1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng Dẫn Xây Dựng Và Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Theo Chủ Đề Trẻ 24 - 36 Tháng

45 3,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 668 KB

Nội dung

NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC - Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục nhà trẻ trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Trang 1

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TRẺ 24 - 36 THÁNG

Người thực hiện: Lê Thị Nhâm

Phó trưởng phòng GDMN - Sở GD&ĐT

Trang 2

Mục tiêu bài học

Sau khi học bài này, học viên cần nắm được:

- Được trao đổi về cách xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho trẻ 24-36 tháng

- Trao đổi và chia sẻ những khó khăn, hạn chế và kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho trẻ 24-36 tháng

- Biết xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, KHGD chủ đề, KHGD tuần thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ 24-36 tháng phù hợp với điều kiện của trường, lớp

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

1 Thực hành và chia sẻ kinh nghiệm xây

dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho trẻ 24-36 tháng.

2 Cách xây dựng kế hoạch giáo dục năm

học, kế hoạch giáo dục chủ đề; kế hoạch giáo dục tuần; kế hoạch giáo dục ngày.

Trang 4

PHẦN A HUỚNG DẪN CHUNG VỀ CÁCH

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ

Trang 5

I NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ

HOẠCH GIÁO DỤC

- Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục nhà trẻ trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Thời gian quy định trong năm học

- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non

- Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong nhóm

Trang 6

II CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ

Thảo luận

Đồng chí hãy nêu những ưu điểm và khó khăn vướng mắc của đơn vị mình trong khi thực hiện?

Trang 7

II CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ

1 Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chung cho năm học: dự kiến các chủ đề, thời gian cho từng chủ đề.

Các chủ đề được chọn cần cụ thể, gần gũi cuộc sống thực mà trẻ trải nghiệm hàng ngày Mỗi chủ đề có thể được thực hiện trong thời gian 3 - 4 tuần, phù hợp với hứng thú, kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ, phù hợp với nguồn nguyên vật liệu và điều kiện thực tế cho trẻ trải nghiệm

Ví dụ:

Trang 9

2 Giáo viên xây dựng kế hoạch theo chủ đề cho lớp mình dựa vào kế hoạch chung của trường

Dựa vào kế hoạch chung của trường, giáo viên xây dựng và phát triển chủ đề cho lớp của mình, bao gồm: Xác định tên các chủ đề (chọn chủ đề cụ thể) và thời gian thực hiện, xác định mục tiêu của chủ đề, xây dựng nội dung, hoạt động của các chủ đề và lên kế hoạch cụ thể hàng tuần cho phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của lớp

Trang 10

2 Giáo viên xây dựng kế hoạch theo chủ đề cho lớp mình dựa vào kế hoạch chung của trường

2.1 Xác định tên chủ đề (cho tháng hoặc thời gian thực hiện)

Theo kế hoạch năm học của nhà trường, mỗi chủ đề

có thể được dự kiến thực hiện trong thời gian 3 - 4 tuần Tuy nhiên, thời gian thực hiện chủ đề của lớp

có thể thay đổi (tăng hoặc giảm thời lượng) theo nhu cầu, hứng thú của trẻ hoặc do những nguyên nhân đột xuất khác

Trang 11

2.1 Xác định tên chủ đề (cho tháng hoặc thời gian thực hiện)

Khi chọn và thiết kế chủ đề, giáo viên lưu ý một chủ đề cần thoả mãn 4 yêu cầu sau:

- Cần tính đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và bắt nguồn từ thực tế cuộc sống gần gũi của trẻ

- Cần được thể hiện trong các hoạt động của nhóm/lớp trong ngày, tuần

- Cần được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các

đồ dùng, học liệu ở các khu vực chơi trong lớp

- Cần được tiến hành tối thiểu trong một tuần đảm bảo có sự lặp lại và mở rộng các cơ hội học cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau

Trang 12

2.2 Xác định mục tiêu của chủ đề

Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn trẻ

có thể đạt đựơc ở các lĩnh vực phát triển (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ) sau khi thực hiện chủ đề trên cơ sở:

- Bám sát mục tiêu cuối độ tuổi và kết quả mong đợi của từng lĩnh vực giáo dục ở độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng trong chương trình giáo dục mầm non và kế hoạch năm học

- Nắm đựơc vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ liên quan đến chủ đề (thông qua trò chuyện, hỏi trẻ)

Trang 13

+ Khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu bằng động

từ như: trẻ có thể, có khả năng, biết, nhận biết

được, yêu thích …

+ Khi xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề giáo viên có thể liệt kê ra các mong muốn trẻ có thể đạt đuợc Sau khi thực hiện chủ đề, sau đó lựa chọn các mục tiêu phù hợp

Trang 14

- Biết đi trong đường hẹp có bê vật trên hai tay.

- Có thể thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m.

- Biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để bò qua vật cản.

- Hào hứng tham giao vào hoạt động rèn luyện thể lực.

Trang 15

a, Phát triển thể chất

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ

- Biết uống nuớc đun sôi hoặc nước tinh khiết để phòng ngừa bệnh tật

Trang 16

- Nhận biết được một số hoạt động của bé trong mùa

- Nhận biết to - nhỏ

Trang 17

c, Phát triển ngôn ngữ

- Sử dụng đựoc một số từ chỉ các hiện tượng thời tiết mùa hè và các hiện tượng tự nhiên khác.

- Biết diễn đạt những điều quan sát, nhận xét được bằng những câu nói đơn giản.

Trang 18

d, Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ

- Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi

- Biết giữ vệ sinh môi trường: đi vệ sinh đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi…

- Thích thú với cảnh đẹp của thiên nhiên

- Thích tham gia hát, nghe hát và vân động theo nhạc, vẽ, hát, xếp hình, kể chuyện…về các hiện tượng thời tiết mùa hè

Trang 19

2.3 Xây dựng nội dung và hoạt động

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, giáo viên xác định nội dung cụ thể cho từng chủ đề nhánh

a, Xây dựng nội dung

“Nội dung” thể hiện những kiến thức, kỹ năng, thái

độ mà giáo viên mong muốn trẻ học được có liên quan đến chủ đề GV có thể phân chia nội dung thành các nhánh tạo thành các chủ đề nhánh Mỗi chủ đề nhánh có thể thực hiện trong thời gian từ 1-2 tuần

Trang 20

b, Xây dựng hoạt động

- Xây dựng “Hoạt động” là giáo viên đưa ra các hoạt động giáo dục thuộc 4 lĩnh vực giáo dục dự kiến cho trẻ trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá các nội dung của chủ đề duới hình thức “học bằng chơi, chơi mà học” nhằm đạt đựơc mục tiêu của chủ đề - giúp trẻ phát triển đồng thời các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ,

- Khi lựa chọn các hoạt động cho chủ đề, giáo viên dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ, dựa vào các hoạt động gợi ý của từng lĩnh vực nội dung trong sách Huớng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (Nhà trẻ) hoặc các sách tham khảo khác, sưu tầm, bổ sung các hoạt động phù hợp ở địa phương.

Trang 21

b, Xây dựng hoạt động

Ví dụ: Khi lựa chọn các hoạt động cho chủ đề “ Mùa

hè với bé”, giáo viên dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ, dựa vào các hoạt động gợi ý của từng lĩnh vực nội dung trong sách huớng dẫn tổ chức thực hiện chương trình hoặc các sách tham khảo khác, sưu tầm bổ sung các hoạt động phù hợp ở địa phương

Trang 22

2.4 Xây dựng kế hoạch tuần

Thảo luận

Đồng chí hãy nêu những ưu điểm, hạn chế và khó khăn khi thực hiện? Cách giải quyết những khó khăn nêu trên?

Trang 23

2.4 Xây dựng kế hoạch tuần

Kế hoạch tuần đuợc xây dựng trên cơ sở sắp xếp các

hoạt động giáo dục vào thời gian biểu hàng ngày Khi xây dựng kế hoạch tuần giáo viên cần:

- Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề, mạng nội dung và

hoạt động của các chủ đề

- Lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung của chủ

đề nhánh, phù hợp với trẻ và mang tính liên tục, liên kết với nhau

- Bảo đảm tích hợp các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày Bảo đảm đa dạng hoạt động và xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh

Trang 24

2.4 Xây dựng kế hoạch tuần

- Chú ý lồng ghép, đan xen các nội dung và các hoạt

động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tránh ôm đồm quá sức của trẻ

- Tính đến khối luợng thời gian trẻ cần có để tiến hành các hoạt động và sử dụng một số thủ thuật, trò chơi đề lôi cuốn trẻ vào hoạt động

- Trong một ngày, giáo viên nên chọn một số hoạt động gần gũi có liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau

Ví dụ: Kế hoạch tuần chủ đề nhánh “Thời tiết và quần

áo, trang phục mùa hè” Thời gian 2 tuần

Trang 25

- Chơi với đồ chơi theo ý thích ở các góc

- Tập với vòng các động tác: Hô hấp; tay; lưng; bụng; lườn; chân

Trang 26

- Nghe hát

Em tập thể dục buổi sáng

- Quan sát, trò

chuyện về : + Những dấu hiệu nổi bật của ngày hè:

+ Giữ gìn vệ sinh sức khoẻ trong ngày hè như thế nào.

- Chơi trò chơi : Trời nắng, trời mưa

- Hát: Mùa

hè đến

- Nghe hát:

Em tập thể dục buổi sáng.

- Trò chơi

âm nhạc:

Hát bắt chiếc…

- Truyện:

Cóc gọi trời mưa

- Chơi trò chơi: Bóng

to, bong nhỏ

- Tô màu đám

mây, ông mặt trời.

- Chơi trò chơi luyện giác quan: Tiếng kêu của cái gì?

Trang 27

- NT: Tô màu mũ quần áo.

- TV: Xem tranh các loại trang phục mùa hè

- TTV: Cửa hàng bán quần áo

-TTV: Bán hàng bán trang phục mùa hè

- HĐVĐV:

Xếp quần áo

- NT: Tô màu tranh (thời tiết nắng, mưa)

-TTV: Bán hàng, trang phục mùa hè

- HĐVĐV:

Xếp quần

áo và một

số trang phục mùa hè

- NT: Tô màu mũ quầ n áo.

.TTV: Bán hàng, trang phục mùa hè

- HĐVĐV:

Xếp quần

áo và một

số trang phục mùa hè

- VĐ: Ném vòng cổ chai

-TTV: Bán hàng, trang phục mùa hè

- HĐVĐV: Xếp quần

áo và một

số trang phục mùa hè

- NT: Tô màu tranh

- VĐ: Trò chơi dân gian “lộn cầu vông”

Trang 28

nắng, gió, mây…

- Chơi với nước.

- Quan sát các hiện tuợng:

nắng, gió, mây…

- Chơi với nước

- Chơi thổi bong bóng xà phòng.

- Chơi với cát,

nuớc.

- Chơi thả

thuyền.

- Chơi trò chơi: nổi

và chìm

Chơi thổi bong bóng xà

phòng.

- Chơi với cát, nuớc

Trang 29

lộn cầu vồng.

- Tập mặc quần áo,

đi dép

- Chơi trò chơi:

Trời nắng, trời mưa.

- Xé, dán mưa

- Chơi trò chơi: Dung dăng dung

dẻ

- Nghe kể chuyện:

Cóc gọi trời mưa

-Chơi trò chơi : Bóng to, bong nhỏ.

- Quan sát trang trí lớp.

- Đọc thơ: mưa

- Nhận biết nguy

cơ không an toàn

và cách phòng tránh : vào buồng tắm, nơi chứa

nuớc khi không

có người lớn

Trang 30

PHẦN B HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ

Trang 31

I THỜI GIAN

- Thời gian thực hiện các chủ đề nhánh khoảng một hoặc hai tuần, tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề cụ thể vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, hứng thú của trẻ để thực hiện chủ đề.

- Căn cứ vào mục tiêu chung của chủ đề, vào nội dung của các chủ đề nhánh, đặc biệt là căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế sẵn có, trang thiết bị, các học liệu liên quan đến chủ đề… và hứng thú của trẻ để GV lựa chọn, lập kế hoạch

tổ chức hướng dẫn chủ đề cụ thể cho thích hợp.

VD: GV có thể lên kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề

“Những con vật đáng yêu” trước chủ đề “Cây và những bông hoa đep” nếu thấy cần thiết.

Trang 32

II CHUẨN BỊ

- Tranh, ảnh, sách về chủ đề

Ví dụ: Với chủ đề “Mùa hè”, cần chuẩn bị tranh, ảnh,

sách về các hiện tượng thời tiết mùa hè, một số hoạt động và trang phục của bé trong mùa hè…

- Đồ chơi, đồ dùng (vở, giấy thủ công, bút sáp…) nguyên vật liệu… phục vụ cho trải nghiệm, khám phá chủ đề

- Các bài thơ, câu chuyện, bài hát… phù hợp với nội dung chủ đề

Trang 33

II CHUẨN BỊ

* Lưu ý: Kết hợp cùng phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu tiết kiệm có thể sử dụng có hiệu quả trong hoạt động của trẻ Thông báo để cha mẹ trẻ sưu tầm ở gia đình những thứ liên quân đến chủ đề mang đến lớp

Ví dụ: Tranh, ảnh, về các hiện tuợng thời tiết mùa,

trang phục và các hoạt động trong mùa hè của bé, mọi người…

Trang 34

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Giới thiệu chủ đề (mở đầu chủ đề)

Căn cứ vào mục tiêu chung của chủ đề, yêu cầu và nội dung

cụ thể của chủ đề nhánh, giáo viên có thể :

- Trang trí phòng lớp mang tính chất của chủ đề, như trưng bày một số tranh ảnh to, sách vào chuẩn bị một số đồ chơi, học liệu có liên quan đền chủ đề vào các góc

- Gợi ý trẻ quan sát bức tranh mang tính chất của chủ đề

Ví dụ: Tranh về các con vật (chủ đề “Những con vật đáng

yêu), tranh về các phương tiện giao thông (chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông nào?), tranh ngày tết hoặc mùa xuân (chủ đề “ngày Tết và mùa xuân)…

Trang 35

1 Giới thiệu chủ đề (mở đầu chủ đề)

- Trò chuyện, đàm thoại, gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm sống và kiến thức liên quan đến chủ đề đó khi thuận

lợi Ví dụ: Lúc đón trẻ, lúc cùng chơi với trẻ…

Ví dụ: Mở đầu chủ đề “Tết và mùa xuân” cô giáo có thể cho

trẻ quan sát bức tranh ngày Tết và đặt câu hỏi để trẻ nói về cảnh vật, không khí vui tươi của ngày Tết

Mở đầu chủ đề “Mùa hè”, cô giáo trò chuyện, gợi mở để trẻ

kể tên những hiện tuợng thời tiết mùa hè mà trẻ biết.

- Kết hợp sử dụng vật thật (hoặc tranh ảnh, mô hình) bài hát, bài thơ, trò chơi, câu đố… phù hợp với nội dung của chủ đề

để lôi cuốn trẻ hướng vào chủ đề.

Trang 36

2 Khám phá chủ đề

- Tổ chức các hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc các hoạt động chung cả lớp (nếu có thể và thích hợp với trẻ) nhằm kích thích và khuyến khích trẻ tích cực trải nghiệm, sử dụng các giác quan để tìm tòi khám phá các kiến thức kỹ năng liên quan đến chủ đề

- Các hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc các hoạt động chung cả lớp đều có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài trời sao cho tận dụng được những tình huống, hoàn cảnh thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày

Trang 37

2 Khám phá chủ đề

Ví dụ: Với chủ đề “Mùa hè” giáo viên :

+ Cần tạo điều kiện để trẻ đuợc quan sát, tiếp xúc, hoạt động trực tiếp nhiều lần với các hiện tượng thời tiết, khơi dậy sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, phát triển óc quan sát và mở rộng hiểu biết của trẻ về các hiện tượng tự nhiên

+ Khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của mình về các đối tượng được trải nghiệm

Trang 38

2 Khám phá chủ đề

Ví dụ: Cô giáo trò chuyện và hỏi trẻ: thời tiết mùa

hè như thế nào? Nóng hay lạnh? Vì sao mùa hè khi

ra ngoài trời phải đội mũ nón? Vì sao mùa hè nên mặc quần áo mỏng, ngắn? Vì sao mùa hè phải uống nhiều nước? Vì sao mùa hè phải tắm rửa thường xuyên? …

+ Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những hiểu biết liên quan đến chủ đề và các hoạt động khác nhau

Ví dụ: Cho trẻ tô màu, vẽ, xé cảnh mùa hè…

Trang 39

- Gợi mở chủ đề mới tiếp theo bằng cách cùng trẻ trưng bày những hình ảnh về chủ đề mới và cùng trẻ cất bớt một số sản phẩm của chủ đề đang thực hiện

Trang 41

* Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kế hoạch giáo dục

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, giáo viên cần linh hoạt, thường xuyên xem xét và điều chỉnh kế hoạch cho phù với nhu cầu, trình độ phát triển của trẻ lớp mình, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương:

- Tổ chức hoạt động theo các hình thức cả lớp, nhóm nhỏ và cá nhân một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào nội dung giáo dục cụ thể.

Trang 42

* Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kế hoạch giáo dục

- Tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của môi trường xug quanh (lớp học, sân truờng, cây

trồng, vật nuôi, các hiện tượng thiên nhiên con người…) cho trẻ tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu thực

tế để luyện tập các giác quan, phát triển khả năng quan sát và mở rộng tầm hiểu biết

- Tạo điều kiện cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan trong quá trình hoạt động

Ví dụ: Nhận biết hoa quả từ nhiều góc độ khác

nhau: nhìn, sờ, ngửi, nghe, nếm từ đó giúp trẻ nhận biết sâu sắc hơn và tăng thêm độ nhạy cảm của các giác quan

Ngày đăng: 20/05/2017, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w