Các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 43 - 46)

Việt Nam hiện chưa có kinh nghiệm với việc áp dụng các biện

pháp chống bán phá giá hàng hoá của nước ngoài tại thị trường

Việt Nam. Quy định về chống bán phá giá và trợ cấp bắt đầu được

đưa vào trong Luật thuế xuất nhập khẩu (sửa đổi) của Việt Nam từ năm 1998. Hiện tại, các quy định

về chống bán phá giá được quy định tại Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam ban hành vào tháng 5 năm 2004. Các quy định

về chống trợ cấp hàng nhập khẩu được điều chỉnh tại Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ban hành tháng 5 năm 2002.

Một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện đang bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tại nước ngoài.

Việt Nam không thuộc nhóm quốc gia bị kiện phá giá nhiều nhất trên thế

giới. Tính đến 30 tháng 6 năm 2006, Việt Nam bị kiện phá giá 22 lần, trong

đó năm 2005 bị kiện 7 lần, 2004 bị kiện 7 lần, 2002 bị ba lần và một lần vào các năm 1997, 1999 và 2000. Canada, Hoa Kỳ, EU và Ba Lan, Thổ

Nhĩ Kỳ là các quốc gia đã kiện Việt Nam bán phá giá trong giai đoạn

1995-2005. Các ngành đã từng bị kiện phá giá của Việt Nam là tỏi, giày

dép, bột ngọt, cá tra basa, bật lửa gas, tôm., xe đạp, đèn huỳnh quang,

bột sắn, ô xít kẽm, chốt cài bằng thép không gỉ.

Bảng 2.8. Số vụ kiện Việt Nam bán phá giá

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng

Số vụ 1 0 1 1 0 3 0 7 7 2 2

2 Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2007). Số liệu 2006 tính đến ngày 30 tháng 6.

Canada kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và tỏi. Thuế chống

phá giá áp dụng cho tỏi của Việt Nam là 1,48 CAD/kg. EU kiện Việt

Nam về giày dép, bột ngọt, xe đạp, đèn huỳnh quang, giày mũ da, chốt

cài bằng kẽm. Mức thuế chống phá giá đối với bột ngọt là 16,8%. Riêng

đối với mặt hàng giày dép, EU đã không đánh thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam vì tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác là

Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Ba Lan kiện Việt Nam một vụ về

bật lửa gas. Thuế chống phá giá là 0.09 EUR/chiếc. Hoa Kỳ kiện Việt

Nam về cá tra, cá basa; tôm. Thuế chống phá giá áp đặt cho Việt Nam

từ 38% đến 64%. Gạo của Việt Nam đã từng bị Columbia kiện vào năm 1994 với biên phá giá là

9,7% nhưng sau đó Columbia quyết định rằng Việt Nam đã không gây

hại về vật chất với việc sản xuất gạo của Columbia nên không áp dụng thuế

chống bán phá giá đối với Việt Nam [161]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu điểm số 1. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của

Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1,6 tỷ đô la hàng dệt may,

giày dép, tôm, cá tra, cá basa và nhập khẩu khoảng 500 triệu đô la phân

bón, vải cotton, máy bơm từ thị trường Hoa Kỳ vào năm 2002. Thị trường Hoa Kỳ tiêu

thụ khoảng 136 ngàn tấn (300 triệu pound) cá tra, cá basa mỗi năm. Sau

khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, cá tra, cá

basa của Việt Nam dành được một thị phần đáng kể tại Hoa Kỳ với sự

tham gia của 52 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trước năm 2001,

Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về cá tra và cá basa.

Năm 2001 và 2002, Hoa Kỳ nhập khẩu lần lượt là 13.500 tấn và 18.300 tấn tương đương với 38,3 triệu đô

la và 55,1 triệu đô la cá tra, cá basa từ Việt Nam. Hoa Kỳ chiếm 30%

xuất khẩu cá tra, cá basa đã chế biến của Việt Nam và Việt Nam chiếm

khoảng

20% thị phần 600 triệu cá tra, cá basa đông lạnh Hoa Kỳ. Việc xuất khẩu

cá tra, cá basa đi khắp thế giới giúp Việt Nam giải quyết việc làm cho

khoảng

300.000 đến 400.000 lao động [153].

Vụ kiện cá tra, cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu từ 28

tháng 6 năm 2002 và đã kết thúc với phần thắng thuộc về phía Hoa Kỳ.

Những người nông dân nuôi cá ở miền Nam nước Hoa Kỳ kiện những

người nông dân nuôi

Mức thuế chống phá giá mà DOC áp dụng đối với Việt Nam là từ 38% đến 64%.

Cá tra, cá basa của Việt Nam bị nông dân Hoa Kỳ cho rằng được nuôi

trong những điều kiện không đảm bảo về vệ sinh bao gồm nguồn

nước nuôi cá không sạch và bị nhiễm các chất hoá học.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cho rằng Nhà nước Việt Nam thực hiện trợ cấp đối với các sản phẩm cá tra, cá basa. Phương thức mà Hiệp hội cá tra,

cá basa (CFA) của Hoa Kỳ đã thực hiện trong vụ tranh chấp với Việt

Nam là gây sức

ép bắt các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi tem dán để phân biệt cá của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam với cá của Hoa Kỳ. Sau đó, CFA kiện Việt Nam đã phá giá cá

tra,

cá basa trên thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. (Trang 43 - 46)