1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

10 1,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 184,31 KB

Nội dung

Vật lý trị liệu và sử dụng các phương pháp vật lý để lượng giá và điều trị bệnh, các chấn thương, biến dạng…Các kỹ thuật vật lý trị liệu bao gồm các phương thức vật lý trị liệu, vận động

Trang 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CN.VLTL Lê Thị Thanh Xuân

Vật lý trị liệu là một phần của phục hồi chức năng Vật lý trị liệu và sử dụng các phương pháp vật

lý để lượng giá và điều trị bệnh, các chấn thương, biến dạng…Các kỹ thuật vật lý trị liệu bao gồm các phương thức vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu

I Vận động trị liệu

1 Định nghĩa vận động học: Vận động học là môn khoa học nghiên cứu các mẫu vận động của cơ

thể

2 Định nghĩa vận động trị liệu: là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động để phòng ngừa,

điều trị bệnh & PHCN

3 Mục đích:

Phục hồi sức mạnh và độ mềm dẻo của cơ

Phục hồi tầm vận động khớp

Điều hợp các động tác

Tái rèn luyện các cơ bị liệt / giảm chức năng

Tạo thuận cho cảm thụ bản thể thần kinh

Phòng ngừa thương tật thứ cấp

4 Tác dụng sinh học của vận động co cơ

Tăng cung lượng tim, tăng cung cấp máu cho các mao mạch, phòng chống teo cơ & cứng khớp, duy trì tầm vận động khớp, chống thoái hóa khớp, bảo vệ độ vững chắc và hình thể của xương; tăng cường thải chất cặn bả & chuyển hóa vật chất; đốt cháy các chất hữu cơ thành nước & CO2

5 Phân loại vận động

a Vận động thụ động: được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc dụng cụ, không có sự co cơ chủ động của người bệnh Vận động thụ động nhằm ngăn ngừa co rút và duy trì tầm hoạt động của khớp Thường được áp dụng cho cơ liệt hoặc rất yếu ( bậc 0-1)

b Vận động chủ động có trợ giúp: là động tác tập do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hay dụng cụ và tập trong mặt phẳng vô trọng lực Áp dụng cho cơ bậc 2

c Vận động chủ động tự do: là động tác tập do chính người bệnh tập không cần sự trợ giúp & đề kháng và tập trong mặt phẳng đối trọng lực Áp dụng cho cơ bậc 3

Trang 2

d Vận động chủ động cĩ kháng trở: là động tác do người bệnh thực hiện với sự đề kháng của người điều trị hoặc dụng cụ tập trong mặt phẳng đối trọng lực Áp dụng cho cơ bậc 4 và 5

e Vận động chủ động cĩ kháng trở tăng tiến: tăng dần sức kháng cơ học của một nhĩm cơ

6 Những điều cần chú ý:

- Động viên người bệnh

- Phải tập đúng theo chỉ định của thầy thuốc

- Giải thích rõ, gọn, đủ

- Quan sát kỹ bệnh nhân, cĩ sai lệch chỉnh lý ngay

- Theo dõi tai biến, đau, mỏi để kịp thời điều trị

II Hoạt động trị liệu

1 Định nghĩa

Là những họat động và kỹ thuật được sử dụng trong điều trị nhằm cải thiện khắc phục những khiếm khuyết, giảm chức năng, giúp người khuyết tật độc lập tối đa trong cuộc sống

2 Mục đích:

Gia tăng sức khỏe

Tăng sức mạnh bền bỉ của cơ, khớp

Giúp BN làm quen với công việc mới

3 Nguyên tắc :

Trình bày hoạt động rõ ràng dễ hiểu

Người bệnh tự thực hiện hoạt động-> người điều trị chỉnh sửa động tác sai

Người bệnh lặp lại nhiều lần cho tới khi thuần thục

4 Các phạm vi của hoạt động trị liệu:

Các hoạt động nhằm làm tăng cường sức mạnh cơ ở tay

Các hoạt động nhằm làm tăng cường sự điều hợp khéo léo

Các hoạt động cải thiện giác quan

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Hoạt động sáng tạo

Hoạt động hướng nghiệp

Các dụng cụ trợ giúp chức năng ở tay

Trang 3

III Âm ngữ trị liệu

1 Định nghĩa : là chuyên ngành điều trị các dạng bệnh liên quan đến giao tiếp, phát âm, khó khăn về nói, ăn uống và nuốt

2 Vai trò chuyên viên âm gữ trị liệu

Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân có các rối loạn:

Lời nói (speech) Ngôn ngữ (language) Nuốt (swallowing)

Tham vấn, giáo dục thân nhân bệnh nhân

Chia sẻ và hướng dẫn những kiến thức cơ bản ANTL đối với đồng nghiệp

Nghiên cứu khoa học

3 Các dạng bệnh âm ngữ trị liệu

Lời nói (speech)

Nói lắp

Rối lọan lời nói

Rối lọan vận động lời nói

Rối lọan giọng

Ngôn ngữ (language)

Mất ngôn ngữ

Chậm ngôn ngữ

Khiếm khuyết ngôn ngữ

Khiếm thính

Rối lọan giao tiếp

Rối lọan nuốt (swallowing)

IV Các phương thức vật lý trị liệu

Các phương thức vật lý trị liệu gồm có nhiệt trị liệu (nóng và lạnh), ánh sáng trị liệu ( hồng ngọai, laser và tử ngoại), điện trị liệu, xoa bóp trị liệu, và kéo dãn trị liệu và kéo nắn trị liệu

1 Nhiệt trị liệu

1.1 Nhiệt nóng (40-50 độ C)

a Tác dụng sinh lý:

Giãn mạch máu tại chỗ hay toàn thân thông qua cơ chế phản xạ Do đó tăng cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cho vùng cơ thể được làm nóng

Giãn cơ vân

Giảm viêm trong giai đoạn bán cấp và mãn

Tăng ngưỡng đau và ức chế đường dẫn truyền đau

Kích thích lành thương

b Chỉ định

Đau

Trang 4

Viêm bán cấp và mãn tính

Co thắt cơ, giảm tầm vận động khớp…

c Chống chỉ định

Chấn thương mới/chảy máu

Viêm cấp

Vùng da mất cảm giác

Mất nhận thức đau (hôn mê, suy giảm trí tuệ)

Phù, sẹo các vết thương hở

Ung thư …

d Phân loại nhiệt nóng trị liệu: bao gồm nhiệt nông và nhiệt sâu

 Nhiệt nông: tác dụng tối đa ở da và tổ chức mỡ dưới da, có thể tác dụng sâu nhờ cơ chế phản

xạ Nhiệt nông gồm có: túi chườm nóng, paraffin và tia hồng ngoại…

Mỗi lần điều trị khoảng 20-30 phút

thì có quấn các lớp khăn ở ngoài để tránh phỏng vùng cơ thể được điều trị Ngoài ra còn có túi chườm nóng dùng điện hay gel

đúc thành khuôn hay nhúng đầu chi vào trong bồn chứa paraffin 8-10 lớp, sau đó bọc lại bằng túi plastic và đắp ủ nhiều lớp khăn hay nhúng đầu chi đó vào trong bồn chứa paraffin

Tia hồng ngoại: năng lượng hồng ngoại xuyên qua da và chuyển thành nhiệt Khoảng cách từ

đèn đến vùng cần điều trị 40-60cm và vuông góc

Chú ý: tai biến của nhiệt nóng có thể gây phỏng và tăng chứng đau Ngoài ra, tai biến của tia

hồng ngoại còn gây ra đau đầu, ngất khi chiếu toàn thân trong một thời gian dài Có thể tổn thương mắt khi chiếu trực tiếp vào mắt

 Nhiệt sâu: có thể tăng nhiệt độ ở mô với độ sâu từ 3-5cm hoặc hơn mà không làm tăng nhiệt độ

ở da và tổ chức dưới da Nhiệt sâu dùng để điều trị các cấu trúc sâu như khớp , bao khớp, đĩa

đệm, dây chằng, cơ nằm sâu, xương Nhiệt sâu gồm có: siêu âm điều trị, sóng ngắn, và vi sóng

Siêu âm trị liệu là dùng sóng âm ở tần số cao 1 và 3 MHz, tai người không nghe được để trị

liệu Mô cơ thể hấp thụ sóng siêu âm sẽ tạo ra nhiệt trong mô Sóng siêu âm có thể xuyên sâu từ ,5-7cm, có tác dụng cơ học và tác dụng nhiệt thể tăng thêm 3-8 0 C ở tổ chức cơ, dây chằng, bao khớp

Trang 5

 Chỉ định: các chân thương, viêm bán cấp và mãn cơ, xương, khớp, thần kinh, giảm sẹo kết

dính

 Chống chỉ định: tương tự chống chỉ định của nhiệt nóng Ngoài ra siêu âm còn không được điều trị vùng có chứa chất dịch và tế bào đang phát triển: mắt, tinh hoàn,buồng trứng, tử cung đang

có thai, tim, vùng có máy tạo nhịp, não, tủy sống, hạch giao cảm cổ, sụn đang tăng trưởng, vùng cơ thể có xi măng sinh học, kim loại…

Sóng ngắn trị liệu: sử dụng sóng điện từ có tần số 27.12MHz biến đổi thành nhiệt để điều trị

Khi sử dụng sóng ngắn, nhiệt độ ở da và mô mỡ có thể tăng thêm 150 C và 4-6 0 C ở tổ chức cơ

 Chỉ định: các chân thương, viêm bán cấp và mãn cơ, xương, khớp, thần kinh

 Chống chỉ định: tương tự chống chỉ định của nhiệt nóng Ngoài ra sóng ngắn còn không được điều trị ơ BN có máy tạo nhịp, thai phụ, đang trong thời gian hành kinh, vùng cơ thể có kim loại, và vùng da ẩm ướt…

Lưu ý: tai biến của nhiệt sâu tương tự nhiệt nông nhưng phỏng sâu hơn

Vi sóng trị liệu:

Sử dụng sóng điện từ có tần số 915-2450MHz biến đổi thành nhiệt để điều trị Khi sử dụng vi sóng, nhiệt độ ở da và mô mỡ có thể tăng thêm 10-120 C và 7-9 0 C ở tổ chức cơ

Chỉ định và chống chỉ định: tương tự sóng ngắn

1.2 Nhiệt lạnh (5-18 độ C)

a Tác dụng sinh lý

Nếu tác dụng nhiệt lạnh kéo dài sẽ làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, giảm phù nề, giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm trương lực cơ Vì vậy điều trị bằng nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm phù nề, giảm đau cấp Nếu tác động nhiệt lạnh không liên tục (như chà xát đá) thì sự tác động lên vận mạch lúc đầu gây co mạch sau đó gây giãn mạch xung huyết làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tầm vận động khớp ở bệnh nhân co cứng khớp, giảm co giật cơ

b Chỉ định

Các chứng đau cấp như: đau ngay sau chấn thương, đau răng, đau đầu

Ức chế đau

Viêm cấp và chấn thương mới (24-48 giờ)

Giảm co rút, co giật…

c Chống chỉ định

Trang 6

Mẫn cảm với lạnh

Mất cảm giác

Mất nhận thức đau…

Tăng huyết áp nặng

d Các phương pháp điều trị nhiệt lạnh

Chườm đá: là phương pháp hay dùng nhất, có thể cho đá lạnh vào túi, quấn khăn thấm nước ở ngoài rồi đắp lên vùng điều trị để giảm đau cấp

Chà xát đá: để giảm đau co cứng cơ

Ngâm lạnh: phương pháp này chỉ áp dụng với chân và tay

Bình xịt thuốc tê lạnh Kelen: dùng trong chấn thương thể thao

2 Ánh sáng trị liệu

Định nghĩa: Dùng năng lượng ánh sáng để điều trị và phòng bệnh

2.1 Tử ngoại

Bước sóng 200-400nm

a Tác dụng sinh lý

Diệt khuẩn

Tạo sắc tố da

Tăng vitamin D, canxi…

b Chỉ định

Còi xương

Các vết loét lâu dài

Bệnh da : vẩy nến, trứng cá…

Mụn nhọt

c Chống chỉ định

Mắt

Lao phổi tiến triển

Xơ cứng động mạch

Nhồi máu cơ tim

Suy thận, gan

Bazedow, đái tháo đường

Người mẫn cảm với ánh sáng

Trang 7

2.2 Laser :viết tắt của cụm từ tiếng Anh Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation

nghĩa là sự khuếch đại ánh sang bằng phát xạ cưỡng bức

a Tác dụng sinh lý

Tân tạo vi mạch máu mới

Tăng sinh collagen

Tăng cường mọc mô hạt

Tăng sức căng của mô

Tăng ngưỡng đau…

Kháng khuẩn

Tránh nguy cơ hình thành sẹo

b Chỉ định

Loét, bỏng, vết thương phần mềm

Đau cơ xương khớp, thần kinh…

c Chống chỉ định

Mắt

Vùng bụng phụ nữ mang thai

Tuyến giáp

Carcinoma/ ung thư

Xuất huyết mới

Đinh, kim loại, plastic, máy tạo nhịp không có chống chỉ định

3 Điện trị liệu

Định nghĩa: điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện thông qua các điện cực đặt trên bề mặt cơ thể

để kích thích thần kinh, cơ

a Tác dụng sinh lý

Co cơ , tăng tuần hoàn máu

Giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh

Ức chế đau

Dẫn thuốc

b Chỉ định

Teo cơ

Giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp, thần kinh

Rối loạn vận mạch

Trang 8

Co thắt cơ…

c Chống chỉ định

Chấn thương mới/chảy máu

Loạn nhịp, mang máy tạo nhịp

Có thai

Mất cảm giác

Mất nhận thức đau

Ung thư …

4 Kéo nắn trị liệu

Định nghĩa: Kéo nắn là thao tác được áp dụng để phát hiện và điều trị tắc nghẽn khớp

a Chỉ định: tắc nghẽn khớp vùng cổ, lưng, thắt lưng và cùng chậu Được thực hiện bời bác sĩ phục

hồi chức năng và cử nhân vật lý trị liệu

b Chống chỉ định

Viêm và nhiễm trùng cột sống

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Bệnh cơ, xương, khớp cột sống

Lỏng khớp…

5 Xoa bóp trị liệu

Định nghĩa: là thủ thuật tác động lên mô mềm của cơ thể nhằm mục đích trị liệu

a Tác dụng sinh lý

Tăng cường lưu thông máu

Chống kết dính

Làm mềm sẹo

Giảm huyết áp

Thư giãn, an thần, dịu đau

Xoa bóp KHÔNG giảm béo

b Chỉ định:

Giảm đau: đau đầu, đau vai gáy, đau lưng mạn tính, đau cơ, viêm đau dây, rễ thần kinh

Các trường hợp co cứng cơ: liệt cứng, co cứng cơ do kích thích rễ, dây thần kinh

Trang 9

Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho da, dưới da, cơ, thần kinh trong các bệnh bại, liệt, teo cơ Kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh trong tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương các đám rối thần kinh do các nguyên nhân khác nhau

Thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress Phục hồi cơ bắp sau tập luyện thể thao hay lao động nặng

c Chống chỉ định

Sốt >380 C

Các viêm cấp của da, phần mềm, khớp

Vết thương hở

Gãy xương

Da quá mẫn cảm

Nhiễm trùng

Ung thư

Bệnh ưa chảy máu

Huyết khối tĩnh mạch

Vùng có nhiều long và tóc

Vùng bụng của thai phụ…

6 Kéo dãn cột sống

Định nghĩa: Kéo dãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng

a Tác dụng sinh lý

Giảm đau khớp cột sống

Giảm kết dính trong màng cứng tủy, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch

Gỉam co thắt cơ

Giảm áp lực lên đĩa đệm

Rộng lỗ gian đốt sống

b Chỉ định

Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay

Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ

Sai khớp đốt sống nhẹ

Đau lưng do các nguyên nhân khác

Trang 10

Vẹo cột sống

Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp

c Chống chỉ định:

Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy

Lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng lưng

Bệnh loãng xương, tăng huyết áp

Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng

Viêm đa khớp dạng thấp

Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt

Hội chứng đuôi ngựa

Thoái hóa cột sống, bệnh viêm cột sống dính khớp có các cầu xương nối các đốt sống

Nghiên cứu áp dụng các phương thức vật lý trị liệu góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và người khuyết tật

Ngày đăng: 23/05/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w