Ngày nay khi mà CNTT ngày càng phát triển việc lưu trữ thông tin ngày càng dễ dàng với chi phí rẻ và tính bảo mật cao thì việc tiếp tục sử dụng học ba truyền thống cho thấy nhiều khuyết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-* -BÁO CÁO
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN
Trung học phổ thông
Hà Nội ngày 5 tháng 3 năm 2017
Trang 2
Chuyên đề 6.2.22 Nghiên cứu, đề xuất và đánh giá học bạ điện tử trong một số trường trung học phổ thông dựa theo
chuẩn trao đổi thông tin
Trang 3Mục lục
Mục lục 3
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC 5
1.1 Bối cảnh 5
1.2 Giới thiệu về học bạ điện tử và chuẩn trao đổi thông tin 6
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO 9
2.1 Khái quát 9
2.2 Sổ liên lạc điện tử HOSCO CONTACT 12
2.3 Mô hình Website & SMS Hosting học bạ điện tử 14
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4Lời nói đầu
Công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và tạo ra những bước tiến nhảy vọt Có thể nhận thấy rằng, công nghệ thông tin ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong mấy thập niên gần đây, đổi mới giáo dục đào tạo đã trở thành xu thế toàn cầu Tại Việt Nam, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ vào công cuộc dạy và học, nhằm thích ứng với sự phát triển của giáo dục thời đại trong bối cảnh kinh
tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
Ngày nay khi mà CNTT ngày càng phát triển việc lưu trữ thông tin ngày càng dễ dàng với chi phí rẻ và tính bảo mật cao thì việc tiếp tục sử dụng học ba truyền thống cho thấy nhiều khuyết điểm, lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền bạc.Vì vậy, chuyển đổi từ học bạ truyền thống sang học bạ điện tử là tất yếu và đem lại nhiều lợi ích, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý học sinh
và nhập điểm, tiết kiệm thời gian và công sức Gia đình có thể trực tiếp xem kết quả học tập của con cái mọi lúc giúp sớm đưa ra giải pháp trong trường hợp kết quả kém, cải thiện kết quả giáo dục
Các trường THPT đã bắt đầu triển khai hệ thống Quản lý học sinh bằng hệ thống điện tử Nhưng nhìn chung, thực tế áp dụng CNTT vào trường học còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khác nhau.Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghệ khác nhau,chúng ta có thể khai thác triệt để thế mạnh của Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Giáo dục
Trên cơ sở đó cùng với sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Hải, chúng em đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về học bạ điện tử trong một số trường Trung học phổ thông Chúng em rất mong nhận được những góp ý của thầy
Chúng em trân trọng cảm ơn!
Trang 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ
ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC
1.1 Bối cảnh
Từ năm học 2007-2008 các Sở GD&ĐT, trường ĐH, CĐ sư phạm
điều tra, khảo sát hiện trạng về CNTT đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục
thuộc địa phương Các sở chỉ đạo các trường thuộc địa phương đẩy
mạnh việc giảng dạy môn Tin học theo hướng đưa phần mềm mã nguồn
mở, phần mềm có bản quyền hợp pháp vào giảng dạy như King Office,
Open Office, Linux, và triển khai áp dụng chương trình giảng dạy
CNTT theo các mô đun kiến thức
Hướng dẫn cũng nêu rõ, năm học này mỗi Sở GD-ĐT cần có
website riêng để cung cấp thông tin của Sở với website của Bộ GD-ĐT
Mỗi trường ĐH, CĐ sư phạm cần phải có một website riêng với nội
dung được cập nhật thường xuyên Đồng thời, xây dựng mô hình cổng
thông tin điện tử trên cơ sở dùng mã nguồn mở do chính đội ngũ cán bộ
CNTT của trường chuyên trách về ứng dụng CNTT khai thác
Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ trên
mạng để trao đổi kinh nghiệm và dùng chung Triển khai thí điểm phần
mềm quản lí trường học và hệ thống thông tin quản lí giáo dục, cơ sở dữ
liệu về học sinh, giáo viên…, trong đó có học bạ và bảng điểm điện tử
Mỗi học sinh có một mã số thẻ học sinh riêng, hệ thống này sẽ do Cục
CNTT cung cấp
Sổ liên lạc điện tử được chính thức thử nghiệm từ nhiều năm trước
Nhờ có sổ liên lạc điện tử, ngày nào cũng vậy, cứ vào giờ tan trường
phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo từ nhà trường qua tổng đài về
Trang 6tình hình của con mình trong thời gian ở trường Hiện nay, Sở GD-ĐT
Hà Nội đã cơ bản hoàn thành lập trình phần mềm và đã tiến hành tập
huấn cho giáo viên Theo đó, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản để
đăng nhập, cập nhật thông tin của lớp và môn mình dạy Phần mềm này
chỉ cho phép giáo viên nhập điểm và xem điểm của môn họ dạy, không
xem được môn khác Với cách thức này, giáo viên không thể tự ý điều
chỉnh điểm số của học sinh như cách vào điểm trên sổ điểm giấy hiện
nay.Tuy nhiên, tới nay cũng chỉ có Hà Nội và TP.HCM là triển khai đại
trà, còn tại các địa phương, sổ liên lạc điện tử gần như rất xa lạ
1.2 Giới thiệu về học bạ điện tử và chuẩn trao đổi thông tin
1.2.1 Học bạ điện tử
Học bạ điện tử là mô hình trường học điện tử bao gồm việc xây dựng cổng thông tin trường học; quản lý học sinh trên các phương tiện: máy tính, internet, tổng đài tin nhắn trên điện thoại di động , học bạ điện tử ứng dụng những thành tựu tiên tiến của lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm truyền tải đầy
đủ những chức năng chính của một cuốn học bạ giấy truyền thống như ghi chép điểm, quá trình rèn luyện từng năm học cụ thể, lời phê, ghi chú của thầy cô giáo đồng thời bổ sung những chức năng mới do ứng dụng công nghệ thông tin đem lại như cập nhật thời gian thực, truy cập bất cứ lúc nào và khắc phục các tồn tại của học bạ giấy
Về bản chất, Học bạ điện tử bao gồm nhiều phần được kết hợp với nhau thành một hệ thống thống nhất: website trường học, bộ phần mềm ứng dụng quản lý trường học phục vụ công tác quản lý và sổ liên lạc điện tử giữa giáo viên, nhà trường với phụ huynh, học sinh Điểm mới của kênh thông tin này chính là thông qua môi trường mạng internet, tin nhắn trên điện thoại di động để gắn kết Nhà trường - Gia đình - Xã hội
Học bạ điện tử mang đầy đủ chức năng, ý nghĩa của một cuốn học bạ truyền thống Hơn thế nữa, nó còn mang nhiều ưu điểm vượt trội:
Trang 7- Công cụ kết nối thông tin tiện ích từ nhà trường tới phụ huynh, học sinh và cán bộ, giáo viên bằng các tính năng như cập nhật định kỳ hoặc đột xuất
về điểm số, nề nếp của học sinh một cách chính xác, bất kỳ thời gian, địa điểm nào thông qua các phương tiện của kết nối Internet
- Tạo kênh giao tiếp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và học viên
- Giúp cán bộ giáo viên quản lý mọi mặt của lớp như điểm chuyên cần, kết quả học tập …
- Gia đình có thể nhanh chóng xem điểm, kiểm tra tình hình học tập của con em
- Lưu trữ, tra cứu dễ dàng dựa vào các thành tựu của lĩnh vực công nghệ thông tin
- Tạo tiền đề cho quá trình tin học hóa quản lý trường học
- Thực hiện nghị định chung của Chính phủ về việc tin học hóa quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước
Học bạ điện tử mang đến những lợi ích to lớn trong giáo dục đào tạo:
Trên phương diện quản lý, học bạ điện tử góp phần phổ biến nhanh
chóng các thông tin chính sách, kế hoạch về giáo dục - đào tạo, các quy định, quy chế đến các trường học; giúp tra cứu và tìm kiếm thông tin chi tiết từ cơ sở một cách nhanh chóng, chính xác; hoạch định các chiến lược phát triển trên cơ
sở những báo cáo phân tích, thống kê toàn diện và sâu sắc
Đối với trường học và giáo viên, học bạ điện tử giúp giảm thiểu thời gian
và tăng độ chính xác cho việc: Lên kế hoạch giảng dạy, quản lý thông tin học sinh, lên kế hoạch thực đơn, chương trình học, phổ biến và nắm bắt nhanh các thông tin về giảng dạy: thời khoá biểu, lịch công tác, tình hình lớp học, trường học
Đối với gia đình, học bạ điện tử giúp phụ huynh nắm bắt kịp thời tình
hình học tập của con em thông qua chức năng Sổ liên lạc điện tử, website Phụ huynh học sinh có thể biết được thời khoá biểu, thực đơn, giáo viên giảng dạy,
Trang 8sự phát triển của trẻ về kỹ năng, nhận thức, các thông báo từ nhà trường, hay từ phía giáo viên
Có thể nói, với những tính năng ưu việt, học bạ điện tử là cơ sở nền tảng
để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học đồng thời là công cụ giúp phụ huynh, giáo viên, các đơn vị quản lý nắm bắt được thông tin học tập, đạo đức của con em mình tại trường: Nhanh chóng - Chính xác - Kịp thời
1.2.2 Chuẩn trao đổi thông tin
Đến nay có rất nhiều trường đã sử dụng HBĐT nhưng do chưa có
chính sách cụ thể cũng như chưa được Bộ công nhận là học ba chính
thống nên mô hình HBĐT chưa hoàn toàn thay thế được học bạ truyền
thống Một hệ quả khác là mỗi doanh nghiệp CNTT thường làm theo
chuẩn riêng, khó có thể chuyển tiếp nội dung từ ứng dụng của nhà cung
cấp, doanh nghiệp này sang nhà cung cấp, doanh nghiệp khác, vì vậy
cần có một chuẩn chung cho các doanh nghiệp
Chuẩn trao đổi thông tin có vai trò quan trọng, nó đảm bảo các
luồng thông tin dễ dàng trong quản lý và hiệu quả trong trao đổi Nó
cũng cần thiết như chuẩn HBĐT nêu trên khi việc xây dựng một CSDL
chung lớn là việc khó khăn và việc trao đổi thông tin giữa các CSDL
nhỏ chung hoặc riêng của từng trường là cần thiết Chuẩn thông tin giúp
giảm chi phí và tăng hiệu quả trao đổi thông tin Chuẩn trao đổi thông
tin cần chuẩn lưu trữ tài liệu(doc,pdf,…), phương thức trao đổi tài liệu,
dữ liệu trao đổi có cấu trúc
Trang 9CHƯƠNG 2 MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO
2.1 Khái quát
Sổ liên lạc điện tử
Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) là mô hình trường học điện tử bao gồm
cổng thông tin trường học và công cụ quản lý học sinh qua các phương
tiện máy tính kết nối internet/ tổng đài tin nhắn trên điện thoại di động
Cho phép nhà trường, phụ huynh và học sinh tương tác trực tuyến đa
phương tiện với nhau qua 1 tài khoản duy nhất:
Truy cập Web và nhắn tin trên hệ thống
Gửi thư điện tử (email)
Gửi tin nhắn SMS qua điện thoại di động
Các tiện ích trực tuyến như diễn đàn, hệ thống trắc nghiệm, kết nối bạn bè
Về bản chất, SLLĐT bao gồm nhiều giao thức được kết hợp với
nhau thành một hệ thống thống nhất: website trường học, bộ phần mềm
ứng dụng quản lý trường học phục vụ công tác quản lý và kênh thông tin
liên lạc điện tử giữa giáo viên, nhà trường với phụ huynh, học sinh
Điểm mới của kênh thông tin này chính là thông qua môi trường mạng
internet, tin nhắn trên điện thoại di động để gắn kết Nhà trường - Gia
đình - Xã hội
Giải pháp SLLĐT là phương tiện cho phép:
Cập nhật thông tin nhà trường
Quản lý tình hình học tập của học sinh
Công cụ trao đổi trực tuyến tương tác giữa nhà trường và phụ huynh học sinh bằng web, email, SMS
Trang 10 Cổng tiện ích học tập trực tuyến
Các nhóm tính năng:
=> Quản trị tin tức sự kiện:
Cập nhật tin hoạt động của trường lớp
Học sinh được viết bình luận với các hoạt động của trường, lớp
=> Quản trị lớp học
Hồ sơ học sinh: thông tin cá nhân, thành tích vi phạm, nhận xét đánh giá của giáo viên
Thời khoá biểu: Biết được lịch học tập trong ngày của học sinh
Nắm được thông tin để giúp con cái làm bài tập
Điểm danh: Giám sát tình hình học tập của con cái
Số điểm: Sổ điểm lớp cho từng môn học, học bạ học sinh, tự động tính điểm trung bình học kì
Hình 1 Các chức năng cơ bản của sổ liên lạc điện tử
Trang 11Hình 2 Mô hình kiến trúc hệ thống thông tin học bạ điện tử
Nhà trường
Tạo ra một giao diện website riêng cho chính trường mình
Đăng tải những thông tin cần thiết cung cấp lên website của trường
Gửi các thông tin, thông báo, chỉ đạo….qua SMS hoặc qua cổng thông tin tới Giáo viên
Trang 12 Gửi thông tin báo cáo… về cho Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục.
Nhận thông tin chỉ đạo từ Sở Giáo dục hoặc Phòng Giáo dục gửi đến và Giáo viên gửi lên
Kết xuất, thống kê, giám sát….bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên hệ thống trong phạm vi của Trường đang quản lý nhằm xem xét, chỉ đạo kịp thời
Tạo ra các lớp học và mô tả thông tin của lớp học
Giáo viên
Gửi các thông tin, thông báo… qua SMS hoặc qua cổng website đến từng Phụ huynh học sinh đang quản lý
Gửi thông tin báo cáo… về cho Nhà trường
Nhận thông tin chỉ đạo từ Nhà trường gửi đến
Nhận thông tin phản hồi từ Phụ huynh học sinh gửi đến
Kết xuất, thống kê, giám sát… bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên hệ thống trong phạm vi của lớp học đang quản lý
Phụ Huynh học sinh
Nhận thông tin qua SMS hoặc đăng nhập vào một tài khoản trên web để xem thông tin chi tiết tình hình học tập của con em mình như một sổ liên lạc hay một sổ học bạ
Xem tất cả những thông tin được đăng tải trên hệ thống website
Gửi thông tin phản hồi cho giáo viên chủ nhiệm qua website
Gửi thông tin trao đổi với các phụ huynh khác có con em cùng lớp học
2.2 Sổ liên lạc điện tử HOSCO CONTACT
Khoảng cách giữa nhà trường và phụ huynh luôn là mối quan tâm
của cả nhà trường và cả phụ huynh Sổ liên lạc điện tử Hosco
Trang 13Contact sẽ là cầu nối mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh
Sổ liên lạc điện tử chính là biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, kết nối giữa gia đình và nhà trường và cung cấp nhiều tính năng quản lý rõ ràng, chính xác Hosco Contact đang được sử dụng tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội như Trường quốc tế Dreamhouse, Quốc tế Newton, Quốc tế Nguyễn Trãi, hệ thống trường trung học cơ sở quận Tây Hồ … và được sự phản hồi rất tốt
từ phía nhà trường cũng như phụ huynh học sinh
Chức năng của sổ liên lạc điện tử
- Quản lý học sinh, điểm số, thông tin của giáo viên,…
- Tin nhắn gửi đến điện thoại di động là tin nhắn Tiếng Việt có dấu
Trang 14- Hệ thống Sổ liên lạc điện tử HOSCO Contact có thể hỗ trợ gửi
1000 kí tự/1 tin nhắn
- Cho phép phụ huynh học sinh gửi phản hồi tới giáo viên chủ nhiệm đảm bảo thông tin 2 chiều
- Báo cáo thống kê quá trình gửi, nhận tin nhắn và các thông tin liên quan
- Chức năng tra cứu điểm học tập, thông tin của học sinh
- Sổ liên lạc điện tử kiểm tra chính xác tin nhắn đã được gửi tới người nhận
Tính linh hoạt của sổ liên lạc điện tử:
- Phần mềm sổ liên lạc điện tử có khả năng kết nối internet, mạng Lan
- Có khả năng quản lý ở chế độ offline và online
- Phần mềm có khả năng tùy biến, thay đổi chức năng tùy theo yêu cầu của nhà trường để đáp ứng cao nhất mục đích quản lý của nhà trường
- Hệ thống cho phép người sử dụng dễ dàng tùy biến, thay đổi các công thức xét duyệt học sinh, sinh viên cho phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc khi có sự thay đổi về quy chế, quy định, chương trình đào tạo
Tính bảo mật:
Để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, hệ thống thực hiện phân quyền sử dụng cho từng đối tượng tham gia chi tiết đến từng chức năng, báo cáo Đồng thời, việc quản lý và truy xuất dữ cũng được phân quyền theo từng đối tượng thông tin và các phòng ban để quản
lý thông tin học sinh
Trang 152.3 Mô hình Website & SMS Hosting học bạ điện tử
Học bạ điện tử cho phép kết nối giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh một cách kịp thời và cập nhật nhờ việc thông báo kịp thời kết qủa học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh thông qua 2 phương tiện là Website và tin nhắn tới điện thoại di động
2.3.1 Mô hình website
Mô tả use-case
Hình 3
Hoạt động của hệ thống
Giáo viên đăng nhập vào hệ thống và cập nhật thông tin về tình hình học tập của học sinh trên hệ thống
Phụ huynh có thể truy cập website bằng tài khoản được cấp khi đăng kí để theo dõi việc học hành của con: Xếp loại học tập, hạnh kiểm, tình hình đi học/ nghỉ học, nộp học phí và các khoản có liên quan
Chức năng của hệ thống