Trợ cấp xuất khẩu

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 39 - 41)

Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp bằng ngân sách nhà nước tại Việt Nam được chính thức chấm dứt vào năm 1989.

Việt Nam hiện đang duy trì Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng kim

ngạch, thưởng thành tích. Các nội dung này đều đang được sửa đổi ở Việt Nam. Quỹ

hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg

ngày

27 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ này được sử dụng để hỗ

trợ phần lãi vay ngân hàng để thu mua nông sản xuất khẩu; dự trữ hàng nông sản theo chỉ đạo của Chính phủ; hỗ trợ có thời hạn một số mặt hàng xuất khẩu

bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh và thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị

trường xuất khẩu. Sự tồn tại của Quỹ này phù hợp với các quy định của WTO vì giá

trị thưởng vài ngàn đôla cộng với bằng khen là giá trị nhỏ. Hiện

tại mức thưởng đối với các sản phẩm thô chưa qua chế biến và mức

thưởng đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao chưa khác biệt nhiều.

Việt Nam hiện đã có Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình

xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số

279/2005/QĐ- TTg) ngày 3 tháng 11 năm 2005. Theo Quy chế này,

sử dụng một khoản tài chính lấy từ các nguồn như Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đóng

góp của doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp các công tác về

thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu, thuê tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, thực hiện đào tạo kỹ năng xuất khẩu khẩu, tham gia hội chợ triển lãm.

Kể từ năm 2003, Bộ Thương mại thực hiện chương trình xúc tiến

thương mại trọng điểm quốc gia. Năm 2003 có 184 đề án chương trình mục tiêu với

sự tham gia của 24 đơn vị chủ quản. Năm 2004 có 143 đề án với 28

đơn vị chủ quản và năm 2005 có 176 đề án với 34 đơn vị chủ quản [64]. Các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm đã thu hút hơn 1000

lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ, khảo sát thị trường nước ngoài,

tham dự các lớp đào tạo và

tập huấn. Trong 3 năm 2003-2005, các hiệp hội như Hiệp hội điện tử

(VEIA), Hiệp hội da giày (LEFASO), ... đã thông báo các chương trình

thực hiện xúc tiến thương mại hàng năm tới các đơn vị thành viên.

Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm được các hiệp hội

truyền tải rộng rãi tới các doanh nghiệp thành viên cũng việc lựa chọn doanh nghiệp tham gia vào chương trình đảm bảo tính quảng bá nhưng không dàn trải và lựa chọn các doanh nghiệp thực sự có tiềm năng để ưu tiên trợ giúp.

1.3.2. Hạn ngạch

Các quy định này bao gồm hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.

Việt Nam thực hiện giới hạn hàng hoá xuất khẩu ở một số công ty

vào năm 1990.

Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng với 7 nhóm hàng vào năm 1995,

6

tăng

số lượng mặt hàng nhập khẩu bị kiểm soát bằng hạn ngạch. Đến năm

2004, Việt Nam bãi bỏ hệ thống hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, năm

2005, Việt Nam thực hiện bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với 6 mã hàng để

thực hiện quản lý bằng hạn ngạch.

Hạn ngạch xuất khẩu gạo được Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp

Phát triển nông thôn cùng thực hiện. Năm 1995, hạn ngạch xuất khẩu chỉ còn

áp dụng với một mặt hàng là gạo.

Hạn ngạch xuất khẩu ban đầu áp dụng với các hàng dệt may

vào thị trường EU, Nauy và Canada. Kể từ năm 1992, Việt Nam bắt

đầu thực hiện hạn ngạch xuất khẩu dệt may trong khuôn khổ Hiệp định khung với Liên minh châu Âu. Hạn ngạch này được Bộ Thương

mại và Bộ Công nghiệp cùng thực hiện. Bởi vì Việt Nam chưa phải là

thành viên của Tổ chức thương mại

thế giới nên Việt Nam không được hưởng các quy định của Hiệp định đa

sợi (MFA) và Hiệp định về hàng may mặc (ATC). Năm 2005, Việt Nam đề xuất EU bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may với một số chủng loại hàng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w