Các quiphạm pháp luật này có thể phân chia làm hai nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Các qui phạm pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trong t
Trang 1KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM & PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM.
Phần I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
I KHÁI NIỆM KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
1/ Khái niệm chung về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm
Dù phương thức sản xuất nào, con người và tài sản cũng luôn bị đe doạ bởi thiên tai vàcác tai biến bất ngờ phát sinh ngay trong hoạt động của con người
Dù muốn hay không nhiều loại rủi ro đã xuất hiện vẫn tồn tại và sẽ còn chi phối đếncuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, DN và toàn xã hội Chính sự tồn tại của rủi ro lànguồn gốc phát sinh tồn tại của bảo hiểm Nguyên nhân gây ra những rủi ro là yếu tố tự nhiên,
kỹ thuật và yếu tố xã hội khác Suốt trong lịch sử của mình, loài người đã phải chịu đựng vàchứng kiến biết bao hiểm hoạ, nào là động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh,chiến tranh, tai nạn giao thông, hoả hoạn, phóng xạ, ô nhiễm
Rủi ro, hiểm hoạ bất ngờ xảy ra không biết trước về thời gian, địa điểm, quy mô, mức
độ thiệt hại, điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống, cũng như quá trình sản xuất kinh doanh ở từng
cá nhân, gia đình, tổ chức và cũng ảnh hưởng đến sự ổn định chung của xã hội Đứng trướcthực trạng đó, con người luôn có những hành động tích cực, chủ động để ngăn ngừa, khắcphục có hiệu quả những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với tất cả khả năng củamình, nhằm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại để sớm phục hồi quá trình sản xuất kinhdoanh và đời sống Các biện pháp phổ biến được con người sử dụng là:
-Biện pháp phòng ngừa: là biện pháp do con người sử dụng do nhận thức được quy luậtcủa tự nhiên như đắp đê chống lũ, trồng rừng phòng hộ, xây dựng các trạm phòng cháy, xâydựng hệ thống dự báo thời tiết…
-Biện pháp cứu trợ: biện pháp này được thực hiện khi đã có rủi ro xảy ra để khắc phụchậu quả của rủi ro Biện pháp này có thể do chính quyền nhà nước thực hiện hoặc do các tổchức, cá nhân thực hiện trên tinh thần nhân đạo và mang tính tự nguyện nhằm giúp đỡ các tổchức, cá nhân gặp rủi ro khắc phục các hậu quả
-Biện pháp dự trữ - bảo hiểm: Bảo hiểm là biện pháp phòng xa để nhằm hạn chế tới
mức thấp nhất những rủi ro gây ra Mần mống của bảo hiểm có từ xa xưa khi con người chưabiết đến bảo hiểm nhưng họ đã có ý thức được việc làm cần thiết để bảo đảm cho sự sinh tồnnhư dự trữ lương thực, vật nuôi trong ngày săn bắn được nhiều để dùng cho những ngày mưarét không đi săn bắn và hái lượm được Đó là là những dấu hiệu đầu tiên về hoạt động bảohiểm mang tính chất tự bảo hiểm
Bảo hiểm thực chất là việc con người phải dành ra một phần sản phẩm trong kết quả lao
động hàng năm của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn về vật tư hoặc bằng tiền (quỹ đó gọi làquỹ dự trữ bảo hiểm ) nhằm :
-Hỗ trợ tài chính cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm hoạ chưa hoặc đangxảy ra
Trang 2-Bù đắp và bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người và tài sản, sau khixảy ra hiểm hoạ
Có 3 loại quỹ được thành lập và chi dùng cho mục đích nêu trên là :
-Quỹ dự trữ nhà nước được lập ra từ ngân sách nhà nước (quỹ dự phòng trong ngân
sách, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ dự trữ tài chính ) Quỹ này thuộc sở hữu nhà nước do nhà nướcquản lý, nó được sử dụng để bù đắp những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra trêndiện rộng quy mô lớn, vì phạm vi hoạt động rộng, nên chỉ sử dụng khi có những biến cố rủi rolớn trên nhiều vùng, ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp dân cư quỹ này không được sử dựng khi rủi
ro thiệt hại mang tính cá biệt Do đó nó không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của từng tổ chức,gia đình, cá nhân
-Quỹ dự phòng riêng của từng tổ chức, cá nhân, gia đình: ( Quỹ dự trữ phân tán) Quỹ
này do các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân tự lập ra bằng thu nhập của mình, họ tự quản lý, sửdụng cho nên nó có thể đáp ứng kịp thời, nhanh chóng chủ động đối với những tổn thất vừa vànhỏ, nhưng vì quy mô quỹ không lớn, không thể bù đắp cho những tổn thất lớn, không pháthuy được tính cộng đồng tương trợ, nó chỉ đóng khung trong từng đơn vị, không cơ động, cóthể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế không cao
-Quỹ bảo hiểm tập trung do đông đảo những người tham gia bảo hiểm đóng góp theo
một chế độ thống nhất và bình đẳng (Quỹ dự trữ tập trung mang tính cộng đồng ) Quỹ nàyđược lập bằng tiền do những tổ chức, cá nhân có cùng khả năng gặp những biến cố nào đóđóng góp, tạo lập quỹ Nó được sử dụng để phòng ngừa và bù đắp những tổn thất cho các tổchức, cá nhân tham gia lập quỹ khi có sự kiện bảo hiểm xuất hiện Phương thức tạo lập và sửdụng quỹ này trên nguyên tắc “ lấy số đông bù cho số ít ” nên nó mang tính kinh tế, tính xã hộicao Bởi vì: Giúp cho người tham gia bảo hiểm khắc phục nhanh chóng những thiệt hại, đảmbảo cho quá trình sản xuất và đời sống phát triển bình thường Nó là biện pháp dự trữ bảo hiểm
có hiệu quả kinh tế cao nhất, có khả năng thanh toán nhanh, bù đắp lớn Đối với mỗi cá nhânhàng năm chỉ phải chi ra một lượng tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, không ảnh hưởng đến đờisống của mình Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thì phí bảo hiểm là một chi phí xã hộicần thiết nó được hạch toán vào giá thành sản phẩm Nếu đem số phí đó phân ra theo từng đơn
vị sản phẩm và phân bổ cho cả năm tài chính thì số phí baỏ hiểm phải gánh chịu trên một đơn
vị sản phẩm là không đáng kể Trong trường hợp có xảy ra rủi ro thì người tham gia bảo hiểmđược đền bù toàn bộ hay một phần thiệt hại, vốn kinh doanh được bảo toàn, đời sống ổn định.Hình thức dự trữ bảo hiểm này sẽ đáp ứng một cách đầy đủ, linh hoạt nhất đối với mọi nhu cầu
đa dạng của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế
Dưới góc độ kinh tế tài chính thì bảo hiểm là phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do
những tổ chức, cá nhân có cùng khả năng gặp những sự cố nào đó đóng góp và để từ quỹ đó sửdụng để đề phòng, ngăn ngừa và bù đắp những tổn thất cho những tổ chức, cá nhân tham gialập quỹ khi họ gặp những rủi ro bảo hiểm hoặc để thực hiện những chính sách xã hôi
Như vậy, việc tạo lập quỹ bảo hiểm là một yếu tố, một yêu cầu không thể thiếu được đểđảm bảo cho nền kinh tế -xã hội phát triển bình thường khi gặp phải tổn thất do những yếu tốkhách quan bất ngờ gây ra Người ta ví “không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn”
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người do nhu cầu ổn định sản xuất và đời sốngcác loại bảo hiểm khác nhau đã ra đời Đặc biệt khi nền kinh tế hàng hoá phát triển nhu cầubảo hiểm ngày càng đòi hỏi đa dạng, con người đã đã xây dựng các quỹ dự trữ bảo hiểm khác
Trang 3nhau Nhưng để đạt hiệu quả kinh tế –xã hội cao trong hoạt động bảo hiểm, kinh doanh dịch vụbảo hiểm ra đời và nó không ngừng phát triển trong nền kinh tế hàng hoá -tiền tệ Bảo hiểmkhông chỉ đơn thuần làm lá chắn cho sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống, mà còn thực sựtrở thành một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt để thu lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp Haimục đích đó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để hoạt động bảo hiểm tồn tại và phát triển
Do tính chất đa dạng của các loại rủi ro xâm hại đến lợi ích của nhiều chủ thể đòi hỏi phải có nhiều loại hình bảo hiểm:
- Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm có bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm
Bảo hiểm không mang tính kinh doanh là loại hình bảo hiểm do nhà nước thực hiện
nhằm thực hiện chính sách kinh tế xã hội Nó đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước, Mục đích củahoạt động bảo hiểm này không đặt ra mục tiêu kinh doanh lấy lợi nhuận Loại hình bảo hiểmphi kinh doanh ở nước ta hiện nay là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi …
Bảo hiểm có tính kinh doanh là hoạt động bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thực
hiện thông qua việc lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân thamgia, sau đó quỹ này được sử dụng để bồi thường, chi trả cho các trường hợp thuộc diện đượcbảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm
Nếu so sánh giữa bảo hiểm không mang tính kinh doanh mà điển hình là bảo hiểm xãhội với loại hình kinh doanh bảo hiểm thì giữa chúng có những diểm giống nhau đó là: chúngđều có mục đích giúp ổn định kinh tế, đảm bảo đời sống, khắc phục khó khăn do nguyên nhânkhách quan gây ra Người tham gia đều có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm Bên cạnh đó,chúng có điểm khác nhau cơ bản sau:
Nội dung
phân biệt
Bảo hiểm xã hội (một loại hình bảo
hiểm không mang tính kinh doanh)
Kinh doanh bảo hiểm
Bản chất Là một chính sách thuộc lĩnh vực đảm
bảo xã hội của một nhà nước Là một dịch vụ tài chính xuất pháttừ nhu cầu được bảo vệ, ngoài sự
đảm bảo chung của xã hội Đối tượng
bảo hiểm Là người lao động, người làm công, ănlương Con người, tài sản, trách nhiệm dânsự Phạm vi
Trang 4Chi bồi thường cho những tổ chức,
cá nhân tham gia gặp rủi ro thuộcphạm vi trách nhiệm bảo hiểm
Mục tiêu
hoạt động
Không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi củangười Lao động và của cả cộng đồng Nhằm mục tiêu kinh doanh lấy lợinhuận chủ thể
chỉnh Bộ luật lao động và VBPL về bảo hiểmxã hội khác Luật kinh doanh bảo hiểm
2/ Khái niệm chung về kinh doanh bảo hiểm
Theo nghĩa rộng kinh doanh bảo hiểm là hoạt động có mục đích sinh lời của các chủ thểkinh doanh trên thị trường bảo hiểm để nhằm tới việc ký kết và thực hiện tốt được các hợpđồng bảo hiểm
Tại Điều 3, Luật kinh doanh BH năm 2000: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi
ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho ngươì được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Một số khái niệm được sử dụng trong định nghĩa trên được pháp luật giải thích như sau:
- Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệpbảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng
- Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạngđược bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụhưởng
- Người thụ hưởng bảo hiểm là tổ chức cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định đểnhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
-Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định
mà khi có sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụhưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
- Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên bảo hiểm phải đóng bảo hiểm cho doanh nghiệpbảo hiểm theo thời hạn bảo hiểm và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảohiểm
*Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm:
Trang 5- Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm Doanh
nghiệp bảo hiểm đứng ra lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm của người tham gia bảohiểm, quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm để chi trả hoặc bồi thường bảo hiểm cho người được bảohiểm hoặc người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm Mặc dù kinh doanh bảo hiểm là một quan
hệ kinh doanh trên thiết lập trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham giabảo hiểm Tuy nhiên để thiết lập được quan hệ hợp đồng bảo hiểm ngoài việc các bên trực tiếpthiết lập quan hệ còn có các chủ thể khác
tham gia để giúp cho các bên thiết lập được quan hệ bảo hiểm gốc là đại lý bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Trong kinh doanh bảo hiểm ngoài mối quan hệ giữa doanhnghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm còn có các quan hệ bảo hiểm phái sinh là quan hệkinh doanh tái bảo hiểm
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn nhằm mục đích thu lợi nhuận Thu nhập đượctạo ra từ phần chênh lệch giữa số phí thu được với các nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồithường cho người được bảo hiểm và số lãi thu được từ hoạt động đầu tư tài chính từ nguồn phíthu được còn nhàn rỗi
- Đối tượng kinh doanh bảo hiểm là sản phẩm đặc biệt một lời cam kết gắn liền với yếu
tố rủi ro Xét về tính chất kinh doanh thì kinh doanh bảo hiểm thuộc loại hình kinh doanh dịch
vụ “Dịch vụ tài chính” Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình- là sự bảo đảm về mặt tàichính trước rủi ro cho người được bảo hiểm và kèm theo các dịch vụ có liên quan Người thamgia bảo hiểm nộp phí cho nhà bảo hiểm để đổi lấy lời hứa hay cam kết là sẽ trả tiền bảo hiểmkhi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
- Chu trình kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngược- sản phẩm bảo hiểm đượcbán ra trước -doanh thu phát sinh, sau đó mới phát sinh chi phí - Đặc điểm này tạo ra tínhnhàn rỗi của nguồn vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định, Chủ thể nhận bảo hiểm cóthể sử dụng chúng để đầu tư sinh lời nhằm tăng khả năng tài chính cho chi trả bồi thường vàtăng thu nhập cho doanh nghiệp Bởi vậy, đầu tư tài chính là một hoạt động không thể tách rờivới hoat động bảo hiểm Điều này nó làm cho bảo hiểm có tính phức tạp và ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảmlợi ích cho người tham gia
- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn: Trong thơì gian bảohiểm, không có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DN bảo hiểm không phải trả tiền hay bồi thườngbảo hiểm Nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm
Do tính bất ngờ của rủi ro bảo hiểm cả không gian thời gian và quy mô nên DNBH phảixây dựng các quỹ dự phòng để thực hiện cam kết của mình trước bên tham gia bảo hiểm; Quỹnày được sử dụng để tham gia đầu tư tuy nhiên bảo đảm tinh thanh khoản cao;
Số tiền bồi thường bảo hiểm trong một hợp đồng nếu có thường rất lớn, lớn hơn nhiềulần số phí mà người tham gia bảo hiểm đã đóng (Do lợi ích các bên có xung đột trực diệnthường xảy ra tranh chấp trong thực hiện hợp đồng) Vì thế có thể dẫn đến các trường hợp trụclợi bảo hiểm DN bảo hiểm muốn bảo đảm và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thấttrong hoạt động bảo hiểm thì phải thực hiện tốt nguyên tắc lấy số đông bù cho số ít; Trongtrường hợp có hợp đồng có giá trị lớn hoặc đối tượng bảo hiểm có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao
Trang 6thì DN bảo hiểm phải thực các biện pháp phân tán rủi ro như đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm; mặtkhác để giảm bớt chi phí bồi thường các DNBH phải tăng cường các biện pháp đề phòng, ngănngừa và hạn chế tổn thất bảo hiểm
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bằng luật kinh doanh bảo hiểm vàcác văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều kiện đặt dưới sựquản lý nhà nước của Bộ Tài chính
2 Khái niệm pháp luật kinh doanh bảo hiểm
2.1 Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đờisống xã hội Do đó, mặc dù mục đích, phương thức tác động có khác nhau nhưng các Nhànước đều sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinhdoanh bảo hiểm Điều này xuất phát do những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Ở các quốc gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò là công cụ góp phần ổnđịnh các hoạt động kinh tế xã hội đời sống của dân cư, thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong xãhội
Bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc ổn định các hoạt động kinh tế – xã hội, đờisống dân cư Điều này thể hiện ở chỗ bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn tài sảncủa các pháp nhân và thể nhân trong xã hội Bởi vì, để tránh thất thoát cho tài sản của mình,các pháp nhân, thể nhân có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình và nếu gặp rủi ro thìthiệt hạn sẽ được bù đắp bằng tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả Đồng thời,cũng chính nhờ tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho các pháp nhân, thể nhân cóthể duy trì được hoạt động bình thường, ổn định đời sống khi gặp rủi ro Mặt khác an toàn vềtính mạng, sức khoẻ là vấn đề được cá nhân, cộng đồng và Nhà nước quan tâm Hoạt độngkinh doanh bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bù đắp vật chất trong các tổ chức, cánhân tham gia bảo hiểm, nó trở thành một trong những phương tiện bảo vệ con người
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bảo hiểm càng chứng minh có vai trò là công cụđộng viên, tập trung vốn cho nền kinh tế Bởi vì, nhiều tổ chức, cá nhân đơn lẻ đóng phí bảohiểm tạo nên quỹ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và trong thời gian chưa sử dụng, quỹbảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tham gia các hình thức đầu tư
Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người thamgia bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro và giảm bớt các hậu quả của rủi ro Bởi
vì, phòng tránh rủi ro và giảm bớt hậu quả của rủi ro là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểmđược pháp luật ghi nhận và thường được các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm ghi thành cácđiều khoản hợp đồng Do mối quan hệ ràng buộc như vậy giữa người tham gia bảo hiểm vớidoanh nghiệp bảo hiểm nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò tích cực trong việc bảođảm an toàn cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế
Trang 7Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động phức tạp - kinh doanh trên những rủi ro, dễ dẫn đến xung đột lợi ích, dễ bị lợi dụng, khó quản lý giám sát, lợi ích của các chủ tthể tham gia cần được bảo vệ trong những điều kiện khả thi
Hoạt động bảo hiểm không chỉ liên quan đến lợi ích của các bên tham gia mà còn liênquan đến lợi ích của nhiều loại chủ thể trong xã hội Ví dụ: Theo chế độ bảo hiểm trách nhiệmdân sự của chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới đối với người thứ ba thì người muaphí bảo hiểm là chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới còn người được hưởng tiền bảohiểm là người thứ ba bị thiệt hại Do đó việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ phương tiện
và doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm bảo vệ lợi ích cho người thứ ba
Thứ ba, pháp luật là công cụ bảo đảm cho các hoạt động của các chủ thể tham gia bảo hiểm thương mại phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội
Do bản chất và chức năng của nó mà pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm Nếu thiếu sự điều chỉnh của pháp luật thì hoạt động kinh doanhbảo hiểm không thể tiến hành thuật lợi và nghĩa vụ của các bên tham ra quan hệ bảo hiểm sẽkhông được bảo đảm thực hiện trong những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và cộngđồng
2.2 Khái niệm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Do vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với đời sống xã hội màcác Nhà nước đều sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm Tuy vậy, tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận mà khái niệm pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm được diễn đạt khác nhau
Dưới góc độ luật thực định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là tập hợp các qui phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Các quiphạm pháp luật này có thể phân chia làm hai nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các qui phạm pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của các chủ
thể thực hiện hoạt động kinh doanh trong thị trường bảo hiểm như: doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm… Loại qui phạm pháp luật này chứa ở cácloại nguồn như: Luật kinh doanh bảo hiểm, các Luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luậtđầu tư
Nhóm thứ hai: Các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu, nộp phí bảo hiểm và trả
tiền bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm Các qui phạm phápluật loại này chứa chủ yếu ở Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nếu phân chia theo các quy định trong luật thực định thì pháp luật kinh doanh bảo hiểmđược chia thành các bộ phận sau:
* Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Đại lý bảo hiểm
* Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm; Bao gồm tất cả quy định chung về hợp đồng bảohiểm
Trang 8* Pháp luật về chế độ bảo hiểm cụ thể
- PL về bảo hiểm con người
- Pl về bảo hiểm tài sản
- PL về bảo hiểm trách nhiệm dân sự
2.3 Các nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm.
Tại điều 6 Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định các nguyên tắc cơ bản trong kinhdoanh bảo hiểm gồm:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm phải tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam
Việc đặt ra nguyên tắc này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triểnlành mạnh và lâu dài của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời bảo đảm sự quản lý chặtchẽ của Nhà nước và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tập quán quốc tế.Tuy nhiên do thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam chưa đáp ứng được hếtnhu cầu bảo hiểm của xã hội, Tại Điều 3 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều củaluật kinh doanh bảo hiểm có quy định về điều kiện, nguyên tắc tham gia bảo hiểm:
1 Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm,hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam phải được bộ tài chính cấp giấy phép thành lập vàhoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm
2 Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm vàchỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại việt nam.không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảohiểm không có trụ sở ở Việt Nam trong những trường hợp: Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạtđộng ở Việt Nam chưa cung cấp được loại sản phẩm bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân có nhu cầutham gia bảo hiểm hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã kýkết hoặc tham gia Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam vớidoanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trái với các quy định trên đều bị coi là vôhiệu
Thứ hai, Doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng tài chính phù hợp với quy mô kinh doanh của mình để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
Với tính chất là hoạt động kinh doanh rủi ro và mang tính xã hội hoá cao, với vai tròquan trọng của kinh doanh bảo hiểm đối với nền kinh tế và sự ổn định của đời sống xã hội việcbảo đảm khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm là rất quan trọng, bởi nó không chỉ tạo uy tín tạo ra khả năng kinhdoanh có hiệu quả cho doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn có ý nghĩakinh tế xã hội lớn Vớiviệc quy định nguyên tắc chung cơ bản này trong Luật kinh doanh bảo hiểm, để trên cơ sở đócác cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chế độ tàichính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 9Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy địnhnhư:
-Phải ký quỹ tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam Số tiền ký quỹ làmột phần của vốn điều lệ và nó là một trong các điều kiện để khai trương hoạt động Cácdoanh nghiệp bảo hiểm được hưởng lãi tiền gửi kỳ hạn 1 năm trên số tiền ký quỹ, tiền ký quỹchỉ được sử dụng khi có ý kiến của Bộ Tài chính bằng văn bản nhằm đáp ứng khả năng thanhtoán bị thiếu hụt tạm thời Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứthoạt động
- Phải thường xuyên trích lập và duy trì đủ khoản dự phòng nghiệp vụ để thực hiện cáctrách nhiệm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quanđến từng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và hoạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mụcđích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng đã được kýkết Dự phòng nghiệp vụ phải được lập riêng cho từng nghiệp vụ gồm: Dự phòng chi cho cáctrách nhiệm chưa hoàn thành; Dự phòng bồi thường cho các kiếu nại chưa giải quyết; Dựphòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất
- Phải duy trì khả năng thanh toán tối thiểu tương ứng với qui mô hoạt động kinh doanh
và không thấp hơn giới hạn khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động Một doanhnghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi tổng các nguồn vốn sau hoặc = mứckhả năng thanh toán: Vốn điều lệ đã đóng; quỹ dự trữ bắt buộc; lãi các năm trước chưa sửdụng
Trong trường hợp tái bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểmmột phần rủi ro của hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp tái bảo hiểm do chính phủ chỉđịnh Xuất phát từ sự cần thiết hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ thông qua việc tái bảohiểm cho các công ty nước ngoài, tạo điều kiện duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanhnghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm Thông qua công cụ tái bảo hiểm bắtbuộc, Nhà nước có thể kiểm soát tình hình hoạt động và tình trạng tài chính cũng như khả năngthanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm việt nam, bảo vệ quyền của người tham gia bảohiểm
Trang 10Phần II : PHÁP LUẬTVỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH BẢO HIỂM.
Các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Doanh nghiệp bảohiểm; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Đại lý bảo hiểm
1 Doanh nghiệp bảo hiểm
1.1 Khái niệm
Theo pháp luật hiện hành thì khái niệm “Doanh nghiệp bảo hiểm” được hiểu như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyđịnh của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinhdoanh bảo hiểm, tái bảo hiểm1
Với tư cách là doanh nghiệp, nó có đầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp nói chung.Tuy nhiên doanh nghiệp bảo hiểm còn có đặc điểm đặc thù giúp chúng ta nhận biết nó với cácloại doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác
Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu thườngxuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm, một lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt.Tính chất đặc biệt của kinh doanh bảo hiểm thể hiện ở chỗ: Nó là loại dịch vụ tài chính đặcbiệt, là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình,
nó là sự bảo đảm về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là các dịch
vụ có liên quan Rủi ro là cơ sở của hoạt động bảo hiểm, là nguồn gốc phát sinh các hoạt độngbảo hiểm Để bảo vệ mình, người tham gia bảo hiểm nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm, đểđổi lấy lời hứa của doanh nghiệp bảo hiểm là sẽ trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra Như vậy
ở đây chỉ có cam kết từ hai phía doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, trong đóngười tham gia bảo hiểm phải cam kết nộp phí, còn doanh nghiệp bảo hiểm lúc đó trở thànhcon nợ của những người tham gia bảo hiểm, cam kết sẽ bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi
có sự kiện bảo hiểm xảy ra
Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ratrước, doanh thu được thực hiện, sau đó mới phát sinh chi phí Các doanh nghiệp bảo hiểmnhận phí bảo hiểm trước của người tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau vớibên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thực tế Đặc tính này tạo ra tính nhàn rỗi củanguồn vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định, nó cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm
có thể sử dụng chúng để đầu tư sinh lời nhằm tăng khả năng tài chính cho bồi thường và trảtiền bảo hiểm và tăng thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm Trong thời gian bảo hiểm nếukhông có rủi ro xảy ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hay trả tiền bảo hiểmcho bên mua bảo hiểm Ngược lại, xảy ra rủi ro, đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại thì bên muabảo hiểm sẽ được bồi thường hay được trả tiền bảo hiểm Như vậy quan hệ giữa người muabảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừakhông mang tính bồi hoàn Đặc điểm này đã tạo ra tiền đề khách quan cho tính thương mại củahoạt động bảo hiểm Nghĩa là, khi không xảy ra rủi ro bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểmkhông phải bồi hoàn và phí bảo hiểm sẽ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm Khác vớikhả năng bồi hoàn của các khâu tài chính khác, bồi hoàn trong kinh doanh bảo hiểm có tính bấtngờ cả về thời gian, không gian cũng như quy mô Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động
Trang 11doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng các quỹ dự phòng để bảo đảm các cam kết của mìnhtrước những người tham gia bảo hiểm khi có các sự cố bảo hiểm xảy ra Các quỹ này là nguồnquan trọng để tham gia đầu tư nhằm tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhưngphải đảm bảo nguyên tắc tính an toàn, tính sinh lời, và tính thanh khoản của các khoản vốn đầu
tư Thông thường thì tính bồi thường tổn thất thực tế cho người được bảo hiểm trong một hợpđồng bảo hiểm thường rất lớn, lớn gấp nhiều lần so với số phí bảo hiểm đã đóng Vì thế, đểđảm bảo và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất, trong hoạt động bảo hiểm phải ápdụng nguyên tắc lấy số đông bù số ít, tức là phải cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm cho nhiềuloại khách hàng, trên nhiều vùng thị trường khác nhau… để lấy phí bảo hiểm đóng góp từnhiều người nhằm bù đắp cho một số ít người gặp rủi ro Trên thực tế, đối với những hợp đồng
có giá trị lớn hoặc trường hợp có khả năng doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho nhiềungười được bảo hiểm trong cùng một sự cố, để giảm bớt trách nhiệm tài chính đối với rủi robảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm thường phải thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm hoặc đồng bảohiểm Mặt khác, để giảm bớt chi phí bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng cường giámsát các biện pháp phòng ngừa hạn chế tổn thất bảo hiểm
Thứ hai, Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức thành lập và hoạt động theo các qui định
của Luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định khác của pháp luật Xuất phát từ tính chất đặcthù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được coi là một tổ chức kinhdoanh ngành nghề đặc biệt, nên pháp luật phải có những qui định riêng áp dụng cho doanhnghiệp bảo hiểm, đó là Luật kinh doanh bảo hiểm Trong việc tổ chức thành lập và hoạt độngcủa mình doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo Luật kinh doanh bảo hiểm
Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng các qui định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, doanhnghiệp bảo hiểm còn phải tuân thủ theo các qui định khác của pháp luật trong hệ thống phápluật Việt Nam - nếu như vấn đề nào đó Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định, không điềuchỉnh trực tiếp …Chẳng hạn doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần thì việc tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo các qui định trong Luật kinh doanh bảo hiểm đồngthời còn phải tuân thủ các qui định dành cho công ty cổ phần quy định Luật doanh nghiệp …
Thứ ba, Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính Để quản lý
hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quanquản lý nhà nước nhất định Một số nước ở Châu á như Singapor, Philipin, cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tên gọi là Uỷ ban giám sát bảo hiểm Các nướckhác như Anh, Nhật Bản, cơ quan này là một phòng trực thuộc vụ quản lý các ngân hàng
ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm được Chính phủ giaocho Bộ Tài chính thống nhất lãnh đạo và quản lý công tác bảo hiểm Trước đây do tính độcquyền trong kinh doanh bảo hiểm, lúc đó Bộ tài chính đã giao cho Bảo Việt thực hiện hai chứcnăng quản lý và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Sau khi đất nước ta chuyển đổi sang kinh tế thịtrường thì để đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế kinh tế này, ngày 15tháng 5 năm 1992 Bộtrưởng Bộ tài chính đã ra quyết định số 223TC/ QĐ- BTC thành lập phòng quản lý bảo hiểmtrực thuộc vụ tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, Như vậy, bằng qui định trên Bộ TàiChính đã tách chức năng quản lý và chức năng kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt Từ thờiđiểm đó cho đến nay Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năngquản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Điều này đã được Luật kinh doanh bảohiểm qui định cụ thể: “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý nhànước về kinh doanh bảo hiểm “(Khoản 2, Điều 121)
Trang 12Đây là đặc điểm giúp ta phân biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trongnền kinh tế Bởi vì, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khácchịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước khác như các tổ chức tín dụng chịu sự quản
lý nhà nước trực tiếp của Ngân hàng nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoánchịu sự quản lý nhà nước của Uỷ ban chứng khoán nhà nước …
1.2 Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung lĩnh vực bảo hiểm rủi ro là lĩnh vực độcquyền của nhà nước (gọi tên là bảo hiểm nhà nước) ở nước ta chỉ duy nhất có Tổng công tybảo hiểm Việt Nam (bảo Việt) Cơ quan “Bảo Việt” thực hiện đồng thời cả hai chức năng quản
lý nhà nước và kinh doanh bảo hiểm rủi ro Chuyển sang cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tếthị trường, Nhà nước không còn giữ độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm rủi ro mà cho phép cácthành phần kinh kế được tham gia kinh doanh bảo hiểm- Nhà nước có phân định rạch ròi giữachức năng quản lý và chức năng kinh doanh trong bảo hiểm rủi ro - Thị trường bảo hiểm đãhình thành và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội Nhiều loại hình doanhnghiệp bảo hiểm ra đời, sản phẩm bảo hiểm phát triển rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của xãhội Vì vậy, việc phân loại các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm là rất cần thiết Có nhiều tiêuchí để phân loại doanh nghiệp bảo hiểm, mỗi cách phân loại có ý nghĩa và mục đích riêng
* Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp bảo hiểm (cách phân loại này theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chưa sửa đổi bổ sung) thì có các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước là một tổ chức kinh doanh bảo hiểm do nhà nước
đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, thực hiện kinh doanh bảo hiểm và thực hiện nhữngnhiệm vụ nhà nước giao Bên cạnh việc áp dụng các qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước còn phải tuân thủ các qui định trong các văn bản pháp luậtdành riêng cho doanh nghiệp nhà nước Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta những doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhà nướcnói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, luôn được Đảng và Nhà nước ta quantâm, tạo điều kiện khuyến khích phát triển để nó trở thành thành phần kinh tế chủ đạo trongnhững ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
- Công ty cổ phần bảo hiểm: là loại doanh nghiệp bảo hiểm trong đó các thành viên
cùng góp vốn để kinh doanh bảo hiểm, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng vớiphần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốngóp của mình góp vào công ty.Thực chất thì công ty cổ phần bảo hiểm là những công ty cổphần kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm Việc tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần bảohiểm luôn chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật doanh nghiệp
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ; Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp
nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thànhviên Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm”.Theo quy định của pháp luật hiện hành,Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ là Tổ chức,công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trongcùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chứcbảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợpđồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo
Trang 13hiểm tương hỗ Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chínhphủ quy định.
Trên thế giới, phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức dưới hình thức công tybảo hiểm tương hỗ Đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫnnhau giữa các thành viên, mục đích kinh doanh chỉ là thứ yếu ở Việt Nam, thị trường bảohiểm mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển thì đây là một mô hình mới, chưa hề có một tổ chứcbảo hiểm tương hỗ nào tồn tại trên thực tế Việc qui định loại hình doanh nghiệp bảo hiểm này
ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, phù hợp với tính chất và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.Bởi vì đối với một số lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản tại ViệtNam là những lĩnh vực mà ta có thế mạnh mà các doanh nghiệp bảo hiểm hiện chưa phục vụđược hoặc hoạt động không có hiệu quả nếu chúng ta có doanh nghiệp bảo hiểm tương hỗtrong những lĩnh vực như vậy có nhiều lợi thế Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các vănbản qui phạm về tổ chức bảo hiểm tương hỗ là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để loại hìnhdoanh nghiệp này phát triển
Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp bảo hiểm liên
doanh; Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài) Là doanh nghiệp bảo hiểmđược thành lập có một phần vốn hoặc 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nướcngoài để kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoàitại Việt Nam là pháp nhân Việt Nam hoạt động theo pháp luật Việt Nam
-Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh: Là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập trên cơ
sở góp vốn của bên Việt Nam và bên nước ngoài (Tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trongdoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh không được thấp hơn30% vốn điều lệ.)
Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp bảo hiểm do tổ
chức bảo hiểm nước ngoài đầu tư 100% vốn, thành lập tại Việt Nam Doanh nghiệp này hoàntoàn do chủ đầu tư là bên nước ngoài sở hữu và kiểm soát, không có sự tham gia của bên ViệtNam
Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài không bịhạn chế về nội dung, phạm vi hoạt động khi bán sản phẩm bảo hiểm cho các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;các sản phẩm phục vụ cho những chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
và bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Tuy nhiên, việc mở rộng nộidung, phạm vi hoạt động sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, phù hợp với nhucầu phát triển thị trường và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia Cụ thể:Trong năm hoạt động đầu tiên, doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đượcphép mở một chi nhánh ngoài trụ sở chính để tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm Sau 3năm kể từ khi hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu
tư nước ngoài được phép mở thêm 2 chi nhánh để tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm,môi giới bảo hiểm Sau 5 năm kể từ khi hoạt động, việc mở thêm chi nhánh của doanh nghiệpbảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo nhucầu phát triển thị trường và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Theo điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định:
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Trang 14- Công ty cổ phần bảo hiểm.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
- Hợp tác xã bảo hiểm
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
* Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện thì các doanh nghiệp bảo hiểm được chia thành hai loại là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ là chế độ bảo hiểm cho tuổi thọ con người Mặc dù đối tượng bảohiểm nhân thọ là con người, nhưng so với các loại hình bảo hiểm con người khác nó có một sốdâú hiệu đặc trưng sau: bảo hiểm nhân thọ thời hạn hợp đồng dài và luôn có tính đền bù Bảohiểm nhân thọ là sự kết hợp giữa hình thức bảo hiểm và hình thức tiết kiệm vừa là hình thứcđầu tư
Do thời hạn bảo hiểm dài, mức phí bảo hiểm thường lớn, pháp luật có quy định cho phùhợp với tính chất và đặc điểm của loại hình nghiệp vụ bảo hiểm này, nhằm bảo vệ quyền lợicho các bên tham gia quan hệ bảo hiểm Chẳng hạn các quy định về đóng phí bảo hiểm củabên mua bảo hiểm, hoặc pháp luật quy định về vấn đề đầu tư vốn của loại hình doanh nghiệpbảo hiểm nhân thọ có sự khác biệt với hoạt động đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ để bảo vệ sự an toàn trong thanh toán, tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư chodoanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích cho người tham gia bảo hiểm và cho cả doanhnghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
phi nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự vàcác nghiềp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
Do sự khác nhau về tính chất, đặc điểm của mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm trên mà Điều
60 khoản 2 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “ Doanh nghiệp bảo hiểm không được phépđồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanhnghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn conngười bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ” Vì thế trong các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ta hiệnnay có hai loại hình doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Chúng khác nhau không chỉ về tên gọi, nghiệp vụ kinh doanh
mà trong những chế độ cụ thể, pháp luật có những quy định cho chúng khác nhau, đặc biệt làtrong chế độ tài chính đối với hai loại hình doanh nghiệp bảo hiểm này
1.3 Quy chế cấp giấy phép thành lập hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản doanh nghiệp bảo hiểm,
Pháp luật hiện hành có quy định về điều kiện và thủ tục để được cấp giấy phép thànhlập và hoạt động đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Trong đó có một số điều kiện quan trọngnhư điều kiện về vốn điều kiện về nhân sự như:
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanhnghiệp;
Trang 15- Phải có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định củaChính phủ (kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểmnhân thọ: 600 tỷ đồng Việt Nam);
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảohiểm…cụ thể: Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín,đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tổng giám đốc(Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp, có thựctiễn quản lý kinh doanh hay quản lý nhà nước về bảo hiểm ít nhất 3 năm và phải thường trú tạiViệt Nam trong thời gian đương nhiệm…
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luậtnày;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật;
* Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100%vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nướcngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chophép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quyđịnh của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấyphép;
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la
Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ
sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép
* Về Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp, Điều 64 của Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể hoá trong 7 NĐ bao gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;b) Dự thảo điều lệ doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp, LuậtKinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp phải
có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đạidiện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập;
c) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo
d) Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửitại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng đó;
đ) Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin cấp Giấyphép, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm,đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi íchkinh tế của việc thành lập doanh nghiệp kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát
Trang 16nội bộ, quy trình quản lý rủi ro;
Các quy định về phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm,khả năng thanh toán của doanh nghiệp không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảohiểm;
e) Danh sách, lý lịch, các văn bằng có xác nhận của công chứng chứng minh năng lực,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
g) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10%
số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức,
- Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
- Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;
+ Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt độngkinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở ViệtNam;
+ Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tìnhtrạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệpđóng trụ sở chính;
Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 109của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
- Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
- Giấy uỷ quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;
- Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán
Trang 17độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểmnước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong 3 năm gần nhất;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính:+ Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam Trường hợp quy định củanước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính khôngyêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
+ Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt độngkinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở ViệtNam;
+ Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tìnhtrạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệpbảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính
Hồ sơ xin cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểmđược lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao Hồ sơ đềnghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu
tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 (một) bản bằng tiếng Việt và 1 (một)bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nướcngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của phápluật về công chứng Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp Giấyphép
Pháp luật quy định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thànhlập và hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể: Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập
và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chốicấp giấy phép Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giảithích lý do Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh
Pháp luật còn quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thànhlập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàngngày của báo trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số báoliên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòngđại diện của doanh nghiệp bảo hiểm; Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; Mức vốn điều
lệ và số vốn điều lệ đã góp; Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; SốGiấy phép và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụmôi giới bảo hiểm được phép kinh doanh
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quyđịnh của pháp luật để chính thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm Nếu quáthời hạn này mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không bắt đầu hoạtđộng thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động
Trang 18Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổimột trong những nội dung sau đây: Tên doanh nghiệp; Vốn điều lệ; Mở hoặc chấm dứt hoạtđộng của chi nhánh, văn phòng đại diện; Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đạidiện; Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm10% số vốn điều lệ trở lên; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Chia, tách,sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp…
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ramột trong những trường hợp như: Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin
cố ý làm sai sự thật; Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động màkhông bắt đầu hoạt động; Giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hìnhthức doanh nghiệp; Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấyphép thành lập và hoạt động; Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các camkết với bên mua bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồigiấy phép thành lập và hoạt động khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính
bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
Trong trường hợp Bộ Tài chính cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, chấpthuận cho doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi một trong những nội dung quy định, Bộ Tài chínhthông báo ngay bằng văn bản kèm theo bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết địnhthu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc quyết định chấp thuận việc sửa đổi, bổ sunggiấy phép thành lập và hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệpđặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi
đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định và có biên khả năng thanh toán khôngthấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ Trong trường hợp cónguy cơ mất khả năng thanh toán (khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơnbiên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định) thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ độngthực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời phải báo cáo nguy cơmất khả năng thanh toán cho Bộ Tài chính trong đó nói rõ về thực trạng tài chính, nguyên nhândẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.…Trong trường hợpdoanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã đượcchấp thuận, thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khảnăng thanh toán, gồm những biện pháp như: Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu; Tái bảo hiểm; thuhẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động; Củng
cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp; Yêu cầu chuyểngiao hợp đồng bảo hiểm; Các biện pháp khác
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toántheo yêu cầu của Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khảnăng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệpbảo hiểm
Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện phục khả năng thanh toán theophương án đã được chấp thuận;
Trang 19- Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôiphục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;
- Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năngthanh toán;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của mộthoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
- Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thếthành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)nếu xét thấy cần thiết;
- Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tácđối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khảnăng thanh toán đã được chấp thuận;
- Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năngthanh toán;
- Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôiphục khả năng thanh toán
Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theoquy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu,quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán
Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trườnghợp: Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán; Hoạt động của doanh nghiệpbảo hiểm trở lại bình thường; Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khihết thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán; Doanh nghiệp bảo hiểm lâmvào tình trạng phá sản
Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thực hiệntheo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quyết định này được thông báo cho các cơ quan
có liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây: Tự nguyện xin giải thểnếu có khả năng thanh toán các khoản nợ; Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấyphép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn; Bị thu hồi giấy phép thành lập
và hoạt động theo quy định; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việc giải thểdoanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợđến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năngthanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật
về phá sản doanh nghiệp
1.4 Tổ chức và điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Trang 20Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm baogồm:
- Trụ sở chính;
- Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc (được gọi làChi nhánh) trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụthực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷquyền;
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệcác lợi ích đó;
- Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi hoạtđộng kinh doanh cụ thể, trực thuộc Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Vốn điều lệ thực có phải đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính;
- Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệuquả;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong 3 năm liên tục ngaytrước năm nộp hồ sơ Doanh nghiệp bảo hiểm không vi phạm quy định về khả năng thanhtoán;
- Có Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Người điều hành Chi nhánh, Văn phòng đại diện có kinh nghiệm và kiến thức chuyênmôn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy địnhcủa pháp luật;
- Có hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện theo quy định
Hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện bao gồm:
- Đơn xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện có chữ ký của người đại diện có thẩm quyềncủa doanh nghiệp, trong đó trình bày tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạtđộng của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Phương án hoạt động 3 năm đầu của Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong đó nêu rõnhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm
dự kiến kinh doanh; dự kiến kết quả kinh doanh; tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt Chinhánh, Văn phòng đại diện và cơ sở vật chất kỹ thuật;
- Giấy tờ hợp lệ chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểmđáp ứng các điều kiện quy định
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phảitrả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận Trong trường hợp từ chốichấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do
Trang 21Người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hànhdoanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính
Chuyên gia tính toán (Appointed Actuary): Chuyên gia tính toán có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện công tác đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Chuyên giatính toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và không được đồng thời kiêm nhiệm cácchức vụ sau: Tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Thành viên Hội đồng quản trị
Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và việc sử dụng chuyên gia tính toán của doanhnghiệp bảo hiểm nhân thọ
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ : Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
- Phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế phân công tráchnhiệm trong nội bộ doanh nghiệp; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩmđịnh, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác theo quy định pháp luật
- Phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ bảo đảm doanh nghiệp hoạt động an toàn
1.4 Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Thứ nhất, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm.
Trong kinh doanh bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo
hiểm dưới các hình thức sau: Trực tiếp; Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;Thông qua đấu thầu; Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm được mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm theo nội dung,phạm vi hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của mình Không được épbuộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức Không được phép đồng thờikinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợcho bảo hiểm nhân thọ
- Tuân thủ các quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trong các chế độ bảohiểm theo quy định Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểmkhông theo quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính ban hành ( đối với loại hình
Trang 22bảo hiểm bắt buộc) hoặc phê chuẩn (đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sứckhoẻ và bảo hiểm tai nạn con người) hoặc đã đăng ký với Bộ Tài chính (đối với các sản phẩmbảo hiểm khác) thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảohiểm và bên mua bảo hiểm không có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm
Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải đảm bảo:
- Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hoá và phong tục,tập quán của Việt Nam;
- Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạtđơn giản, dễ hiểu Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải định nghĩa
rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
- Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm,phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảohiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
- Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanhtoán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm
- Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểmthực tế thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định cho từng nghiệp vụbảo hiểm Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm: Doanh nghiệp môi giới bảohiểm; Đại lý bảo hiểm Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau: Tổchức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tạiViệt Nam;Tổ chức, cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảohiểm nhân thọ cho chính mình; Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm
Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chuyển nhượng một
phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưngkhông được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm chodoanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảohiểm khác đã nhận bảo hiểm Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi
ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp
Thứ hai, Quản lý quỹ và đầu tư vốn
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ
đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểmthay đổi vốn điều lệ đã ghi trong điều lệ doanh nghiệp hoặc việc chuyển nhượng cổ phần củacác cổ đông, phần vốn góp của các bên liên doanh chiếm 10% vốn điều lệ trở lên thì doanhnghiệp bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính và phải được BộTài chính chấp thuận trước khi thực hiện
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh
nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàngthương mại hoạt động tại Việt Nam Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngânhàng nơi ký quỹ Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được