Ngày soạn: 06/10 Ngày giảng: 08/10/2008 Tiết 28 - TiếngViệt Luậtthơ A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng tư duy * Giúp học sinh HS: - Nắm được những kiến thức cơ bản về luậtthơ tiếng Việt. - Biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu các tác phẩm thơ ca. 2. Tư tưởng- tình cảm Nhận thấy sự cần thiết của việc nắm được luậtthơ trong quá trình đọc- hiểu tác phẩm thơ. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - SGK, tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Em hãy kể tên một số thể thơ đã học. Cho ví dụ minh hoạ. II. Bài mới * Giới thiệu bài mới Luậtthơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Để hiểu rõ hơn về luậtthơ chúng ta tìm hiểu… Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - Luậtthơ là gì? I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬTTHƠ (15 phút) - Luậtthơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. VD: luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,… - GV giới thiệu: - Các thể thơthơ VN có thể chia thành 3 nhóm chính: + Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói. + Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). + Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, 1 tám tiếng, hốn hợp, tự do, thơ văn xuôi,… 1. "Tiếng" là căn cứ để xác lập thể thơ - GV thuyết trình: Sự hình thành luậtthơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng, cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. - Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Ngay tên gọi các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ: thể lục bát (6-8), . + Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau. VD: "Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng" + Mỗi tiếng có một trong 6 thanh điệu (thanh): ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Theo truyền thống, người ta phân chia các thanh có đường nét bằng (ngang và huyền) là thanh bằng (B) và các thanh còn lại (sắc, nặng, hỏi, ngã) có đường nét gãy, đổi hướng là thanh trắc (T). 2. "Tiếng" là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ - Cách ngắt nhịp của các thể thơ lục bát, song thất lục bát, Đường luật có gì khác nhau? - HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi. 3. Thanh của "tiếng" là căn cứ để xác định luật bằng trắc - VD: "Tương tư kgông biết cái làm sao", "Đã bấy lâu nay …). Thơluật bằng vần bằng Thơluật trắc vần bằng b b t t t b b t t b b t t b t t b b t t b v.v. t t b b t t b b b t t t b b b b t t b b t v.v. - HS lấy ví dụ về vần chính, vần thông, vần chân, vần lưng. - GV đưa ra ví dụ để HS xác định … - Em hãy chỉ ra số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B- T. 4. Vần của "tiếng" là căn cứ để hiệp vần thơ Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng xanh thu đã nhuộm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh bào-màu vần thông, vần lưng san-an vần chính, vần chân an-ngàn vần chính, vần lưng II. NHỮNG THỂ THƠ TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP (18 phút) 1. Thể lục bát (thể sáu - tám) Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng 2 - Số tiếng; mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng (dòng lục: 6, dòng bát: 8) - Vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục. - Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tiếng 2-4-6): 2/2/2 - Hài thanh: có sự đối xứng luân phiên B-T- B ở các tiếng 2-4-6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. - Em hãy xác định số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B- T. 2. Thể song thất lục bát (còn gọi là gián thất hay song thất) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dặc dặc buồn, Bộ khô bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền. - Tiếng: cặp song thất (2 câu 7) và cặp lục bát (6-8) luân phiên kế tiếp trong toàn bài. - Vần: hiệp vần ở mỗi cặp (lọc- mọc, buồn- khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần (non-buồn). - nhịp 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát. - Hài thanh: Cặp song thât slấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất bằng) hoặc trắc (câu thất trắc) nhưng không bắt buộc. VD: "Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu" 3. Các thể ngũ ngôn Đường luật Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng- 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng -8 dòng). - HS lấy ví dụ, phân tích - GV chốt: 4. Các thể thất ngôn Đường luật a. Thất ngôn tứ tuyệt Ông phỗng đá Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? - Số tiếng: 7; Số dòng: 4 - Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (đồng- không) - Nhịp 4/3 - Hài thanh: 1 2 3 4 5 6 7 T B T 3 B T B Vần B T B T B T Vần - Em hãy xác định số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B- T. b. Thất ngôn bát cú Qua đèo ngang Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI (5 phút) Thơ VN hiện đại có đủ các thể từ 2 tiếng đến 8 tiếng, thơ tự do (không hạn chế số tiếng ở mỗi dòng). VD: Tự quay Trần Thu Hà Một thời Tôi dị ứng với tiếng mèo kêu, nhưng nay kêu quá nhiều Bão hoà Và tiếng chẫu chuộc đêm mưa rầu rĩ Bão hoà Rồi tiếng khóc- cười-lãi -lỗ Bão hoà Tôi đã tự quay Tròn Trái Phải Tập cho mình thói quen không chóng mặt Tôi đã quay mười vòng, hai mươi vòng . Vẫn đứng vững sau lần quay cuối Vì hóng hớt, tiêu hoang, tự mình thành con rối Đến lượt Giọt nước mắt Tự quay . 4 Thời đất nước gian lao (trích) Nguyễn Việt Chiến Chúng đã ngủ cả rồi những con hươu bị bóng đêm săn đuổi chúng đang gác cặp sừng lên vầng trăng cuối tháng rồi nằm mơ về một cánh rừng không có thuốc đạn và súng săn Họ đã ngủ cả rồi những người lính bị chiến tranh săn đuổi họ nằm mơ gặp lại bầy hươu gác sừng lên người bạn vô danh trên cánh rừng đã chết Chỉ còn lại …………. III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Đọc lại phần nội dung bài học - Tìm thêm một số bài thơ tiêu biểu minh hoạ cho các thể thơ, chỉ ra luật thơ… - Học thuộc lòng "Đàn ghi ta của Lorca", đọc thêm: "Tự do" - Trả lời câu hỏi trong HDHB. - Bài thơ này có gì đặc sắc? 5 . thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Để hiểu rõ hơn về luật thơ chúng ta tìm hiểu… Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - Luật thơ. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ (15 phút) - Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… trong các thể thơ được