1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG và bồi DƯỠNG, rèn LUYỆN đạo đức CÁCH MẠNG CHO đội NGŨ cán bộ ĐẢNG VIÊN dưới ÁNH SÁNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH HIỆN NAY

21 658 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được chứa đựng trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn tả cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất dễ hiểu, dễ nhớ, và quen thuộc với con người Việt Nam. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là người thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đức học lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận.Việc nghiên cứu, học tập

Trang 1

ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC

Trang

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 31.2 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

2 BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 162.1 Nhận thức đúng ý nghĩa của việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức

cho cán bộ, đảng viên trước yêu cầu cách mạng hiện nay 162.2 Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh đạocách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức cách mạng được chứa đựng trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, đượcdiễn tả cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất dễ hiểu, dễ nhớ,

và quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân Hồ Chí Minh cũng là ngườithực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả nhữngđiều Người đã nói, đã viết về đạo đức Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đứchọc lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thếgiới thừa nhận

Việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

là một niềm vinh dự, tự hào, đồng thời là nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọicán bộ, đảng viên và quần chúng, nhất là trong tình hình hiện nay

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức tốtđẹp của dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dântộc; tiếp thu có chọn lọc tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây vànhững tinh hoa đạo đức của nhân loại, nhất là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩaMác - Lênin Tư tưởng này còn được hình thành trên cơ sở những phẩm chấtnhân cách Hồ Chí Minh, từ sự tu dưỡng rèn luyện không mệt mỏi trong suốtcuộc đời và sự nghiệp của Người

Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, một giá trị trường tồn cóảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứccách mạng

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử trong một môitrường thiên nhiên khắc nghiệt của vùng nhiệt đới, luôn luôn có mưa nguồn,nước lũ, bão tố phong ba, nắng hạn Cuộc đấu tranh gian khổ lâu dài đó, đòihỏi nhân dân Việt Nam phải có nghị lực rất cao và phải có sự thương yêu, liênkết với nhau để chống chọi với thiên nhiên, có như vậy mới sinh tồn phát triểndân tộc mình

Trang 3

Việt Nam ở vị trí có ý nghĩa chiến lược của vùng Đông Nam Á, tàinguyên lại phong phú, cho nên, từ rất sớm đã trở thành mục tiêu xâm lăng củacác triều đại phong kiến phương Bắc, của bọn thực dân đế quốc phương Tây.Trong cuộc chiến đấu đó, đòi hỏi phải có sự cố kết cộng đồng dân tộc, kiêncường, bất khuất chống lại kẻ thù Những điều kiện và hoàn cảnh khách quan

đó đã làm nảy nở, hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam, trong đó nổi lên là truyền thống đạo đức nhân ái, tôn trọng nghĩa tình,thuỷ chung, độ lượng…

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước,thương dân, sinh ra trên quê hương đất Lam Hồng hiếu học, giàu truyền thốngcách mạng Trên cơ sở đó, đã hun đúc ở Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)một tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người rất sâu đậm và thôithúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân

Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa đạo đức phương Đông và phương Tây:

Tư tưởng đạo đức phương Đông tiêu biểu như tư tưởng đạo đức trongNho giáo và Phật giáo Nho giáo có mặt tích cực được Hồ Chí Minh tiếp thu

là thể hiện triết lý phương Đông, tư tưởng nhập thế hành đạo giúp đời, là triết

lý nhân sinh “Tu tâm, dưỡng tính”, chủ trương từ Thiên tử đến thứ dân aicũng phải lấy “Tu thân làm gốc”, “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” HồChí Minh còn tiếp thu những tinh hoa của Đạo Khổng Tử về đạo đức làmngười, về việc quan tâm đến con người Trong Phật giáo có những điểm nổibật, tương đồng, được Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp nhận là tư tưởng vị tha,

từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sốngđạo đức trong sạch, giản dị, biết chăm lo làm điều thiện, tránh điều ác; tinhthần bình đẳng, dân chủ, chất phát, chống lại sự phân biệt đẳng cấp; đề ra luậtchấp tác: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, mộtngày không ăn) Tuy vậy, Hồ Chí Minh cũng phê phán những hạn chế trong

tư tưởng, truyền thống đạo đức Nho giáo như đề cao người quân tử, xemthường kẻ tiểu nhân, tính chất gia trưởng…

Hồ Chí Minh còn tiếp thu tư tưởng đạo đức phương Tây, đó là: tưtưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” trong cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa nhânvăn trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ, năm 1776 Những tư tưởng nhân

Trang 4

ái, nhân văn trong nền văn học Pháp, Anh, Nga…, tất cả đã được Hồ ChíMinh tiếp thu với tinh thần phê phán, có chọn lọc những tinh hoa, tích cựcnhất, làm cho vốn kiến thức của Hồ Chí Minh phong phú, uyên bác.

Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơbản, quyết định bản chất cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với lý tưởng nhân văn,nhân đạo cao cả của nhân loại vì sự nghiệp giải phóng triệt để con người, đã tạo

ra bước nhảy vọt về chất trong tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh vàmang bản chất tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: đạo đức là mộthiện tượng xã hội, xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người.Trong xã hội có giai cấp thì đạo đức cũng mang tính giai cấp, vì bản thân sựvận động phát triển của đạo đức cũng chịu sự chi phối của những điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định Theo Ph.Ăngghen: đạo đức tiêu biểu cho lợi íchtương lai của những người bị áp bức chính là đạo đức mới, đạo đức cáchmạng, mang bản chất giai cấp công nhân Đặc biệt, V.I.Lênin đã làm rõ sựkhác nhau căn bản giữa đạo đức mới so với đạo đức cũ là ở tính nhân văn,nhân đạo, vì con người, đề cao con người và đấu tranh giải phóng con người

Những tư tưởng đạo đức của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng nhưnhững tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông để lại được Hồ Chí Minhtôn vinh và học tập Điều này được thể hiện trong những dòng viết đầy cảmxúc của Hồ Chí Minh: "Nếu giai cấp vô sản phương Tây coi Lênin là một thủlĩnh, một lãnh tụ, một người thầy, thì các dân tộc phương Đông lại coi Lênin

là một người con vĩ đại hơn nữa, cao quý hơn nữa… Không phải chỉ thiên tàicủa Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời

tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của ngườithầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của

họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”1 Đây không phải chỉ là tình cảmcủa Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam mà còn là tình cảm của tất cả các dântộc thuộc địa đối với V.I.Lênin, một lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế

Trang 5

Những yếu tố trên được kết hợp với tố chất thông minh, tư duy độc lập,sáng tạo, sự ham hiểu biết và động cơ mãnh liệt cùng với lòng yêu thương conngười vô bờ bến đã làm cho những giá trị đạo đức cộng sản chủ nghĩa đượchình thành ở Hồ Chí Minh.

1.2 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

1.2.1 Quan niệm và vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng nền đạo đức mới, đạođức cách mạng, Người đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạođức ở Việt Nam Trong thời đại Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đãmang bản chất mới và được Người gọi là đạo đức mới - đạo đức cách mạng.Đạo đức mới ra đời sẽ thay thế đạo đức cũ Vì “Đạo đức cũ như người đầungược xuống đất, chân chổng lên trời, đạo đức mới như người hai chân đứngvững dưới đất, đầu ngẩng lên trời”1

Đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là đạo đức mang bản chất giaicấp công nhân, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và pháttriển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân

loại Nền đạo đức ấy ngày càng phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn

cách mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc hoạ bộmặt của nền văn hoá Việt Nam mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng Nó

đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của dân tộc Việt Nam trong cuộcđấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình hợp tác, hữunghị với tất cả các dân tộc trên thế giới

Đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện rất sinhđộng cả về đối tượng, phạm vi và lĩnh vực thể hiện

Đạo đức cách mạng thể hiện ở từng đối tượng, từ công nhân, nông dân,trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang; từ cụ già đến cáccháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quantâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên bởi vì “Cán bộ là cái gốc của mọi

Trang 6

công việc”1; cán bộ là mắt khâu trong dây chuyền bộ máy nhà nước Ngườicán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng.

Đạo đức cách mạng thể hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của conngười, từ đời tư đến việc công, từ việc nhỏ đến việc lớn, trong sinh hoạt, họctập, lao động, chiến đấu, trong lãnh đạo, trong quản lý…

Đạo đức cách mạng thể hiện trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng, từ giađình đến xã hội (cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm, phố phường, một tậpthể, một đơn vị, một tổ chức); từ giai cấp đến dân tộc; từ các vùng miền đến

cả nước; từ phạm vi quốc gia đến quốc tế

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặt ra những yêu cầu cao trong rèn luyệnđạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên khi Đảng Cộng sản ViệtNam trở thành Đảng cầm quyền Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng,toàn dân Việt Nam, Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗiđảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sựcần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhândân”2

- Vị trí đạo đức trong đời sống của con người và xã hội:

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng Người ví:

"Cũng như sông, có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"3.Người còn nhấn mạnh: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa;người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”4

Muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm, cái đứctrong sáng, cái đức cao đẹp đối với nhân dân, với dân tộc, với đất nước Đạođức cũng là thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Trang 7

Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đếncái trí, khi đã có cái trí hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối cứunước, về phương pháp cách mạng…, thì cái đức chính là cái bảo đảm chongười cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã đi theo.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh, không có nghĩa là tuyệtđối hoá mặt “đức” coi nhẹ mặt “tài” Đức là "gốc" nhưng đức và tài phải kếthợp chặt chẽ với nhau; phẩm chất và năng lực phải đi đôi với nhau, không thể

có mặt này mà thiếu mặt kia Người viết: "Có tài mà không có đức ví như mộtanh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng nhữngkhông làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn làm hại cho xã hội nữa Nếu cóđức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi

gì cho loài người"1

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng cũng là sản phẩm của xã hội,nhưng có vai trò to lớn trong giáo dục, xây dựng con người mới và xây dựng

xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Đạo đức tác động đến xã hội thông quachức năng giáo dục, định hướng của con người Với chức năng giáo dục mangtính định hướng, đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành vi, cổ vũ hành độngtích cực của con người vươn tới chuẩn giá trị tốt đẹp, khắc phục những hạnchế, yếu kém, đấu tranh chống những hành vi phi đạo đức Nhờ đó, góp phầnthúc đẩy xã hội phát triển

Người viết: "Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"2.Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trướchết phải có con người xã hội chủ nghĩa Nhưng để có con người xã hội chủnghĩa với những đặc trưng ưu việt thì việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cáchmạng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng vì đó là "cái gốc" của con người mới

Thấy được tầm quan trọng của đạo đức cách mạng trong đời sống củacon người và xã hội, là những cán bộ phải không ngừng học tập, tu dưỡng rèn

Trang 8

luyện, thực sự là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng để quần chúngnoi theo.

1.2.2 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức đượcnêu ra là phù hợp với từng đối tượng, tuỳ theo đặc điểm từng đối tượng,nhiệm vụ, công việc, hoàn cảnh cụ thể mà Người nhấn mạnh phẩm chất nàyhay phẩm chất khác nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trongtừng thời kỳ nhất định Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất cơbản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới Nói cách khác, đó lànhững chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đượcbiểu hiện tập trung nhất ở những phẩm chất sau:

- Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùmnhất Điều này thể hiện quan hệ và thái độ chính trị, là chuẩn mực quan trọnghàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Bởi vì, Ngườicho rằng trong các mối quan hệ đạo đức thì quan hệ của mỗi con người đốivới đất nước, nhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất, quyết địnhnhất, thể hiện bản lĩnh, lập trường chính trị

Trung với nước là trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, củanhân dân, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự kiênđịnh với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là làm hết sứcmình thể hiện ở thái độ, trách nhiệm luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Còn nước là nước của dân, do nhân dân làm chủ đất nước, hiếu với dânphải coi dân là chủ, phải lấy dân làm gốc, phải gắn bó với dân, dựa vào dân,tin vào dân, suốt đời phục vụ nhân dân Theo Hồ Chí Minh, không có gì tốtđẹp, không có gì vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân Bởi vì chínhnhân dân là người làm nên lịch sử, làm nên cách mạng, là người chủ đất nước,còn mỗi cán bộ, đảng viên đều là người đày tớ trung thành của nhân dân.Người khuyên: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại chodân phải hết sức tránh”1

Trang 9

Theo Hồ Chí Minh, là người cách mạng phải nắm vững dân tình, hiểu

rõ nhân tâm, phải có quan điểm quần chúng, sâu sát, gần gũi với nhân dân,phải nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra và hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của người làm chủ đất nước

Trung với nước, hiếu với dân không chỉ trong tư tưởng, tình cảm màphải được biểu hiện bằng hành động cụ thể của mỗi người trong học tập, côngtác, lao động, chiến đấu Cần chống thói quan liêu, cửa quyền, hách dịch,sách nhiễu nhân dân, xa rời dân, coi thường dân trong một số cán bộ, đảngviên, trong cơ quan nhà nước

- Yêu thương con người

Tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức caođẹp nhất, được thể hiện trong các mối quan hệ diễn ra hàng ngày với đồngchí, bạn bè, với mọi người, mọi đối tượng Nó đòi hỏi nghiêm khắc với bảnthân mình, rộng rãi, độ lượng với người khác, có thái độ tôn trọng con người,không được khinh bỉ, hạ thấp con người Trong cuộc sống hàng ngày conngười mới phải sống có tình, có nghĩa, có trước có sau, đoàn kết thương yêugiúp đỡ lẫn nhau

Đối với những người có khuyết điểm sai lầm nhưng khi họ đã nhận rakhuyết điểm sai lầm và đã cố gắng sửa chữa, kể cả những người lầm đường,lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ địch bị thương, bị bắt làm tù binh Chínhtình thương yêu đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằngtrong mỗi người đều có

Trong Đảng, yêu thương nhau thì phải tự phê bình và phê bình, phải cótình, có lý, thương yêu đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ; chống thái độ yêunên xấu cũng thành tốt, ghét nên tốt cũng thành xấu, cục bộ, bè cánh, bao chesai lầm, khuyết điểm cho nhau… đều có hại cho Đảng, cho dân, cho nước

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là chuẩn mực đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mọingười, cũng là một trong những yêu cầu rất quan trọng và thiết thực trong xâydựng đạo đức của người cách mạng Trong đó:

Cần là siêng năng chăm chỉ, cố gắng, bền bỉ dẻo dai, việc gì khó mấycũng làm được, siêng học thì mau tiến bộ, siêng suy nghĩ thì có sáng kiến hay,

Trang 10

siêng làm thì nhất định thành công, lười biếng là kẻ thù của cần cù, chịu khóchăm chỉ.

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không bừa bãi, không lãng phí kể cảcủa công và của tư, của mình và của người khác; kiệm phải đi đôi với cầngiống như hai chân của con người

Liêm là liêm khiết, trong sạch, không tham lam, liêm phải đi đôi vớikiệm giống như kiệm đi đôi với cần

Chính là chính trực, đúng đắn, thẳng thắn, điều gì không thẳng thắn,đúng đắn, không công minh là gian dối Làm việc chính tức là làm việc thiện,việc phải

Mỗi con người phải có đủ bốn đức tính ấy, nhất là đối với cán bộ, đảngviên Bởi cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ thống nhất biện chứng tác độnglẫn nhau, hỗ trợ cho nhau để hình thành đạo đức cách mạng Người viết:

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người"1.Chí công vô tư là làm việc ích nước, lợi dân không ham địa vị côngdanh Phải đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứviệc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau

“Phải lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ”2

Phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo Hồ Chí Minh làđòi hỏi ở người cách mạng phải luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhândân, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình Lấy đó làm phương hướng,mục đích để tu dưỡng rèn luyện

- Tinh thần quốc tế trong sáng

Đây cũng là một chuẩn mực không thể thiếu trong xây dựng đạo đứccách mạng Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu

Ngày đăng: 24/05/2017, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w