1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dược lý học Thú y chuyên khoa

142 736 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 176,76 KB

Nội dung

Thuốc dùng để khôi phục sự cân bằng sinh lý, hóa sinh, đảm bảo sự hoạt động sống bình thường hoặc tốt hơn cho cơ thể. Căn cứ vào tác dụng dược lý và lâm sàng, dược lý học chuyên khoa phân chia thành các nhóm thuốc khác nhau. Vậy đó là những nhóm thuốc nào? mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để tìm hiểu nội dung chi tiết.

Trang 1

Dược lý học Thú y chuyên khoa Khái niệm :

Cơ thể là một khối thống nhất , gồm nhiều bộ máy khác nhau chức phận khác nhau (Bộ máy thần kinh, Tuần hoàn, Hô hấp, Tiêu hoá….) chúng phối hợp nhịp nhàng, dưới sự chỉ đạo thống nhất và nhậy cảm của bộ máy thần kinh Thuốc dùng để khôi phục sự cân bằng sinh lý, hoá sinh, đảm bảo sự hoạt động sống bình thường hoặc tốt hơn cho cơ thể

Căn cứ vào tác dụng dược lý và lâm sàng, dược lý học chuyên khoa phân chiathành các nhóm thuốc khác nhau

Chương I Thuốc tác dụng lên bộ máy thần kinh.

Hệ thần kinh làm nhiệm vụ điều hoà các chức năng của cơ thể, tạo nên mộtthể hoạt động thống nhất bên trong cũng như thích ứng bên ngoài thông qua

2 hệ thống:

+ Hệ thần kinh vận động và Hệ thần kinh thực vật

+ Đầu mút của tế bào thần kinh và các Synap là “điểm tác dụng” rất nhiềuloại thuốc.Căn cứ vào lâm sàng và tác dụng dược lý :

- Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương(thuốc kích thích và thuốc ức chế )

- Thuốc tác dụng lên thần kinh vận động, thần kinh cảm giác, thần kinh thựcvật, trung khu cảm giác đau và trung tâm điều hoà nhiệt

Trang 2

A thuốc tác dụng lên trung ương thần kinh

I.Các thuốc kích thích trung ương thần kinh.

Muối dạng tinh thể trắng, tan tốt trong nước

Strychnin kiềm: tan rất ít nước và Ete, tan nhiều trong cồn và Chloroform Dung dịch có vị đắng, pha loãng 100.000 lẫn vẫn đắng

+Nếu hàng ngày cho liều điều trị 3 lần, chúng sẽ tích luỹ và các triệu chứngngộ độc sẽ xuất hiện

+ Strychnin rất bền vững trong quá trình thối rữa, do đó sau nhiều năm, từ xácchết Strychnin vẫn chưa bị phân huỷ

1.4.ứng dụng điều trị:

Trang 3

+ Thường dùng để cải thiện hoạt động các công năng các cơ quan đã bị giảmyếu, có nguồn gốc thiểu năng của hệ thân kinh vận động và thần kinh thựcvật.

+ Vì vậy thuốc không thể mang lại hiệu qủa điều trị tốt khi bị tê liệt hoàntoàn ở cơ bắp hay các dây thần kinh chi phối chúng

+ Có tác dụng nâng cao huyết áp và khi bị trụy tim mạch, có thể ứng dụngtiêm Strychnin vào tĩnh mạnh Nhưng hiệu quả điều trị rất thấp

+Thường dùng Strychnin dạng muối (Nitrat, Sunphat) : 0,1 – 1% tiêm dưới

da

1.5.Liều lượng:

+Ngựa 0,02 – 0,05g/1kgP, Bò 0,05 – 0,08g/ lkgP, Dê và Lợn 0,002 – 0,005g/1kgP, Chó 0,0005 – 0,001g/ 1kgP, Mèo 0,0001 – 0,0005g/ 1kgP

Có thể ứng dụng nhiều ngày ở thời kỳ đầu mới bị tê liệt ở gia súc ( Không nêndùng liên tục quá 7 ngày )

+ Dùng rượu mã tiền : với nồng độ Ancaloit là 0,24 – 0,25% để kích thíchtính thèm ăn, do tăng cường tiết dịch tiêu hoá

Liều lượng cho Ngựa, Bò 6 – 10g; Dê và Lợn 0,5 – 1,0g; Chó 5 – 10 giọt

1.6 Ngộ độc Strychnin:

ở các gia súc, Chó, Mèo, Lợn mẫn cảm hơn cả

+ Dùng Strychnin có thể ngộ độc, chủ yếu do dùng thuốc nhầm lẫn về liềulượng Mới đầu đáp ứng phản xạ tăng cường, sau đó sợ hãi, con vật nhộnnhạo, gặm cửa chuồng, có khi toát mồ hôi rồi co giật kiểu uốn ván, con vậtnhanh chóng bị chết do ngạt thở

Trang 4

1.7.Điều trị ngộ độc:

+Trước hết phải giải trừ các co giật, dùng các thuốc mê, thuốc ngủ nhưCloroform, Halothan, Chloralhydrat, các muối Bacbiturat Hoặc tiêm dưới dadung dịch MgSO4 20%

+ Nếu co giật đã giảm, dùng than hoạt tính, sau đó dùng thuốc tẩy muối chouống, để gia súc ở nơi tối, yên tĩnh

+ Thịt gia súc bị chết do ngộ độc có thể sử dụng được(mỡ và tim phải huỷbỏ)

+ Hiện nay việc sử dụng Doping trong thi đấu đều được coi như là sự giả dối,lừa bịp, đó là tội lỗi, thành tích thi đấu không được chấp nhận

+ Các thuốc trên có thể trộn với thức ăn, dạng viên đường hoặc tiêm

+ Tác dụng sẽ thể hiện kéo dài từ 15 – 20 phút đến 1 – 3 tiếng đồng hồ

(tuỳ từng loại thuốc và phương thức sử dụng )

2.3.Kiểm tra về mặt hoá học:

Từ nước bọt, mồ hôi hoặc từ máu và nước tiểu để khẳng định

Trang 5

II.Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương

1.1.Thuốc trấn tĩnh tác dụng mạnh (Các dẫn xuất của Phenothiazin) +Phenothiazin là thuốc điều trị ký sinh trùng dùng trong thú y.Từ phân tử Phenothiazin các gốc hoá học khác nhau thuốc có tác dụng khác nhau

trấn tĩnh, kháng Histamin

+ Không có tác dụng gây ngủ hay giảm đau, nhưng có tác dụng hiệp đồng,tằng cường tác dụng của các thuốc ngủ và thuốc giảm đau

+ Làm giảm căng thẳng của hệ thần kinh thực vật

+ Loại trừ tác dụng của Adrenalin do đó làm hạ huyết áp

+ Khi tiêm tĩnh mạnh, các mạch quản (động mạch) dãn nhanh, huyết áp hạđột ngột đặc biệt là ở Ngựa

+ Làm giảm sinh nhiệt (trương lực cơ giảm, vận động giảm, chuyển hoá vậtchất giảm)

+ Tác dụng chống nôn do ức chế trung khu nôn

+ ứng dụng trong chăn nuôi- thú y

Trang 6

+ Giảm hao cân khi vận chuyển

+ Giảm sinh nhiệt cơ thể: do hạ nhiệt độ cho cơ thể những khi cần thiết ( Mổ,trấn thương )

Với Ngựa: Sửa, gọt móng, đóng đinh móng, nhổ răng, thiến hoạn, kiểm trathực tràng, chữa đau bụng

Với Trâu Bò: Cải thiện chất lượng thịt, chống sa âm đạo, sa tử cung, xót nhau(kết hợp với thuốc gây tê cục bộ), mổ dạ cỏ, gọt sửa móng, khám mắt

Với Lợn: Điều trị loạn thần kinh sau đẻ, hạn chế hung dữ, cắn người

Với Chó: Cắt lông, tắm, vận chuyển , khám lâm sàng, ngừa động kinh

1.1.1.Clopromazin

1.1.1.1.Nguồn gốc : Là chất hoá học tổng hợp

1.1.1.2.Tính chất vật lý:

Là bột trắng hoặc vàng trắng Tan nhiều trong nước, dung dịch có vị rất đắng

1.1.1.3.Liều lượng: Tiêm bắp sâu, có thể tiêm nhắc lại liều trên trong ngày.

Trang 7

Chú ý: khi tiêm nhắc lại các dẫn xuất Phenothiazin cần chú ý quan sát các

1.2.2 Các mối Magnesium dùng ngoài đường tiêu hoá

1.2.2.1 Nguồn gốc : Là chất hoá học tổng hợp Mg SO4 7H2O

Trang 8

+ Các muối Mg ++ cũng phong toả, kìm hãm hệ thần kinh trung ương, sử dụng

tốt trong các trường hợp ngộ độc Strychnin, Picrotoxin

1.2.2.3 Liều lượng : (Trường hợp này thường dùng MgSO4 dung dịch 20%),

0,05 – 0,15g/kg ngày tiêm 2 – 4 lần

+ Có thể dùng phương pháp này, gây mê làm phẫu thuật, song phải chú ý: liều

mê sâu là 18 – 21 mg% trong huyết thanh, nhưng nếu đạt 24mg% dẫn đến liệttrung khu hô hấp.Với đại gia súc gây mê dùng 1g/kg MgSO4 7H2O tiêm vena

2.Thuốc giảm đau

Khái niệm:

Là những thuốc ức chế tận cùng thần kinh cảm giác , làm mất cảm giác bềmặt, chúng không tiếp nhận kích thích đau để chuyền về não Giúp con vậtkhông bỏ ăn, thoát khỏi các kích thích viêm và mau lành

Các thuốc hạ sốt cũng có tác dụng làm giảm đau

1.Thuốc phiện (opi) và các Ancaloit của thuốc phiện

1.1 Nguồn gốc:

Là sản phẩm phơi khô của nhựa cây thuốc phiện (Cây Anh túc Papaversomniferum) Mỗi quả thuốc phiện có thể thu hoạch được 0,02 g nhựa Thuốc

phiện có 25 loại Ancoloit khác nhau ( Morphin, Codein, Tebain, Papaverin )

Chất lượng thuốc phiện được đánh giá theo hàm lượng của Morphin

1.2.Tính chất vật lý: Có vị đắng, màu đen, mùi hắc.Tan 50-70% trong nước 1.3.Chế phẩm thuốc phiện (opi) và tác dụng của nó

+ Opi có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm ruột , ruột co thắt, đặc biệt ở cáctrường hợp ỉa chảy nặng có máu

Trang 9

+Do Opi làm dịu rất nhanh các cơn co thắt của các cơ trơn đường tiêu hoá.

( Papaverin, Codein có tác dụng ít đến các cơ bản cơ trơn)

+ Các Ancaloit khác như Noscapin, Tebain cũng tham gia một số quá trìnhkính thích trung khu hô hấp

Do đó để điều trị ỉa chảy, dùng opi tốt hơn cho riêng bất cứ loại Ancaloit nào

Cồn opi: dùng cồn 750, opi 1%, thường dùng trong lâm sàng điều trị ỉa chảy

Các loài gia súc, các lứa tuổi thì có khác nhau về tác dụng( do loài và do

sự phát triển của thần kinh trung ương)

+ Liều nhỏ có tác dụng làm yên tĩnh trung tâm ho và trung tâm hô hấp

+ Tác dụng đến trung tâm nôn, lúc mới cho thuốc, con vật có thể bị bồn chồn

+ ở gia súc, khi cho Morphin, phần lớn lúc đầu có những biểu hiện kích thích

nhẹ hoặc mạnh (tuỳ loại), giai đoạn sau mới có tác dụng ức chế

+ Nếu không khí không tốt, CO2 tích lại trong máu, xuất hiện các cơn co giật,đồng tử dãn ra

Trang 10

+ Nhu động dạ dầy, Ruột bị giảm dẫn đến táo bón Đó là do Morphin trựctiếp làm tăng trương lực các cơ trơn, làm co các cơ dạ dầy và ruột, van hồimanh tràng , cơ đóng ruột già, do đó chuyển vận thức ăn và các chất chứatrong dạ dầy và ruột chậm lại rất nhiều.

+ Morphin được hấp thu nhanh từ Ruột và dưới da, thải trừ một phần qua nước tiểu, Một phần Morphin cũng được thải trừ qua niêm mạc đường tiêu

hoá Do đó bị ngộ độc phải rửa dạ dầy

2.4.ứng dụng điều trị:

+ Nói chung không dùng riêng một mình làm thuốc mê phẫu thuật thú y.Thường dùng chung với Atropin, Scopolamin làm thuốc mê ở Chó, bởi vì haithuốc này không làm tăng cường tác dụng của Morphin

+ Dùng chung với thuốc mê nó làm giảm liều lượng thuốc mê cần thiết

+ Trước khi cho các dẫn xuất Bacbiturat 45 phút, cho Morphin để ức chế

trung tâm hô hấp, sẽ giảm được tác dụng lúc đầu của thuốc ngủ, giảm tai biến

2.5 Liều lượng Chó 3-4 mg/kg P Ngựa 0.12-0.2 mg/kgP

2.6.Ngộ độc Morphin:ở gia súc ít gặp, gap khi dùng liều trị quá liều

ở Người 0,6 – 0,8 mg/kg; Ngựa 7 – 30mg/ kg; Bò 25mg/kg;

Mèo 20 – 390mg/kg; Chó 80 – 530mg/kg; Lợn 316mg/kg; tiêm bắp

Nói chung, thần kinh càng phát triển thì càng mẫn cảm với Morphin

2.7 Giải độc Morphin:

Giải độc Morphin và Opi bằng các biện pháp:

+ Rửa dạ dầy ruột, cho uống than hoạt tính, thuốc tẩy muối

+ Chất kháng đặc biệt với Morphin là Nalorphin (cho chó 0,25 – 0,5mg

Trang 11

3 Thuốc ngủ

Khái niệm :

+Những thuốc gây ngủ giống như giấc ngủ sinh lý, tác dụng chống mất ngủ.+ Thuốc ngủ dùng liều nhỏ có tác dụng an thần, dùng liều cao con vật bị mêhoặc hôn mê Căn cứ vào cơ chế tác dụng, người ta chia ra các thuốc ngủ tácdụng lên vỏ não, lên khâu não hay tác dụng lên cả hai

Căn cứ vào cấu tạo hoá học, chia ra 2 nhóm : các dẫn xuất của axít

Bacbituric và các thuốc không phải dẫn xuất Bacbituric.Trong thú y, cácthuốc ngủ ít có ý nghĩa quan trọng,thường dùng liều cao của nó để gây mê

+ Còn có tác dụng giải trừ co thắt, như co thắt mạch máu, co thắt ruột (ngựa),

sử dụng làm thuốc trấn tĩnh cho tiểu gia súc

1.4 Liều lượng:

+ Muối Na của Phenobacbital tan nhiều trong nước, làm thuốc ngủ cho Chó

0,02 - 0,06 g/kg, cho Mèo 0,06g/kg, tiêm bắp (không tiêm dưới da)

Cho lợn 0,5 g/50kg, Ngựa 0,5 0,75 g/50kg Tiêm tĩnh mạch Dùng 1,0 1,25g/50kg tiêm bắp sâu để giải trừ co thắt ruột và trước phẫu thuật

-Sử dụng Phenobacbital phối hợp với thuốc tê tại chỗ, để làm phẫu thuật

nhỏ

+ Dùng giảm đau hoặc ngủ nhẹ cho Bò, Ngựa 1,5 - 2 g/kgP tiêm vena

+ ở bò dùng phối hợp với Chloralhydrat , có tác dụng gây mê rất tốt Nhưngtrong khi mê, Bò lại dễ bị chướng hơi dạ cỏ

Trang 12

- ở lợn từ 10 - 25 kg thể trọng, dùng 25 mg/kg; Lợn lớn dụng 20 mg/kg tiêmtĩnh mạch, phúc mạc, thậm chí nếu Lợn đang đói có thể cho uống, Lợn có thể

mê khoảng 1/2 giờ

- ở gia cầm, tiêm vena 15 - 30 mg/kg, tiêm bắp 50 mg/kg (dung dịch 1%) đểgây mê

- Để gây mê cho Ngựa, có thể dùng hỗn hợp: 6,5g Phenobacbital-Na, 15g MgSO 4 ,30 g Chloralhydrat hoà tan trong 1.000 ml nước Với Ngựa trưởng

thành, dùng 700 - 800 ml tiêm chậm tĩnh mạch Mê không có giai đoạn kíchthích, kéo dài chứng 30 phút Nhưng chú ý là dung dịch hỗn hợp chỉ ổn định

khoảng 2 giờ sau đó vẩn đục vì các Bacbituric có thể tủa với Chloralhydrat là một chất mang tính kiềm.

4.Thuốc mê (Narcotica).

Khái niệm : Mê là quá trình tê liệt có hồi phục của hệ thần kinh.

Trong khi mê, mất hết tri giác, cảm giác, vận động tự chủ, các cơ bắp giãn ra Các cơ năng thực vật giảm, nhưng hoạt động của trung tâm hô hấp, trungtâm vận mạch vẫn được duy trì, thuốc gồm hai nhóm chính:

- Thuốc mê bay hơi (gây mê qua đường hô hấp)

- Thuốc mê không bay hơi (qua đường tiêm)

1 Eter (C 2 H 5 O.C 2 H 5 )

1.1 Nguồn gốc: Là Ete được sản xuất từ cồn Etylic

1.2 Tính chất vật lý:

Ete là dịch lỏng, linh động, có mùi đặc trưng Nhiệt độ sôi 34 – 350C Tỷ

trọng 0,72 Trong không khí rễ bốc hơi Hơi Ete rễ cháy và nổ với không khí 1.3 Tác dụng dược lý- ứng dụng:

Trang 13

+ Gây mê qua đường hô hấp cho Bò cần phải rất cẩn thận( vì khi mê, dạ cỏ sẽ

dễ bị chướng hơi, thức ăn có thể trào sang đường hô hấp và gây ngạt thở)

ở nhiều gia súc, có thể gây mê bằng cách: Cho động vật vào buồng kín (chậu

thuỷ tinh, thùng gỗ…) dùng vải tẩm Eter đặt vào trong, có diện tích rộng để Eter bốc hơi được nhanh.

2.Chloroform (CHCl 3 )

2.1 Nguồn gốc : Là chất hoá học tổng hợp

2.2 Tính chất vật lý:

Là dung dịch mùi hắc, vị cay, khó tan trong nước (1:130), tan tốt trong

cồn,Eter, Lipoid Tỷ trọng 1,48, độ sôi 60 – 620C Bảo quản trong lọ màu.Trong không khí ánh sáng sẽ phân huỷ Chloroform thành Phosgen rất độc.

2.3.Tác dụng dược lý: Gây mê tương tự như Eter, nhưng độc tính cao hơn Nhanh mê và mê sâu hơn Eter

+Phạm vi mê hẹp Nồng độ thể tích 1% trong không khí mới gây mê nhưngnồng độ lên 1,6% đã có thể liệt tim và liệt hô hấp

+Tim mẫn cảm với Chloroform gấp 30 lần so với Eter

+ Chloroform liều cao, gây liệt hô hấp, rễ gây rối loạn hoạt động của gan, giảm tiết mật và Adrenalin

+ Chloroform được thải trừ chủ yếu qua phổi

2.4.ứng dụng trong thú y:

Chỉ dùng cho Ngựa và Lợn

Mèo có phản ứng kích thích mạnh mẽ khi dùng Chloroform, nhiều nước đã

không dùng trong gây mê phẫu thuật

Trang 14

5 thuốc chống co giật

Khái niệm : Những tác nhân kích thích một số phần của não và tuỷ sống, sẽ

gây nên co thắt các cơ vân, độc lập với ý muốn Người ta gọi là các hiệntượng này là co giật

+ Nếu có co giật liên tục, đó là kinh giật (Clonicus)

+ Nếu có co cứng kéo dài, không gián đoạn là co Tenanos

+ Hai loại co này có khi xen kẽ lẫn nhau, đó là thể co giật hỗn hợp Clonicus)

(Tonico-+ Nguyên nhân và trạng thái co giật là do các phần khác nhau của hệ thầnkinh bị tác động

+ Kích thích vỏ não gây kinh giật (Clonicus) có kèm theo rối loạn tri giác.+ Kích thích vùng dưới vỏ não sẽ gây co giật hỗn hợp Tonico-Clonicus

+ Kích thích tuỷ sống gây co Tetanos Tri giác không bị rối loạn

Co giật có khi xuất hiện ở một số cơ, một nhóm cơ hoặc lan toàn bộ cơ thể 1.trimetadion:

1.1 Nguồn gốc : Là chất hoá học tổng hợp

1.2.Tác dụng dươc lý : Là thuốc chống co giật rất tốt

1.3 Liều lượng : Chó : 0.3-1 g/kgP cho uống ngày 3 lần

6 Thuốc hạ sốt

Các thuốc thuộc nhóm này gồm 3 nhóm chính: Các dẫn xuất củaSalicylat, Pyzazolon và Anilin, ngoài ra còn thêm indol và một số thuốc khác.Anilin chỉ có tác dụng hạ sốt giảm đau Các thuốc khác tuỳ mức độ chúng đều

có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm

6.1 Cơ chế tác dụng hạ sốt :

Thuốc chỉ có tác dụng khi cơ thể đang bị sốt ở liều điều trị, Khi các yếu tốngoại lai: vi khuẩn, nấm, độc tố…xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu

Trang 15

sản sinh các chất sốt nội tại, gây sốt do làm tăng sự tạo nhiệt (gây rung cơ,tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm sự mất nhiệt ( co mạch ngoại vi) Các thuốc có tác dụng hạ sốt do làm: tăng quá trình sản nhiệt (giãn mạchngoại vi, ra nhiều mồ hôi) Thuốc có tác dụng lập lại thăng bằng cho trungtâm điều tiết nhiệt ở vùng dưới đồi.

6.2 Paracetamol(Dẫn xuất Anilin).

6.2.1 Nguồn gốc :Bản thân Aniilin rất độc không được dùng trong điều trị.Trên lâm sàng chỉ dùng các dẫn xuất.Thuốc nhóm này chỉ có tác dụng hạ sốt Trong máu thuốc dễ gây mét – Hb mất chức năng hô hấp của máu Gia súcchết do ngạt thở, xác tím tái Liều cao, sau 36h dễ gây hoại tử gan nên ít dùng.Thuốc có tính Acid, hấp thụ nhanh qua ống tiêu hoá Chuyển hoá phần lớn ởgan và phần nhỏ ở thận thành dạng gluco và sulfo được thải qua thận

Liều điều trị không độc, liều cao gây tổn thương gan, met – Hb

6.2.2.Liều dùng:

ĐGS 15 – 40g, TGS – 5 hay 8g còn chó, mèo 0,2 – 1/con, ngày

6.3 Dẫn xuất của Acid salicylic.

Acid salicylic ở dạng tinh thể hình kim óng ánh, không, mầu nhẹ, vị chua vàhơi ngọt, khó tan trong nước Có tính kích thích mạnh, không uống được.Dùng ngoài da dung dịch 10% chữa chai chân, hột cơm, nấm ngoài da

Với mục đích hạ sốt, giảm đau và chống viêm chỉ dùng các dẫn xuất

- Tác dụng hạ sốt kéo dài 1-4 h tuỳ liều dùng

- Liều thấp chỉ hạ sốt, giảm đau Liều cao gấp 3 liều hạ sốt có tác dụng ức chế

Trang 16

nồng độ gây độc là 10-4 Vì vậy, thuốc vừa có tác dụng điều trị triệu chứngvừa có tác dụng trị căn nguyên.

Tác dụng thải Acid uric qua nước tiểu dùng liều: gấp 2-4 lần liều hạ sốt tùymức nhiễm uric trong máu

- Liều cao Aspirin làm giảm tổng hợp Prothrombin do thuốc đối kháng vớiVitamin K dẫn tới chống đông máu

- Tác dụng trên ống tiêu hoá: Thuốc không dùng cho gia súc và người bị việm

dạ dầy và ruột mãn tính Chú ý uống thuốc sau bữa ăn

Trị chướng hơi dạ cỏ Trâu, Bò trửơng thành 30-60g, Dê, Cừu 5-20g/con

6.3.2.Dẫn xuất Pyrazolon( Phenylbutazon).

.6.3.2.1 Tính chất vật lý :

ở dạng kết tinh, vị đắng, hầu như không tan trong nước

6.3.2.2.Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng giảm đau, hạ sốt kém salicylat

+Tác dụng chống viêm mạnh, nhất viêm đa khớp, được ưu tiên trị bệnh khớp.+Làm giảm tái hấp thu Acid uric ở ống lượn gần dẫn đến tăng thải uric quanước tiểu nên giảm sốt, giảm viêm nhanh

Trang 17

6.3.2.3 ứng dụng: Hạ sốt, trị viêm khớp, viêm đa khớp mãn tính.

Không được dùng khi gia súc bị bệnh viêm dạ dầy – ruột mãn tính

6.3.2.4.Liều lượng: ĐGS 4- 12 g, TGS 2-5g con chó, mèo 0,5-1g/con/ngày.

b Thuốc tác dụng trên đầu mút thần kinh cảm giác

I Thuốc tê.

Khái niệm:

Là những thuốc gây mất cảm giác thần kinh ở nơi tiêm thuốc , ngăn chở việcchuyền những xung động từ nơi kinh thích,qua vùng thần kinh nơi tiêm thuốcđến hệ thần kinh trung ương Tác dụng gây tê chỉ cho tạm thời, lúc thuốckhuếch tán hết, chức phận cảm giác lại được hồi phục.Về thực thể, dây thầnkinh không tổn thương

+ Thuốc tê làm mất cảm giác đau tại chỗ

+ Thuốc mê làm mất cảm giác đau là do ảnh hưởng đến chức phận của vỏ não

Trang 18

+ Nếu là dây thần kinh phối hợp: thì thuốc làm mất chức phận cảm giác rồimới chức phận vận động.

+Tác dụng lên thần kinh giao cảm: Kích thích dây giao cảm, gây co mạch dolàm tăng lượng Adrenalin, tác dụng cường giao cảm gián tiếp, biểu hiện :huyết áp tăng, tim đập mạnh, đồng tử mắt giãn

Gây co mạch nên tác dụng gây tê kéo dài 15 – 30 phút,

+ Làm cơ tử cung co bóp mạnh, giảm nhu động ruột

+ Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Khi hấp thụ vào máu gây kíchthích trung ương thần kinh, trung khu hô hấp, tuần hoàn, điều tiết nhiệt

+ Nếu ở giai đoạn kích thích: Dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương

(Các Bacbiturat, Chloralhydrat, Ete )

+ Giai đoạn tê liệt : Hô hấp nhân tạo, truyền Glucoza 5% hoặc Gluco-calci.+ Đối với các loài gia súc thì Ngựa rất mẫn cảm Các gia súc khác cũng cóphản ứng nhưng ở liều cao

1.6.ứng dụng thực tế:

+ Là chất gây nghiện, đắt tiền nên chỉ dùng gây tê bề mặt Phối hợp cùngdung dịch 1 – 3% với Adrenalin 0,1% nhỏ mắt gây tê trước phẫu thuật

Trang 19

+ Gây tê mắt trong khám mắt: dùng dung dịch Cocain hydroloit 0,25 – 1 – 3%phối hợp với Atropin.

+ Gây tê niêm mạc: khi viêm, bỏng dùng Cocain 10% trộn trong Vaselin

2 Novocainum Procainum

2.1 Nguồn gốc : Thuốc gây tê tổng hợp (chất độc bảng B)

2.2.Tính chất vật lý : Chất kết tinh không màu, vị đắng, làm tê lưỡi, rất rễ tan

trong nước, tan trong cồn, bền vững ở nhiệt độ bình thường

Ngoài ánh sáng và trong môi trường kiềm mau hỏng, bị chuyển sang dungdịch có màu vàng

2.3.Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng gây tê tại chỗ yếu( do không gây cho mạch)

+ Thuốc thải trừ rất nhanh ở gan

+ Phối hợp với Adrenalin: 10 – 40 giọt Adrenalin 0,1% trong 100ml dungdịch Novocain có tác dụng kéo dài thời gian gây tê 3 – 5 lần

+ Phối hợp với Rivanol: ngoài tác dụng làm co mạch còn có tác dụng sáttrùng: 10ml dung dịch Rivanol 0,2% pha trong 100ml Novocain 0,25%

+ Ngoài tác dụng gây tê Novocain còn dùng điều trị bệnh do ngăn cản kích

thích thần kinh Điều trị bệnh ở dạ dầy Điều trị các bệnh hệ tim mạch

+ ở liều lượng và nồng độ thấp Novocain có tác dụng ức chế, điều hoà hệ

thần kinh thực vật

Dùng Novocain phong bế các hạch thực vật: giảm các kích thích với thầnkinh trung ương,làm giảm co giật

Trang 20

+ Novocain vào trong các tổ chức bị phân ly thành Axit para-Aminobenzoic (PABA), trong điều trị không dùng phối hợp với Sulfamid, do cạnh tranhPABA làm giảm tính kháng khuẩn của Sulfamid.

2.4 ứng dụng điều trị:

+ Gây tê thấm: Tiêm thuốc tê vào dưới da nơi mổ, theo từng lớp một thường

dùng dung dịch 0,25 – 0,5%, thêm vào Adrenalin 0,1% 20giọt.

+ Gây tê thần kinh: Phong bế sự dẫn truyền của dây thần kinh và mất cảmgiác của vùng ngọn Phương pháp đòi hỏi phải xác định đúng vị trí phân bốdây thần kinh Thường dùng dung dịch 3 – 6%, sau 10 – 15 phút thuốc đã cótác dụng gảm đau, kéo dài 1 giờ Cách này thuờng dùng để gây tê lúc phẫuthuật ở các chi, ở đầu, làm giảm đau do dây thần kinh

+ Phong bế hạch thần kinh: Ngăn chặn những xung động truyền cảm giácđau về hệ thần kinh trung ương

Ví dụ: Bê, Ngựa viêm phổi dùng Penixilin đồng thời phong bế hạch sao ở cổ hiệu quả điều trị cao hơn Dùng trong dung dịch 0,25%.

+ Gây tê ngoài màng cứng: Tiêm thuốc vào ngoài màng cứng của tuỷ sống.Thuốc tê sẽ lan ngoài màng cứng, gây ức chế thần kinh từ ngoài vào tuỷ và từtuỷ đi ra Dùng dung dịch 1 – 2% Thường hay tiêm vào sống các đốt sốnghông và đốt sống khum, hoặc giữa đốt sống khum và đốt sống đuôi

+ Gây tê tuỷ sống (gây tê trong màng cứng): Phụ thuộc vào vùng mổ, vị trí

tiêm có thể vào khoảng giữa hai đốt sống lưng 2,3,4 qua dây chằng vàng rồivào khoảng dưới nhện

Trang 21

+ Dinh dưỡng thần kinh, dinh dưỡng thành mạch: Điều trị tổn thươngthần kinh, xơ cứng động mạch Nồng độ thuốc 0,25%.

2.5 Liều lượng :

+ Tiêm dưới da: đại gia súc 0,005/kgP, tiểu gia súc 0,015/kgP

+ Tiêm bắp: Đại gia súc 0,001/kgP, tiểu gia súc 0,004/kgP

+ Phong bế thần kinh: 0,0025/kgP

II Thuốc bảo vệ đầu mút thần kinh cảm giác

Các thuốc bảo vệ các ngọn dây thần kinh cảm giác bằng cách: Hình thành cáclớp bảo vệ niêm mạc, da, tổ chức ngăn chặn các kích thích thần kinh có hại

1 Thuốc săn

Các thuốc này kết tủa với Albumin trên niêm mạc tạo thành Albuminat,đóng thành một lớp không tan, không hấp thụ trên mặt niêm mạc Do đó đầumút đầu thần kinh phía dưới lớp này được bảo vệ khỏi các nhân tố kích thích

3 Thuốc bọc

Trang 22

Là những chất có trọng lượng phân tử cao Lúc hoà vào nước tạo thành nhữngdung dịch keo, có tác dụng che kín các vết thương, bảo vệ các đầu mút thầnkinh khỏi ảnh hưởng bởi các nhân tố kích thích Do đó có tác dụng chốngviêm (Viêm niêm mạc dạ dày, Ruột) chống nôn chống ỉa chảy, cản trở hấpthụ các chất độc qua đường tiêu hoá Thường dùng : Gôm ả rập, các loại bột(bột mì, bột gạo, bột ngô Sữa, Gelatin

+ Khi cho uống thành lớp mỏng chống viêm

+ Có tác dụng hấp thụ những vật mang điện tích dương (Alcaloit, các loạikiềm, Vi khuẩn và độc tố)

4.2.3 Liều lượng: Đại gia súc 50 – 250g/ con, tiểu gia súc 30 – 60g/con.

5 Thuốc ngọt

Các thuốc này giữ vị trí trung gian giữa các thuốc bảo vệ và các thuốc kíchthích thần kinh cảm giác, phần lớn chúng có tác dụng làm chất bọc, bảo vệniêm mạc , da Nhưng mặt khác, chúng lại kích thích dịch vị do vị ngọt

Gồm có: Rễ cây cỏ ngọt, đường mía, Lactoza, Glucoza, Fructoza, mật ong

Trang 23

c.Thuốc tác dụng trên hệ thống thần kinh thực vật

Các thuốc tác động lên các cơ quan, hệ cơ quan chịu sự điều khiển của hệthống thần kinh thực vật (gọi là hệ thống thần kinh tự động)

I.Các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm

Là chất bột kết tinh trắng hoặc không màu, dễ tan trong nước, cồn Khó tan

trong Ete và Chloroform Bền vững ở nhiệt độ cao, là chất độc bảng A.

1.3.Tác dụng dược lý:

+ Pilocarpin gây tăng tiết dịch và nước bọt với lượng lớn( ở Ngựa có thể gây

tiết đến 10 lít nước bọt), có tác dụng chống phù, chống tích nước

+ Làm giảm nhịp tim, khép đồng tử mắt

1.4.ứng dụng điều trị:

+Làm tăng cường nhu động ruột làm tăng tiết dịch tiêu hoá(Chú ý:khi dùngcho đại gia súc có sừng do các tuyến phế quản tiết dịch nhiều, dễ gây ngạt thở Liều cao gây co thắt ruột( không dùng cho vật già yếu, có bệnh tim mạch)

1.5.Liều lượng:

Tiêm dưới da Trâu, Bò 500mcg/kgP; Ngựa 0,001g/kgP; Dê cừu 200 – 800mcg/kgP; Lợn 500 mcg/kgP; Chó, Mèo 200 – 300 mcg/kgP

Trang 25

1.2 Tính chất vật lý : Chất kết tinh, ở dạng dung dịch 40% màu cà phê sẫm

tan dễ trong nước

2.1.3.Tác dụng dược lý:

+ Có tác dụng ức chế vi khuẩn yếu

+ Tác dụng mạnh với kí sinh trùng(chấy, rận, ve, một số loại Giun, Sán).+ Đối với tim mạch : khi mới cho thuốc tim đập nhanh, huyết áp tăng, đồng tửmắt giãn Khi kích thích quá mức sẽ chuyển sang giai đoạn liệt: làm hạ huyết

áp kéo dài

+ Thuốc kích thích làm tăng cường hô hấp :( cả tần số và biên độ ) là do tiếtnhiều Adrenalin, kích thích phản xạ lên trung khu hô hấp, đồng thời làm tăngđường huyết

+ Tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch

1.4.ứng dụng:

+ Dùng diệt nội và diệt ngoại ký sinh trùng

+ Một số trường hợp làm giảm trương lực cơ mãn tính ở Trâu, Bò

2.1.5 Liều dùng :

Dùng dung dịch Nicotinum sunfatum 40% Trâu bò 4-6ml; ở Lợn bổ xungthức ăn nhằm giảm lượng mỡ, tăng chất lượng thịt : 0,000125ml % trong khẩuphần thức ăn

III Các thuốc ức chế thần kinh giao cảm

1.ATROPINUM( Chất độc bảng A)

1.1.Nguồn gốc: Là Ancaloit của các cây Atropa belladona, cây cà độc dược

(datura stramonium) thiên tiên tử (hyoscyamus niger)

Trang 26

1.2.Tính chất vật lý :

Là chất bột trắng, rễ tan trong nước, trong cồn, tan ít trong Clorofocm, khôngtan trong Ete Kỵ các chất kiềm, Tanin và các hợp chất thuỷ ngân

1.3.Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng với mắt: Atropin làm đồng tử mắt dãn và mắt chỉ nhìn được xa.

+ Thuốc làm giảm tiết mồ hôi, dịch vị, dịch ruột và làm ngưng tiết nước bọt, + Atropin tác dụng làm tim Chó đập nhanh lên

+ Bình thường Atropin không có tác dụng lên khí quản, nhưng lúc khí quản bị

co thắt do phó giao cảm bị kích thích thì Atropin làm giãn khí quản.

+ ở liều nhỏ Atropin làm nhu động ruột tăng và khi ruột bị co thắt thì thuốclại tác dụng giảm nhu động

+ Atropin gần giống Cocain về cấu trúc hoá học, do vậy cũng có tác dụng

gây tê tại chỗ

+ Liều cao Atropin dễ gây trúng độc do kích thích thần kinh, nhất là ở Trâu,

Bò, Ngựa Các súc vật nhỏ ít mẫn cảm hơn

1.4 Trúng độc : Con vật hưng phấn, sau đó co giật thở tăng, đồng tử mắt

dãn rộng, tim đập nhanh, niêm mạc khô, chướng hơi dạ cỏ, giai đoạn sau, thầnkinh trung ương bị ức chế Con vật khó thở nằm liệt và hôn mê

1.5 Giải độc :

+ Trong trường hợp trúng độc đường tiêu hoá: rửa dạ dày, ruột bằng dungdịch Tanin 1 – 3%, thuốc tím 0,1%, hấp phụ chất độc bằng than hoạt tính + ở giai đoạn liệt: thì dùng Camphora, Cafein Hô hấp nhân tạo Tiêm

Pilocarpin, Làm co đồng tử mắt bằng Eserin, Proserin 1% nhỏ vào mắt.

Trang 27

+Với liều thấp chữa bệnh liệt ruột

+ Ruột bị co thắt mạnh thì giảm nhu động bằng liều cao Atropin sunfat dung

1.2.Tính chất vật lý : Bột kết tinh màu trắng hoặc màu hồng nhạt, rễ tan

trong nước, không tan trong cồn Trong thực tế dùng dung dịch Adrenalinhydrochloridi 0,1%, dung dịch không màu, trong suốt PH = 3,0 – 3,5 ở

Trang 28

không khí và ánh sáng dễ bị oxi hoá chuyển thành màu vàng nhạt, sau đóthành màu hồng Bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu sẫm.

+ Đôi khi do tác dụng của Adrenalin kích thích dây thần kinh X (nervus

vagus) trái ngược nhau, làm tim đập nhanh không đều ( Loạn nhịp)

+Tác dụng của Adrenalin lên tim mạch rất nhanh và mạnh nên thường dùng

trong trường hợp suy sụp hoạt động của tim, mạch

+ Liều nhỏ Adrenalin kích thích trung khu hô hấp

+ Thuốc làm tăng tiết nước bọt, làm giãn cơ trơn ruột, dạ dầy, làm tăngtrương lực cơ tử cung ở súc vật có chửa, có thể gây sẩy thai

+ Làm giãn đồng tử mắt, tăng áp lực cho mắt

+ Adrenalin có tác dụng làm tăng cường trao đổi chất: phân huỷ Glycogentrong gan, dẫn đến làm tăng đường huyết

+Làm tăng khả năng làm việc của cơ, đặc biệt trong trường hợp mệt mỏi 1.4.ứng dụng điều trị:

+ Dùng làm co mạch ngoài biên, cầm chẩy máu bên ngoài

+ Dung dịch 1/10.000 Cho uống chảy máu dạ dày

+ Phối hợp với thuốc tê kéo dài thời gian gây tê (5 – 10 giọt Adrenalin 0,1%vào 10ml thuốc gây tê)

Trang 29

+ Kích thích hoạt động của tim, nâng cao huyết áp lúc bị suy sụp

( Không dùng trong các trường hợp huyết áp cao, bệnh tim mạch)

1.5.Liều lượng: ( Dung dịch Adrenalin hydro chlorid 0,1%).

+ Tiêm dưới da: Đại gia súc 1 – 2ml, tiểu gia súc 0,1 – 0,2ml/con

2.Ephedrinum ( Chất độc bảng A)

2.1.Nguồn gốc: Là Alcaloit của cây ma hoàng (Ephedra Vulgaris) đã sản

xuất bằngphương pháp tổng hợp

2.2.Tính chất vật lý : Trong thực tế dùng Ephedrium hydro chlorium là chất

bột kết tinh không màu, có vị đắng, dễ tan trong nước, tan trong cồn, khôngtan trong Ete

+Tác dụng gián tiếp làm giải phóng Catecholamin ra khỏi nơi dự trữ

+ Ephedrin không làm kích thích giao cảm mà chỉ làm tăng cường và làm bềnvững thêm các xung động dây giao cảm

+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (vỏ não, miền dưới vỏ và hạch não).+

Kích thích hô hấp

+ Co mạch ngoại biên Làm tim đập nhanh, mạnh, tăng huyết áp

+So với Adrenalin tác dụng trên tim mạch chậm và yếu hơn, nhưng kéo dàihơn 10 lần

+ Làm giãn cơ trơn khí quản, cơ trơn đường tiêu hoá

+ Giãn đồng tử mắt

+ Tăng cường trao đổi chất

2.4.ứng dụng thực tế:

Trang 30

+ Do đó nhiều khi chỉ điều trị bằng kháng sinh, Sunfamit cũng giải quyết tốt.+ Để hỗ trợ cho hiệu quả điều trị của thuốc hoá học trị liệu, để nhanh chónggiúp quá trình hô hấp hồi phục bình thường, người ta cũng thường sử dụngcác thuốc tác dụng ưu tiên lên hệ hô hấp.

+Nhiều khi ngộ độc nấm, mầm khoai tây cũng làm suy giảm quá trình hôhấp của gia súc Chúng ta phải sử dụng các thuốc kích thích hô hấp

+ Với quá trình bệnh lý trên, chúng ta dùng các thuốc có tác dụng giảm viêm

là chủ yếu, các thuốc làm cho dịch nhầy ở niêm mạc hô hấp, nhất là ở phầnsâu phía phổi bong ra và ho, sẽ tống chúng ra ngoài

+ Khi bị khó thở : do các cơ trơn ống hô hấp co thắt ta cần cho các thuốc giảitrừ co thắt

I.Thuốc long đờm (Secretolytica)

Trang 31

Là các thuốc có tác dụng làm cho đờm đang bị đặc quánh, bám chặt vào niêmmạc đường hô hấp trên, có thể long ra, bong khỏi lớp niêm mạc, sau đó convật ho tống ra ngoài Đờm nhiều là hậu quả của quá trình viêm Do đó điều trịphải chữa trị tận gốc: nghĩa là điều trị viêm, đồng thời sử dụng các thuốc làmlong đờm.

1 Các muối Ammonium

1.1 Nguồn gốc :Là chất hoá học sản xuất bằng phươngpháp tổng hợp

1.2 Tính chất vật lý : Tinh thể có màu trắng, tan trong 3 phần nước

1.3 Cơ chế tác dụng :

- Làm tăng cường vận động của các liên bào : ở niêm mạc ống hô hấp

- Làm tăng vận động của cơ trơn phế quản: do đó đẩy vật lạ ra phía ngoài

1.4.Liều lượng :

+ Đại gia súc mỗi ngày : 5-25 g/ con / ngày

+ Dê và Lợn 1-2g/ con / ngày

+ Chó và Mèo 0,1- 0,5 g/ con / ngày

( Đối với Chó và Mèo, NH4CL kích thích phân tiết nhanh, dịch tiết nhiều Cókhi còn làm chúng nôn)

+ Ngoài tác dụng long đờm NH4Cl dùng để điều trị các chứng nhiễm khuẩnđường tiết niệu, làm tăng tác dụng các thuốc lợi tiểu, chống chứng kiềmhuyết

+ Nếu dùng liều cao kéo dài: sẽ làm con vật gầy còm, co giật kiểu Strychnin

và chết

( Ví dụ dùng cho ngựa 50 – 100g/ngày, Chó 6 – 8g/ngày, liên tục nhiều ngày)

Trang 32

II.Thuốc giảm ho.

+ Ho là quá trình phản xạ của cơ thể: Khi có các vật lạ xâm nhập vào ống hôhấp (đờm , bụi ) sẽ gây kích thích làm con vật ho

+ Khi đường hô hấp bị viêm: Các đầu nút thần kinh cảm giác ở đây trở nênmẫn cảm và cũng dễ làm con vật ho

+Nếu ho nhiều có thể ảnh hưởng đến tim và phổi, làm giãn phổi, suy yếu tim.+ Trường hợp ho nhiều do các kích thích từ niêm mạc đường hô hấp: ho khan,không có đờm, ta cần có thuốc giảm ho

Nếu có nhiều vật ngoại lai: đờm, dịch dùng thuốc giảm ho ngay để đẩy chúng

ra ngoài

+ Khi ho nhiều, làm con vật mất yên tĩnh, cũng cần dùng thuốc giảm ho.+ Thuốc giảm ho là những thuốc có tác dụng làm giảm các kích thích trungtâm hô hấp và trung tâm ho

+ Các thuốc như Codein, Morphin, Dicozid nước chè nóng cũng có tácdụng giảm ho Trong chè có tinh dầu, có thể giải trừ các cơn co thắt cơ trơnđường hô hấp, làm giảm các kích thích ở đầu mút thần kinh ở thành mũi,họng Nhiệt độ nóng, vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng thúc đẩy quátrình viêm

+Trong giai đoạn cấp tính, người ta dùng Codein và các chế phẩm tương tự sẽ

có hiệu quả tốt Còn ở giai đoạn giải trừ, tốt nhất là dùng lý liệu như xông,chườm, uống chè nóng

III Thuốc kích thích trung khu hô hấp.

Nhiều chất gây ngộ độc sẽ gây ức chế trực tiếp trung khu hô hấp: (Cồn,Morphin, Cocain, các thuốc ngủ ) hậu quả sẽ rễ dẫn đến tử vong

1.Carbonic (Carboneum dioxydatum, CO 2 )

1.1 Tính chất vật lý : Là khí không màu, mùi hơi hắc, nặng hơn không khí,

1 lít CO2 nặng 1,98 gam, một lít nước ở 00C chứa được 1,8 lít CO2

Trang 33

Trong không khí bình thường: có 0,03 – 0,04% Tại các phòng ở loại tốt có0,05 – 0,1% CO2 Trong hơi thở ra chứa 4,1 – 4,3% CO2.

+ Trong trường hợp ngạt thở, dẫn đến hôn mê bởi thuốc mê, việc cho thởkhông khí hoặc O2 có chứa 4 – 5% CO2 (Carbongen) sẽ có thể cứu sống được.+ CO2 có tác dụng kích thích sinh lý đối với trung khu hô hấp Nhưng độc nếu

nó xâm nhập nhiều vào máu

+ Khi ngộ độc bởi CO2 phải đưa gia súc ra nơi thoáng gió, hô hấp nhân tạo.Cho hít O2, ta phải tiêm thêm Tetracort, Corediol hoặc Lobelin vào tĩnh mạch(khi hô hấp đã ngừng)

+ CO2 làm giãn mạch máu ngoại biên, kích thích đầu mút thần kinh giao cảm,cải thiện tuần hoàn

IV Thuốc hồi tỉnh

Có tác dụng kích thích: trên một phạm vi rộng hệ thống thần kinh trung ương.Phục hồi trung tâm hô hấp và trung tâm vận mạch bị tê liệt (thở hắt ra, truỵtim mạch) có nguy cơ đe doạ trực tiếp đến tính mạng

1.Pentetrazolum (Pentametilentetrazol)

1.1 Tính chất vật lý : Là chất tinh thể màu trắng, tan trong nước Có thể cho

uống, tiêm bắp hoặc tiêm vena chậm

1.2 Tác dụng dược lý :

+ Thuốc còn có tác dụng kích thích đồng đều trên mọi tổ chức của thần kinhtrung ương (vỏ não, thân não, hành tuỷ)

Trang 34

+ Liều độc gây run rẩy, co giật (do tác động chủ yếu đến nhánh vận động củacung phản xạ tuỷ sống).

+Thuốc làm tăng mạnh tần số hô hấp, độ thở sâu: Do tác dụng trực tiếp vàotrung khu hô hấp Khi huyết áp hạ thấp, hoạt động của trung tâm vận mạchgiảm, hoặc bị tê liệt bởi các thuốc ngủ quá liều

+Khi các mạch quản bị tê liệt, thuốc không có tác dụng trực tiếp lên tim + Sử dụng thuốc, tuần hoàn được cải thiện, thông qua tác dụng lên trung tâm

co mạch, hoạt động tim cũng được cải thiện theo

1.3.ứng dụng điều trị :

+ Kích thích trung khu hô hấp và trung tâm khu vận mạch

+ Khi ngộ độc thuốc mê, dùng dung dịch 10% tiêm chậm tĩnh mạch cho đếnkhi quan sát thấy cơ bắp co giật

1.4.Liều lượng : (Dung dịch 20%)

Tiêm vena cho Ngựa, Trâu, Bò từ 2,5 – 5 – 10ml, gia súc nhỏ 0,1 – 0,5ml

V Thuốc ổn định trung khu hô hấp.

Khi thở khó, lượng Oxygen không đủ cho nhu cầu cơ thể và tích luỹ CO2, sẽdẫn đến ngạt thở, dùng khí Oxygen

Thở khó (dispnoe) có nhiều nguyên nhân:

+ Đường hô hấp bị thu hẹp: viêm phổi màng giả, viêm phổi tiểu thuỳ

+ Thuỷ thũng phổi, màng phổi : do Cl2, Br2, các hơi độc, Phosgen

+ Hàm lượng O2 bị giảm: trong không khí thở (trên núi cao, trên máy bay ).+ Sự thay đổi của Hemoglobin: (Met Hemoglobin, Carboxi Hemoglobin).Thuốc trấn tĩnh, ổn định trung khu hô hấp: có Morphin, Codein, Dicodid

1.OXIGENIUM (O 2 )

1.1 Nguồn gốc :Trong không khí bình thường có chứa 21% thể tích O2 Khí

không màu, không mùi Tỷ trọng 1,105 1 lít CO2 nặng 1,43g

1.2 Tác dụng dược lý :

+ O2 làm trấn tĩnh trung tâm hô hấp

Trang 35

+ Nếu tỷ lệ O2: CO2 trong máu thay đổi theo hướng O2 trội thì tần số hô hấp

và biên độ (thở sâu) sẽ giảm

+Khi bơm O 2 áp lực cao (2 – 3atm) hàm lượng hoà tan tăng lên 2,3 ml; cung

cấp thêm cho cơ thể được 25 – 30% nhu cầu O 2

+Giải pháp này không được sử dụng lâu (không quá 6 giờ) vì sẽ gây các triệuchứng kích thích ở các phế quản

+Giải pháp này đắt tiền, trong thú y sử dụng cho những gia súc rất quý

VI Thuốc gây liệt hô hấp tế bào

Các thuốc này cản trở hoạt động của các Enzim hô hấp từ đó làm cản trở hôhấp tế bào

1.Các cianid.

1.1 Tính chất vật lý : Cian Hydrogen (Axit Cianhydric, HCN) là dịch lỏng,không màu, sôi ở 26,50C Mùi hắc, Là một Axit yếu, các muối của nó , ngaytrong không khí cũng bị CO2 tác dụng

+ Đựng trong lọ kín, sau nhiều tháng Kaliumciamid cũng biến thànhKaliumcarbonat và mất tác dụng độc

+Trong thực vật, có nhiều cây cỏ: (như sắn, vòi voi ) có Cianglycozid, dướitác dụng của Enzim nó sẽ chuyển thành HCN hoặc tiếp tục chuyển thành cáchợp chất dạng Aldehyd hoặc Xêton và Glucoza

+ Cây cỏ trong tự nhiên, nếu bón nhiều phân đạm, nếu sử dụng 2,4D sẽ

làm tăng Cian glucozat trong cây

1.2 Triệu trứng ngộ độc :

Trang 36

+ Liều lượng thấp HCN: gây kích thích niêm mạc chảy nước mắt, nước mũi,đau rát họng Sau đó mất cảm giác ở các vùng niêm mạc.

+ HCN hấp thu vào máu, làm tăng cường mẫn cảm các trung tâm hô hấp, cáctrung tâm vận động thở dầy và sâu hơn: sau đó lên các cơn co giật, động kinh.+ Các triệu chứng kích thích lúc đầu nhanh chóng chuyển sang tê liệt

+ Vận động loạng choạng Thở yếu rồi chết ngạt

+ Các tế bào bị thiếu oxy, trước hết là các tế bào thần kinh bị liệt vì chúngkhông chịu đựng đựơc trạng thái thiếu oxy Trung tâm hô hấp và trung tâmvận mạch mẫn cảm nhất và bị hại trước nhất

+Gia súc bị ngộ độc HCN: máu trong tĩnh mạch vẫn đỏ tươi (arterias) vìOxygen của nó không được các tổ chức tiếp nhận, xác chết không tím tái.+HCN còn tác dụng với cả các Enzim khác như Catalaza, các Enzim của vikhuẩn: vì vậy gia súc chết trong mùa hè nóng ẩm, xác của nó lâu thối rữa

Chương iiI.Thuốc tác dụng trên hệ thống tuần hoàn

A.Thuốc tác dụng dụng trên tim.

Trang 37

+Hoạt động Tim: có thể chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp các loại thuốc,chúng có tác dụng như chất trung gian hoá học(Adrenotropin, Cholinotropin)ảnh hưởng đến hệ phản ứng sinh hoá tim hoặc thần kinh ngoài tim

+Các thuốc đó ức chế hoặc tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh và hệthần kinh – cơ của tim

I Thuốc tăng cường hoạt động tim (Remedia cardiotonica)

1.1 Nguồn gốc : Tiêu biểu là Glycozit của cây dương địa hoàng, cây linh lan,cây trúc đào, cây thông thiên…

Chúng đều có cấu trúc hoá học và tác dụng dược lý gần giống nhau

1.2 Tính chất vật lý :Là các chất độc trắng, phớt vàng, có vị đắng khó tan trong

nước, tan trong cồn, không tan trong Clorofomr

(Trong các loại trên Digitoxin khó tan nhất trong nước, tan nhiều trong cồn)

1.3.Tác dụng dược lý:

+ Hấp thu rất chậm qua niêm mạc ruột: (Nếu cho uống các Glycozat ít bền vữngnhư Strophantin và Convallarin thì tác dụng trên tim yếu và không chắc chắn) +Glycozat trợ tim có tác dụng trực tiếp lên tim: có giá trị đặc biệt với bệnh suytim

+Khi tim suy thì sự tiêu thụ Oxy ở cơ tim tăng , chúng làm giảm sự tiêu thụ Oxy

Trang 38

-Trâu,Bò:0,01g/kgP;Ngựa 0,003 – 0,004g/kgP; tiểu gia súc 0,004 –0,01g/kgP.

+ Tăng cường hưng phấn vỏ não và dưới vỏ não

+ Liều cao hơn tác dụng đến hành tuỷ: đặc biệt là tác động của trung tâm vậnmạch và trung tâm hô hấp

+ Liều cao gây co giật

+

Cafein tác dụng trực tiếp đến tim: làm tăng nhịp của tim

+ Tăng sự dẫn chuyền bình thường của cơ tim: Tác dụng này đặc biệt rõ khisuy tim, giãn tim

+ Cafein tác dụng :làm huyết áp tăng

+ Động mạch vành tim giãn: tim được nuôi dưỡng tốt hơn Máu dồn đến thậnnhiều, làm tăng cường thải nước tiểu

+Cafein làm giảm khả năng giữ nuớc của các thể keo trong các tổ chức của cơthể gây chứng “ứ” nước trong máu

1.3 ứng dụng điều trị:

Trang 39

+ Điều trị suy tim cấp: do các bệnh truyền nhiễm (Cúm, Lở mồm longmóng )

+ Giải độc: các thuốc mê nhóm Halogen, Chloroform, Chloralhydrat

Sử dụng thuận tiện, không độc như Strophantin

+Trường hợp phù tích nước: do gan hay thận

+Dùng để kích thích thần kinh trung khu: khi trung tâm hô hấp bị ức chế

1.4 Liều lượng :

+ Cafeinum: dùng cho uống vì ít tan (1/60 trong nước ) Bò 1g, Lợn, Dê, 0,3 –1,0g, Chó 0,1g – 0,25g, Mèo 0,25 – 0,1g/kg P

+ Cafein natrium 20%: Dùng tiêm dưới da

Bò, Ngựa 3-5 g;Dê và Lợn 0,5-1g; Chó 0,05- 0,2g;Mèo 0,02 – 0,05g/kgP ( Tác dụng ngắn do đó 4 giờ tiêm một lần)

( Ngộ độc rất ít xẩy ra thuốc khá an toàn cho gia súc)

B Thuốc tác dụng trên mạch máu

I.Thuốc gây co mạch (Remedia vasocontrictiva)

1.Angiotensinamid (hypertensin).

1.1.Tác dụng dược lý :Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn thành mạch, làm

tăng huyết áp (không làm ảnh hưởng đến mạch tim và hệ cơ vân)

1.2.ứng dụng:

Các trường sốc, hôn mê

1.3.Liều lượng:

Cho uống theo giọt,dung dịch pha trong gluco 5%, 1-2-3mcg/ml

II.Thuốc gây giãn mạch (Remedia vasocontrictiva)

Trang 40

1 Amylium nitrosum

1.1 Tính chất vật lý :

Chất lỏng trong suốt, màu phớt vàng, mùi thơm trái cây, bốc hơi rất nhanh,không tan trong nước Ngoài ánh sáng rễ bị phân huỷ Khi bảo quản thuốctrong lọ kín, tối màu

+ Cho ngửi lúc gia súc bị tắc mạch máu não

+ Giải độc các thuốc như Cocain, Chloralhydrat, Ergotin, các hợp chất Cynic

1.4 Liều lượng: Cho ngửi:Trâu,Bò 15-20 giọt,Lợn 5-8 giọt,Chó,Mèo2-3

2.2.Liều lượng : Cho uống, Trâu, Bò 0,3 – 0,5ml, Chó- Mèo 1 – 2 giọt.

c Thuốc tác dụng trên máu

Các thuốc tác dụng trên hệ máu được chia làm làm 3 nhóm:

Ngày đăng: 22/05/2017, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w