1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án thể dục lớp 3 tuần 27

18 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

- Rèn kỹ năng đọc, viết đúng số có 5 chữ số.Nhận biết các hàng,chục nghìn,hàng nghìn,trăm nghìn,chục,đv.. - Gọi học sinh viết số - Giáo viên nhận xét.. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Gọi H

Trang 1

TUẦN 27

Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2015

Chào cờ

………

Thể dục

BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI HOA HOẶC CỜ

TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN”

I Mục tiêu:

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ

- Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến” Biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Tự giác trong tập luyện

II Chuẩn bị :

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa.

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Phần mở đầu.

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu

giờ học

- Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên

xung quanh sân tập

- Cho HS đứng tại chỗ khởi động các khớp

- Bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay

HĐ2 Phần cơ bản.

- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa

hoặc cờ.

+ GV cho cả lớp ôn bài thể dục 2- 4 lần

* Có thể cho lớp đi đều sau đó triển khai đội

hình đồng diễn và tập bài TD phát triển chung

1 lần với 3x8 nhịp

- Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”.

+ GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi,

cho HS chơi thử 1 lần và trực tiếp điều khiển

trò chơi

+ Khi hô tên hàng, GV nên kéo dài giọng để

tăng tính hấp dẫn của trò chơi

HĐ3.Phần kết thúc

- GV cho HS đi theo vòng tròn, vừa đi vừa

hít thở sâu

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét giờ học

- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV

- HS chạy khởi động và bật nhảy theo chỉ dẫn của GV

- HS triển khai đội hình đồng diễn

TD, tập theo nhịp hô của GV

- HS tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng mau lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh

- HS đi chậm, hít thở sâu

- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học

Trang 2

Toán CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ ( 140)

I Mục tiêu:

- Nhận biết được các số có 5 chữ số Nắm được cấu tạo thập phân của các số Biết đọc

và viết các số có 5 chữ số

- Rèn kỹ năng đọc, viết đúng số có 5 chữ số.Nhận biết các hàng,chục nghìn,hàng

nghìn,trăm nghìn,chục,đv

- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập

II Đồ dùng dạy học:

- Bảng các hàng của số có 5 chữ số, bảng bài tập 2 kẻ vào bảng phụ lục và các thẻ ghi số

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Giới thiệu số 42316.

- Coi mỗi thẻ số ghi số 10.000 là một chục nghìn

- Giáo viên lấy 4 thẻ số như vậy gắn lên bảng

(?) Có mấy chục nghìn ?

- Tương tự gắn thẻ số:Nghìn, trăm, chục,đơn vị

+ Giới thiệu cách viết số

- Gọi học sinh viết số

- Giáo viên nhận xét

(?) Số 42316 có mấy chữ số ?

(?) Khi viết số này, ta viết bắt đầu từ đâu

+ Giáo viên khẳng định cách viết

+ Giới thiệu cách đọc số

- Gọi học sinh đọc, nhận xét

- Nếu sai giáo viên sửa lại

- Giáo viên khẳng định cách đọc

HĐ2 Thực hành:

Bài tập 1:

- Hướng dẫn cách làm theo mẫu

- Gọi học sinh làm phần b

- Giáo viên chữa bài cho học sinh

Bài tập 2: Treo bảng phụ lục

(?) Bài yêu cầu làm gì ?

- Đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục,

2 đơn vị

- Cho học sinh làm trong SGK

- Giáo viên chữa bài, kết luận đúng sai

Bài tập 3:

- Giáo viên viết các số lên bảng

- Học sinh quan sát

- Học sinh quan sát và nghe

- Có 4 chục nghìn

- Học sinh theo dõi

- 2 học sinh lên viết số, dưới viết giấy nháp

- Một học sinh trả lời

- Từ trái sang phải

- 2 học sinh đọc, học sinh khác theo dõi

- Một học sinh đọc đầu bài

-Viết số 33214

- Đọc số:ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn

- Học sinh theo dõi

- Học sinh làm trong SGK

- Một học sinh đọc đầu bài

- 1 học sinh nêu, học sinh khác theo dõi Hai học sinh đọc lại

- 1 học sinh lên bảng, HS khác làm SGK

-23116;12427;3116;82427

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo

Trang 3

- Gọi học sinh đọc.

(?) Số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy

trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Giáo viên nhận xét, kết luận, đúng sai

HĐ3 Củng cố, Dặn dò: GV nhận xét tiết học.

dõi

- Học sinh quan sát, đọc số

- 2 học sinh trả lời, HS khác nhận xét

………

Tập đọc – Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT1,2)

I Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch, đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc

- Kể lại từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động

- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá BT 2a

- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng /phút); kể được toàn bộ câu chuyện

II Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần

- Tranh minh hoạ bài tập chuyện kể (TB2 - SGK, trang 73)

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Ôn tập đọc

- HS lên bảng gắp thăm bài đọc

- Cho HS chuẩn bị

- Cho HS đọc và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu

- GV nhận xét

HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV nhắc lại yêu cầu

- Cho HS quan sát tranh + đọc phần chữ trong tranh

để hiểu nội dung

- Cho HS trao đổi

- Cho HS thi kể

- Cho HS kể cả câu chuyện Quả táo

- GV nhận xét và chốt lại nội dung từng tranh

+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn

bỗng thấy một quả táo Nó nhảy lên định hái táo,

nhưng chẳng tới …

+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo,

cúi xuống mổ Quả táo rơi, cắm chặt vào bộ lông

sắc nhọn của chị Nhím …

+ Tranh 3: Nghe thỏ nói vậy, Nhím hết sợ dừng lại

- 1/4 HS lên gắp thăm bài

- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút

- HS đọc + trả lời câu hỏi

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- HS quan sát tranh và đọc phần chữ trong tranh

- HS trao đổi theo nhóm

- Đại diện các nhóm thi kể

- 2 HS kể toàn chuyện

Trang 4

Vừa lúc đó Thỏ và Quạ cũng tới

+ Tranh 4: Ba con vật cái nhau mãi, bỗng bác Gấu

đi tới…

+ Tranh 5: Sau khi hiểu đầu đuôi câu

chuyện bác Gấu ôn tồn bảo: Các cháu người nào

cũng có công, góp sức để có được quả táo này Vậy

các cháu nên chia quả táo làm 3 phần đều nhau

+ Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra

ngay Thỏ liền chia quả táo làm 4 phần

HĐ3 Tổng kết, dặn dò

- Nhận xét, tuyên dương

- Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà luỵen

đọc

………

Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2015

Thể dục

BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN”

I Mục tiêu:

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ

- Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến” Biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Tự giác trong luyện tập

II.Chuẩn bị:

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa hoặc cờ.

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Phần mở đầu.

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung

quanh sân tập

- Cho HS đứng tại chỗ khởi động các khớp

- Bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay

HĐ2 Phần cơ bản.

- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.

+ GV cho cả lớp ôn bài thể dục 2- 4 lần

* Có thể cho lớp đi đều sau đó triển khai đội hình

đồng diễn và tập bài TD phát triển chung 1 lần với

3x8 nhịp

- Chơi trò chơi “Hoàng Anh- Hoàng Yến”.

+ GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS

chơi thử 1 lần và trực tiếp điều khiển trò chơi

+ Khi hô tên hàng, GV nên kéo dài giọng để tăng

- Lớp trưởng tập hợp, điểm

số, báo cáo GV

- HS chạy khởi động và bật nhảy theo chỉ dẫn của GV

- HS triển khai đội hình đồng diễn TD, tập theo nhịp

hô của GV

- HS tập trung chú ý, nghe

rõ mệnh lệnh, phản ứng mau

Trang 5

tính hấp dẫn của trò chơi.

HĐ3 Phần kết thúc

- GV cho HS đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét giờ học

lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh

- HS đi chậm, hít thở sâu

- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học

………

Toán

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Biết cách đọc viết các số có năm chữ số Làm các bài 1,2,3,4

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số

- Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000) vào dưới vạch của tia số

- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống

II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.

III Các hoạt động dạy học :

HĐ1.Luyện tập-Thực hành:

Bài 1:Treo bảng phụ như SGK

- Cho HS đọc số và viết số

(Củng cố về đọc số và viết số)

Bài 2:(Tương tự)

(Củng cố về đọc số và viết số)

-Treo bảng phụ ghi số như SGK

- Cho HS đọc số và viết số

Bài 3:

- Chép số lên bảng

Bài 4:Nhận xét quy luật viết tia

số rồi viết tiếp vào tia số

HĐ2.Tổng kết-dặn dò:

-Nhận xét giờ học

-Tuyên dương em làm bài tốt

- HS quan sát bảng phụ

- 1HS đọc yêu cầu

- HS tự phân tích mẫu rồi tự đọc và viết còn lại theo mẫu

(45913;63721;47535.)

- HS lên đọc số và viết số vào chỗ trống

(Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi lăm) : 27155

(Sáu mươi ba nghìn hai trăm mười một) : 89371

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở

- 3HS lên bảng điền số còn thiếu:

a.36 520; 36 521; 36 522; 36 523;36 524;

36 525; 36 526

b.48 183; 48 184; 48 185; 48 186;48 187

48 188; 48189

c.81 317; 81318; 81 319; 81 320; 81321

81 322; 81 324

-Nhiều HS đọc số

- Thi đua làm bài trên bảng lớp

- Nhận xét

- Chữa bài:10 000; 11 000; 12 000; 13000

14 000; 15 000; 16 000; 17 000;

18 000; 19 000

………

Trang 6

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KI II (TIẾT 3)

I Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch, đoạn văn, bài văn đó (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc

- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT 2 (về học tập hoặc lao động, về công tác khác)

- Nói năng rõ ràng, mạch lạc

II Đồ dùmg dạy học: Tranh, ảnh về dòng suối

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Hướng dẫn đọc thầm

- Cho HS dọc thầm bài thơ: Suối

- Cho HS đọc chú giải

HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập

Câu 1:

- GV nhắc lại yêu cầu

- Cho HS trình bày

- GV nhận xét chốt lời giải đúng:

Suối do mưa của các nguồn nước trên rừng núi

tạo thành

Câu 2: Cách làm như câu 1

- Lời giải đúng

Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành

biển

Câu 3: cách làm như câu 1

- Lời giải đúng

Sự vật được nhân hoá là mưa bụi

Câu 4: Cách làm như câu 1: Sự vật được naaan áâ

là: Suối, sông

Câu 5:Cách làm như câu 1: Tác giả nói với suối như

nói với người: “Suối ơi”

HĐ3 Tổng kết, dặn dò

- Nhận xét, tuyên dương

- Dặn HS đọc trước các bài ôn tập tiếp theo

- Cả lớp đọc thầm vài lượt

- 1 HS đọc: thung, hợp đồng

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- HS làm bài cá nhân

- Một vài HS trình bày

- HS chép lời giải đúng vào vở

- HS chép lời giải đúng vào vở

- HS chép lời giải đúng vào vở

- HS chép lời giải đúng vào vở

………

Đạo đức

TÔN TRỌNG THƯ TỪ VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)

I Mục tiêu:

Trang 7

- HS có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ , tài sản của người khác

- HS có kỹ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ , tài sản của người khác

- Trung thực trong cuộc sống

II Đồ dùng dạy học: phong bì

III Các hoạt động dạy học

HĐ1: Nhận xét hành vi

- GV giao phiếu yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để

nhận xét xem hành vi nào đúng? Hành vi nào sai?

- Gọi một số cặp trình bày trước lớp - nhận xét

- GVKL: a sai; b đúng; c sai; d đúng

HĐ2: Đóng vai

- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi" Đóng vai"

- Các nhóm trình bày trước lớp

- GVcùng cả lớp nhận xét

- GVKL:

Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ

không tự ý lấy đọc

Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ

của người khác và nhặt mũ trả lại bạn

HĐ3 Củng cố dặn dò:GV nhận xét tuyên dương HS.

- Từng cặp học sinh thảo luận , nhận xét

- 1 số cặp trình bày trước lớp - nhận xét

- Thảo luận phân vai

- Trình bày trước lớp

……….………

Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2014

Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết4)

I.Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch, đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc

- Nghe – viết đúng bài thơ: Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc

quá 5 lỗi trong bài , trình bày sạch sẽ , đúng bài thơ lục bát (BT2)

- HS khá giỏi viết đúng và đẹp bài CT (tốc độ viết 65 chữ/ 15 phút)

II Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 19 - 26

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Kiểm tra tập đọc

- Gọi HS lên bốc thăm

- Cho HS chuẩn bị

- Cho HS lên đọc + trả lời câu hỏi

- GV nhận xét

- 1/4 HS lên gắp thăm bài

- HS chuẩn bị 2 phút

- HS lần lượt lên đọc

Trang 8

HĐ2 Hướng dẫn nghe viết

- Gọi HS đọc bài thơ: Khói chiều

- Hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh “khói

chiều”

- Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?

- Em hãy nêu cách trình bày một bài thơ

lục bát?

- Những chữ nào trong bài được viết hoa?

- Cho HS luyện viết từ khó: Xanh rờn,

chăn trâu, ngoài bãi, thơm ngậy, quẩn

HĐ3 Nghe - viết chính tả

- GV đọc cho HS viết

- Chấm nhanh 4 bài, cuối giờ thu vở chấm

bài của cả lớp

HĐ4 Tổng kết, dặn dò

- Nhận xét, tuyên dương

- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi

Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên

Khói ơi bay nhẹ lên mây Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà

- Dòng 6 tiếng viết lùi vào 2 ô ly, dòng 8 tiếng viết lùi vào 1 ô ly

- Những chữ đầu dòng thơ

- HS viết từ khó vào giấy nháp

- HS viết bài

Toán

CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ ( TIẾP )

I Mục tiêu:

- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số

có năm chữ số

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình

- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống

II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK,phấn màu.8 hình tam giác vuông cân.

III Các hoạt động dạy học :

HĐ1.Giới thiệu các số có năm chữ số

trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ

số 0.(Kẻ bảng như SGK)

-Chốt lại kiến thức

HĐ2.Luyện tập-Thực hành:

Bài 1:Treo bảng phụ như SGK

- Cho HS đọc số và viết số

(Củng cố về đọc số và viết số)

Bài 2:(Tương tự)

(Củng cố về đọc số và viết số)

- Treo bảng phụ ghi số như SGK

- Cho HS đọc số và viết số

- HS quan sát bảng phụ,tự đọc số,viết số

30 000;32 000; 32 500; 32 560;32 505;

32 050; 30 050; 30 005

- Nhiều HS đọc số

- 1HS đọc yêu cầu

- HS tự phân tích mẫu rồi tự đọc và viết còn lại theo mẫu

- HS quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số

- 1HS lên bảng làm

- Cả lớp làm nháp Chữa bài:

Trang 9

Bài 3:

- Chép số lên bảng

Bài 4:Ghép hình

(Rèn kỹ năng ghép hình)

HĐ3.Tổng kết-dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Tuyên dương em làm bài tốt

a,18 301; 18 302; 18 303; 18 304;18 305;

18 306; 18 307

b,32 606; 32 607; 32 608; 32 609; 32610

32 611; 32 612

c,92 999; 93 000; 93001; 93 002; 93 003;

93 004; 93 005

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở

- 3HS lên bảng điền số còn thiếu

- Nhiều HS đọc số

- Thi đua ghép hình trên bảng lớp

- Nhận xét

………

Tập viết

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 5)

I Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng rành mạch, đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc

- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu SGK viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung

về học tập hoặc lao động , về công tác khác

- Viết phải thành câu

II Đồ dùng dạy học

- Phiếu ghi sẵn các bài thơ học thuộc lòng từ tuần 19 - 26

- Một số mẫu báo cáo phô tô

III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 Kiểm tra học thuộc lòng

- HS lên bảng gắp thăm bài đọc

- Cho HS chuẩn bị 2 phút

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét

HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập

Bài 3:

- GV nhắc lại yêu cầu

- Cho HS viết báo cáo

- Cho HS trình bày

- GV nhận xét

HĐ3 Tổng kết, dặn dò

- 1/3 HS lên gắp thăm bài

- HS chuẩn bị 2 phút

- 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- HS viết báo cáo vào vở hoặc mẫu

- 4 HS đọc báo cáo

Trang 10

- Nhận xét, tuyên dương

- Dặn HS chưa có điểm HTL về nhà học

Tự nhiên và xã hội

CHIM

I Mục tiêu:

- Nêu được ích lợi của chim đối với con người

- Quan sát vật thật hoặc hình vẽ chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim

- Với hs khá giỏi biết chim là động vật có xương sống Tất cả các loài chim đều có lông

vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân

- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng) chim chạy (đà điểu)

II Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ trongSGK.Tranh ảnh chim HS sưu tầm được III Các hoạt động dạy học:

HĐ1 khởi động:Hát bài hát về chim.

HĐ2:Các bộ phận bên ngoài của cơ

thể chim.

(Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể

chim)

+ Cơ thể của chim có các bộ phận nào?

+Toàn thân chim được phủ bằng gì?

+ Mỏ của chim như thế nào?

+ Cơ thể loài chim có xương sống

không?

Kết luận:Các loài chim có hình dạng bên

ngoài khác nhau và kích thước khác

nhau,nhưng chúng có điểm chung là: có

xương sống,lông vũ ,có mỏ hai cánh và

hai chân

HĐ3 : ích lợi của chim.

(Giúp HS nêu được ích lợi của chim)

Hỏi:Chim thường có ích lợi gì?

+ Kể tên một số loài chim?

HĐ4.Hoạt động kết thúc

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chim?

- Nhắc nội dung bài.Tổng kết giờ học

- Chuẩn bị tranh ảnh các loài thú

- Cả lớp hát

- Hoạt động nhóm 6 :Các thành viên trong nhóm quan sát tranh của mình để biết loài chim gì,tên các bộ phận của chim đó

- Đại diện nhóm trình bày

- Đầu, mình, hai cánh và hai chân

- Phủ bằng lông vũ

- Mỏ chim cứng để mổ thức ăn

- Có xương sống

- Hoạt động nhóm 2

- Đại diện nhóm báo cáo

- Kết luận:Chim thường có ích lợi bắt sâu,lông chim làm chăn,làm đệm.Chim còn được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt

- Chim sâu,chim sẻ, chim bồ câu,chim cút…

-Bảo vệ môi trường sống cho chim, không bắn chim, phát triển nghề nuôi chim , bảo

vệ chim…

………

Chiều:

Ngày đăng: 24/05/2017, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w