Các biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 47 - 48)

Trước năm 1988, các biện pháp hành chính của Việt Nam chủ yếu để phục vụ công tác kế hoạch hoá chứ không được sử dụng như một công cụ của chính sách thương mại quốc tế [114]. Sau năm 1988, các biện pháp hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể chia thành ba nhóm: các quy định với doanh nghiệp; kiểm soát hàng hoá; và kiểm soát các giao

dịch hàng hoá. Các quy định này ngày càng thông thoáng hơn để tạo điều

kiện cho các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam không duy trì các quy định với doanh nghiệp khi

thực hiện thương mại quốc tế. Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1998, các doanh nghiệp trong nước không cần phải xin giấy phép khi thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp FDI được quyền xuất khẩu các hàng hoá không nằm trong

giấy phép đầu tư. Năm 2000, các doanh nghiệp FDI khi nhập khẩu vẫn

phải trình kế hoạch nhập khẩu và đợi phê duyệt của Bộ Thương mại

hoặc cơ quan được uỷ quyền. Kể từ năm

2001, mọi doanh nghiệp đều được xuất nhập khẩu mọi loại hàng hoá trừ các hàng hoá bị cấm xuất, cấm nhập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc kiểm soát hàng hoá được thực hiện thông qua các lệnh cấm, hạn ngạch và các quy định về hàng hoá quản lý theo chuyên ngành.

+ Cấm xuất, cấm nhập: Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hiện tại được Bộ Thương mại ban hành hàng năm. Lệnh cấm nhập khẩu

ở giai đoạn 1995-1998 có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước như cấm nhập

khẩu xe máy và linh phụ kiện xe máy cũ.

+ Các quy định về cân đối nền kinh tế: Một số mặt hàng như phân

bón, xi măng, kính xây dựng, đường, giấy, thép, rượu chịu sự điều chỉnh

liên bộ (Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp

và các bộ chuyên ngành khác) về số lượng nhập khẩu để đảm bảo cân

đối nền kinh tế cho đến năm 1998. Bên cạnh đó, quy định về giới hạn mức tiêu dùng không vượt quá

20% giá trị xuất khẩu của năm trước đó cũng được áp dụng đến năm 1997. + Quản lý bằng giấy phép thông qua các bộ chuyên ngành: Theo quy định

tại Nghị định 89/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995, Bộ Công nghiệp quản

lý giấy phép nhập khẩu phế liệu kim loại, Ngân hàng nhà nước quản lý thiết bị

và máy móc ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý các hàng hoá viện trợ, ... Năm

2001, Việt Nam ban hành danh mục hàng hoá thuộc 7 chuyên ngành quản lý với các hình thức quản lý gồm quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn, giấy phép khảo nghiệm, chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu, phê duyệt nội dung, cấp giấy phép nhập khẩu, hồ

sơ nguồn gốc hay cấm xuất cấm nhập. Đến năm 2006, một số hàng hoá

vẫn tiếp tục được quản lý chuyên ngành. Việt Nam thực hiện minh bạch

hoá thủ tục cấp giấy

phép nhập khẩu đối với các mặt hàng quản lý theo chuyên ngành.

Việt Nam xoá bỏ giấy phép đối với hàng hoá gia công vào

năm 1998. Năm 2001, việc xuất khẩu không hạn chế ngành nghề

ghi trong giấy phép kinh doanh song việc nhập khẩu phải theo ngành

nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. Hiện nay, cả xuất khẩu và nhập

khẩu đều không phải theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w