1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN: MÔN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CÔNG

41 847 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 64,65 KB
File đính kèm 3. Tieu luan Phap luat hanh chinh.rar (62 KB)

Nội dung

Để tác động tới các quan hệ xã hội, hành vi của các đối tượng bị quản lý, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Việc sử dụng các biện pháp mang tính thuyết phục hay cưỡng chế tuỳ thuộc vào bản chất, tính xã hội của Nhà nước. Trong các kiểu nhà nước như: chủ nô, phong kiến, tư sản để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, các nhà nước đó chủ yếu sử dụng các biện pháp cưỡng chế, biện pháp thuyết phục đặt xuống hàng thứ yếu. Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân, không vì bất kỳ mục đích tự thân nào, do đó, biện pháp thuyết phục là biện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. ở nước ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một chương mới đốivới lịch sử dân tộc, đưa nước ta từ một nước nô lệ thuộc địa vươn lên trở thànhmột nước độc lập Trải qua 72 năm với nhiều giai đoạn phát triển của lịch sửcách mạng và Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng đã dần được hìnhthành và phát triển Kể từ Sắc lệnh số 131/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kýngày 20/7/1946 quy định việc truy tầm các sự phạm pháp; Sắc lệnh số 175/SL

ký ngày 18/8/1953 quy định các biện pháp quản chế hành chính; Nghị quyết số49/NQ-TVQH năm 1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tập trung giáo dụccải tạo những phần tử có hành vi nguy hại xã hội; Quyết định số 123/CP năm

1961 của Hội đồng Chính phủ về cấm cư trú ở những khu vực quan trọng xungyếu về chính trị, kinh tế, quốc phòng…

Ngày 28/11/1989 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do Ủy banThường vụ Quốc hội ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1990 đã đánhdấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hànhchính Pháp luật xử lý vi phạm hành chính được nâng lên một tầm mới vớinhận thức về một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kể từthời điểm Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốchội ban hành ngày 28/11/1989 đến nay, pháp lệnh này đã hai lần được thay thế

và hai lần được sửa đổi, bổ sung đó là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chínhngày 06/7/1995 thay thế cho Pháp lệnh ngày 28/11/1989; Pháp lệnh xử phạt viphạm hành chính ngày 02/7/2002 thay thế cho pháp lệnh năm 1995; Từ năm

2002 trở về đây, Pháp lệnh này được sửa đổi bằng Pháp lệnh số UBTVQH sửa đổi một số điều Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm

31/2007/PL-2002 và Pháp lệnh số 44/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002

Qua mỗi lần được sửa đổi, bổ sung và thay thế, Pháp lệnh xử phạt viphạm hành chính ngày càng được hoàn thiện hơn, trở nên khả thi, phù hợp vớithực tiễn, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội Hoàn

Trang 2

thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bối cảnh Việt Namđang xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đáp ứngđược yêu cầu ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong cáclĩnh vực quản lý nhà nước và góp phần đảm bảo quyền, tự do cơ bản của côngdân Trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam, bối cảnh hộinhập toàn diện, một mặt pháp luật quy định về trách nhiệm hành chính pháttriển chậm hơn so với pháp luật quy định về các loại trách nhiệm khác như:hình sự, dân sự… Mặt khác hệ thống Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính vàviệc thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ những bất cập, hạnchế dẫn đến hạn chế hiệu quả xử lý vi phạm hành chính.

Để giải quyết thực tế, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Luật xử

lý vi phạm hành chính Việc xây dựng và tổ chức thực hiện luật xử lý vi phạmhành chính nhằm giải quyết những bất cập và hạn chế từ hệ thống pháp luật xử lý

vi phạm hành chính hiện hành Xác lập cơ sở pháp lý mới với những nội dung cótính khoa học, khả thi để nâng cao hiệu quả của pháp luật xử lý vi phạm hànhchính

Trong phạm vi tiểu luận, thời gian nghiên cứu cũng như khả năng của họcviên còn nhiều hạn chế, học viên kính mong nhận được sự quan tâm, cho ýkiến của các thầy, cô giáo và sự góp ý tham gia của bạn bè học viên

Trang 3

Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhândân, không vì bất kỳ mục đích tự thân nào, do đó, biện pháp thuyết phục làbiện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước ở nước ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhândân, vì vậy, được tuyệt đại đa số nhân dân tuân thủ một cách tự giác

Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý hành chính nhànước và xã hội, phát huy tính tích cực chính trị, sự sáng tạo của quần chúngtrong cách mạng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

Sự quan tâm đó thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Hiếnpháp 1992 (Điều 53) Kế thừa và phát huy quan điểm của V.I Lênin: nhà nướcvững mạnh bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không phải bởi sự tăngcường đàn áp của bộ máy chuyên chính như quân đội và cảnh sát của nhà nước

đó, Đảng ta đã khái quát thành quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Do đó, bằng hoạt động tuyêntruyền, giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của nhândân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã giành đượcthắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống giặcngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhiều chủ

Trang 4

trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được nhândân tự giác thực hiện.

Như vậy, thuyết phục là hoạt động do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hộitiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương,nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân,tạo ra thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thu hút công dântham gia giải quyết các công việc của nhà nước và xã hội, phát huy lòng nhiệttình, tính sáng tạo của mọi công dân, tích cực đấu tranh chống vi phạm pháp luật

và tội phạm Thuyết phục có vai trò rất to lớn để nâng cao hiệu quả quản lýhành chính nhà nước, tăng cường củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản lýhành chính nhà nước Nhà nước vững mạnh chính bởi ý thức giác ngộ của quầnchúng chứ không chỉ do tăng cường các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc. 

Chúng ta mới vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, bước vào xây dựngcuộc sống mới, cơ chế cũ chưa mất, cơ chế mới chưa hình thành ổn định vàphát triển, đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, do đó trong xã hội tồn tạinhững nhân tố xã hội chủ nghĩa và cả những nhân tố chưa phải là xã hội chủnghĩa, còn nhiều nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật,cộng với ý thức pháp luật chưa cao trong một bộ phận lớn của dân cư; trình độ,

ý thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầuđòi hỏi ngày càng cao trong quản lý hành chính nhà nước, vì vậy, công táctuyên truyền, giáo dục pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt Nhưng sẽ là sailầm nếu cho rằng trong quản lý hành chính nhà nước và xã hội chỉ cần các biệnpháp thuyết phục Bởi vì, trong xã hội còn tồn tại tội phạm, vi phạm pháp luật,còn sự chống đối, phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nướcnhằm phá hoại trật tự quản lý hành chính nhà nước và an ninh quốc gia, an toàn

xã hội Vì vậy, phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hànhchính nhà nước V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Trước hết phải thuyết phục và sau

đó mới cưỡng bức, dù thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyếtphục rồi mới cưỡng chế. 

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là cần thiết đối với những cá nhân, tổchức vi phạm pháp luật, gây rối trật tự trị an, có thái độ chống đối lại chính

Trang 5

quyền nhân dân, không chấp hành đường lối, chủ trương và pháp luật của nhànước Trong các trường hợp đó, việc áp dụng cưỡng chế không trái với nguyêntắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta, trái lại, nó được thực hiện vì lợi íchchung của nhân dân, xã hội, nhà nước, trong đó có cả lợi ích cá nhân Không

áp dụng cưỡng chế, hay coi nhẹ nó cũng có nghĩa là buông nhẹ kỷ cương dẫntới tình trạng vô Chính phủ, vô kỷ luật trong xã hội và trong bộ máy nhà nước.Ngược lại, quá nhấn mạnh đến cưỡng chế sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền,trái với bản chất nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân Vì vậy, kết hợpthuyết phục và cưỡng chế một cách hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đối với việcthực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước. 

Kinh nghiệm quản lý hành chính nhà nước trong nhiều năm qua chỉ rõnhững sai lầm duy ý chí trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tư tưởng nóng vội trongviệc xoá bỏ các thành phần kinh tế bằng các biện pháp hành chính, cũng nhưquá chú ý đến phương thức quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chínhkhông đánh giá đầy đủ, khách quan, coi nhẹ các biện pháp khuyến khích kinh

tế và sử dụng các đòn bẩy kinh tế đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xáotrộn nền kinh tế quốc dân, làm suy yếu sức sản xuất, gây ra những tiêu cựctrong xã hội, dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế

Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, việc áp dụng cưỡng chếcũng chưa đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.Một số cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thoái hoá, biến chất,tham nhũng vẫn chưa được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Điều đó gâyảnh hưởng xấu đến kỷ cương xã hội nói chung, pháp chế và kỷ luật trong quản

lý hành chính nhà nước nói riêng. 

Như vậy, việc kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế là yêu cầu đòi hỏikhách quan của đời sống xã hội và nhà nước Tuỳ thuộc vào môi trường hoàncảnh chính trị, kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn, mỗiloại biện pháp có một ý nghĩa, vai trò nhất định Vì vậy, cần phải kết hợp mộtcách hài hoà giữa các biện pháp đó là một nghệ thuật trong quản lý

Trang 6

II KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

1 Quan niệm về cưỡng chế hành chính xét ở góc độ pháp lý

Cưỡng chế hành chính là một thuộc tính của quyền lực nhà nước Văn bảnquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đồng thời buộc mọi thành viêncủa xã hội phải chấp hành vô điều kiện Như vậy, trong mỗi quy phạm phápluật đã chứa đựng sẵn sự cưỡng chế của Nhà nước, và khả năng này sẽ trởthành hiện thực khi có các sự kiện pháp lý, có những vi phạm pháp luật Cưỡngchế nhà nước được áp dụng vì lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân, do các

cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhân danh, đại diện cho quyền lựcnhà nước áp dụng Như vậy, cưỡng chế nhà nước mang tính giai cấp và xã hội,

là một thuộc tính vốn có của Nhà nước, còn Nhà nước thì còn các biện phápcưỡng chế mang tính nhà nước Cưỡng chế hành chính là một dạng cưỡng chếnhà nước, là tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước (thông qua cơ quan nhànước, cá nhân có thẩm quyền) áp dụng để tác động lên tâm lý, tư tưởng, tìnhcảm và hành vi của công dân, nhân viên nhà nước, người có chức vụ, tác độngtới hoạt động, hành vi của cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội, tổ chức kinh tếbuộc họ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích ngăn chặn những hành

vi vi phạm pháp luật, đảm bảo pháp chế, trật tự trong quản lý hành chính nhànước và xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật Sự tồn tại kháchquan của cưỡng chế nhà nước đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ quan chứcnăng để thực hiện các biện pháp cưỡng chế Đó là các cơ quan xét xử, các việnkiểm sát Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra,thanh tra được pháp luật quy định tại những cơ quan có thẩm quyền áp dụngcưỡng chế nhà nước, ví dụ Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan hải quan, kiểmlâm, thuế vụ, công an… Hệ thống các cơ quan này đảm bảo cho các quy địnhcủa Luật hành chính được áp dụng và nghiêm chỉnh chấp hành Thẩm quyềncủa mỗi loại cơ quan nhà nước nói trên được quy định chặt chẽ trong các vănbản pháp luật Trong thực tiễn quản lý, đôi khi phát sinh những sự kiện pháp lýhoặc những tình huống bất ngờ đòi hỏi các cơ quan quản lý hành chính nhànước cần có những biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả, ngăn chặn

Trang 7

những khả năng vi phạm pháp luật, hoặc khôi phục lại những thiệt hại xảy ra.

Vì mục đích đó, các cơ quan hành chính nhà nước được quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế để đảm bảo thiết lập lại trật tự và xử lý các tình huống bấtngờ đã xảy ra Theo quy định của Luật hành chính chúng được coi là nhữngbiện pháp cưỡng chế hành chính Ví dụ, khi có thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, dịchbệnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (công an, Uỷ ban nhân dân) cóquyền yêu cầu công dân, các tổ chức xã hội phải thực hiện những nghĩa vụ nhấtđịnh, hoặc phải rời khỏi nơi đang xảy ra nguy hiểm

2 Đặc điểm của cưỡng chế hành chính

Việc áp dụng cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của toà án,chủ yếu do cơ quan quản lý hành chính nhà nước áp dụng (công an, kiểm lâm,thuế vụ )

Theo nghĩa rộng, cưỡng chế hành chính còn bao gồm cả việc áp dụng cácchế tài kỷ luật đối với các cán bộ, công chức nhà nước do người có thẩm quyền

áp dụng đối với những vi phạm kỷ luật hay vi phạm pháp luật trong hoạt độngcông vụ Tuy vậy, do tính chất đặc thù của các quan hệ công vụ nhà nước, cácchế tài kỷ luật và trình tự áp dụng chúng, mối quan hệ công tác giữa người cóthẩm quyền xử lý kỷ luật với người vi phạm kỷ luật nhà nước mà dạng cưỡngchế này được coi như một chế định độc lập và được xem xét riêng trong phầncông vụ nhà nước Nghĩa là, không phải bất kỳ mọi biện pháp cưỡng chế ngoàiphạm vi cưỡng chế toà án cũng được coi là cưỡng chế hành chính

Theo nghĩa hẹp, cưỡng chế hành chính không bao hàm cưỡng chế kỷ luật

và khác với cưỡng chế kỷ luật ở chế tài, trình tự áp dụng, mối quan hệ giữangười có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế và người bị cưỡng chế

Nét đặc trưng của cưỡng chế hành chính (nếu so với cưỡng chế kỷ luật) là

cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cánhân hay tổ chức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộctrên dưới về tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính (năm 2002) quy định rõ những cơ quan nhà nước, người cóthẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính gồm: Chủtịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố

Trang 8

trực thuộc trung ương; Trưởng Công an phường; Trưởng công an cấp huyện;Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng cảnh sát hình sự,Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính vềtrật tự xã hội, Trưởng phòng cảnh sát quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công ancấp tỉnh; thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, thủ trưởng đơn

vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính độc lập; Chỉ huytrưởng Trạm công an cửa khẩu; Hạt trưởng hạt kiểm lâm; Trưởng Hải quan cửakhẩu; Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng;Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và thủ trưởngđơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo; Thanh tra nhà nước chuyênngành; người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sânbay, bến cảnh, cảnh sát biên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hảiđội cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn cảnh sát biển; Cục trưởng Cụccảnh sát biển; Giám đốc Cảng vụ hàng hải; Giám đốc Vụ thuỷ nội địa; Giámđốc Cảng vụ hàng không

Chỉ những cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người có chức vụ đượcpháp luật quy định có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng cưỡngchế hành chính mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế Nghĩa làkhông phải bất kỳ cơ quan nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hànhchính Mặt khác, mỗi cơ quan hành chính, người có chức vụ chỉ được áp dụngnhững biện pháp cưỡng chế nhất định

Cưỡng chế hành chính là sự cưỡng bức, bắt buộc công dân, hay tổ chức nhànước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý đượcquy định bởi pháp luật hành chính và nằm ngoài phạm vi nội bộ của cơ quan,ngành

Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo trình tự thủ tục do pháp luậthành chính quy định Việc áp dụng cưỡng chế hành chính được thực hiện theotrình tự thủ tục đơn giản hơn so với trình tự áp dụng cưỡng chế hình sự và kỷluật

Cưỡng chế hành chính được áp dụng để:

a Phòng ngừa, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật;

Trang 9

b Trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính;

c Đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạmpháp luật

3 Các loại biện pháp cưỡng chế hành chính

Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng nhằm mục đích đảmbảo trật tự, kỷ cương pháp chế trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.Căn cứ vào mục đích riêng của các biện pháp cưỡng chế hành chính, người taphân loại thành các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp ngăn chặn và cácbiện pháp trách nhiệm hành chính

3.1 Các biện pháp phòng ngừa được áp dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cũng như đảm bảo các an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh…

Các biện pháp này thông thường được áp dụng để ngăn ngừa những hiểmhoạ xảy ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân, tài sản của nhà nước, xãhội trong các hoàn cảnh khẩn cấp không liên quan đến những vi phạm phápluật Những biện pháp phòng ngừa gồm:

- Kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật (ví dụ, kiểmtra bằng lái xe ô tô, xe máy, nhãn hiệu hàng hoá, chứng minh thư nhân dân,bằng tốt nghiệp phổ thông, đại học );

- Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu trong nhà ở của công dân khi có nghi ngờ về

vi phạm chế độ đăng ký tạm trú;

- Kiểm tra hàng hoá, hành lý và cá nhân do các cơ quan hải quan thực hiệnnhằm ngăn ngừa các vụ buôn lậu qua biên giới, trốn thuế hàng hoá nhập, xuất,hoặc để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, phát hiện các chất dễ cháy, dễ nổ;

- Ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên một tuyến đường khi xuất hiệnnguy cơ mất an toàn giao thông trong các trường hợp sửa lại đường sá, xây cầucống, bão lụt, cây đổ

- Ngăn cấm vào khu vực đang có dịch bệnh;

Trang 10

- Kiểm tra bắt buộc sức khoẻ của những người làm công việc dịch vụ cóliên quan đến thực phẩm, y tế, dễ gây ra dịch bệnh cho người tiêu dùng, bệnhnhân…

- Trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam;

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đưa vào cơ sở giáo dục;

- Đưa vào cơ sở chữa bệnh, đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm

có tính chất thường xuyên;

- Quản chế hành chính đối với những người có hành vi vi phạm pháp luậtphương hại đến lợi ích quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhình sự Năm biện pháp cuối cùng này vừa là các biện pháp xử lý hành chínhkhác, nhưng mục đích chủ yếu của chúng là nhằm phòng ngừa những vi phạmpháp luật có thể xảy ra

3.2 Các biện pháp trưng dụng, trưng mua tài sản của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp thật cần thiết để đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và các biện pháp ngăn chặn hành chính được áp dụng để dập tắt những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả thiệt hại do chúng gây ra, hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính gồm:

- Đình chỉ những hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan, người cóthẩm quyền áp dụng;

- Sử dụng vũ lực, vũ khí có hành vi chống đối việc thi hành công vụ haytrốn tránh trách nhiệm;

- Tạm giữ hành chính đối với những người vi phạm pháp luật;

- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;

- Khám người;

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Đình chỉ hoạt động của xí nghiệp, nếu xét thấy có những vi phạm phápluật bảo vệ môi trường, không có biện pháp phòng chống cháy

Trang 11

- Chữa bệnh bắt buộc đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm, tâmthần;

- Tịch thu những công cụ, vật liệu, vũ khí dùng để vi phạm pháp luật;

- Các biện pháp cưỡng chế khác Ví dụ, thực hiện việc cưỡng chế ngườixây nhà trái phép, lấn chiếm nhà ở trái phép

III MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CƠ CHẾ HÀNH CHÍNH HIỆN HÀNH VÀ CÁC HẬU QUẢ PHÁT SINH

1 Tồn tại của cơ chế hành chính hiện hành

Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế vớinhững thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và pháttriển bền vững Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt trong các lĩnhvực quản lý nhà nước có xu hướng gia tăng, sự quản lý của nhà nước đôi khi

tỏ ra chưa thực sự hiệu quả Có nhiều nguyên nhân của vấn đề này:

Thứ nhất, Vấn đề các nhà soạn thảo đưa ra các quy định khung, cơ bản,

mô tả các hành vi vi phạm hành chính, đặt ra các bước xử phạt vi phạm hànhchính và xử lý vi phạm hành chính chưa đồng bộ Ví dụ như trong các Pháplệnh đã định nghĩa vi phạm hành chính là hành vi do do tổ chức hoặc cá nhânthực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước màkhông phải tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý viphạm hành chính, phải bị xử phạt vi phạm hành chính Ở đây với định nghĩanhư thế có một điểm mà chúng ta cần phải xem xét, vì đó là căn bản để từ đóxác định hàng loạt các hệ thống về hành vi vi phạm hành chính, về trách nhiệmhành chính, về chế tài hành chính… Hiện nay, các quy tắc quản lý nhà nước ởnước ta rất nhiều; từ một Ủy ban nhân dân xã, phường người ta cũng đưa ramột loạt các quy tắc nhà nước khác, chưa nói đến cơ quan quản lý các cấp cũngđưa ra hàng loạt các quy tắc Những quy tắc quản lý nhà nước như vậy nếuthấy các hành vi nào không tương thích với quy tắc đó lại có thể đưa ra mô tảhành vi vi phạm hành chính và cũng có thể tạo cơ hội cho cơ quan hành chính

Trang 12

nhà nước đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính nói chung và biệnpháp xử lý vi phạm hành chính nói riêng Đây là một điểm cần nghiên cứu, traođổi với nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi chúng ta đang tiến tới một

xã hội dân sự mà trong đó Nhà nước với tư cách là người bảo đảm và phục vụcho xã hội đó mà cứ không quản được là phạt, xử lý…

Thứ hai, Hệ thống văn bản pháp luật cồng kềnh, tản mạn với hàng trăm

văn bản Từ đó, pháp luật thiếu tính thống nhất, cân đối, kể cả sự trùng lặpkhông cần thiết giữa các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnhvực quản lý Nhà nước khác nhau; Chưa có chính sách đầy đủ, hoàn chỉnh; Mốitương quan giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệmdân sự chưa được làm rõ… Sự mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến việc một sốtrường hợp khó có thể giải quyết được Có lĩnh vực mà dưới góc độ quản lýnhà nước bị chồng lấn lên nhau, nếu ta đặt hành vi dưới lĩnh vực này cũng

được mà lĩnh vực kia cũng không sao Ví dụ như Nghị định 73 năm 2010 quy

định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội thay cho Nghịđịnh 50 năm 2005 trước đó quy định hành vi say rượu nơi công cộng bị phạttiền từ 50.000 -100.000 ngàn đồng Ngay sau đó, Chính phủ lại ban hành Nghị

định 70 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thì cũng hành

vi say rượu lại được Nghị định xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng Vì là ban

hành đồng thời cùng ngày nên có hiệu lực cùng ngày, người áp dụng khôngbiết dùng văn bản nào vì chế tài khác nhau Cùng với sự trùng lặp là sự khôngđầy đủ của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Trong khi với các chế tàikhác có riêng một bộ luật nội dung và một luật về mặt tố tụng thì trong lĩnhvực hành chính cả các nguyên tắc, trình tự, thủ tục đều được đưa vào một Pháplệnh Điều này không thể tránh khỏi tình trạng quy định chung chung, sơlược…

Một số biện pháp được áp dụng theo thủ tục hành chính được gọi là “cácbiện pháp xử lý hành chính khác” trong Pháp lệnh 2002 liên quan đến quyền tự

do cơ bản của công dân chưa được giải thích lý do một cách thoả đáng Cácbiện pháp xử lý hành chính khác của Pháp lệnh hiện hành có nguồn gốc banđầu là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, xuất phát từ Nghị quyết số 49

Trang 13

năm 1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nghị quyết này quy định việc đưavào Tập trung Giáo dục cải tạo đối với người có hành động nguy hại cho xãhội, được giáo dục nhiều lần, nhưng không hối cải, Chủ tịch tỉnh ra quyết định

và Bộ trưởng Công an duyệt với thời hạn 3 năm mà không cần thông qua việcxét xử của cơ quan tư pháp - tòa án Những biện pháp này giành cho nhữngngười chống đối chế độ biểu hiện qua những hành vi như: gián điệp, mật thám,ngụy quân… Biện pháp tập trung giáo dục cải tạo, ngoài những đối tượng nóitrên, cũng được áp dụng cho những người có những hành vi tội phạm như: lừađảo, trộm cắp… Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quyđịnh: “các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân cóhành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đếnmức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 củaPháp lệnh này”

Bởi vậy, vấn đề các biện pháp xử lý hành chính khác được đưa vào Pháplệnh là một sự khiên cưỡng Vì các biện pháp xử lý hành chính khác về cơ bảnkhông phải là các biện pháp xử lý hành chính, mà có bản chất rất khác so với

xử phạt các hành vi vi phạm quy tắc quản lý hành chính nhà nước Đa phầntrong số đó không những chỉ là những tội phạm hình sự bình thường, mà còn làtội phạm hình sự nguy hiểm, được quy định trong Chương đầu tiên về tội phạmhình sự, tội xâm phạm an ninh quốc gia của pháp luật hình sự hiện hành

Thứ ba, Pháp luật hiện hành về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo

dục, trường giáo dưỡng… cũng đang bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục đượchoàn thiện để bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của công dân Một số quy địnhvẫn còn quá chung chung như trộm cắp vặt, đánh bạc nhỏ… Những khái niệmnày chỉ có khái niệm định tính, do vậy dễ áp dụng tùy tiện trong thực tế thi hành(điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 củaChính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trườnggiáo dưỡng cũng chưa quy định cụ thể chi tiết để xác định thế nào là đánh bạcnhỏ, trộm cắp nhỏ…) Điều này đặc biệt nguy hiểm khi một số Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởchữa bệnh, xuất hiện tình trạng muốn làm trong sạch địa bàn quản lý, lạm dụng

Trang 14

áp việc áp dụng biện pháp này dẫn đến nhiều trường hợp áp dụng chưa đúng đốitượng.

Mặt khác, Pháp lệnh hiện hành giao thẩm quyền quyết định áp dụng biệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh cho Chủ Ủyban nhân dân cấp huyện và tỉnh là chưa phù hợp với Hiến pháp và Công ướcquốc tế về các quyền dân sự và chính trị Hiện nay, Pháp luật về các biện pháp

xử lý hành chính khác không quy định về quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị xem xét áp dụng biện pháphành chính khác trong thủ tục áp dụng các biện pháp này Đây có thể là mộttrong những yếu tố làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đối tượng bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính khác Mặt khác có thể coi đây là một điểmchưa tiến bộ và không phù hợp với các chế định pháp luật có liên quan

Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp cưỡng chế tácđộng trực tiếp đến tự do cá nhân, đặc biệt là biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cótính chất giống như các biện pháp cải tạo giam giữ áp dụng đối với người bị chịu

án phạt tù chỉ khác là quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là quyết định hànhchính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Người là đối tượng bị đưa vào cơ

sở giáo dục không được quyền tự bảo vệ hoặc thuê luật sư hoặc người khác bảo

vệ quyền và lợi ích của mình như trong tiến trình xét xử của một phiên tòa Theoquan niệm chung thì quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh: quyền Lậppháp thuộc về Quốc hội, quyền Hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền Tưpháp thuộc Tòa án nhân dân

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra là cơ quan hành chính nhà nước mà cụ thể là

Ủy ban nhân dân các cấp cũng thực hiện một số nhiệm vụ “xét xử” của cơ quan

tư pháp Cụ thể, theo Điều 70 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp giáodục tại xã, phường, thị trấn; Điều 77, Điều 95 Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định

áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và biện pháp đưa vào cơ sở chữabệnh Việc bắt buộc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh hay cơ sởgiáo dục đều có một đặc điểm chung là tính chất khắc nghiệt, trực tiếp tước

Trang 15

quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân… Những quyền mà Điều 72 Hiếnpháp của Việt Nam năm 1992 quy định không ai bị coi là có tội và phải chịuhình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ViệcPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định cho Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, tỉnh quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,

cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh là chưa thực sự phù hợp với với Điều 72 Hiếnpháp năm 1992 vì một số hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạmnghiêm trọng được quy định tại Bộ Luật hình sự (điểm a, khoản 2 Điều 24Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính), gây rối trật tự công cộng, xâm phạm tàisản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự,nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xãhội (Khoản 2, Điều 25 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) là những hành viphạm tội và theo quy định phải bị điều tra, truy tố, xét xử bởi cơ quan tư phápchứ không phải cơ quan quản lý nhà nước như quy định của Pháp lệnh Điều

đó cũng chưa phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

mà Việt Nam đã kí kết và tham gia Khoản 4 Điều 9 Công ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị quy định: Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ

mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu xét xử trước Tòa án nhằm mục đích đểTòa án có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ

và trả lại tự do, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp

Thứ tư, Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở đây được hiểu là

phạm vi quyền lực nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức để áp dụng các hìnhthức xử lý hành chính Thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng các biệnpháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính còn một số hạn chế, điểnhình là quy định về các chức danh của cơ quan thanh tra nhà nước chuyênngành… dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt, gây ra sựlộn xộn, chồng chéo, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảmhiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính

Trang 16

Do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành chính, chủyếu thuộc về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Bởi vậy, cũng bộc lộ tồntại cần được điều chỉnh.

- Mức phạt tiền thuộc thẩm quyền của các chức danh không có vị trí lãnh đạo quá thấp.

Các chức danh không có vị trí lãnh đạo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tạihiện trường, đa số chỉ có thẩm quyền phạt đến 200.000 đồng, một số trườnghợp có thẩm quyền phạt đến 500.000 đồng Ví dụ, Chiến sĩ Công an nhân dânđang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng; Kiểm lâm viênđang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng; Cảnh sát viên Độinghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000đồng… Việc quy định mức xử phạt tiền quá thấp cho các chức danh không có

vị trí lãnh đạo đã dẫn đến thực tế là hầu hết các vụ việc đơn giản, có thể chỉ ápdụng phạt tiền đến trên 200.000 đồng, sau khi lập biên bản cũng phải gửi lêncấp có thẩm quyền cao hơn, làm mất thời gian và công sức cho cả người viphạm và người xử phạt Vấn đề này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiềusai phạm trong xử lý vi phạm hành chính

- Sự vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức không có vị trí lãnh đạo do nguyên tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn

cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt.

Theo qui định của pháp luật hiện hành dẫn đến thực tế một số chức danh

có thẩm quyền xử phạt, nhưng họ không được quyền ra quyết định xử phạt dùchỉ là đối với vi phạm hành chính thông thường nhất Ví dụ: Thanh tra viênchuyên ngành văn hóa không có quyền xử phạt đối với hành vi “Mua băng đĩaphim không dán nhãn với số lượng từ 10 bản đến dưới 20 bản” hoặc ví dụ:Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ không có quyền phạt đối vớihành vi “Vứt rác, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng Nơi

có hệ thống thoát nước ” chỉ vì khung tiền phạt được quy định đối với cáchành vi này là Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

- Thẩm quyền xử lý hành chính bị hạn chế bởi khung tiền phạt giãn cách quá xa giữa mức tối thiểu và mức tối đa.

Trang 17

Trong các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý hành chính, rất phổ biếntình trạng quy định khung tiền phạt giãn cách quá xa giữa mức tối thiểu và tối

đa Ví dụ: “từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng”

Tất cả những hành vi có mức phạt như trên đều phải dồn lên Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh, mặc dù thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện hiện nay là đến 30.000.000 đồng

Qui định về khung tiền phạt giãn cách quá xa dẫn đến tình trạng dồn rấtnhiều vụ việc lên cấp trên đợi xử lý mặc dù tính chất hành vi vi phạm hànhchính không đến mức cần có sự quyết định của cấp có thẩm quyền cao hơn.Mặt khác khung tiền phạt giãn cách quá xa có thể là nguy cơ dẫn đến vi phạmpháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt Đây là một nhược điểm cầnđược sớm khắc phục

Thứ năm, Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thi hành Pháp

lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và hiện nay là Pháp lệnh sửa đổi, bổsung năm 2008 quá chậm nên một số nơi có tình trạng đã ban hành văn bản về

xử phạt vi phạm hành chính trái thẩm quyền, tùy tiện dẫn đến tình trạng khôngkiểm soát vi phạm thẩm quyền và xâm phạm quyền cơ bản của công dân Chođến nay, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạmhành chính năm 2002 đã có hiệu lực được gần 3 năm, nhưng vẫn còn khoảng 30Nghị định trong số hơn 100 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạmhành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được sửa đổi, bổ sung, banhành theo tinh thần của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 ảnh hưởng đếnhiệu quả của công tác xử phạt hành chính Một thực tế đã từng xảy ra nhữngnăm qua trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính ở một số địa phương là tình trạng ban hành văn bảnquy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính áp dụng riêng trong phạm viđịa phương mình, vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành văn bản về xử lý viphạm hành chính Theo Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002quy định chỉ Chính phủ mới có quyền quy định hành vi và chế tài xử phạt viphạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà không trao quyền nàycho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương

Trang 18

Thứ sáu, Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

cũng là một trong những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính Mặc dù các biện pháp cưỡng chế cũng như thẩmquyền ra quyết định cưỡng chế đã được quy định cụ thể tại Điều 66 và Điều 67Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, nhưng việc cưỡng chế vẫn còngặp khó khăn do thiếu sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thựchiện các biện pháp cưỡng chế

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là công việckhó khăn, phức tạp, trong khi đó trình tự, thủ tục cưỡng chế chưa được banhành cũng là vấn đề gây lúng túng cho cơ quan thẩm quyền xử phạt Khó khăntrong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế là cơ quan có thẩm quyền xửphạt không có lực lượng chuyên trách để thi hành các quyết định xử phạt viphạm hành chính Theo quy định tại Điều 67 Pháp lệnh năm 2002 và Nghị định37/2005/NĐ-CP thì những người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡngchế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt viphạm hành chính của mình và cấp dưới, các cơ quan chức năng của Ủy bannhân dân cùng cấp theo sự phân công của Chủ tịch, lực lượng cảnh sát nhândân chỉ có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyếtđịnh cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡngchế của cơ quan khác của Nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu

2 Các hậu quả phát sinh:

Tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với tăng trưởngkinh tế và sự hội nhập của nền kinh tế thị trường Các hành vi vi phạm và chếtài xử lý đã được các văn bản pháp luật quy định khá cụ thể, chi tiết Tuynhiên, lĩnh vực cưỡng chế hành chính trong vi phạm hành chính hiện nay chưahiệu quả, do đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh. 

Trong xử lý vi phạm hành chính quan trọng nhất là xử lý phạt tiền Nhiều

vụ vi phạm hành chính không được xử lý đến nơi đến chốn do chưa thu đượctiền phạt vì chưa có hàng lang pháp lý quy định về cách thức thu tiền phạt cụthể Điều này ảnh hưởng đến tính nghiêm minh, hiệu lực của pháp luật, lòng tincủa người dân vào các cơ quan hành chính nhà nước bị giảm sút. 

Trang 19

Do không thu được tiền phạt mà nhiều địa phương đã nghĩ ra nhiều cáchthu khác nhau dẫn đến vi phạm pháp luật Cụ thể, có trường hợp Ủy ban nhândân cấp xã đã buộc những người bị xử lý hành chính nhưng chưa thực hiệnxong nghĩa vụ phải nộp tiền phạt mới giải quyết các công việc khác không liênquan đến việc xử phạt vi phạm hành chính Ví dụ, đi đăng ký khai sinh cho trẻthì cha, mẹ hoặc những người có liên quan chỉ phải thực hiện một số thủ tụctheo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộtịch Nhưng có trường hợp, Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào việc xử phạt hànhchính trước đó mà không đăng ký khai sinh cho trẻ Như vậy là vi phạm phápluật về quyền được đăng ký khai sinh của trẻ, vi phạm quyền con người đãđược quy định trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự Các cơ quan có chức năngcũng đã có ý kiến về vấn đề này nhưng các vụ việc vi phạm vẫn xảy ra. 

Nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính chưa thực hiện triệt để dochưa có đội ngũ chuyên trách làm công tác thi hành các quyết định xử lý viphạm hành chính, phần lớn do người bị xử phạt tự giác thực hiện Thực tế, nếuquyết định xử lý vi phạm hành chính là buộc tháo dỡ công trình xây dựng tráiphép thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có thể thành lậpHội đồng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính để tiến hành cưỡng chếtháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép theo thẩm quyền Tuy nhiên, nếuquyết định xử lý vi phạm hành chính là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu,trước khi vi phạm hành chính gây ra thì phải xử lý như thế nào? Chẳng lẽ phảithành lập Hội đồng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính để áp giải người

bị xử lý vi phạm hành chính đến nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính để bắtlấp hố, phá tường? Trong trường hợp huy động lực lượng cưỡng chế thì phảichi tiền bồi dưỡng cho lực lượng này nhưng lại không thu được tiền từ người viphạm - Đó là vòng luẩn quẩn cần phải có quy định để tháo gỡ Thực tế còn cótrường hợp người dân không chịu nộp tiền phạt vi phạm hành chính theo quyếtđịnh hành chính cơ quan nào sẽ đứng ra xác minh, kê biên tài sản, phát mãi tàisản để thu tiền phạt (trừ trường hợp thu phương tiện, tài sản, giấy tờ người bị

xử phạt cần nộp phạt để lấy phương tiện, tài sản ra)?

Trang 20

Cũng do quyết định xử lý vi phạm hành chính thường không quy định lãisuất tăng lên, nếu chậm thực hiện quyết định xử phạt nên rất nhiều trường hợpngười vi phạm hành chính cố tình dây dưa không chịu nộp phạt theo thời hạnghi trong quyết định xử phạt. 

Mặc dù quy định xử lý vi phạm hành chính đã thực hiện từ lâu nhưngchưa tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và chưa có số liệu thống kê cụ thể tỷ lệthi hành, tỷ lệ tồn đọng và kết quả việc thi hành quyết định hành chính để đề rabiện pháp thiết thực nhằm giải quyết tình trạng quyết định hành chính đã cóhiệu lực nhưng chưa được thi hành Việc làm cấp bách nhất hiện nay là phảisớm có quy định cụ thể về lĩnh vực cưỡng chế hành chính, nhất là quy địnhcách thức thu tiền phạt, cưỡng chế thi hành, mức bồi thường chịu lãi suất tănglên khi không hoặc chậm thực hiện quyết định hành chính, sung công quỹ nhưthế nào cho hợp lý? Việc xây dựng đội ngũ thi hành quyết định hành chính cầnthống nhất giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện - đó là Cơ quan thihành án dân sự Bởi, thi hành án dân sự hoặc thi hành quyết định xử lý vi phạmhành chính về bản chất và nội dung công việc tương tự như nhau Giải quyếtđược những vướng mắc trên sẽ tạo chuyển biến trong công tác thi hành quyếtđịnh hành chính, góp phần ngăn ngừa kịp thời các hành vi viphạm. 

3 Một số khó khăn trong thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (cưỡng chếhành chính) là biện pháp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đốivới cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn tự nguyệnchấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạmhành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành

Hiện nay việc cưỡng chế hành chính được thực hiện theo Điều 66 và Điều

67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung cácnăm 2007, 2008) và được quy định cụ thể tại Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Mặc dù các văn bản trên đã quy

Ngày đăng: 25/05/2017, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w