1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây kinh giới ở việt nam

67 914 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Trần Phúc Đạt NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY KINH GIỚI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Trang 1

B x

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -

Trần Phúc Đạt

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC

VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY KINH GIỚI

Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -

Trần Phúc Đạt

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC

VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY KINH GIỚI

Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 60440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐỖ THỊ VIỆT HƯƠNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Đỗ Thị Việt

Hương – giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà

Nội, người thầy luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em

thực hiện đề tài này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô thuộc bộ môn Hóa Dược, Khoa

Hóa học, trường ĐHKHTN, cũng như các thầy cô khoa Hóa học đã luôn hỗ trợ em

trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè làm việc tại phòng Hóa Dược, khoa

Hóa học, trường ĐHKHTN, các cô chú, anh chị làm việc tại phòng Hóa sinh ứng

dụng thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam luôn tạo

điều kiện thuận lợi để em hoàn thành kết quả đề tài này

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên Trần Phúc Đạt

Trang 4

1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây kinh giới, loài Elscholtzia ciliata, họ

1.2.1 Tác dụng trị liệu theo kinh nghiệm dân gian 7

Trang 5

2.3.2 Phân tách phần chiết n-hexan (EH) và phần chiết etyl acetat (EE) bằng

2.3.3 Khảo sát định tính các nhóm phân đoạn trên hệ thống sắc ký khổi phổ

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thành phần hóa học được nghiên cứu của chi kinh giới 10

Bảng 1.2 Một số hợp chất được phân lập từ loài E ciliata 10

Bảng 2.1 Hiệu suất của các phần chiết từ mẫu cây kinh giới 20

Bảng 3.1 Kết quả phân tách cặn chiết n-hexan bằng sắc ký cột 28

Bảng 3.2 Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan 29

Bảng 3.3 Các tín hiệu phổ của H1 34

Bảng 3.4 Kết quả phân tách cặn chiết etyl acetat bằng sắc ký cột 37

Bảng 3.5 Thành phần hóa học trong dịch chiết etyl acetat 38

Bảng 3.6 Kết quả độ hấp thụ quang 43

Bảng 3.7 Khả năng ức chế enzym 𝛼-glucosidase của cặn chiết kinh giới 45

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Cây, lá và hoa kinh giới 4

Hình 1.2 Cấu trúc của các flavonoid phân lập được từ loài E ciliata 11

Hình 1.3 Cấu trúc của daucosterol 14

Hình 2.1 Mẫu kinh giới thu mua 18

Hình 3.1 Sắc ký đồ GC-MS của phân đoạn EH2 cây kinh giới 29

Hình 3.2 Các acid béo mạch dài trong dịch chiết kinh giới 31

Hình 3.3 Tecpenoid trong dịch chiết kinh giới 32

Hình 3.4 Flavonoid trong dịch chiết kinh giới 32

Hình 3.5 Phổ NMR của hợp chất H1 33

Hình 3.6 Cấu trúc của H1 33

Hình 3.7 Sắc ký đồ của H2 35

Hình 3.8 Phổ khối của H2 36

Hình 3.9 Sắc ký đồ GC-MS của phân đoạn EE2 cây kinh giới 37

Hình 3.10 Cấu trúc của E1 39

Hình 3.11 Sắc ký đồ của hợp chất E1 39

Hình 3.12 Phổ khối lượng của E1 so sánh với thư viện MS 40

Hình 3.13 Cấu trúc của E2 41

Hình 3.14 Sắc ký đồ GC của E2 41

Hình 3.15 Phổ khối của E2 so sánh với thư viện MS 42

Hình 3.16 Đường chuẩn phenolic 43

Hình 3.17 Tổng phenolic của các dịch chiết từ kinh giới 44

Hình 3.18 Tổng lượng flavonoid trong dịch chiết kinh giới 45

Hình 3.19 Đồ thị khảo sát khả năng ức chế enzym 𝛼-glucosidase 46

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chiết từ mẫu khô 20

Sơ đồ 2.2 Phân tách các phân đoạn dịch chiết n-hexan 22

Sơ đồ 2.3 Phân tách các phân đoạn dịch chiết etyl acetat 23

Trang 8

LD50 Liều gây chết 50% đối tượng thử

MIC Nồng độ ức chế tối thiểu

Trang 9

MỞ ĐẦU

Nước Việt Nam chúng ta nằm trong vùng nhiệt đới cho nên những điều kiện khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng…và hơn hết điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng thích hợp cho nhiều loài thực vật có giá trị tồn tại và phát triển Đó là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, thuộc loại tài nguyên tái tạo được Từ thời xa xưa cho đến

xã hội loài người hiện nay đều khai thác nguồn tài nguyên này để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu cho cuộc sống thường ngày

Kinh giới, được biết đến là một loại rau thơm, không chỉ dùng trong bữa ăn hàng ngày nhờ vị bạc hà đặc trưng, mà còn sử dụng như một loài nước xông chữa

một số bệnh ngoài da ở trẻ em Kinh giới thuộc chi Elsholtizia, họ Lamaecia rất phổ

biến ở nước ta Do tính chất sử dụng rộng rãi, nên đã nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thực vật cũng như hóa học, nhằm lựa chọn nâng cao giá trị sử dụng của mỗi loài Tuy nhiên sự nghiên cứu các loài kinh giới về thành phần hóa học, công dụng cũng như số lượng các loài kinh giới còn chưa đầy đủ và không đồng nhất ở một số tài liệu Để góp phần vào việc nghiên cứu một cách sâu hơn và rộng hơn các loài riềng có ở trong nước, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt

tính sinh học trong cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata) ở Việt Nam” và từ đó đưa ra

hướng khai thác và ứng dụng loài kinh giới này trong đời sống Vì vậy, nhiệm vụ đặt

ra cho chúng tôi là:

1 Xây dựng một quy trình chiết thích hợp để điều chế các phần chiết từ cây kinh giới, từ đó định hướng khảo sát thành phần hóa học các hợp chất có trong cây kinh giới

2 Nhận dạng một số hợp chất phân lập được từ các phân đoạn chiết của cây kinh giới

3 Khảo sát hoạt tính sinh học của các phần chiết cây kinh giới

Trang 10

Chương 1- TỔNG QUAN

1.1 Khái quát về kinh giới

Chi kinh giới (Elsholtzia Willd) thuộc họ Lamiaceae, có khoảng 40 loài kinh giới trên thế giới phân bố chủ yếu ở Đông Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, và một số quốc gia Châu Âu [10, 33] Ở Việt Nam, có 7 loài thuộc chi kinh giới được nghiên cứu và ứng dụng làm thực phẩm và dược phẩm

1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây kinh giới, loài Elscholtzia ciliata, họ

Lamiaceae

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland, họ Lamiaceae

Tên thông thường: Kinh giới rìa, Kinh giới trồng [1]

Tên đồng nghĩa: Sideritis ciliata Thunb., Elsholtzia cristata Will., Hyssopus

ocymifolius Lamk., Mentha ovata Cav., Mentha patrini Lepech., Perilla polystachya

D Don, Elsholtzia pattini (Lepech.) Garcke

Một số tên khác: Khương giới [3], Giả tô, Nhả nát bom (Thái), Phjăc bom khao (Tày), Bài hương thảo

Mô tả thực vật

Kinh giới là cây thảo sống hằng năm có đặc điểm như sau:

Thân thuộc loại cỏ đứng, cao 0,6-0,8 m, toàn cây có lông màu trắng, có mùi rất thơm [3] Thân non màu xanh, tiết diện vuông hơi khuyết ở bốn cạnh Thân già màu nâu tía có bốn góc lồi tròn dọc thân

Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập Phiến là màu xanh đậm hơn ở mặt trên, hình trứng đinh nhọn, gốc hình nêm men một phần dọc theo hai bên cuống lá, kích thước 3-7 x 2,5-5 cm, bìa răng cưa nhọn không đều ở 2/3 phía trên, mặt dưới nhiều chấm nhỏ (lông tiết) Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-7 cặp gân phụ hơi cong

ở ngọn Cuống lá hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, gốc cuống lồi thành u nhỏ, mặt trên

có lông rậm màu trắng ở giữa, dài 2,5-4cm

Trang 11

Hoa mọc thành cụm xim co tạo thành gié giả dài 5-12 cm ở ngọn cành, tạt về một phía dày đặc hoa Một đến hai xim co ở nách lá bắc, mỗi xim có 3-5 hoa Lá bắc màu xanh hay xanh tím nhiều gân nổi, hình thoi rộng mũi nhọn, nhiều lông ở mặt ngoài, kích thước 3-5 x 6-7 mm Cuống hoa màu xanh rất ngắn hoặc gần như không

có Lá đài màu xanh, gần đều, dính nhau thành một ống hình chuông dài khoảng 1,5

mm, trên chia 5 phiến tam giác nhọn khoảng 1 x 0,5 mm, mặt ngoài đầy lông tơ trắng, nhiều hơn ở rìa Cánh hoa màu trắng hay tím nhạt đậm dần phía trên, mặt ngoài phủ đầy lông dài màu trắng và có nhiều điểm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy, dài khoảng 2-3 mm, trên chia môi 2/3: môi trên xẻ cạn làm 2 thùy giống nhau, hình hơi tròn, kích thước nhỏ, khoảng 0,5 x 0,5 mm; môi dưới chia

3 thùy không đều, hai thùy bên giống nhau hình cung to hơn thùy môi trên, thùy giữa

to nhất hơi khum hình gần tròn, rìa hơi lượn, kích thước khoảng 1,5 x 1,5 mm Nhị kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng hay tím nhạt, nhẵn, đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, nhị trước dài khoảng 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4

cm Bao phần màu đỏ tím, hai buồng xếp thành hình số tám dọc, nút dọc, hướng trong, đính giữa, chung đới dạng đòn cân ở mặt ngoài Hạt phấn rời màu trắng sữa, hình bầu dục có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân, kích thước 37,5-45 x 30-32,5 μm Lá noãn phần bầy trên hình cầu hai ô, có vách giả chia làm bốn ô rời, mỗi ô một noãn đính đáy Một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các

ô, dài 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu hơi tím nhật dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau Đĩa mật ở gốc bầu dạng bồ gờ nạc Quả bế hình bầu dục có cạnh, màu nâu, dài khoảng 0,5 mm, rốn hẹp ở đáy, mang trong đài tồn tại khô xác màu nâu

Trang 12

Hình 1.1 Cây, lá và hoa kinh giới Đặc điểm vi mẫu (giải phẫu)

Thân vi phẫu hình vuông lõm ở bốn cạnh Các mô gồm: Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác gần tròn kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin mỏng hơi răng cưa Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào Lông tiết ngắn với đầu hình tròn hay lõm ở giữa gồm một, hai hoặc bốn tế bào Lông che chở

đa bào kích thước to, phía trên là một dãy 4-5 tế bào, phía dưới cùng mức hoặc hơi cao hơn mức biểu bì gồm một vài tế bào Mô dày góc 1-5 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước không đều lớn hơn tế bào biểu bì, tập trung nhiều ở bốn góc lồi Mô mềm vỏ khuyết 2-4 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay gần tròn, to, không đều, thường bị ép dẹp Ở thân già tần bì sinh xuất hiện trong lớp mô mềm vỏ sinh bần ở ngoài lục bì ở trong, tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn xếp xuyên tâm Nội bì khung Caspary Trụ bì ít tế bào hóa mô cứng nằm rải rác thường có trên các đám libe gỗ Libe ít, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn xếp lộn xộn Libe tế bào hình chữ nhật vách lượn xếp xuyên tâm với tế bào gỗ Gỗ nhiều, mạch gỗ hình đa giác hay gần tròn, kích thước lớn không đều, xếp lộn xộn, mô mềm gỗ bao quanh mạch, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose Mô mềm gỗ tạo thành cụm nằm dưới lớp gỗ, cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-3 bó, mỗi bó 3-5 mách Mô mềm gỗ gồm tế bào hình

đa giác, vách tẩm cellulose hoặc tẩm chất gỗ Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào và nhiều ở bốn cạnh tạo các khoảng giang bó, gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác,

Trang 13

kích thước lớn dần từ trong ra ngoài Mô mềm tủy đạo, tế bào kích thước lớn, không đều, hình gần tròn đôi khi có vài tế bào hình đa giác dẹp xếp khít nhau Tinh bột nhiều

ở mô mềm vỏ, nội bì, tia tủy, libe và mô mềm quanh vùng tủy Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám

Lá: Cuống lá: mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi, hai bên có tai Tế bào biểu bì hình tròn hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều lớp cutin mỏng hơi răng cưa Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông che chở nhiều hơn ở mặt trên và lông tiết đa bào giống

ở thân Mô dày góc 3-5 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, thường bị gián đoạn bởi mô mềm khuyết có lục lạp ở hai bên eo phía dưới tai, tế bào đa giác hoặc gần tròn, kích thước lớn không đều, đôi khi bị tách lớp Mô mềm đạo tế bào tròn hay

đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều Mô dẫn với gỗ ở trên, libe ở dưới, xếp thành hình cung ở giữa và 2-4 bó nhỏ hơn ở hai bên phia trên và hai tai Ở bó chính, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác xếp thành 15-22 dãy, mỗi dạy có 1-6 mạch không đều, xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật hay đa giác vách cellulose Libe tế bào hình đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose Mô mềm vách dày cellulose 2-4 lớp tế bào đa giác nhỏ, không đều, bao bên ngoài cung libe gỗ Tinh bột nằm rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo dưới vùng libe Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp

Gân giữa: Mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều và uốn lượn không đều Biểu bì

có thể bong tróc khỏi mô dày, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, gần giống nhau ở hai mặt, lớp cutin mỏng hơi có răng cưa cạn tách khỏi lớp biểu

bì dưới Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào giống ở thân Lông che chở đa bào nhiều ở mặt trên, rải rác ở mặt dưới Mô dày góc 1-5 lớp biểu bì trên, 1-2 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì, không đều, thường bị tách tạo khuyết Mô mềm đạo tế bào tròn hay đa giác gần tròn, to, không đều Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới xếp hình cung

ở giữa và 1-3 bó nhỏ hơn ở hai bên phía trên bó chính Ở bó chính, mạch chỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn xếp thành 15-20 dãy, mỗi dãy có 1-6 mạch không đều, xen

kẽ với 1-3 dãy mô mềm tế bào đa giác vách cellulose Libe ít, tế bào nhỏ, hình đa

Trang 14

giác, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm Bao bên ngoài cung libe gỗ có 2-4 lớp tế bào mô mềm hình đa giác, không đều, xếp khít nhau Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo

Phiến lá: tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc đa giác dài, kích thước không đều Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên Cả hai biểu bì rải rác có lông tiết đa bào giống ở thân, lông che chwor đa bào thường có ở vùng gân phụ, lỗ khí nhiều hơn

ở mặt dưới Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống dính lông tiết Mô mềm giậu một lớp tế bào hình chữ nhật, 2-4 tế bào thẳng góc dưới mỗi tế bào biểu bì trên Mô mềm khuyết nối

từ mô mềm giậu đến biểu bì dưới, gồm 4-6 lớp tế bào đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết to không đều Nhiều bó gân phụ gỗ

ở trên, libe ở dưới rải rác trong thịt [2]

1.1.2 Vùng phân bố, thu hát và chế biến

1.1.2.1 Vùng phân bố

Elsholtzia ciliata (Kinh giới) được phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á như Lào,

Campuchia, Châu Phi, Châu Á như Ấn Độ, Nêpal, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Mỹ và một số quốc gia châu Âu như Nga Chủ yếu kinh giới mọc nhiều ở nơi có độ ẩm và nhiều ánh sáng, ở độ cao trên 600 m [1]

Ở Việt Nam, Elsholtzia ciliata được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Lào

Cai (Sa Pa), Cao Bằng (Bảo Lạc, Trà Lĩnh), Lạng Sơn (Bắc Sơn), Phú Thọ (Thanh Sơn, Phù Ninh), Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên), Hà Tây (Bà Vì), Hòa Bình (Mai Châu), Hà Nội (Từ Liêm), Ninh Bình [1] và một số ít phía nam như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh [2]

Một số loài Elsholtzia khác được phân bố như sau:

Elscholtzia blanda (E blanda), Kinh giới rừng, phân bố nhiều ở Ấn Độ, Nêpal,

Trung Quốc, Mianma, Lào, Malayxia, Indônêxia Ở Việt Nam, kinh giới rừng mọc nhiều ở một số tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Sơn La (Mộc Châu), và một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Nha Trang) [1]

Trang 15

Elsholtzia communis (E communis), Kinh giới hoa bông và Elsholtzia penduliflora, Kinh giới rủ có nhiều ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng

núi phía Bắc Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Yên Minh (Hà Giang) [1]

Elsholtzia penduliflora (E penduliflora) phân bố ở nơi có độ cao 800-1100 m

tại một số vùng như Chiang Mai, Phitsanulok (Thái Lan), Trung Quốc, Việt Nam [10]

Elsholzia pilosa (E pilosa), Kinh giới lông xuất hiện nhiều nơi có bãi cỏ

hoang, ven rừng, ven đường ở Lào Cai (Việt Nam), Ấn Độ, Nêpal, Trung Quốc

Elsholzia rugulosa (E rugulosa), Kinh giới sần tìm thấy ở độ cao trên 800 m

vùng Phó Bảng (Hà Giang) và Trung Quốc

Elsholtzia winitiana (E winitiana), Kinh giới đất, mọc ở độ cao trên 600 m,

phân bố ở cá tỉnh Kon Tum (Đác Glaay, Kon Plông), Gia Lai (Plêiku, An Khê), Lâm Đồng (Đà Lạt), Thái Lan và Trung Quốc [1]

Ít nhất 33 loài Elsholtzia được tìm thấy ở Việt Nam và Trung Quốc được dùng nhiều để chữa các bệnh như cảm cúm, nhức đầu [33]

1.1.2.2 Thu hái và chế biến

Ở Việt Nam, kinh giới Elsholtzia ciliata được dùng khả phổ biến để ăn và làm

thuốc Vào mùa thu nhổ cả cây phơi sấy khô gọi là toàn kinh giới, nhưng có nơi chỉ

cắt hoa và cành, nếu xát hoa phơi khô gọi là kinh giới tuệ, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọi là kinh giới [3]

1.2 Nghiên cứu về dược lý của kinh giới

1.2.1 Tác dụng trị liệu theo kinh nghiệm dân gian

Loài E ciliata được dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, viêm dạ dày, viêm ruột

cấp tính, bại liệt, phong thấp, rong kinh, băng huyết Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm

da có mủ [3]

Trong dân gian, một số đơn thuốc sử dụng kinh giới như chữa bệnh cảm nóng, cảm ngất khi dùng một nắm kinh giới tươi, chừng 50 g giã nhỏ, thêm vài miếng gừng

Trang 16

tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại dùng để dính dọc sống lưng Cách khác, dùng

20 g kinh giới phơi khô sao hơi vàng, thêm 200 mL nước sắc còn 100 mL uống lúc còn nóng Đắp chăn cho ra mồ hôi [3]

Kinh giới tuệ sao đen 15 g, nước 200 mL sắc còn 100 mL cho uống làm 2-3 lần dùng trong chữa chứng băng huyết phụ nữ, bị cháy máu cam ở trẻ con hoặc người lớn

Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, các vị bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, có đặc thành viên bằng hạt ngô Khi bị cảm uống chừng 7-8 viên thuốc này Dùng nước lá tre uống kèm thuốc Trẻ con chỉ dùng

2 đến 4 viên Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng khi uống kèm với nước sắc cây mơ lông) Kinh giới tán, Kinh giới tuệ sao vàng tán nhỏ dùng để chữa cảm cúm khi dùng 6-8 g bột này [3]

1.2.2 Những nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu về dược lý cả về phần chiết cũng như hợp chất tinh khiết của chi Elsholtzia bao gồm có các hoạt tính chống virut, chống khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ thiếu máu cơ tim, cùng một số hoạt tính khác Các nhà nghiên cứu hiện nay càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt tính sinh học của chi này [3]

Tinh dầu của các loài thuộc chi Elsholtzia có hoạt tính sinh học khá tốt chống lại một số vi khuẩn thông thường chống gây bệnh cảm cúm như Staphylococcus

aureus, Bacillus typhi, Aeruginosus bacillus, Diplococcus intracellularis

Ngoài ra, tinh dầu và nước sắc thuốc từ một số loài thuộc chi Elsholtzia có khả năng chống một số loài vi khuẩn như Escherichia coli, Shigella flexneri,

Staphylococcus epidermidis, beta streptococcus, Bacterium paratyphosum B, Bacillus typhi murium, Bacillus dysenteriae, Bacillus diphtheriae, Bacillus meningitidis purulentae, Bacillus proteus, anthrax Bacillus, Neisseria intracellularis

[6]

Trang 17

1.2.2.1 Chống viêm, kháng sinh và khả năng khỏi ốm

Tinh dầu chiết từ E ciliata chỉ ra khả năng chống viêm với sưng tấy bàn chân

ở chuột gây ra bởi 5-HT hoặc carrageenan, và chống viêm khớp kinh niên gây ra bởi formaldehyde

Nghiên cứu về E ciliata: khả năng chống khuẩn của tinh dầu E ciliata Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của mỗi bộ phận của loài E ciliata (lá, hoa và hạt) tới

6 chủng vi khuẩn đường ruột và 1 chủng men Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tốt

nhất là dịch chiết thành phần lá với các chủng vi khuẩn B subtibillis, E coli, S

enteritidis, S flexneri, S typhi, S aureus, và C albicans Điều này giúp kinh giới có

khả năng điều trị một số bệnh đường ruột [27]

Tinh dầu của E ciliata được nghiên cứu có khả năng kháng sinh và gây đột

biến bằng phép phân tích ung thư Ames và có ảnh hưởng kéo dài ngoại độc tố ở khí quản của chuột

1.2.2.2 Khả năng giảm đau và an thần

Tinh dầu chiết từ loài E ciliata chỉ khả năng giảm đau khi được đưa vào bởi

thành phần áp dụng phương pháp đĩa nóng Bên cạnh đó, có khả năng tăng hiệu suất ngủ của natri pentobarbital Hiện tượng này đề xuất là sở hữu hiệu ứng an thần

1.2.2.3 Độc tính

Không cho thấy sự thay đổi bệnh lý ở tế bào động vật bằng quan sát vĩ mô Giá trị LD50 của tinh dầu loài E ciliata là 4.497±0.368 mL/kg [6]

1.3 Thành phần hóa học của kinh giới

Theo những công trình nghiên cứu của các nhà hóa học trên thế giới, lá và thân cây của các loài Kinh giới có chứa một số hợp chất sau đây

Trang 18

Bảng 1.1 Thành phần hóa học được nghiên cứu của chi kinh giới

E ciliata 7-O-β-D-glucopyranoside; limonene; aromadendren; d-carvone 5-hydroxy-6,7-dimethoxyflavone; negletein; acacetin;

E penduliflora

7-methoxylchrysin,5,7,8-trimethoxyflavanone; acid ferulic; acid betulinic; luteolin; acid caffeic; acid 3β-O-acetyl ursolic; acid hyptadienic và acid euscaphic

(E)-ocimene; pinocarvone; myrcenol; thymol

camphor; prunasin; amygdalin; stigmasteol

1.3.1 Các hợp chất Flavonoid

Flavonoid là các hợp chất thuộc nhóm hợp chất phenolic đa vòng, có cấu trúc vòng benzene, mang một hoặc nhiều nhóm thế hydroxyl gắn trực tiếp vào vòng thơm 5-hydroxy-6, 7-dimethoxyflavone, 5-hydroxy-7, 8-dimethoxyflavone, negletein, acacetin, acacetin 7-O-β-D-glucopyranoside, apigenin, luteolin, 5-hydroxy-7, 4'-dimethoxyflavanonol, (+) –catechin

Các flavonoid là những hợp chất có hoạt tính sinh học Có hơn 30 hợp chất flavonoids được phân lập từ các chi Kinh giới [27] Trong đó những chất được phân

lập từ loài E ciliata được trình bày trong bảng 1.2 và hình 1.2

Bảng 1.2 Một số hợp chất được phân lập từ loài E ciliata

4 5-hydroxyl-7,4’-dimethoxyl flavanovol C17H16O6

Trang 19

nằm ở vị trí C-28 (-COO-) của acid 23-hydroxyechinocystic bằng liên kết este trong

các hợp chất 7-9 Tại vị trí C-3 đính cafeoyl trong phân tử 7, và liên kết với một nhóm arabinosyl trong phân tử 8 và 9

O O

O

O

OH

O O

O

O

OH

O O

O O

O OH

HO

OH

OH

O O

O

OCH

OH

3 O

HO

OH

OH HO

Trang 20

Ba triterpene loại ursane bao gồm acid ursolic (10), acid corosolic (11) và acid

2α,3β,19α-tri-hydroxyurs-12-en-28-oic (12), thu được từ E rugulosa, E ciliata và E

Hai hợp chất không phổ biến là 18,19-secoursane glycopyranosides,

bodiniosides A (13) và B (14), được phân lập từ loài E bodinier Ngoài ra, acid

2,3,19-trihydroxyurs-12-en-28-oic (12) và acid hypadienic (15) cũng đồng thời thu

được từ E bodiner Các phân tử 13-15 có thể thu được từ hợp chất 12 bằng con đường

sinh học

13 14

Trang 21

Năm hợp chất diterpenoid 18-22, được phân lập từ E bodinier Ludongnin 5

(18), là một diterpenoid kauran 4 vòng, có gắn với γ-lactonic tại vị trị C6-C19 Hợp chất 18 này cũng có vai trò quan trọng và tăng hiệu ứng chống khuẩn Diterpenoid pimarane 3 vòng, sandaracopimar-15-en-8β,12β-diol (19), lần đầu tiên được phân lập

từ E bodinier [33]

Một diterpenoid loại abietane, (+)-hinokiol (20), là một diterpenoid phụ có

trong loài này Các hợp này đều có ảnh hưởng đến sự tiêu thụ và ngừng hoạt động

chống lại Staphylococus aureus, Streotococcus, Escherichia coli, và Pseudomonas

aeruginosa thu hút các nhà nghiên cứu

Chuỗi không thứ tự liên kết OH…π được tìm thấy trong cấu trúc tinh thể của hợp chất 20 trừ khi có sự tồn tại của liên kết hidro, khi cấu hình và cấu dạng phân tử

của phân tử này được xác định bởi nhiễu xạ tia X

Hai acid hardwickiic glycopyranosides, acid 6-hydroxy-(-)-hardwickiic

D-glucopyranosylbenzyl este (21) và acid 6,7-dihydroxy-(-)-hardwickiic D-glucopyranosylbenzyl este (22) lần đầu tiên được báo trong E bodinieri Ba

2’-O-β-sesquiterpene glycopyranoside loại eudwsmane, dictamnoside G (23),

3β,5α,11,12,13-pentahydroxy-eudesm-4(15)-ene

3-O-β-D-apiofuranosyl-91-4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1-3)-β-D-glycopyranoside (24) và intergrifoside A (25) thu được

từ rễ cây loài E bodinieri [16]

22 R

Trang 22

Ngoài ra, chỉ có một monoterpenoid, 2,6-dimethyl-8-droxyl-2,6-octandienic

acid-8-O-β-glucoside (26), thu được từ E bodinieri

Một số steroid được tìm thấy trong loài E ciliata Trong số đã phân lập được

acid linolic từ loài E ciliata [6]

1.3.4 Một số hợp chất có trong tinh dầu E ciliata

Sử dụng phương pháp phân tích GC-MS, một số hợp chất chính được tìm thấy

có trong tinh dầu loài E cilata là β-Dehydroelsholtzia ketone, elsholtzia ketone,

2-methyl-1,3,5-trimethyl-benzene, aromadendrene, d-carvone, limonene

H O

O HO

HO

HO HO

H

Trang 23

1.4 Hoạt tính sinh học

1.4.1 Khả năng chống oxy hóa

Những chất có khả năng chống oxy hóa là những chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa chất khác Chất chống oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng

Dù phản ứng oxy hóa thuộc loại cơ bản trong đời sống nhưng có thể ngăn chặn

nó, chẳng hạn động thực vật duy trì hệ thống với rất nhiều loại chất chống oxy hóa như glutathione, vitamin C, vitamin E, enzyme catalase, superoxyde dismutase, acid citric…v.v

Hầu như hoa, quả, hạt …đều có chứa các chất có hoạt tính oxy hóa để bảo vệ chúng khỏi những tác nhân oxy hóa trong điều kiện thường Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy trong rau quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên như: flavonoid, acid phenolic, tocophenol, carotenoid, acid ascorbic, hợp chất chứa S, …Các chất chống oxy hóa tự nhiên này có tác dụng ức chế phản ứng oxy hóa lipit, giảm độc tố và giảm mùi ôi khó chịu Tuy nhiên các chất chứa trong các sản phẩm đó là khác nhau và nồng độ cũng khác nhau

Hai chỉ số có thể dùng để xác định khả năng chống oxy hóa là tổng phenolic

và tổng flavonoid

1.4.1.1 Tổng phenolic

Trong tự nhiên thường gặp các acid phenolic như vanilic, syringic, p- hiđroxybenzoic; 3, 4-đihiđroxybenzoic, p-coumaric, caffeic, ferulic, sinapic, chlorogenic Các acid phenolic ngoài dạng tự do, nó còn tồn tại dưới dạng este của acid hữu cơ hoặc glycozide Hai dạng này phổ biến hơn so với dạng tự do nhưng hoạt tính chống oxy hóa của chúng thấp hơn [21]

Dẫn xuất của acid benzoic:

Trang 24

Dẫn xuất của acid cinamic:

Dẫn xuất của acid cinamic có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn dẫn xuất của acid benzoic Người ta cho rằng do nhóm allyl làm tăng khả năng cộng hưởng của gốc phenoxyl giống ubiquinon nên hoạt tính chống oxy hóa cũng tăng

Hoạt tính chống oxy hóa của acid phenolic chủ yếu do hydro của phenol

Các gốc phenoxy rất ổn định, kém hoạt động, nhờ vậy không có khả năng sinh mạch oxy hóa tiếp theo Sự có mặt thêm của nhóm hydroxyl làm tăng hoạt tính chống oxy hóa của acid phenolic và khả năng vô hoạt hóa chất trợ oxy hóa là kim loại

Các flavonoid có khả năng ức chế sự oxy hóa lipid rất hữu hiệu Các flavonoid

có thể đóng vai trò là chất chống oxy hóa có khả năng bắt gốc tự do, các gốc này bao gồm các anion superoxyde, các gốc peoxyde và các gốc hydroxyl Cơ chế phản ứng chọn lọc khác của flavonoid còn thể hiện ở khả năng dập tắt các oxy singlet, tạo phức

với ion kim loại chuyển tiếp, cũng như ức chế hoạt tính của enzym lipoxygenaza

Trang 25

Flavonoid có hydroxy tự do hoạt động làm mất gốc tự do và các nhóm hiđroxy của vòng B làm tăng hoạt tính chống oxy hóa của flavonoid Nhóm hiđroxy của vòng

B đóng vai trò tiên phong trong quá trình chống oxy hóa

1.4.2 Hoạt tính ức chế enzym -glucosidase

-glucosidase là enzym then chốt trong quá trình thủy phân carbohydrate tạo glucose trong cơ thể người Do đó, các chất ức chế - glucosidase có thể làm chậm quá trình giải phóng và hấp thụ glucose, qua đó không làm tăng đường huyết sau ăn

Vì vậy, một số chất ức chế - glucosidase như Acarbose và Miglitol đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị tiểu đường type 2

Một số loài cây ở Việt Nam đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết như lá cây

vối Cleistocalyx operculatus cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L., tầm gửi trên cây mít Macrosolen Blume, củ chuối hột Musa balbisiana Colla, vỏ thân ổi

Psidium guajava L., lá chè đắng Ilex kaushue Các chất được phân lập được và có khả

năng ức chế enzyme -glucosidase gồm có dimethylchalcon, 3β-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid, triterpenoid khung olean 3β -hydroxy-olean-12(13)-en-28-oic acid, 2,3β,23- trihydroxy-urs-12en-28-oic acid và hợp chất tinh sạch từ lá chè đắng là 24-methyl (3- hydroxy-lup-20(29)-en-24-oic acid) ester [4]

2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’-Những nghiên cứu về một số loài thuộc họ bạc hà (Lamicacea) cho thấy hai hợp chất được phân lập từ phần thân và lá của loài Salvia moorcraftiana Wall là 5,3’-

dihydroxy-6,7,4’-trimethoxy-flavone và oleanolic acid có khả năng ức chế tốt enzym

-glucosidase với nồng độ ức chế 50% (IC50) lần lượt là 4.38 μM ± 0.21 và 5.64 μM

± 0.25 [28] Cặn chiết clorofom, methanol, nước của lá và hạt của loài Ocimum

tenuflorum, và cặn chiết metanol của lá của loài Origanum majorana đều có khả năng

gây ức chế tốt enzym glucosidase đường ruột thử nghiệm trên chuột [30]

Trang 26

Chương 2 - THỰC NGHIỆM

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lá và thân của cây kinh giới được sử dụng phổ biến làm rau thơm ở Việt Nam Mẫu được thu mua tại siêu thị địa phương vào tháng 9 năm 2015

Hình 2.1 Mẫu kinh giới thu mua

Cây kinh giới chúng tôi thu nhận có tên khoa học là Elsholtzia ciliata được

xác nhận bởi giáo sư Nguyễn Thế Nhã, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường,

ĐH Lâm Nghiệp, Hà Nội kết hợp với tham khảo tài liệu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Xử lý mẫu cây kinh giới sau khi thu hái bằng phương pháp sấy khô

- Ngâm mẫu cây kinh giới với dung môi thích hợp nhằm thu được dịch chiết chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ mong muốn

Trang 27

- Chiết dịch chiết thu được với các dung môi có độ phận cực khác nhau nhằm thu được các lớp chất từ mẫu cây kinh giới

- Phân tích định tính thành phần hóa học có trong các dịch chiết thu được

- Phân tách cặn chiết của cây kinh giới bằng phương pháp sắc ký để phân tách các cặn chiết thành các nhóm phân đoạn cũng như mong muốn phân lập một số hợp chất có hoạt tính sinh học có trong các cặn chiết

- Dự đoán cấu trúc của các hợp chất có thể phân lập được từ mẫu cây kinh giới

- Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết thu được

2.3 Thực nghiệm

Các thiết bị được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:

- Kiểm tra định tính dùng bản mỏng silica gel tráng sẵn DC Alufolien 60F254 - Sắc ký bản mỏng điều chế dùng silicagel G.Merck 60 F254 và sắc kí cột

dùng silicagel Merck cỡ hạt 63-200µm

- Thiết bị GC/MS: Agilent-6890N/5973i, MSD 5973; cột tách mao quản 5MS 30m x 0,25mm ID, 0,25µm); khí mang He (99.999%)

HP MS ghi trên máy Agilent 6310 ion trap trong CHCl3

- Nhiệt độ nóng chảy ghi trên máy BUCHI MP B-545

- Cộng hưởng từ ghi trên máy Bruker AM500, 13C-NMR (400MHz, CDCl3)

- Độ hấp phụ quang đo trên máy Tecan GENios

2.3.1 Chiết các lớp chất từ mẫu cây kinh giới

Thân và lá cây kinh giới có khối lượng 5 kg sau khi thu mua được làm sạch và sấy khô ở 400C thu được 1,3 kg nguyên liệu khô, xay thành bột và ngâm chiết bằng methanol khan ở nhiệt độ phòng Sau 3 ngày thu được dịch chiết (lặp lại 3 lần), dịch thu được đem cất loại bỏ bớt dung môi dưới áp suất thấp (Buchi, rotavapor R215) Dịch chiết methanol được pha loãng với nước cất thu được dịc chiết methanol - nước, tiến hành chiết dịch methanol - nước với hai dung môi có độ phân cực khác nhau là n-hexan và etyl acetat Các phần chiết này được làm khan bằng Na2SO4, sau đó gạn lọc qua giấy lọc băng đỏ để loại muối Dịch lọc đem cô quay ở áp suất thấp để loại

Trang 28

bỏ dung môi, thu được cặn chiết ở dạng cao lỏng và ký hiệu tương ứng là EH (20,3 g), EE (151,2 g) (Sơ đồ 2.1) Hiệu suất của 2 phần chiết được trình bày ở bảng 2.1 (khối lượng mẫu ban đầu đã dùng để chiết là 1300 g) (Sơ đồ 2.1)

Bảng 2.1 Hiệu suất của các phần chiết từ mẫu cây kinh giới

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chiết từ mẫu khô

(gam)

Hiệu suất

(%, tính theo khối lượng vỏ khô)

1 n-hexan EH 20,3 1,56

2 etyl acetat EE 151,2 11,63

Trang 29

2.3.2 Phân tách phần chiết n-hexan (EH) và phần chiết etyl acetat (EE)

MẪU KINH GIỚI KHÔ (1,3 kg)

DÞch chiÕt metanol

Dịch chiết Methanol – nước

Dịch chiết n-hexan

1 Cất loại dung môi

2 Pha loãng dịch chiết với nước cất

Dịch chiết etylaxeta

Dịch chiết

methanol - nước

Etyl acetat

Các dịch chiết được:

1 Làm khô bằng Na 2 SO 4

2 Cất loại dung môi

Phần chiết n-hexan (EH)

Phần chiết etyl acetat (EE)

Trang 30

Sau khi khảo sát các cặn chiết bằng sắc kí lớp mỏng TLC, các cặn chiết được phân tách thành các phân đoạn trên cột sắc ký nhồi silicagel Tiến hành rửa giải gradient với hỗn hợp dung môi khác nhau và triển khai sắc ký mỏng TLC để gom các phân đoạn giống nhau: cặn chiết EH, n-hexan/etyl acetat (20:1→1:20, v/v), thu được

7 nhóm phân đoạn, ký hiệu EH1-EH7; cặn chiết EE n-hexan/etyl acetat/axit axetic (20:1:1→1:20:1, v/v), thu được 8 nhóm phân đoạn, ký hiệu EE1-EE8

2.3.2.1 Phân tách cặn chiết n-hexan (EH)

Pha loãng 10,0 gam phần chiết n-hexan với 5 ml dung môi n-hexan Cột được nhồi với 30 g silicagel (cỡ hạt 63-100 µm, Merck) bằng phương pháp nhồi ướt Khi cột đã ổn định, đưa mẫu lên cột Tiến hành rửa giải gradient với hệ dung môi n-hexan:etyl acetat theo tỉ lệ tăng dần của etyl acetat, bắt đầu từ tỉ lệ 20:1,v/v, cuối cùng rửa cột bằng etyl acetat 100% Qua triển khai phân tách bằng sức ký cột thường (CC)

đã phân tách được 62 phân đoạn Gom các phân đoạn giống nhau trên TLC thu được

7 nhóm phân đoạn, kí hiệu từ EH1  EH7 Tiếp tục tiến hành phân tách nhóm phân đoạn bằng sắc kí cột nhanh FC trên chất hấp thụ silica gel, dung môi n-hexan/etyl acetat (5:1, v/v): với nhóm phân đoạn EH2 (EH2.1  EH2.3) và EH 3 (EH3.1  EH3.4), sau một thời gian để bay hơi hoàn toàn dung môi ở nhiệt độ phòng, ở phân đoạn EH2.3 và EH3.3 có xuất hiện các tinh thể bám lên thành ống nghiệm, chúng tôi

có thu các tinh thể này vào ống eppendorf, kí hiệu tinh thể thu được là H1 và H2 tương ứng Quá trình phân tách dịch chiết và các nhóm phân đoạn của cặn chiết EH được tóm tắt trong sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.2 Phân tách các phân đoạn dịch chiết n-hexan

Trang 31

2.3.2.2 Phân tách cặn chiết etyl acetat (EE)

Pha loãng 10,4 gram phần chiết etyl acetat với 5 ml dung môi n-hexan:etyl acetat (2:1, v/v) Cột được nhồi với 30 g silicagel (cỡ hạt 63-100 µm, Merck) bằng phương pháp nhồi ướt Khi cột đã ổn định, đưa mẫu lên cột Tiến hành rửa giải gradient với hệ dung môi n-hexan:etyl acetat:axit axetic theo tỉ lệ tăng dần của etyl acetat, bắt đầu từ tỉ lệ 20:1:1, cuối cùng rửa cột bằng etyl acetat 100% Qua triển khai phân tách bằng sức ký cột thường (CC) đã phân tách được 68 phân đoạn Gom các phân đoạn giống nhau trên TLC thu được 8 nhóm phân đoạn, kí hiệu từ EE1  EE8 Tiếp tục tiến hành phân tách nhóm phân đoạn bằng sắc kí cột nhanh FC trên chất hấp thụ silica gel, dung môi n-hexan:etyl acetat:axit axetic tỉ lệ 5:1:1 (v/v/v): với nhóm phân đoạn EE2 (EE2.1  EE2.2) và EE3 (EE3.1  EE3.4), khi dung môi trong các ống nghiệm bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ phòng, ở phân đoạn EE2.1 và EE3.2 có xuất hiện các tinh thể bám lên thành ống nghiệm, các tinh thể này được gom vào ống eppendorf, kí hiệu tinh thể thu được là E1 và E2 tương ứng Quá trình phân tách dịch chiết và các nhóm phân đoạn của cặn chiết EE được tóm tắt trong sơ đồ 2.3

Dịch chiết n-hexan (EH)

10 gram

CC, Silicagel

Hệ n-hexan : etylaxetat (20:1 - 1:20, v/v)

Trang 32

2.3.3 Khảo sát định tính các nhóm phân đoạn trên hệ thống sắc ký khổi

phổ GC/MS

2.3.3.1 Khảo sát định tính cặn chiết n-hexan (EH) trên hệ thống GC/MS

Một lượng nhỏ của từng nhóm phân đoạn được hòa tan trong dung môi aceton Điều kiện làm việc của thiết bị GC/MS (Agilent-6890N/5973i, MSD 6890; cột tách mao quản HP-5MS 30m x 0,25mm ID, 0,25µm): khí mang He (99.999%); thể tích mẫu bơm 1µl, chế độ bơm split (15:1); nhiệt độ injector là 250C; nhiệt độ detector

là 280C; chương trình nhiệt độ lò: 30C giữ trong 2 phút, tăng 4C/phút đến 2500C tổng thời gian chạy là 50 phút Năng lượng ion hóa 70 eV, chế độ làm việc scan (0,5 giây) ở vùng m/z 45-550 Các thành phần hóa học có trong mẫu được nhận dạng bằng cách so sánh phổ khối lượng MS của các chất với phổ MS của các chất chuẩn có trong

hai thư viện phổ Wiley 7n.l and NIST

Trang 33

Tinh thể vàng, nhiệt độ nóng chảy 256-2570C

Thời gian lưu: 26,85 phút

MS: m/z: 242, 213, 139, 51, 39

2.3.3.2 Khảo sát định tính cặn chiết etyl acetat (EE) trên hệ thống GC/MS

Một lượng nhỏ của từng nhóm phân đoạn được hòa tan trong dung môi aceton Điều kiện làm việc của thiết bị GC/MS (Agilent-6890N/5973i, MSD 5973; cột tách mao quản HP-5MS 30m x 0,25mm ID, 0,25µm); khí mang He (99.999%); thể tích mẫu bơm 1µl, chế độ bơm split (15:1); nhiệt độ injector là 250C; nhiệt độ detector

là 280C; chương trình nhiệt độ lò: 50C giữ trong 4 phút, tăng 5C/phút đến 2800C tổng thời gian chạy là 45 phút Năng lượng ion hóa 70 eV, chế độ làm việc scan (0,5 giây) ở vùng m/z 35-450 Các thành phần hóa học có trong mẫu được nhận dạng bằng

Ngày đăng: 20/05/2017, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập III, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
4. Hà Thị Bích Ngọc (2012), Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, Luận án tiến sĩ ngành Hóa sinh học, Khoa Sinh học-ĐH KHTN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tác giả: Hà Thị Bích Ngọc
Năm: 2012
5. Phan Tống Sơn, Phan Minh Giang (2016), Hóa học các hợp chất thiên nhiên, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Tác giả: Phan Tống Sơn, Phan Minh Giang
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2016
6. Ai-Lin Liu, Simon M.Y. Lee, Yi-Tao Wang, Guan-Hua Du (2007), “Elsholtzia: review of tradutuibak uses, chemistry and pharnacology”, Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences, vol 2, pp. 73-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elsholtzia: review of tradutuibak uses, chemistry and pharnacology”, "Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences
Tác giả: Ai-Lin Liu, Simon M.Y. Lee, Yi-Tao Wang, Guan-Hua Du
Năm: 2007
7. Alison M. D., Richard J. P., Mark E. H., Andrew D. A (2003), “The synthesis of naturally occurring Vitamin K and Vitamin K analogues”, Current Organic Chemistry, vol 7, pp. 1625-1634 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The synthesis of naturally occurring Vitamin K and Vitamin K analogues”, "Current Organic Chemistry
Tác giả: Alison M. D., Richard J. P., Mark E. H., Andrew D. A
Năm: 2003
8. Arati A. Inamder, Muhammed M. Hossain, Alison I. Bernstein, Gary W. Miller, Jason R. Richardson, and Wennstrom Bennett (2013), “Fungal-derived semiochemical 1-octen-3-ol disrupts dopamine packaging and causes neurodegeneration”, Proc. National academy of sciences of the U.S.A, vol 110, pp.19561-19566 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fungal-derived semiochemical 1-octen-3-ol disrupts dopamine packaging and causes neurodegeneration”, "Proc. National academy of sciences of the U.S.A
Tác giả: Arati A. Inamder, Muhammed M. Hossain, Alison I. Bernstein, Gary W. Miller, Jason R. Richardson, and Wennstrom Bennett
Năm: 2013
9. A.V. Zhukov (2015), “Palmitic acid and its role in the structure and functions of plant cell membranes”, Russian Journal of plant physiology, vol 62, pp. 706-713 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Palmitic acid and its role in the structure and functions of plant cell membranes”, "Russian Journal of plant physiology
Tác giả: A.V. Zhukov
Năm: 2015
10. B. Boncheewin, P. Chantanranothai, A. Paton (2015), “Elsholtzia (Lamiaceae) in Thailand”, Blumea, 59, pp. 209-214 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elsholtzia (Lamiaceae) in Thailand”, "Blumea
Tác giả: B. Boncheewin, P. Chantanranothai, A. Paton
Năm: 2015
11. Chang YY, Cronan JE Jr (1999), “Membrane cyclopropane fatty acid content is a major factor in acid resistance of Escherichia coli”, Mol Microbiol, 33, pp. 249-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Membrane cyclopropane fatty acid content is a major factor in acid resistance of Escherichia coli”, "Mol Microbiol
Tác giả: Chang YY, Cronan JE Jr
Năm: 1999
12. Elena A. Korolyuk, Wilfried Konig, Alexey V. Tkachev (2002), “Composition of essential oil of Elsholzia ciliata (Thunb,) Hyl. From the Novosibirsk region, Russia”, Khimiya Rastitel'nogo Syr'ya, vol 1, pp. 31-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Composition of essential oil of Elsholzia ciliata (Thunb,) Hyl. From the Novosibirsk region, Russia”, "Khimiya Rastitel'nogo Syr'ya
Tác giả: Elena A. Korolyuk, Wilfried Konig, Alexey V. Tkachev
Năm: 2002
13. Gerhard Knothe (2006), “NMR charaterization of dihydrosterculic acid and ít methyl ester”, Lipids, 41, pp 393-396 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NMR charaterization of dihydrosterculic acid and ít methyl ester”, "Lipids
Tác giả: Gerhard Knothe
Năm: 2006
14. Haimin Chen, Xiaojun Yan, Wei Lin, Li Zheng, Weiwei Zhang (2004), “A New Method for Screening a-Glucosidase Inhibitors and Application to Marine Microorganisms”, Pharmaceutical Biology, vol 6, pp. 416–421 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A New Method for Screening a-Glucosidase Inhibitors and Application to Marine Microorganisms”, "Pharmaceutical Biology
Tác giả: Haimin Chen, Xiaojun Yan, Wei Lin, Li Zheng, Weiwei Zhang
Năm: 2004
15. Hakamata W, Kurihara M, Okuda H, Nishio T, Oku T. (2009), “Design and screening strategies for alpha-glucosidase inhibitors based on enzymological information”, Curr. Top. Med. Chem., 9(1), pp. 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design and screening strategies for alpha-glucosidase inhibitors based on enzymological information”, "Curr. Top. Med. Chem
Tác giả: Hakamata W, Kurihara M, Okuda H, Nishio T, Oku T
Năm: 2009
16. Hu HB, Zheng XD, Hu HS, Zhang YQ (2006), “Studies on chemical constituents from Elsholzia bodinieri vaniot in Ganzu, China”, J. Baoji Univ Arts Sci, 26, pp. 196- 199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies on chemical constituents from Elsholzia bodinieri vaniot in Ganzu, China”, "J. Baoji Univ Arts Sci
Tác giả: Hu HB, Zheng XD, Hu HS, Zhang YQ
Năm: 2006
17. Jean Legault and Andre Pichette (2007), “Potentiating effect of β-caryophyllene on anticancer activity of α-humulene, isocaryophyllene and paclitaxel”, Journal of Pharmacy and Pharmacology, vol 59, pp. 1643-1647 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Potentiating effect of β-caryophyllene on anticancer activity of α-humulene, isocaryophyllene and paclitaxel”, "Journal of Pharmacy and Pharmacology
Tác giả: Jean Legault and Andre Pichette
Năm: 2007
18. Jong Ro Kim, Dool-Ri Oh, Mi Hye Cha, Byoung Sik Pyo, Joon Haeng Rhee, Hyon E. Choy, Won Keun Oh, Young Ran Kim (2008), “Protective effect of polygoni cuspidate radix and emodin on Vibrio vlnificus cytotoxycity and infection”, The journal of Microbiology, pp. 737-743 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Protective effect of polygoni cuspidate radix and emodin on Vibrio vlnificus cytotoxycity and infection”, "The journal of Microbiology
Tác giả: Jong Ro Kim, Dool-Ri Oh, Mi Hye Cha, Byoung Sik Pyo, Joon Haeng Rhee, Hyon E. Choy, Won Keun Oh, Young Ran Kim
Năm: 2008
19. Li Wing-yan (2007), Pharmacological studies on Radix et Rhizoma Rhei (Da huang) and its active component, emodin, The Hong Kong polytechnic university, Hong Kong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmacological studies on Radix et Rhizoma Rhei (Da huang) and its active component, emodin
Tác giả: Li Wing-yan
Năm: 2007
20. Marinova D., Ribarova F., Altanassova (2005), “Total phenolics and total flavonoids in Bulgarian fruits and vegetables”, Jounal of the university of Chemical Technology and Metallurgy, vol 40, pp. 255-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Total phenolics and total flavonoids in Bulgarian fruits and vegetables”, "Jounal of the university of Chemical Technology and Metallurgy
Tác giả: Marinova D., Ribarova F., Altanassova
Năm: 2005
21. Marsden S. Blois (1958), “Antioxydant determinations by the use of a stable free radical”, Nature, 181, pp. 1199-1200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antioxydant determinations by the use of a stable free radical”, "Nature
Tác giả: Marsden S. Blois
Năm: 1958
22. Misa Khan, Showkat Ahmad Ganie, Ishfak Hussain Wani, Bashir Ahmad Ganai, Akbar Masood, Mohmmad Afzal Zargar, Akhter Hussain Malik, Rabia Hamid (2012), “Free radical Scavenging activity of Elsholtzia densa”, Jounal of Acupuncture and Meridian studies, vol 5, pp. 104-111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Free radical Scavenging activity of Elsholtzia densa”, "Jounal of Acupuncture and Meridian studies
Tác giả: Misa Khan, Showkat Ahmad Ganie, Ishfak Hussain Wani, Bashir Ahmad Ganai, Akbar Masood, Mohmmad Afzal Zargar, Akhter Hussain Malik, Rabia Hamid
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w