I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT : 1. FED : FED được viết tắt của từ Federal Reserve System, có nghĩa là Cục dự trữ liên bang hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là NHTW của Hoa Kỳ. Lịch sử thành lập: • 1791¬1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ¬ The First Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Washington đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm. • 1816¬1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ¬ The Second Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Madison đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm. • 23121913: Tổng thống Wilson ký dự luật Cục Dự trũ Liên bang Mỹ. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Và một khi hệ thống ngân hàng đã không thể hoạt động đúng với vai trò của mình càng khiến cho nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các khoản tín dụng ngắn hạn giờ đây là là nguồn vốn quan trọng có tính thanh khoản cao. Trước tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có đổ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Khi công ty Kinkerbocker Trust ¬ công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ lúc bấy giờ có tin đồn phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi và bán tháo cổ phiếu xảy ra. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 xảy ra đã thôi thúc quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Sau các cuộc thảo luận kỹ lưỡng, Quốc hội Mỹ đã thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang nhằm tạo cơ sở cho sự ra đời của các ngân hàng dự trữ liên bang, cung cấp các phương tiện đủ khả năng để tái chiết khấu các chứng từ thương mại, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn ở Mỹ, và vì nhiều mục đích khác nữa. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành luật vào 23121913, chính thức thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ. Tính đến nay , FED là ngân hàng của chính phủ, bao gồm hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Uỷ ban thị trường, 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Chủ tịch hội đồng thống đốc ngay nay của FED là Janet Yellen. 2. Chính sách lãi suất: Chính sách lãi suất theo một định nghĩa rộng được hiểu là tất cả những hành động, biện pháp của NHTW để điều chỉnh lãi suất đến một mức mong muốn của họ. 3. Các loại lãi suất điều hành của FED a) Lãi suất chiết khấu (discount rate) Lãi suất chiết khấu là lãi
Trang 1BÀI TẬP LỚN:
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA MỸ TỪ
NĂM 2011 ĐẾN NAY
Trang 23, Tác động đến các lãi suất trên thị trường
III, Phân tích tác động, đánh giá và giải pháp kiến nghị
Trang 3Washington đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.
• 1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ The Second Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Madison đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm
• 23/12/1913: Tổng thống Wilson ký dự luật Cục Dự trũ Liên bang Mỹ Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản Và một khi hệ thống ngân hàng đã không thể hoạt động đúng với vai trò của mình càng khiến cho nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn Các khoản tín dụng ngắn hạn giờ đây là là nguồn vốn quan trọng có tính thanh khoản cao Trước tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có đổ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ Khi công ty Kinkerbocker Trust công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ lúc bấy giờ có tin đồn phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi và bán tháo cổ phiếu xảy ra Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 xảy ra đã thôi thúc quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính.Sau các cuộc thảo luận kỹ lưỡng, Quốc hội Mỹ đã thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang nhằm "tạo cơ sở cho sự ra đời của các ngân hàng dự trữ liên bang, cung cấp các phương tiện đủ khả năng để tái chiết khấu các chứng từ thương mại, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn ở Mỹ, và vì nhiều mục đích khác
Trang 4nữa" Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành luật vào 23/12/1913, chính thức thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ.
Tính đến nay , FED là ngân hàng của chính phủ, bao gồm hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Uỷ ban thị trường, 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Chủ tịch hội đồng thống đốc ngay nay của FED là Janet Yellen
2. Chính sách lãi suất:
Chính sách lãi suất theo một định nghĩa rộng được hiểu là tất cả những hành động, biện pháp của NHTW để điều chỉnh lãi suất đến một mức mong muốn của họ
3. Các loại lãi suất điều hành của FED
a) Lãi suất chiết khấu (discount rate)
Lãi suất chiết khấu là lãi suất do FED ấn định dành cho khoản vay của các NHTM và cáctrung gian tiền gửi với mục đích bù đắp thanh khoản và an toàn chi trả Ban giám đốc củacác ngân hàng dữ trữ liên bang địa phương sẽ đặt lại lãi suất này sau mỗi 14 ngày Thông thường, để bù đắp thiếu hụt, các trung gian tiền gửi thường vay trên thị trường liên ngân hàng Tuy nhiên, khi các trung gian tiền gửi gặp khó khăn trong việc huy động trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu được coi như là cánh cửa cuối cùng Họ có thể tìm sự giúp đỡ ở các “cửa sổ chiết khấu”(discount window) của các ngân hàng dự trữ liênbang ở từng địa phương
Có ba hình thức cho vay từ cửa sổ chiết khấu: Tín dụng chính (Primary Credit), tín dụng
mở rộng (Secondary Credit), tín dụng thời vụ (Seasonal Credit)
Mỗi hình thức khác nhau lại có mức lãi suất khác nhau:
• Tín dụng chính: Mục tiêu giúp đỡ các định chế TGTC bù đắp dự trữ bắt buộc, các vấn đề thanh khoản để tiếp tục cho vay ra thị trường Các khoản vay theo hình thức này rất ngắn hạng (thường là qua đêm)
• Tín dụng mở rộng: Mục tiêu giúp đỡ các định chế TGTC đã bị lún sâu vào rủi ro thanh khoản và thiếu hụt dự trữ bắt buộc trong một thời gian kéo dài, không có khả năng tự phục hồi Các trung gian tiền gửi này do không đáp ứng đủ điều kiện của Tín dụng chính nên phải tìm đến Tín dụng mở rộng
Trang 5• Tín dụng thời vụ: Mục tiêu cho phép các định chế TGTC hoạt động trên các lĩnh vực đặc biệt (ví dụ: ngân hàng nông nghiệp, …) không phải giải quyết thiếu hụt bằng con đường vay trên thị trường tiền tệ
(Nguồn: The Discount rate, 2014)
b) Lãi suất quỹ dự trự liên bang - FFR (Federal Fund Rate)
FFR là lãi suất ngắn hạn mà các tổ chức nhận tiền gửi cho nhau vay phần dự trữ
dư thừa, theo yêu cầu đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức nhận tiền gửi ở cục
dự trữ liên bang Mỹ FED (có thể gọi là lãi suất qua đêm liên ngân hàng), được điều tiết thông qua nghiệp vụ thị trường mở FFR là công cụ FED bắt đầu sử dụng từ năm 1920, muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu (được sử dụng ngay khi FED thành lập).Định kỳ, FED công bố FFR mục tiêu (Fed Funds target Rate) trong mỗi thời kỳ, làm cơ
sở cho việc thiết lập FFR và các mức lãi suất khác trên thị trường, thông qua đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ Fed Funds target Rate được xác lập bởi Hội đồng thành viên Uỷ ban Thị Trường mở Liên bang FOMC định kỳ 8 lần trong một năm (7 tuần/lần) và các cuộc họp bất thường trong trường hợp cần thiết
* Điểm khác nhau cơ bản giữa lãi suất chiết khấu và FFR:
Là trong khi lãi suất chiết khấu do FED ấn định thì FFR do qui luật kinh tế tự nhiên xác định FED không ấn định FFR, FED chỉ công bố lãi suất quỹ liên bang mục tiêu trong mỗi thời kỳ làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trường, thông qua
đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ FED dùng các công cụ thị trường mở tác động tới việc cung tiền để hướng lãi suất quỹ liên bang theo lãi suất mục tiêu đã được công bố đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kỳ vọng
4. Các công cụ tác động
a) Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc FED mua và bán các chứng khoán chính phủ ngắn hạn trên thị trường tài chính Các chứng khoán được mua, bán ở đây là các chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường thứ cấp Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất của chính sách lãi suất
b) Gói nới lỏng định lượng QE (Quantitative Easing):
Đối với nền kinh tế Mỹ, gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) là việc FED mua lại số lượng lớn tín phiếu kho bạc (U.S.Treasury Notes) và các loại chứng
Trang 6khoán thế chấp bất động sản (MBS) từ các Ngân hàng thành viên Qua đó, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, làm hạ lãi suất và kích thích nền kinh tế phát triển.
Theo định nghĩa, các gói QE này có thể dễ gây nhầm lẫn với nghiệp vụ thị trường mở OMOs mà FED thường sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ Nghiệp vụ thị trường mởFED thường sử dụng được thể hiện qua việc mua bán các chứng khoán chính phủ ngắn hạn, qua đó điều tiết lãi suất FFR theo đúng mục tiêu, can thiệp lên các loại lãi suất ngắn hạn khác trên thị trường Còn đối với các gói QE, FED chủ yếu mua bán một lượng nhất định các loại tài sản tài chính dài hạn với mục tiêu chính là tăng lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế và tác động lên các loại lãi suất dài hạn ví dụ như lãi suất cho vay thế chấp bất động sản
c) Lãi suất chiết khấu.
FED thiết lập lãi suất chiết khấu với các khoản vay ngắn hạn của các tổ chức nhận tiền gửi với ngân hàng dự trữ liên bang Lãi suất chiết khấu rất quan trọng vì nó là một thông báo rõ ràng tới các NHTM về sự thay đổi trong chính sách lãi suất của FED và gửi đến phần còn lại của thị trường cái nhìn sâu sắc về chính sách của FED
d) Dự trữ bắt buộc.
FED áp đặt tỉ lệ DTBB đối với các NHTM DTBB là khối lượng tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại ngân hàng dự trữ liên bang Nó sẽ xác định các khoản tín dụng mà NHTM cung cấp ra nền kinh tế hay những khoản đầu tư của họ
Trang 7Mặt khác, hoạt động của thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung cầu các chứng khoán thuộc phạm vi can thiệp, chủ yếu là tín phiếu kho bạc Trong trường hợp NHTW bán chứng khoán, lượng cung chứng khoán tăng lên trong khi cầu không đổi làm cho giá chứng khoán giảm xuống, mức sinh lời của chúng tăng lên, lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng bị kích thích tương ứng.
Có thể nói đây là công cụ điều tiết hiệu quả nhất vì nó linh hoạt và chủ động
(Theo Tô Kim Ngọc, 2012, trang 347)
b) QE
Khi FED thực hiện QE tức là mua vào một lượng lớn các tài sản tài chính dài hạn, đẩy lượng cầu của các loại tải sản đó lên cao dẫn đến tăng giá đồng thời kéo lợi suất của chúng giảm mạnh Cùng với đó là lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường cũng giảm theo.Điều này triệt tiêu động lực tiết kiệm, kích thích hành vi chi tiêu hiện tại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất với chi phi thấp
Bên cạnh đó, khi lợi suất các loại trái phiếu chính phủ giảm, nhà đầu tư sẽ tìm đến kênh tiết kiệm hấp dẫn hơn như là trái phiếu công ty làm cầu của chúng tăng, lợi suất trái phiếucông ty giảm (nhưng vẫn lớn hơn lợi suất của trái phiếu chính phủ) Chính điều này đã tạo ra thêm một kênh vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp Một khi các doanh nghiệp được
“sạc đầy”lượng vốn cần thiết mở rộng sản xuất sẽ tác động tích cực đến tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, kích thích chi tiêu Điểm cuối cùng của dãy domino này mà chính phủ hướng tới đó là khi người dân mở rộng hầu bao sẵn sang cho việc chi tiêu hơn sẽ có thể đẩy giá bất động sản lên cao, đánh thức thị trường nhà đất ngủ yên trong suốt thời gian dài
c) Dự trữ bắt buộc
Việc thay đổi tỉ lệ DTBB có thể ảnh hưởng đến lãi suất theo hai cách sau:
+ Giả sử khi FED quyết định tăng tỉ lệ DTBB, điều này làm cho một phần bộ phận
dự trữ dư thừa trước kia giờ trở thành DTBB Nó làm cho lượng tiền hay mức tín dụng
mà các ngân hàng thương mại có thể bơm ra nền kinh tế giảm xuống, kết quả cuối cùng dẫn đến tăng lãi suất thị trường Quyết định giảm tỉ lệ DTBB buộc đem đến ảnh hưởng ngược lại
Trang 8+ Tỉ lệ DTBB tăng lên dẫn đến giảm mức cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng Trong điều kiện cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự giảm sút này làm tăng lãi suất liên ngân hàng (FFR), từ đó làm tăng lãi suất dài hạn trên thị trường.
(Theo Tô Kim Ngọc, 2012, trang 342)
d) Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu mà FED sử dụng là để ám chỉ lãi suất Tín dụng chính Nó thường được đặt cao hơn mức lãi suất ngắn hạn trên thị thường Lãi suất Tín dụng mở rộng được đặt cao hơn lãi suất tín dụng chính Lãi suất thời vụ là trung bình một số loại lãi suất đượclựa chọn trên thị trường
Lãi suất chiết khấu thay đổi trước hết sẽ tác động vào giá đầu vào của các NHTM Cụ thể, khi lãi suất chiết khấu tăng (giảm)m các NHTM dần dần tăng (hoặc giảm) lãi suất cho vay, làm giảm (hoặc tăng) cầu tín dụng trên thị trường Bên cạnh đó, khi lãi suất chiếtkhấu tăng lên, NHTM sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi tiếp cận với nguồn vốn từ FED CácNHTM sẽ cắt giảm lượng tiền cung ứng ra thị trường, qua số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng, suy giảm trực tiếp đến mức cung tiền MS
e) FFR
Một FFR cao trong nền kinh tế gửi đi tín hiệu rằng các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng để bù đắp dự trữ bắt buộc Có nghĩa là, các NHTM đó sẽ điều chỉnh lượng vốn cung ứng ra thị trường, cho vay ít hơn, và tăng lãi suất các khoản cho vay Điều này rất dễ hiểu khi bản thân họ đang phải đối mặt với mức lãi suất cao khi đi vay để bù đắp thiếu hụt dự trữ, tức chi phí đầu vào cao hơn, tất nhiên lãi suất cho vay cũng phải cao hơn Bên cạnh đó, thị trường bất động sản dần nguội lạnh bởi người mua không thể chi trả những nguồn vốn lãi suất cao trong tình trạng thu nhập ngày càng hạn hẹp Giá bất động sản tụt giảm khiến cho những người đang sở hữu nhà bị thất thoát một khoản lớn so với vốn bỏ ra ban đầu, họ sẽ cảm thấy “nghèo”hơn Toàn bộ nền kinh tế trở nên ngưng trệ, ì ạch Vậy nên, khi can thiệp làm tăng FFR, FED đồng nghĩa với việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt
Khi FED can thiệp đẩy FFR thấp xuống, mọi việc diễn ra theo chiều hướng ngược lại Các NHTM tiếp cận các khoản vay bù đắp thâm hụt dễ dàng hơn, do đó lãi suất cho vay
ra cũng thấp hơn Chính sách tiền tệ nới lỏng được thực thi Doanh nghiệp nâng cao sản
Trang 9xuất, tạo công ăn việc làm mới, tăng thu nhập cho nền kinh tế Người dân sẽ chi tiêu và đầu tư nhiều hơn, hâm nóng thị trường nhà đất Nền kinh tế được kích thích mạnh mẽ.FFR ảnh hưởng trực tiếp đến các loại lãi suất ngắn hạn khác trên thị trường FFR thay đổingảy lập tức tác động đến LIBOR (lãi suất ngân hàng cho các khoản vay trong thời hạn một tháng, ba tháng, sáu tháng và một năm), lãi suất cơ bản Prime Rate (lãi suất ngân hàng dành cho những khách hàng tốt nhất) Bằng cách này, FFR cũng gây ảnh hưởng đếnlãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất thẻ tín dụng và lãi suất cho vay thế chấp bất động sản có thể hiểu chỉnh (adjustable – rate mortgages).
Những loại lãi suất kì hạn dài chịu ảnh hưởng gián tiếp
1. Bối cảnh kinh tế
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nước Mỹ nói riêng rơi vào tình trạng suy thoái Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu đã chạm đáy -0.4% vào năm 2009
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu thực tế giai đoạn trước năm 2011
GDP toàn cầu thực tế
(Nguồn: World Gross Domestic Products, 2014)
Tại Mỹ, hệ lụy mà cuộc khủng hoảng gây ra là rất trầm trọng Đó là sự sụp đổ của
nhiều công ty, mà lớn nhất phải kể đến là Lehman Brother và Merry Lynch, đó là tỷ lệthất nghiệp tăng cao cũng như tốc độ tăng trưởng GDP thấp, có nhiều lúc đã dưới mức0% Có thể thấy trên đồ thị, chỉ trong vòng hơn nữa năm từ tháng 7 năm 2008 đến tháng
5 năm 2009, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng chóng mặt từ gần 5% lên đến 10% và duy trì cho đến tận tháng 1 năm 2011 Đáng chú ý không kém, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ từ năm 2008 đến năm 2009 luôn ở mức dưới 0%, đặc biệt, đạt đỉnh tại mức -8.2% vào đầu
Trang 10năm 2009 Và chỉ số này chỉ tăng trở lại kể từ năm 2010, mặc dù tốc độ tăng đã lớn hơn 0% nhưng vẫn cho thấy sự thất thường.
Đồ thị 1: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trước năm 2011
Đồ thị 2: Tăng trưởng GDP của Mỹ trước năm 2011
Khi mà nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi thì năm 2010, Mỹ lại phải đối
mặt với cuộc khủng hoảng khác, đó là khủng hoảng nợ công
Trang 112. Thực trạng thực hiện các công cụ.
a) Lãi suất chiết khấu:
Suốt từ năm 2011 đến nay, lãi suất của tín dụng chính luôn được giữ ổn định ở mức0.75%, và đã tăng lên 0.25% từ đầu năm 2016 khi FED quyết định tăng lãi suất từ 0.25% lên 0.5%
Bảng 2: Lãi suất chiết khấu từ năm 2011 đến nay
(Nguồn: http://www.bankrate.com/rates/interest-rates/federal-discount-rate.aspx )
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2007 là thời kì căng thẳng nhất của nền tài chính toàn cầu kể từ cuộc đại suy thoái, đã dẫn đến những hệ lụy kéo dài FED đã có những hành động đặc biệt để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như giúp ổn
This week Month ago Year ago
Federal Discount
Trang 12định nền kinh tế Mỹ và hệ thống tài chính Nổi bật nhất là việc FED giảm các lãi suất ngắn hạn xuống mức thấp nhất có thể (FFR gần bằng 0%, lãi suất chiết khấu 0,75% ) Ngoài ra, để giảm lãi suất trong dài hạn, FED đã mua một lượng lớn trái phiếu kho bạcdài hạn và các chứng khoán dài hạn khác được phát hành hay bảo đảm bởi chính phủ hay các cơ quan chính phủ Lãi suất thấp đã giúp các hộ gia đình và các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn, từ đó chi trả cho các khoản chi tiêu của mình Lãi suất thấp cũng hỗ trợ và mức giá cả cho những tài sản khác, như chứng khoản và nhà ở Cho đến đầu năm 2016, sau khi cân nhắc sự phục hồi kinh tế của Mỹ, Fed đã quyết định tăng mức lãi suất thêm 0.25% nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
b) Nghiệp vụ thị trường mở và các gói QE
Từ cuối năm 2008 đến nay, khi các loại lãi suất ngắn hạn xuống gần đến mức 0% (0.25%), không thể hạ thêm được nữa, nền kinh tế Mỹ vẫn không có thêm một tín hiệu khả quan nào và tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng Các chính sách tiền tệ truyền thống đã không còn hiệu quả Và như chưa hề có tiền lệ trong lịch sử, FED liên tiếp tung
ra các gói QE được coi như chiếc phao cứu sinh cuối cùng với mục đích bơm thêm tiền cho nền kinh tế và làm giảm các lãi suất trong dài hạn FED đã thực thi và kết thúc ba gói
QE Gói QE1 (11/2008 – 06/2010), gói QE2 (10/2010 – 06/2011), gói QE3 (9/2012 – 10/2013) Tuy nhiên trong giới hạn bài tiều luận từ 2011 - 2016, nhóm chỉ xin đề cập đến thực trạng của gói QE3:
- FED đang có kế hoạch mua thêm 40 tỷ USD MBS từ ngân hàng dự trữ liên bang Tiếp tục chương trình Operation Twist được bắt đầu từ tháng 9/2011: FED bán trái phiếu ngắnhạn và sử dụng tiền để mua trái phiếu dài hạn
- FED công bố sẽ mua 85 tỷ đô MBS và trái phiếu kho bạc mỗi tháng, đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới ngưỡng 6.5 % Khoảng thời gian trong đó Fed sẽ giữ lãi suất gần bằngnhư bằng không (đã được
triển khai từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2015.)
c) Dự trữ bắt buộc
Ở Mỹ, một tổ chức nhận tiền gửi có thể đáp ứng yêu cầu DTBB của mình bằng cách hoặc là giữ tiền mặt, hoặc là các khoản tiền gửi dự trữ Một tổ chức là thành viên của