS được quy định
và ngày một hoàn thiện trong BLTTDS năm 2004 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaBLTTDS 2004 ra đời và có hiệu lực ngày 01/01/2012 cũng góp phần hoàn thiện về quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong TTDS Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quy định được pháp luật ghi nhận một cách chung nhất, khái quát nhất về địa vị pháp lý cùng những vấn đề có liên quan đến người đại diện nói chung và người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS mà lại thiếu những văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành dẫn tới việc thực hiện những quy định này còn nhiều thiếu sót, bất cập Thực tiễn trong quá trình tố tụng tại TA cho thấy còn tồn tại nhiều trường hợp hình thức, nội dungvăn bản ủy quyền tham gia tố tụng không rõ
Trang 9ràng dẫn đến việc xác định sai người dại diện; xác định phạm vi đại diện theo ủy
quyền không rõ ràng làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy
quyền cũng như khiến cho người đại diện theo ủy quyền lúng túng, gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng
Xuất phát từ vai trò của người đại diện theo ủy quyền, thực tiễn pháp luật và thựctiễn tố tụng, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã trở thành một nhu cầu cấp bách Mặt khác, các quy định của pháp luật cũng như các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS còn hạn chế, và cần thiết phải nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về chế định người
đại diện theo ủy quyền Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam" làm Luận văn tốt nghiệp
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực TTDS đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về người đại diện của đương sự nói chung Về luận án, luận văn, khóa luận, bài viết có
những công trình sau đây: Luận án tiến sĩ luật học "Bảo đảm quyền bảo vệ của đương
sự trong tố tụng dân sự" của nghiên cứu sinh Nguyễn Công Bình năm 2006; Luận văn
thạc sĩ luật học "Người đại diện của đương sự trong TTDS" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp "Chế định người đại diện của đương sự trong
pháp luật TTDS Việt Nam" của tác giả Phùng Thị Thương năm 2012; Khóa luận tốt
nghiệp "Người đại diện của đương sự trong TTDS" của tác giả Hồ Nguyên Bình năm 2010; bài viết "Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong TTDS" của tác giả
Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp luật số 01 (38) 2007 Những công trình trên đây đều nghiên cứu một cách tổng thể về người đại diện, cũng như đượckhai thác dưới góc độ bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và là cơ sở để
có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy
Trang 10quyền còn hạn chế, đã có các bài viết
như sau: "Ủy quyền tham gia tố tụng" của tác
giả Nguyễn Văn Tùng đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 02/2000; "Bàn về quyền người
đại diện theo ủy quyền của đương sự được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự"
của tác giả TS Nguyễn Văn Dũng đăng trên Tạp chí Nghề luật số 04/2006; "Một người
có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng" của Thạc sỹ Nguyễn Hải An đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2006; "Một số vấn đề về người đại diện theo ủy
quyền và người đại diện do tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự" của tác giả Nguyễn Thị
Hạnh đăng trên Tạp chí Nghề luật số 06/2010 Những công trình nghiên cứu này cũng chỉ đề cập một cách chung chung, khái quát, hoặc tập trung nghiên cứu về một số khía cạnh cụ thể của đại diện theo ủy quyền mà chưa đi sâu vào nghiên cứu chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS một cách tổng thể, toàn diện nhất
1.3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, thấy được những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện, tìm ra nguyên nhân của nó để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự TTDS
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện
theo ủy quyền trong TTDS; phân loại người đại diện theo ủy quyền trong TTDS
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như quy định của BLTTDS năm 2004; các quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về
Trang 11những vấn đề liên quan đến người đại diệntheo ủy quyền của đương sự trong TTDS
như quy định về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền; các căn cứ làm phát sinh và phạm vi đại diện theo ủy quyền, những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp
lý của việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong TTDS
- Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS tại các Toà án trong những nămqua
2 Tính mới trong nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn
2.1 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn về đề tài "Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Việt Nam" cho ta có cái nhìn đây đủ hơn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại
diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, qua đó đưa ra được các cách phân loại
và cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
Đặc biệt, Luận văn đã phân tích rõ các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng từ năm 2005 trở lại đây, từ
đó rút ra những hạn chế thiếu sót của pháp luật về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương
sự trong TTDS Việt Nam
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sửdụng như phương pháp thống kê, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
Trang 122 3 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Đặt vấn đề , Nội dung và Kết luận Nội dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của
đương sự trong tố tụng dân sự
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về người
đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo ủy quyền của
đương sự trong TTDS Việt Nam và một số kiến nghị
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO
ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy
quyền trong TTDS
1.1.1 Khái niệm người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Để tìm hiểu rõ khái niệm người đại diện theo ủy quyền trong TTDS thì trước hết phải làm rõ được khái niệm về đương sự được đại diện, bản chất của đại diện trong
tố tụng dân sự Từ đó đi sâu phân tích làm rõ về khái niệm về đại diện theo ủy quyền Đây
là phần định hướng tiên quyết để có thể nghiên cứu được các nội dung cơ bản nhất về đại diện theo ủy quyền của đương sự
"Đương sự" là một khái niệm cơ bản khi tiếp cận dưới nhiều góc độ Đã có nhiều
khái niệm về đương sự được đưa ra nhưng theo Từ điển tiếng Việt thì "đương sự là người,
là đối tượng trực tiếp của một việc đang giải quyết" [31, tr.346], còn theo Từ điển từ và
ngữ Hán Việt thì đương sự là người có liên quan trực tiếp đến một việc Trong khoa
học pháp lý thì đương sự được hiểu "là người có quyền, nghĩa vụ được giải quyết
trong một việc khiếu nại hoặc một vụ án" [14, tr.165] Như vậy, đương sự là người có
liên quan trực tiếp trong một vụ việc nào đó đang được đưa ra xem xét, giải quyết Nghĩa là các chủ thể được coi là đương sự phải là những chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp với việc xem xét, giải quyết vụ việc đó Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác không phải là đương sự trong vụ việc khi không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới vụ việc cụ thể đang được giải quyết Tùy từng vụ việc mà các chủ thể đượcxác định là đương sự là khác nhau Yếu tố quyền, lợi ích là yếu tố chủ yếu để phân biệt đương sự với người đại diện của họ
Về khái niệm đương sự trong TTDS, theo Giáo trình Luật TTDS Việt Nam,
đương sự được hiểu "là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩn h vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự" [48,
Trang 14tr.105] Mặt khác, xét về lý luận thì TTDS là trình tự, thủ tục giải quyết các tranh
chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực tư gồm có: Dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động Theo cuốn Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý,
Bộ Tư pháp thì "TTDS là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét
giải quyết vụ án và thi hành án dân sự" [53, tr.785] Như vậy, đương sự trong TTDS là
chủ thể tham gia vào quá trình TA giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang có tranh chấp hoặc cần phải xác định
Theo quy định tại Điều 139 BLDS năm 2005, "Đại diện là việc một người (sau
đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện" [36, Điều 139].
Trong TTDS, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình các đượng sự thường tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ Tuy vậy, trong một số trường hợp, người khác có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ và từ đó đã hình thành quan hệ đại diện Những người thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật được gọi là người đại diện Khái niệm người đại diện của đương sự được TS Nguyễn Công Bình phân tích cụ thể trong Giáo trình Luật TTDS Việt Nam
như sau "là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố
tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án" [48, tr.115] Như
vậy, đại diện được hiểu là một quan hệ pháp luật, một mối liên hệ pháp lý Đó là mối liên hệ giữa người đại diện với người được đại diên Chủ thể của quan hệ đại diện bao gồm người đại diện và người được đại diện Người đại diện trong TTDS có thể tham gia
tố tụng dựa trên những mối quan hệ pháp lý đã tồn tại trước đó như quan hệ đại diện của pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân, giữa chủ hộ với các thành viên của hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác với tổ hợp tác; quan hệ giữa người đại diện, giám hộ với cá nhân không có năng lực hành vi dân sự Người đại diện này cũng có thể tham gia tố tụng theo sự chỉ định của TA hoặc bằng chính sự ủy quyền của đương sự hay người đại diện hợp pháp của họ
Trang 15Có nhiều lý do khác nhau để đương sự là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, của hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Pháp luật cho phép những chủ thể này có thể ủy quyền cho
người khác thay mặt mình tham gia giao dịch Theo khoản 1 Điều 142 BLDS "Đại diện
theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản" [36, Điều 142] Vì vậy, xét về
mặt bản chất pháp lý, trong TTDS, quan hệ ủy quyền được xác lập giữa người đại diện theo ủy quyền với đương sự và quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền với các cơ
quan tố tụng trong phạm vi mà đương sự ủy quyền Theo khoản 2 Điều 74 BLTTDS thì
"Người đại diện theo uỷ quyền trong
TTDS thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản uỷ quyền" [35]
Việc nghiên cứu cũng cho thấy tuy cùng là đại diện thay mặt đương sự theo sự
ủy quyền nhưng người đại diện này cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau:
Nếu nhìn nhận dưới góc độ phạm vi ủy quyền giữa người đại diện theo ủy quyền
và đương sự TTDS thì người đại diện theo ủy quyền bao gồm người đại diện theo ủy quyền toàn bộ và đại diện theo ủy quyền một phần, theo đó, đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ hoặc chỉ một hay một vài công việc cụ thể trong suốt quá trình tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự Khi thực hiện ủy quyền toàn quyền, đồng nghĩa với việc người đại diện theo ủy quyền có các quyền
và mang nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng
Ngoài ra, nếu dựa vào chủ thể được đại diện có thể thì người đại diện theo ủy quyền có thể là người đại diện cho cá nhân và người đại diện cho cơ quan, tổ chức Theo
đó, người đại diện cho cá nhân là người được cá nhân uỷ quyền tham gia vào tố tụng dân,thay mặt cho cá nhân - một con người riêng biệt, cụ thể - thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mà mình đại diện Người đại diện cho cơ quan, tổ chức là người được cơ quan, tổ chức uỷ quyền tham gia vào TTDS, thay mặt cho cơ quan, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức mà
Trang 16mình đại diện
Nếu xét theo vị trí của người được đại diện thì người đại diện theo ủy quyền có thể bao gồm người đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn, người đại diện theo ủy quyền cho bị đơn và người đại diện theo ủy quyền cho người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trong vụ án dân sự
Từ những luận giải trên và trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên
cứu trước đây có thể đưa ra khái niệm đại diện theo ủy quyền trong TTDS như sau: Đại
diện theo ủy quyền trong TTDS là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa bên đại diện và bên được đại diện thông qua văn bản ủy quyền, theo đó bên đại diện nhân danh và
vì quyền lợi của bên được đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng trong phạm vi
ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên được đại diện
1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
TTDS
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự là người người tham gia tố tụng thay mặt đương sự nên mang đầy đủ đặc điểm chung về người tham gia tố tung, người đại diện của đương sự như chủ thể, mục đích đại diện, cũng như mang quyền và nghĩa
vụ của người được đại diện là đương sự trong vụ án dân sự Tuy nhiên, do cơ sở pháp
lý tham gia đại diện trong tố tụng là khác nhau nên người đại diện theo ủy quyền trong TTDS cũng có những đặc điểm riêng biệt nhất định Căn cứ vào những phân tích cũng như khái niệm ở mục trên có thể đưa ra những đặc
điểm về người đại diện theo ủy quyền của đương sự như sau:
- Thứ nhất, về mặt chủ thể thì thông thường người đại diện theo ủy quyền
của đương sự phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự
Bởi các cá nhân mới tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo
sự ủy quyền của đương sự trong tố tụng được Cá nhân phải là người có năng lực hành viTTDS Năng lực hành vi TTDS là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự Một chủ thể được xác định là có
Trang 17năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó
có năng lực hành vi dân sự Những người
không có năng lực hành vi TTDS thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án được Về lý luận người
có năng lực hành vi TTDS đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên Vì vậy, chỉ những người này mới có thể trở thành người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự Đây là điểm khác biệt với người đại diện trong quan hệ dân sự, theo đó trong quan hệ dân sự thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch
dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện [36, Điều 143]
Thông thường đương sự lựa chọn ủy quyền cho cá nhân hoặc người đại diện của pháp nhân, người đứng đầu tổ chức; hoặc một người nào đó cụ thể trong tổ chức, pháp nhân đứng ra trực tiếp thực hiện công việc ủy quyền nhưng không ủy quyền cho cho tổ chức, pháp nhân tham gia tố tụng Bởi lẽ, trách nhiệm của cá nhân người đại diện là trách nhiệm vô hạn khi thực hiện công việc được ủy quyền tại TA, còn trách nhiệm của pháp nhân, tổ chức là trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, pháp luật của một số nước lại cho phép đương sự có thể ủy quyền cho pháp nhân, tổ chức Về đặc điểm này, khác với quy định về người đại diện theo pháp luật, theo đó, vẫn có trường hợp ngoại lệ như cơ quan tổchức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Đó là, theo Điều 162 BLTTDS thì Cơ quan Dân số, Gia đình, và Trẻ em; Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và giađình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do Luật lao động quy định; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách [35] Đối với các pháp nhân, việc thực hiện các hành vi tố tụng thông qua người đứng đầu pháp nhân, do đó pháp nhân không thể là người đại diện theo ủy quyền
cho đương sự được, vì sẽ rất phức tạp và rắc rối trong trường hợp "đại diện
Trang 18ủa đại diện theo ủy quyền này"
- Thứ hai, quan hệ đại diện giữa người đại diện theo ủy quyền và đương sự
trong TTDS được xác lập theo phạm vi ủy quyền
Khác với người đại diện theo pháp luật và người đại diện do TA chỉ định, ngườiđại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của họ ủy quyền thay mặt đường sự trong tố tụng dân sự Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật Người đại diện theo pháp luật của đương sự đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi thấy cần thiết Phạm vi tham gia tố tụng của đại diện theo pháp luật của đương sự không bị hạn chế trong các loại việc Còn quan hệ giữa người đại diện do TA chỉ định và đương sự thì dựa theo sự chỉ định của TA Người đại diện do TA chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của TA chỉ định họ đại diện cho đương sự Phạm vitham gia tố tụng của người đại diện do TA chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc
Về phạm vi ủy quyền trong quan hệ ủy quyền giữa người đại diện theo ủy quyền và đương sự, đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc, nhưng đối với việc trong quan hệ hôn nhân (ly hôn) thì pháp luật quy định đương
sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự sau khi ủy quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người đại diện
Quan hệ đại diện theo ủy quyền của đương sự được xác lập giữa người đại diện theo ủy quyền với đương sự và quan hệ giữa người đại diện với các cơ quan tố tụng, cụ thể là TA trong phạm vi mà đương sự ủy quyền Đặc điểm này khác biệt so với quan hệ đại diện ủy quyền trong dân sự, thương mại: là quan hệ được xác lập giữa người đại diện
và người được đại diện theo ủy quyền; giữa người đại diện theo ủy quyền và bên thứ ba trong giao dịch dân sự, thương mại nhắm xác lập, thực hiện
Trang 19giao dịch dân sự, hợp đồng
- Thứ ba, về mục đích tham gia tố tụng thì người đại diện theo ủy quyền thay mặt
đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ theo phạm vi ủy
quyền
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng được, thì việc ủy quyền tạo điều kiện cho những chủ thể này có thể thể hiện ý chí, nguyện vọng trước TA, và người đại diện theo ủy quyền sẽ thay mặt họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình tố tụng Mặt khác, việc tham gia tố tụng của
họ còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự Quan hệ ủy quyền trong TTDS khác với quan hệ ủy quyền trong dân sự về mục đích đạt được: Ngườiđại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng thay mặt đương sự nhằm thực hiện các quyền vànghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; còn người đại diện theo ủy quyền trong dân sự thực hiện công việc ủy quyền nhằm mang lại lợi ích cho người ủy quyền thông qua việc xác lập và thực hiện giao dịch thay mặt bên ủy quyền Vì sự khác nhau đó, mà việc ủy quyền giữa đương sự và người đại diện theo ủy quyền khi tham gia
tố tụng bắt buộc phải được tiến hành dưới hình thức văn bản, có công chứng chứng nhận Còn với quan hệ đại diện theo ủy quyền trong dân sự, thương mại thì chỉ phải công chứng, chứng thực trong những trường hợp nhất định như tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc do tính chất công việc hay cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận văn bản ủy quyền
1.1.3 Vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
Khi nghiên cứu chủ thể tham gia vào TTDS, việc hiểu biết về vị trí, vai trò
của họ, chúng ta sẽ nhận định đúng đắn hơn về tầm quan trọng của chủ thể đó Theo Từ
điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì khái niệm vai trò là "Tác dụng, chức năng
trong hoạt động, sự phát triển của cái gì đó" [54, tr.1095] Như vậy, chúng ta có thể
hiểu, vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự là những tác động, chức năng của người đại diện theo ủy quyền trong hoạt động tố tụng và quá
Trang 20trình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự Vai trò
của người đại diện theo ủy quyền được thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền có vai trò thay mặt đương sự tham gia
TTDS Điều này thể hiện đúng với nguyên tắc bình đẳng pháp luật, tạo điều kiện cho những đương sự là cá nhân, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng vì nhiều lý do khác nhau như vướng mắc về việc gia đình đột xuất, ốm đau, khó khăn đi lại, không có thời gian do phải đảm nhiệm công việc cơ quan, do phải lao động theo hợp đồng có thể ủy quyền cho người khác hoặc luật sư tham gia tố tụng Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp cần sự chuyên môn hóa cao ngày càng được coi trọng, nên việc đương sự cần tìm người hiểu biết, có kinh nghiệm thay mặt mình tham gia tố tụng là điều hoàn toàn tất yếu
Thứ hai, người đại diện theo ủy quyền có vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự Trong trường hợp, đương sự không thể trực tiếp đến
TA, tức là không thể tự bảo vệ cho chính mình được, thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình để bảo vệ quyền lợi đó Bên cạnh đó, thực tế ở Việt Nam, người đại diện theo ủy quyền của đương sự đa số là luật sư, là những người có trình độ chuyên ngành luật cao, có kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật, nên khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự càng cao hơn, góp phần cùng với cơ quan tố tụng làm rõ sự thật vụ án Đặc biệt, hoạt động tích cực của luật sư với vai trò là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp Hoạt động của luật sư có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình, góp phần làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự của TA được thuận lợi, bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, đối với cơ quan tiến hành tố tụng thì việc đánh giá đúng vai trò của
người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ tạo ra sự phối hợp cần thiết giữa TA
Trang 21và người đại diện trong việc đi tìm ra sự thật, qua đó đảm bảo những quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự mà mình đại diện Vì vậy, TA cần hết sức tạo điều kiện để phát huy khả năng của người đại diện theo ủy quyền, đặc biệt là luật sư khi tham gia tố tụng
Đối với đương sự, cần có quyết định đúng đắn khi lựa chọn người đại diện theo
ủy quyền cho mình, để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất Qua người đại diện theo ủy quyền, không những họ bảo vệ được quyền, lợi ích của mình mà còn nâng cao được nhận thức pháp luật, tôn trọng và tuân thủ pháp luật Ngoài ra, chínhbản thân người đại diện theo ủy quyền cũng cần được xác định đúng vai trò của mình trong TTDS Nếu xác định đúng vị trí, vai trò của mình, họ sẽ chủ động hơn trong việc thay mặt đương sự thực hiện những quyền, nghĩa vụ nhất định Họ sẽ biết mình phải làm
gì và làm như thế nào để thực hiện tốt đúng chức trách của họ - những người đại diện, thay mặt cho đương sự trước TA
Với những vai trò nêu trên, quy định của pháp luật Việt Nam về đại diện theo
ủy quyền có ý nghĩa trong việc thực hiện công tác trợ giúp xã hội, là một trong những thành quả trí tuệ pháp lý và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cũng như tương đồng với pháp luật tố tụng của các nước trên thế giới
1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
- Thứ nhất, việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền
được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự
Theo đó, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền tự quyết định tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền và lợi ích của họ trong TTDS theo quy định của pháp luật
và trách nhiệm của TA giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Nguyên tắc quyền tự định đoạt đặt ra yêu cầu bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự Pháp luật cho phép đương sự có quyền tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và khi họ không thể tự thực hiện quyền đó thì có quyền nhờ luật sư hoặc ủy quyền cho một người khác đủ điều kiện tham gia tố
Trang 22tụng thay mặt họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ Mặt khác, phạm vi ủy
quyền tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền cũng do đương sự tự quyết định, có thể người đại diện theo ủy quyền chỉ tham gia vào một phần hoặc toàn bộ quá trình tố tụng tại TA Chính nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự tạo cơ sở cho việc hình thành các quy định về người đại diện theo ủy quyền và là cơ sở để TA tạo điều kiện cho người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng thực hiện tốt vai trò thay mặt đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thứ hai, việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền được tiến
hành trên cơ sở đảm bảo quyền tham gia tranh tụng tại TA để bảo vệ quyền và
lợi ích của đương sự:
Trong TTDS thì các đương sự sẽ tự mình đưa ra các chứng cứ , lý lẽ để b ảo
vê ̣quyền lơị c ủa mình Tuy nhiên , thưc tiễn xét xử cho thấy không phải bất kì
đương sự nào cũng có thể làm đươc điều đó Đương sự vì nhiều lý do chưa chắc đã
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất Từ đó, những đương
sự này cần đến người đại diện, người sẽ thay mặt họ tham gia tố tụng để bảo vê ̣
quyền lơị cho ho ̣ tốt hơn Khi tham gia tố tụng với tư cách người đại diện của đương
sự, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì pháp luật cần phải trao cho người đại diện của đương sự các quyền và nghĩa vụ tố tụng như của đương sự
- Thứ ba, việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền được tiến
hành trên cơ sở đảm bảo mối liên hệ giữa BLDS và BLTTDS trong việc quy
định về người đại diện theo ủy quyền
TTDS và dân sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu như dân sự được hiểu
là các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản, thì TTDS cũng xuất phát từ mối quan
hệ nhân thân và tài sản song chỉ phát sinh khi có tranh chấp xảy ra và có nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó Các chủ thể tham gia trong mối quan hệ pháp luật dân sự và TTDS đều giống nhau bởi luôn hướng đến các quyền dân sự, kinh tế mà chính đối tượng của quan hệ dân sự (tài sản và nhân thân) mang lại Bởi vậy,
Trang 23khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định
"Người đại diện theo uỷ quyền được quy định
trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng" [35]
BLDS năm 2005 quy định về người đại diện theo ủy quyền tại Khoản 1 Điều 143 và
Khoản 2, Điều 144 như sau: "Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có
thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự" [36] và "Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền" [36] Quy định này hợp lý bởi quan
hệ đại diện ra đời chủ yếu là để bảo vệ những đối tượng thiệt thòi trong xã hội (không thể tự bảo vệ) Cùng là quan hệ đại diện, đại diện trong TTDS và đại diện trong dân sự đều phải thể hiện được mục đích này
Hơn nữa, hoạt động TTDS có mục đích là giải quyết các tranh chấp trong quan
hệ dân sự, nên các chủ thể đại diện cho các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp trong các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thông thường sẽ tiếp tục là chủ thể đại diện trong quan hệ TTDS, trừ trường hợp đại diện mang tính chất vụ việc Ngoài ra, quan hệ đại diện trong TTDS chỉ xuất hiện khi có căn
cứ nhất định Như vậy, có thể trong quá trình tố tụng quan hệ đại diện mới phát sinh, và khi đó đại diện trong TTDS sẽ không đồng nhất với đại diện trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
- Thứ tư, việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền xuất
phát từ đòi hỏi của thực tiễn tố tụng tại TA
Thực tế cho thấy, đương sự vì lý do ốm đau, hoặc bận nên cần phải ủy quyền cho người khác thay mặt và nhân danh mình tham gia TTDS Hoặc cũng có những trường hợp, đương sự vì nói năng không lưu loát, thiếu hiểu biết pháp luật muốn ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Cũng tương tự như vậy, người đại diện của tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia
tố tụng mà ủy quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền cũng là người được đại diện theo ủy quyền Như vậy, cơ sở thực tiễn đã chỉ ra nhu cầu về việc cần phải quy định về người đại diện theo ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đảm bảo quyền tiếp
Trang 24cận công lý và quyền tự định đoạt của đương sự
1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS từ năm 1945 đến nay
Nhìn tổng quát thì từ năm 1989 đến nay, pháp luật về TTDS mới đưa ra
được khái niệm và các quy định về người đại diện theo ủy quyền, nhưng từ năm 1945
đã hình thành những chế định liên quan đến người đại diện của đương sự, từ đó làm cơ
sở cho việc xây dựng chế định về người đại diện theo ủy uyền sau này Dựa vào quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay, có thể chia sự phát triển của các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS thành các giai đoạn sau
1.3.1 Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1989
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam đân chủ cộng hoà ra đời, bộ máy Tư pháp được tổ chức lại Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngày 13/09/1946,
để tổ chức bộ máy cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký vào Sắc lệnh Số 33C ngày 13/09/1945 về việc thành lập Toà án
quân sự, trong đó khẳng định "bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ người khác bênh vực
cho mình" [11] Đây chính là cơ sở cho việc sau này pháp luật nước ta ban hành các quy
định sau này như đương sự có quyền "tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho mình" [35, Điều 58, khoản 1] và các quy định về người đại diện của
đương sự trong quá trình tố tụng nói chung và TTDS nói riêng sau này
Ngày 23/09/1946, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lực nước ta lần thứ hai Ngày 19/12/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm đến nhân dân, vẫn xây dựng và ban hành được nhiều văn bản pháp luật, trong
đó có các quy định về đảm bảo quyền tự bảo vệ hay nhờ người khác bảo vệ của đương sựtrong TTDS, tiền đề để xây dựng các quy định về "người
Trang 25đại diện của đương sự" Theo đó, ngày 22/12/1949, Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh
số 44/SL mở rộng quyền bào chữa cho các đương sự Ngay tại Điều 1 Sắc lệnh này đã
khẳng định "trước các Toà ánnguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực mình" Đây chính là một trong những quy định đầu tiên về việc
đương sự được quyền nhờ người khác thay mặt mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Toà án
Sau đó, ngày 22/05/1950, Nhà nước ta lại tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 85/SL
về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng Theo quy định tại Điều 2 Sắc lệnh này thì
"luật sư có thể được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương
sự"[12]
Sau những năm chiến đấu gian khổ, đến năm 1954, với thắng lợi tại Hiệp định Giơnever, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của chính quyền Nguỵ Sài Gòn Kể từ khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, bên cạnh việc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, chuẩn bị sức người, sức của cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong thời gian này, một loạt các văn bản pháp luật quan trọng được ban hành mà nổi bật nhất là việc Hiến pháp 1959 ra đời thay cho
Hiến pháp 1946, trong đó nêu rõ "Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh cách
mạng của nó Nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa" [31]
Trong lĩnh vực TTDS, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, trong đó có các văn bản liên quan đến quyền nhờ người khác thay mặt mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Toà án như Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956 quy định về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa, Thông tư số 22/HCTP ngày 18/02/1957 trả lời một số điểm về bào chữa của Bộ Tư pháp Đặc biệt, sau khi Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 được ban hành, Toà án nhân dân tối cao đã cho xây dựng và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việcdân sự như Thông tư số 614/DS ngày 24/04/1963 hướng
Trang 26dẫn một số thủ tục tố tụng cho Toà án địa phương, Thông tư số 03/NCPL ngày
03/03/1966 về trình tự giải quyết việc ly hôn, Thông tư số 06/TATC
ngày25/02/1974 hướng dẫn việc điều tra trong TTDS, Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 hướng dẫn về việc hoà giải trong TTDSTuy nhiên, việc nghiên cứu các văn bản này cho thấy vẫn thiếu vắng các quy định cần thiết về người đại diện theo ủy quyền thay mặt đương sự tham gia TTDS
Ở miền nam, năm 1972, chính quyền Nguỵ Sài Gòn ban hành Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, trong đó
có những quy định tiến bộ như thừa nhận đương sự có quyền: "hoặc đích thân xuất
đình, hoặc nhờ luật sư, tôn thuộc, ty thuộc, vợ, chồng, anh chị em, đồng thừa kế và đồng hội viên thay mặt cho mình" [4, Điều 50] Trong các văn bản pháp luật này, cũng
đã có những quy định về việc bảo đảm quyền bảo vệ hay nhờ người khác bảo vệ của đương sự trong TTDS, là tiền đề để phát triển quy định về người đại diện theo ủy quyền sau này Đặc biệt Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng đã có những quy định khá cụ thể
về nhờ người thay mặt tham gia TTDS
Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất Đây là bước ngoặc lớn trong lịch sử của đất nước Trong thời gian
từ năm 1975 cho đến năm 1989, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật khác quyđịnh về những vấn đề có liên quan đến người đại diện của đương sự trong TTDS như trong Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Thông tư số
96/NCPL ngày 08/02/1977, trong đó quy định các đương sự có quyền uỷ nhiệm cho người đại diện tham gia tố tụng, trừ việc ly hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Mục B phần thứ ba)
Năm 1980, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời là một sựkiện quan trọng trong đời sống chính trị của toàn dân Việt Nam trong đó đã quy định tại
Điều 133 "tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt
pháp lý" [37] Trên cơ sở đó, Điều 9 Luật tổ chức Toà án nhân dân 1981 đã ghi nhận
đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Ngoài ra, tại Thông tư liên tịch số 02/TT-LT ngày 01/02/1982
Trang 27quy định đối với những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của các
TAND cấp huyện, ngoài Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì các đương sự hoặc người đại diện của họ cũng có thể khởi tố dân sự theo thủ tục tái thẩm (Phần một)
Ngày 28/12/1987, Pháp lệnh tổ chức luật sư được Hội đồng Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hoạt động của luật sư không chỉ trong phạm vi bào chữa trong các vụ án hình sự mà còn tham gia tố tụng tại TA theo yêu cầu của đương sự trong vụ kiện dân sự, tư vấn pháp lý và các dịch vụ pháp lý khác Cụ thể Điều
13 Pháp lệnh tổ chức luật sư ghi nhận: Luật sư "đại diện cho các bên đương sự trong
các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án lao động " [21] Trong lĩnh vực tố
tụng, khi tham gia tố tụng hình sự, luật sư có tư cách là người bào chữa nhưng khi tham gia TTDS, luật sư lại có tư cách là người đại diện cho đương sự trong vụ án dân sự
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989, bên cạnh những nhiệm vụ vôcùng quan trọng liên quan đến vận mệnh nước nhà như giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng cửng
cố bộ máy nhà nước, hoàn thiện pháp luật nhằm Cũng chính trong giai đoạn này, những quy định sơ khai về người đại diện của đương sự trong TTDS đã ra đời, tạo ra những cơ sở, điều kiện cần thiết để các nhà làm luật Việt Nam ban hành những quy định cụ thể, chi tiết về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004
Trong giai đoạn này, đã có nhiều văn bản pháp luật TTDS được ban hành trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 Trong các văn bản pháp luật này đều ghi nhận
"các đương sự có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình tham gia tố
tụng" [51]
Như vậy, ở giai đoạn này, chế định "ủy quyền" và "người đại diện theo ủy
Trang 28quyền của đương sự" đã bắt đầu hình thành; cũng như các quy định về diện người
đại diện, quyền và nghĩa vụ, căn cứ pháp lý để phát sinh và chấm dứt quan hệ đại diện càng đầy đủ, cụ thể hơn và tạo điều kiện thuận tiện cho việc hiểu và áp dụng trong thực
tế hơn Tuy nhiên, ba pháp lệnh trên còn thể hiện sự thiếu nhất quán Như quy định về hình thức ủy quyền, PLTTGQCVADS và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế không yêu cầu phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền, nhưng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì yêu cầu phải có chứng thực hợp pháp Dù vậy Pháp lệnh này cũng không quy định rõ thế nào là chứng thực hợp pháp và cấp nào có thẩm quyền chứng thực văn bản ủy quyền
Theo Điều 22 PLTTGQCVADS, đương sự là công dân, người đại diện của đương sự theo quy định tại Điều 21 của PLTTGQCVADS có thể làm giấy uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hoặc
người đại diện được pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản Trong đó, Điều 24 quy định:
"người đại diện được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền" [22] Về quyền và nghĩa vụ của người đại diện: Điều 23 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định người đại diện được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền Quy định này đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng để các nhà làm luật Việt Nam cho ra đời các quy định về người đại diện theo
ủy quyền của đương sự trong BLTTDS
Đến năm 2001, để phát triển đội ngũ Luật sư đáp ứng nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, ngày 25/7/2001, Nhà nước ta
đã ban hành Pháp lệnh Luật sư mới Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và sau này là Luật Luật sư năm 2006 đều tái khẳng định luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diệnhoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự tại các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính [50]
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Kế thừa những quy định về người đại diện của PLTTGQCVADS năm 1989,
Trang 29BLTTDS năm 2004 ra đời được Quốc hội khóa XI thông qua và ban hành ngày
15/06/2004 tiếp tục quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Người đại diện của đương sự theo quy định của BLTTDS năm 2004 bao gồm
"người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền" [35, Điều 73, khoản 1]
Khái niệm về người đại diện theo ủy uyền cũng như phạm vi ủy quyền được quy địnhh
rõ ràng hơn tại Khoản 3, Điều 73 BLTTDS: "Người đại diện theo uỷ quyền được quy
định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng"
[35] Đây là một trong những điểm mới trong quy định về người đại diện theo ủy quyềncủa đương sự của BLTTDS so với PLTTGQCVADS năm 1989 Theo đó, người đại diện theo ủy quyền không nhất thiết cứ phải là người đã thành niên theo quy định tại Điều 152 BLDS năm 1995 mà cả những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi trừ trường hợp những giao dịch dân sự pháp luật quy định bắt buộc phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập Không những thế, so với PLTTGQCVADS năm 1989, BLTTDS đã
có quy định cụ thể về những trường hợp không được làm đại diện mà trong Pháp lệnh này đã không quy định Ngoài những điểm mới nói trên thì BLTTDS năm 2004 còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người dại diện theo ủy quyền của đương sự, chấm dứt đại diện trong TTDS và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTDS 2011 được Quốc hội khóa XII thông qua, ban hành ngày 29/03/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 tuy
có sửa đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự nhưng nhiều vấn đề quan trọng về người đại diện theo ủy quyền của đương sự vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Theo đó, năm 2012, HĐTPTANDTC đã ban hành: Nghị quyết
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa
án cấp sơ thẩm" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLTTDS và Nghị quyết 06/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của BLTTDS đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một
Trang 30số điều của BLTTDS có hướng dẫn áp dụng các quy định về người đại diện theo ủy
quyền của đương sự TTDS Về hình thức ủy quyền, kể từ khi Luật Công chứng được Quốc hội khóa 11 thông qua và ban hành ngày 29/11/2006 thì văn bản ủy quyền đều bắt buộc phải được cơ quan công chứng chứng nhận đảm bảo tính xác thực và hợp pháp cho nội dung ủy quyền Công chứng hợp đồng ủy quyền cũng được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2013
Như vậy, những quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS trong giai đoạn này đã tương đối rõ ràng, cụ thể Các quy định về đại diện ủy quyền trong BLTTDS năm 2004 đã tạo được những thuận lợi nhất định cho các đương sựtrong việc ủy quyền cho người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước TA Tuy nhiên, một số hạn chế quy định trong Bộ luật này cần được nghiên cứu thêm để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể và sâu sắc hơn tại Chương 2 của Luận văn
1.4 Pháp luật một số nước trên thế giới về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
1.4.1 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Cộng hòa Pháp
BLTTDS của Cộng hòa Pháp được chia làm 4 quyển với 1507 điều, ban
hành năm 1806 và liên tục được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho tới nay Từ Điều 411
đến Điều 420 của Bộ luật này được dành để quy định về "Đại diện và trợ giúp tại TA"
Điều 414 Pháp luật TTDS Pháp quy định, "Một bên đương sự chỉ có thể nhờ một trong những người, thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách theo quy định của pháp luật
để đại diện cho mình tại TA" [7] Như vậy, Pháp luật TTDS Pháp xác định rõ là một bên đương sự chỉ có thể có một đại diện, cá nhân hoặc pháp nhân BLTTDS Pháp còn quy định giới hạn về người đại diện Theo đó, đương sự có thể ủy quyền đại diện tại TA cho những người sau đây: "Luật sư, vợ hoặc chồng; cha
Trang 31mẹ hoặc những người thân thích trực hệ; cha mẹ hoặc những người bàng hệ đến
hàng thứ ba; những người quan hệ mật thiết với đương sự, như người phục vụ riêng hoặc người cộng tác đắc lực trong công việc của đương sự Nhà nước, các tỉnh, các xã và các cơ sở công có thể nhờ một công chức hoặc một viên chức thay mặt hoặc trợ giúp" [7, Điều 828] Để được đại diện cho một bên đương sự thì những người này phải chứng minh là mình đã được đương sự ủy quyền đại diện; tuy nhiên luật sư bào chữa hoặc luật
sư đại diện không cần phải chứng minh điều này mà thừa phát lại cũng được hưởng quyền này trong trường hợp mà thừa phát lại được đại diện cho đương sự [7, Điều 416] Như vậy, so với quy định của BLTTDS nước ta, thì diện những người đại diện theo ủy quyền của đương sự theo BLTTDS nước Cộng hòa Pháp hẹp hơn và được quy định cụ thể hơn
BLTTDS Pháp quy định cụ thể người được ủy quyền đại diện tại TA được coi như có quyền hạn đặc biệt để rút đơn hoặc chấp nhận việc rút đơn, để đề xuất hoặc chấp nhận một lời đề nghị, một lời tự thú, một sự thỏa thuận [7, Điều 417] Tuy nhiên, quy định này có phần làm hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự Ngoài ra, Điều
419 Bộ luật này còn quy định về việc chấm dứt đại diện Theo đó, nếu muốn chấm dứt việc đại diện, người đại diện chỉ được miễn nhiệm sau khi đã thông báo ý định của mìnhcho người ủy quyền, cho thẩm phán và bên tranh chấp kia biết Trong trường hợp việc đại diện là bắt buộc, luật sư đại diện chỉ được miễn nhiệm kể từ ngày có người thay thế
do đương sự chọn hoặc do chủ nhiệm đoàn luật sư chỉ định [7, Điều 419]
1.4.2 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Liên Bang Nga
BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga được Quốc hội (Duma) thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003 Bộ luật này được ban hành
để thay thế BLTTDS năm 1964 của nước CHXHCN Xô Viết BLTTDS năm 2003 của Liên Bang Nga có cơ cấu hoàn chỉnh và đồ sộ hơn với 7 phần, 47 chương và 446 điều Trong đó, BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga đã dành trọn chương V gồm 7 điều (từĐiều 48 đến Điều 54) để quy định về vấn đề người đại diện của
Trang 32đương sự
Về chủ thể, thông thường người đại diện theo ủy quyền của đương sự là các cá nhân Người đại diện là pháp nhân chỉ được nói tới đối với trường hợp đại diện theo pháp
luật "việc tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp của các tổ chức do người đại diện
hoặc do cơ quan của những tổ chức đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật, điều lệ cho phép" [6, Điều 48, khoản 2] Quy định này là hợp lý và tương đồng với
BLTTDS nước ta Về người đại diện theo ủy quyền của
đương sự, TTDS Liên bang Nga quy định như sau:
- Người đại diện trong TTDS là "người có năng lực hành vi đầy đủ và có văn bản ủy
quyền theo đúng quy định của pháp luật, trừ những người quy định tại Điều 51 của Bộ luật này" [6, Điều 49] Như vậy, người đại diện trong TTDS theo quy định của pháp
luật TTDS Liên bang Nga tương tự với người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam
- Về căn cứ xác lập đại diện: Đại diện trong TTDS được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện, được thể hiện thông qua văn bản ủy quyền
- Về phạm vi, thẩm quyền đại diện: Phạm vi, thẩm quyền đại diện của người đại diện trong TTDS được xác lập theo văn bản ủy quyền và được quy định cụ thể hơn quy
định của BLTTDS Việt Nam về phạm vi ủy quyền Theo quy định tại Điều 54 thì "quyền
được ký đơn khởi kiện, quyền đưa đơn ra tòa, quyền yêu cầu chuyển tranh chấp cho Toà
án đồng chí giải quyết, quyền khởi kiện ngược lại, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn
kh ởi kiện, giảm mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay
đổi căn cứ hoặc đối tượng tranh chấp, quyền hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, đưa ra yêu cầu buộc thi hành án, nhận lại hoặc tiền bị xử phạt phải ghi rõ trong
văn bản ủy quyền".[6]
- Về những trường hợp không được làm đại diện: Theo quy định tại Điều 51 thì
"thẩm phán, dự thẩm viên, kiểm sát viên không được làm đại diện trong tố tụng dân sự;
trừ trường hợp họ tham gia với tư cách đại diện cho cơ quan của họ hoặc
với tư cách người đại diện theo pháp luật" [6]
Trang 33Như vậy, các quy định về người đại diện trong TTDS theo BLTTDS của
Liên bang Nga mang nhiều điểm tương đồng với người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam
1.4.3 Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật TTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc khóa 7 thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 09/04/1991 Trong đó quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyên tắc đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mình tham gia tố tụng Đương sự hoặc người đại diện theo luật định có quyền ủy nhiệm một
đến hai người đại diện tố tụng Người đại diện tố tụng này có thể là: "Luật sư, những
nhân thân gần gũi của đương sự, những người được toàn thể xã hội hữu quan hoặc người do đơn vị sở tại cử và những công dân khác đều có thể được ủy nhiệm là người đại diện tố tụng" [5] Việc ủy nhiệm phải được lập thành văn bản, có chữ ký hoặc dấu
của người ủy nhiệm Văn bản ủy nhiệm này phải ghi rõ sự việc được ủy nhiệm và quyền hạn của người được ủy nhiệm Đối với những việc công nhân, thay đổi, từ bỏ yêu cầu
tố tụng, tiến hành hoà giải, đưa ra yêu cầu phản tố hoặc kháng cáo, người ủy nhiệm phải
có sự ủy nhiệm đặc biệt của đương sự [5, Điều 59] Trong trường hợp quyền hạn của người đại diện trong tố tụng có thay đổi hoặc xóa bỏ, đương sự phải viết giấy báo cho
TA biết và TA sẽ thông báo cho phía đương sự bên kia [5, Điều 60] Như vậy,
BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có đề cập đến quy định về "ủy nhiệm" tương tự với khái niệm "ủy quyền" theo BLTTDS nước ta
Trang 34KÊT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại Chương 1 Luận văn, tác giả đã đi sâu vào phân tích và luận giải để làm
rõ về khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự Luận văn đã luận giải làm nổi bật được bản chất, vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy quyền Thay mặt đương sự và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo phạm vi ủy quyền Nắm rõ được vai trò này, đương sự có thể lựa chọn được người đại diện theo ủy quyền hiểu biết pháp luật, cũng như TA tạo điều kiện hết sức cho người đại diện theo ủy quyền tham gia TTDS thay mặt đương sự, được phát huy các quyền của mình để bảo vệ tối đa
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Thông qua việc phân tích các đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền, Luận văn đã cố gắng chỉ ra những dấu hiệu để phân biệt người đại diện theo ủy quyền với các loại đại diện khác trong tố tụng dân sự, cũng như quan hệ đại diện ủy quyền trong dân sự Một điểm quan trọng khác biệt khi so sánh người đại diện theo ủy quyền với người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo chỉ định của TA đó là cơ sở pháp lý tham gia tố tụng và phạm vi đại diện theo ủy quyền Đây là một điểm quan trọng, để TA,cũng như người đại diện theo ủy quyền nhận thức và xác định rõ được phạm vi đại diện;người đại diện ủy quyền cần biết là mình được đại diện trong giới hạn nào theo văn bản
ủy quyền, để tránh ủy quyền sai công việc hoặc quá phạm vi ủy quyền
Việc nghiên cứu sự phát triển của các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam, cũng như kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới là tiền đề cần thiết để có góc nhìn sâu sắc hơn, phát hiện những bất cập trong các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trên cơ sở vận dụng những quy định tiến bộ của các nước khác một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của nước
ta
Trang 35Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1 Về điều kiệu trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự
2.1.1 Điều kiện về nội dung
Theo quy định tại Điều 73 BLTTDS, người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong BLDS là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS Vì vậy, người đại diện theo ủy quyền trong TTDS phải thỏa mãn điều kiện trở thành người đại diện trong dân
và nhận thức không thống nhất:
Có ý kiến cho rằng, pháp luật hiện hành không có quy định nào về người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện hay phòng giao dịch của pháp nhân Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2, Điều 147 BLDS 2005 quy định về các
trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền như sau: "Người uỷ quyền hoặc người được
uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết" [36] và điểm c khoản 2, Điều 148 "Pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết" [36] Quy định này có thể
hiểu đương nhiên rằng người được ủy quyền chỉ có là cá nhân hay không? Vì nếu ủy quyền cho pháp nhân thì pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự để thực hiện việcđược ủy quyền, và vì không có trường
Trang 36hợp nào hợp đồng ủy quyền chấm dứt dopháp nhân là bên được ủy quyền bị giải
thể, phá sản hoặc bị mất năng lực pháp luật
Quan điểm khác cho rằng, pháp nhân cũng có thể là người được ủy quyền thôngqua người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu chấp nhận phương án này thì trách nhiệm pháp lý khi tham gia tố tụng sẽ thuộc về pháp nhân hay người đại diện, hoặc người thay mặt pháp nhân trực tiếp thực hiện công việc ủy quyền? Theo quy định
tại khoản 1, Điều 91 BLDS 2005 thì: "Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Người đại diện của pháp nhân tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất của Bộ luật này" [36, Điều 91] Nếu
người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức vì lý do nào đó không thể tự mình trựctiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mình, thì người đại diện theo ủy quyền có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mà mình đại diện Vấn đề cần xem xét là, ai là người trong cơ quan, tổ chức có thể ký văn bản ủy quyền cho người khác tham gia TTDS ? Ngưởi ủy quyền trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức hay là người
đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ?
Như trên đã phân tích, người đại diện theo ủy quyền được qui định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS, do đó việc ủy quyền trong TTDS củapháp nhân được thực hiện giống như việc ủy quyền trong các giao dịch dân sự Khoản 1
Điều 143 BLDS 2005 qui định " người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy
quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự" [36] Khi tham gia tố tụng tại
TA, không phải tất cả các thành viên của cơ quan, tổ chức đều có thể được triệu tập mà mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức đều thông qua người đại diện theo pháp luật Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể hoặc không muốn tham gia tố tụng thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác nhân danh và vì quyền lợi của cơ quan, tổ chức mình tham gia, trong trường hợp đó thì ngưởi ủy quyền là cơ quan, tổ chức chứ không phải người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó Đối với đa số các trường hợp
Trang 37đương sự là pháp nhân như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân
hàng thương mại thì rất ít khi người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia tố tụng, mà thường ủy quyền cho người khác là nhân viên dưới quyền tham gia Có quan điểm cho rằng việc ủy quyền như vậy là ủy quyền gián tiếp, vì phải thông qua ý chí của một thể nhân khác là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (mà người này thực chất là đại diện theo ủy quyền của các thành viên pháp nhân thông qua Điều lệ) Quan hệ ủy quyền này không phải phát sinh giữa người ký văn bản ủy quyền với người được ủy quyền, mà phát sinh giữa pháp nhân với người được ủy quyền sau này, vì thế người ký văn bản ủy quyền (ví dụ Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) không có tư cách là bên ủy quyền, mà chỉ có tư cách là người đại diện cho bên ủy quyền
Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợp cá nhân, doanh nghiệp ủy quyền cho các tổchức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật) đại diện cho mình trong các giao dịch dân sự và cả tham gia tố tụng, chẳng hạn ủy quyền đòi nợ và tham gia tố tụngtại TA nếu việc đòi nợ không có kết quả Khi tham gia TTDS tại TA, tổ chức hành nghề luật sư cử hoặc phân công một thành viên trong tổ chức của mình làm đại diện cho đương sự Thực chất giao dịch được xác lập ở đây không phải là quan hệ ủy quyền thông qua Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền, mà là hợp đồng dịch vụ pháp lý giữacác bên, tổ chức hành nghề luật sư không phải là người đại diện theo ủy quyền của đương sự TA chỉ chấp nhận việc tham gia tố tụng của thành viên của tổ chức hành nghề luật sư với tư cách người đại diện theo ủy quyền, nếu có văn bản ủy quyền cụ thể của đương sự cho chính thành viên của tổ chức hành nghề luật sư đó; nếu tổ chức hành nghề luật sư có Giấy giới thiệu hoặc đề nghị TA cho phép thành viên của tổ chức mình tham gia TTDS với tư cách người đại diện theo ủy quyền thì Toà án không chấp nhận
Việc nghiên cứu cho thấy pháp luật chưa quy định rõ và thống nhất về các chủ thể ủy quyền và được ủy quyền Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc ủy quyền giữa pháp nhân với pháp nhân: Pháp nhân này ủy
quyền cho pháp nhân khác hay người đại diện của pháp nhân này ủy quyền cho
Trang 38người đại diện của pháp nhân khác;
Thứ hai, việc ủy quyền giữa cá nhân với pháp nhân: Cá nhân ủy quyền cho
pháp nhân hay cá nhân này ủy quyền cho người đại diện của pháp nhân;
Thứ ba, việc ủy quyền giữa pháp nhân với cá nhân: Pháp nhân ủy quyền cho cá
nhân (thuộc hoặc không thuộc pháp nhân đó) hay người đại diện của pháp nhân
ủy quyền cho cá nhân)
Thứ tư, trường hợp cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài ủy quyền tham gia tố tụng tại Việt Nam thì sẽ thực hiện theo quy
định và hình thức ủy quyền như thế nào?
Khoản 5 Điều 139 BLDS quy định: "Người đại diện phải có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này" [36] Có
thể thấy quá trình giải quyết vụ việc dân sự rất phức tạp, muốn thay mặt đương sự thamgia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì người đại diện phải cókhả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc tham gia tố tụng Năng lực hành vi dân sự của chủ thể là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có năng lực hành vi dân sựđầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi Vì vậy, chỉ những người này mới có thể trở thành người đại diện của đương sự
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS, "Người đại diện theo uỷ quyền được
quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS" [35] Trong
khi đó, Khoản 2 Điều 143 BLDS quy định trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định những người chưa đủ 18 tuổi cũng có thể là người đại diện trong quan hệ phápluật nội dung: người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền trong quan hệ dân sự Nếu dẫn chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì người đại diện theo uỷ quyền từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong quan hệ dân sự
có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS không phù hợp với thực tiễn và cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp
Trang 392.1.1.2 Người đại diện theo ủy quyền phải là người được ủy quyền tham gia
tố tụng:
Khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2005 quy định: "Đại diện theo uỷ quyền là đại diện
được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện" [36] Việc
một người đại diện cho người khác tham gia các giao dịch sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người được đại diện Chính vì vậy, một người được xác lập tư cách người đại diện theo ủy quyền khi và chỉ khi người được đại diện thể hiện rõ ý chí cho người đó làm đại diện Việc thể hiện ý chí này có thể lập thành văn bản hoặc không, trừ trường hợp pháp luật quy định khác [36, Điều 142, khoản 2] Đối với đại diện theo ủy quyền, pháp luật TTDS không xác định cụ thể hình thức ủy quyền là gì nhưng khoản 2 Điều 74 BLTTDS
khẳng định: " Người đại diện theo ủy quyền trong TTDS thực hiện các quyền, nghĩa vụ
TTDS theo nội dung văn bản ủy quyền" [35] Như vậy, có thể khẳng định việc đương sự
ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì "Người đại diện theo uỷ quyền
được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự" [35] Từ quy định này có thể nhận định tuy pháp luật TTDS hiện hành không có quy
định cụ thể về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS được quyền ủy quyền lại cho người thứ ba nhưng căn cứ vào Điều 143 và Điều 583 BLDS thì có thể khẳng định người đại diện theo ủy quyền có thể được quyền ủy quyền lại cho người thứ ba khi đáp ứng các điều kiện nhất định theo Điều 143 và Điều 583
BLDS Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, việc ủy quyền lại phải được bên ủy quyền (ban đầu) đồng ý hoặc pháp
luật có quy định Đối với văn bản ủy quyền có công chứng, thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ có thể ủy quyền lại cho người thứ ba khi trong văn bản đó có nêu
rõ nội dung ủy quyền là bên nhận ủy quyền được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba
- Thứ hai, hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp
đồng ủy quyền ban đầu
Trang 40- Thứ ba, phạm vi ủy quyền lại
không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu
2.1.1.3 Người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia đối với những vụ việc được pháp luật cho phép và không thuộc các trường hợp bị pháp luật hạn chế làm người đại diện
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng [35] Nghĩa là những người đại diện theo uỷ quyền không thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng trong việc ly hôn mặc dù được đương sự ủy quyền tham gia tố tụng, còn đối với những
vụ việc dân sự khác người đại diện theo ủy quyền của đương sự được quyền tham gia tố tụng Ngoài ra, người đại diện của đương sự trong TTDS phải là người có năng lực hành
vi TTDS đầy đủ Bởi nếu ngay bản thân người đại diện cũng không có năng lực hành vi TTDS thì họ không thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà họ đại diện Theo quy định của pháp luật thì người có năng lực hành vi TTDS đầy đủ là người
từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành
vi dân sự Những người không có năng lực hành vi TTDS thì không thể làm người đại diện cho đương sự trong TTDS được
Những trường hợp không được làm người đại điện của đương sự trong TTDS được quy định tại Điều 73, 75 và 76 BLTTDS Theo Điều 75 BLTTDS thì
những người sau đây không được làm người đại diện theo uỷ quyền của đương sự:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đượcđại diện hoặc nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong TTDS cho một đương
sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợppháp của người được đại diện trong cùng một vụ án [35, Điều 75, khoản 1]
Sở dĩ pháp luật có dự liệu như vậy nhằm mục đích hạn chế việc người đại diện theo ủy quyền của đương sự lợi dụng những quyền lợi, nghĩa vụ mà pháp luật trao cho mình để trục lợi, đi ngược lại lợi ích của đương sự mà mình đại diện, trái