1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thực trang marketing điện tử trong ngành du lịch tại Việt Nam

46 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiCho đến nay, các công ty lữ hành Việt Nam chủ yếu kinh doanh từ việc nhận lại khách của các hãng lữ hành nước ngoài. Tuy nhiên, với việc gia nhập WTO, nước ta dần mở cửa thị trường dịch vụ và các hãng lữ hành nước ngoài ngày càng trực tiếp điều hành các chương trình du lịch của họ tại Việt Nam. Thực tế đó buộc các Công ty lữ hành nước ta phải chuyển mạnh sang tự tìm kiếm nguồn khách của mình trên thị trường trong nước. Và vì vậy, vấn đề mấu chốt trong kinh doanh lữ hành nước ta hiện nay là khai thác khách trong nước và do vậy là nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng ở thị trường trong nước. Sử dụng mạng internet để thực hiện các hoạt động marketing nhằm tiếp cận thị trường là một trong những hướng chính để thực hiện yêu cầu này. Khi số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, các doanh nghiệp triển khai ngày càng nhiều các công cụ marketing dựa vào việc sử dụng mạng internet, hình thành nên hoạt động emarketing ngày càng nhộn nhịp. Từ những hoạt động emarketing rời rạc, đã dần xuất hiện các công trình nghiên cứu về sự phối hợp các công cụ marketing qua khai thác mạng internet nhằm thực hiện các mục tiêu marketing dài hạn.Các công ty Lữ hành và Du lịch ở Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động marketing trên internet phục vụ cho việc bán hàng và cổ động. Tuy nhiên, các hoạt động trên vẫn còn rời rạc. Để nâng cao hiệu quả eMarketing, công ty cần phải có sự tìm hiểu về thực trạng của việc Ứng dụng eMarketing trong ngành du lịch ở Việt Nam qua đó đưa ra các giải pháp và chiến lược hợp lý.

Trang 1

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu chính của đề tài 1

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Nội dung chính 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ 3

1.1 Marketing 3

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.2 Vai trò của marketing trong hoạt động doanh nghiệp 4

1.2 Marketing điện tử (E-marketing) 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Các hình thức của e-marketing 6

1.2.3 E-marketing ở Việt Nam 8

1.3 Marketing trong du lịch 8

1.3.1 Khái niệm 8

1.3.2 Một số ứng dụng e-Marketing trong du lịch 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM 12

2.1 Thực trạng du lịch tại Việt Nam 12

2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam 12

2.1.2 Định hướng và xu hướng phát triển du lịch tại Việt Nam 13

2.1.3 Thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam 16

2.2 Thực trạng Marketing điện tử trong du lịch tại Việt Nam 19

2.2.1 Xu hướng marketing điện tử trong du lịch 19

2.2.2 Thực trạng e-marketing trong du lịch tại Việt Nam 20

2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng e-marketing của một doanh nghiệp điển hình (Công ty Vietravel) 21

Trang 2

2.3.2 Các hình thức e-marketing được Vietravel sử dụng 22

2.3.4 Các thành quả đạt được của Vietravel 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM 32

3.1 Đánh giá thực trạng Marketing điện tử trong du lịch tại Việt Nam 32

3.1.1 Những thành tựu đạt được 32

3.1.2 Những vấn đề còn hạn chế 32

3.2 Định hướng phát triển marketing điện tử trong du lịch tại Việt Nam 33

3.3 Giải pháp phát triển marketing điện tử trong du lịch tại Việt Nam 34

3.3.1 Chính sách của nhà nước 34

3.3.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 35

3.3.3 Tăng cường ngân sách cho marketing điện tử trong du lịch 35

3.3.4 Xây dựng vận hành cổng thông tin du lịch 36

3.3.5 Thúc đẩy khách du lịch thực hiện marketing điện tử 36

3.3.6 Marketing điện tử hướng đến thị trường nước ngoài 36

3.3.7 Thực hiện các công cụ marketing hiện tại, theo kịp xu thế 37

Trang 3

Danh mục hình ảnh, biểu đồ

g

Hình 7: Công ty mong muốn kết nối và mở rộng mạng lưới du lịch 27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cho đến nay, các công ty lữ hành Việt Nam chủ yếu kinh doanh từ việc nhận lại

khách của các hãng lữ hành nước ngoài Tuy nhiên, với việc gia nhập WTO, nước ta dần

mở cửa thị trường dịch vụ và các hãng lữ hành nước ngoài ngày càng trực tiếp điều

hành các chương trình du lịch của họ tại Việt Nam Thực tế đó buộc các Công ty lữ hành

nước ta phải chuyển mạnh sang tự tìm kiếm nguồn khách của mình trên thị trường trong

nước Và vì vậy, vấn đề mấu chốt trong kinh doanh lữ hành nước ta hiện nay là khai thác

khách trong nước và do vậy là nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng ở

thị trường trong nước Sử dụng mạng internet để thực hiện các hoạt động marketing

nhằm tiếp cận thị trường là một trong những hướng chính để thực hiện yêu cầu này Khi

số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, các doanh nghiệp triển khai ngày

càng nhiều các công cụ marketing dựa vào việc sử dụng mạng internet, hình thành nên

hoạt động e-marketing ngày càng nhộn nhịp Từ những hoạt động e-marketing rời rạc,

đã dần xuất hiện các công trình nghiên cứu về sự phối hợp các công cụ marketing qua

khai thác mạng internet nhằm thực hiện các mục tiêu marketing dài hạn Các công ty Lữ

hành và Du lịch ở Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động marketing trên internet phục

vụ cho việc bán hàng và cổ động Tuy nhiên, các hoạt động trên vẫn còn rời rạc Để

nâng cao hiệu quả e-Marketing, công ty cần phải có sự tìm hiểu về thực trạng của việc

Ứng dụng e-Marketing trong ngành du lịch ở Việt Nam qua đó đưa ra các giải pháp và

chiến lược hợp lý

2 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu chính của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing điện tử trong du lịch.

- Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 5

+Làm rõ được cơ sở lý luận về marketing, marketing điện tử (e-marketing), sự giống và

khác nhau giữa marketing truyền thống và marketing điệ2n tử

+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng marketing điện tử trong quảng bá, xúc

tiến du lịch Dự báo được xu hướng phát triển marketing điện tử trong du lịch Rút ra bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam

+ Phân tích, đánh giá được thực trạng (ở các cấp độ: quốc gia và địa phương…) và khả

năng khai thác, ứng dụng marketing điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt

động quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam

+ Đề xuất được các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đẩy mạnh ứng dụng marketing điện

tử trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam của cơ quan quản lý nhà nước và

doanh nghiệp du lịch

3 Phạm vi nghiên cứu

Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài các phương pháp tổng hợp dưới đây được áp dụng:

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê tài liêu

- Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam

5 Nội dung chính

- Một số vấn đề lý luận về marketing, quảng bá xúc tiến du lịch, marketing điện tử: Khái

niệm, vai trò, ý nghĩa, nội dung, hình thức, ứng dụng Một số vấn đề chung về

marketing điện tử trong quảng bá, xúc tiến du lịch

- Xu hướng, kinh nghiệm ứng dụng marketing điện tử trong xúc tiến quảng bá du lịch

trên thế giới và tác động, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Đánh giá thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các hoạt động xúc tiến du lịch ở

Việt Nam: Những mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Triển vọng, khả năng ứng

dụng marketing điện tử trong các hoạt động xúc tiến du lịch ở Việt Nam

- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động quảng bá xúc tiến du

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ

1.1 Marketing

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Có rất nhiều khái niệm về marketing, nhưng vì marketing vận động và phát triển,

có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên

marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục

đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người Một số khái niệm

marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là:

- Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định

giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã

định Đó chính là 4P của công tác marketing Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P

- Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một

cách có hiệu quả và có lợi

- Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ

dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng

- Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi,

nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người

- Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm

thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi

Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu

một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing Trên thị trường, bên

Trang 8

nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia thì bên đó thuộc về phía

làm marketing

Vận dụng marketing một cách thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng am

hiểu khách hàng, cung cấp cho họ các sản phẩm đúng với nhu cầu và mong muốn mà họ

khó có thể tìm thấy ở các nhà kinh doanh khác Nếu không có khách hàng thì không có

hoạt động marketing

1.1.2 Vai trò của marketing trong hoạt động doanh nghiệp

Vai trò của marketing đối với kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể

sống của đời sống kinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài- thị

trường Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô ngày

càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh và ngược lại Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn

tại và phát triển phải có các chức năng: Sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực… mà các

chức năng này chưa đủ đảm bảo sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời khỏi một

chức năng khác - chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường đó là lĩnh

vực quản lý marketing

Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và

ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh

Mối quan hệ giữa marketing với các bộ phận chức năng khác của doanh

nghiệp

Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng

sản xuất - tài chính - nhân sự Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt

tổ chức Về mặt tổ chức của một doanh nghiệp, chức năng cơ bản của marketing là tạo ra

khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm Từ đó, xét về mối

Trang 9

quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh

nghiệp thì marketing cũng là một chức năng có nhiệm vụ kết nối, nhằm bảo đảm sự thống

nhất hữu cơ với các chức năng Khi xác định chiến lược marketing, các nhà quản trị

marketing phải đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược marketing trong mối tương quan

ràng buộc với các chức năng khác Chức năng marketing của doanh nghiệp luôn chỉ cho

doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? Vì

sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác? Những đặc tính

hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàng nữa hay không? So với nhãn hiệu

hàng hóa cạnh tranh, hàng hóa của doanh nghiệp có ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải

thay đổi hàng hóa không?

- Giá cả hàng hóa nên quy định là bao nhiêu? Tại sao lại quy định mức giá như

vậy mà không phải là mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng

hay giảm giá?

- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào các lực lượng

khác? Cụ thể là ai? Bao nhiêu người?

- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp?

Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác? Dùng phương tiện nào

để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng? Tại sao lại dùng phương tiện này mà

không dùng phương tiện khác?

- Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loại dịch vụ nào

doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao?

Đó là những vấn đề mà không một hoạt động chức năng nào của doanh nghiệp

ngoài marketing có trách nhiệm trả lời Mặc dù, mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu

Trang 10

Nhưng sự thành công của chiến lược còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng

khác trong công ty, đó là mối quan hệ hai mặt, vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện

tính độc lập giữa các chức năng của một công ty hướng theo thị trường, giữa Đây là yếu

tố đảm bảo cho công ty thành công

1.2 Marketing điện tử (E-marketing)

1.2.1 Khái niệm

E-marketing là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục

đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu

thụ.Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh

doanh truyền thống Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc

tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề

cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng

internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,…) Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì

người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net,

mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, Như vậy, e-marketing khó có thể có

ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó

Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business

- E-marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào,

cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu

dùng và thuyết phục họ chọn nó

- E-commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử

- E-business chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hàng hoá,

dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư

1.2.2 Các hình thức của e-marketing

Trang 11

Các hình thức cơ bản của e-marketing bao gồm:

- Xây dựng website ( Brand Awareness)

- Marketing qua các công cụ tìm kiếm ( Search Engines Marketing – SEM)

- Quảng cáo trên các trang web ( Web Display Advertising)

- Quảng cáo tương tác ( Interactive Advertising)

- Marketing liên kết ( Affiliate Marketing)

- Marketing qua thư điện tử ( Email Marketing)

- Marketing qua Blog ( Blog Marketing)

- Marketing Virus (Viral Marketing)

Website marketing

Giới thiệu các sản phẩm trực tuyến Các thông tin về sản phẩm (hình ảnh, chất

lượng, các tính năng, giá cả, ) được hiển thị 24, 365, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng

Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng Để

thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp

ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi miễn

phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server, dung lượng hoặc không gian web Mặt khác, website

của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm

kiếm Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng Hoạt

động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, , kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử

dụng thẻ điện tử để thanh toán .Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một

website tiếp thị

Search Engines Marketing – SEM

SEM chính là một công cụ marketing, bao gồm nhiều hình thức tiếp thị để quảng

bá website bằng cách tăng sự hiện diện trên internet SEM bao gồm các hình thức như:

SEO, PPC…

Trang 12

SEO (Search Engine Optimization): tối ưu trang web trên công cụ tìm kiếm là kỹ

thuật cải tiến hệ thống trang web công ty để phù hợp nhất với những tiêu chí của các công

cụ tìm kiếm đề ra (tiêu đề trang, thẻ meta, sơ đồ trang web…), là một hình thức của SEM

PPC (Pay per click) là hình thức quảng cáo dưới dạng đăng tải các bannner quảng

cáo về website của bạn nhằm tăng lưu lượng người truy cập vào website Ứng với mỗi cú

click của khách hàng vào banner, bạn phải trả một khoản phí quy định cho bộ máy tìm

kiếm

Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (SEM): Ngoài SEO thì người Marketing có

thể sử dụng chương trình quảng cáo có tính phí của các công cụ tìm kiếm như Google,

Yahoo…để quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình

Để thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả thì khả năng phân tích và phán

đoán để thiết kế một chương trình, việc chọn lựa từ khóa, phân loại từ khóa thích hợp,

viết mẫu quảng cáo, trong mức chi phí cho phép nhưng vẫn tối đa hóa kết quả đạt được là

điều cần chú trọng

E-mail marketing

E-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng Chi phí thấp và không mang

tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp

của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất

Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail marketing nên xác nhận

yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng Nếu không, các

thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác Để tránh điều này, mọi thông tin

do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng

1.2.3 E-marketing ở Việt Nam.

Trang 13

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển, hệ

thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng Internet còn thấp - đó là những nguyên do

chính khiến e-marketing vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam Mặt khác,

phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ

mới.Thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên sức mua chưa cao

Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người

truy nhập Internet tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có website

riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình E-marketing đang từng bước

được khai thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam

1.3 Marketing trong du lịch

1.3.1 Khái niệm

Marketing du lịch có khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ hoạt động

marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong ngành du lịch Nếu phân chia

theo đối tượng cung cấp hoạt động marketing du lịch, chúng ta có thể phân chia hoạt

động này theo 5 loại, gồm có dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển, cung cấp dịch vụ tư

vấn thông tin, dịch vụ tại các khu vui chơi giải trí

Những yếu tố cho một chiến dịch marketing du lịch

- Quảng cáo truyền thống: Những phiên bản quảng cáo theo cách đơn giản và

không úa phức tạp sẽ giúp chiến lược marketing du lịch trở nên gần gũi hơn

- Các cẩm nang du lịch của chính công ty soạn thảo: Những cuốn cẩm nang nho

nhỏ sẽ giúp cho marketing du lịch bằng cách miêu tả chi tiết về các dịch vụ mà bạn cung

cấp về du lịch, về giá cả, về vị trí và thậm chí cả địa chỉ liên hệ Đa số khách hàng muốn

có hứng thú với cẩm nang du lịch và những tranh ảnh hấp dẫn trên đó

Trang 14

- Thu hút khách hàng với show: Du lịch thì gắn liền với giải trí, vì thế, hãy gắn kết

chiến lược marketing du lịch với các show hấp dẫn, tất cả các loại hình marketing du lịch

đều có thể dễ dàng gắn với các show khác nhau

- Coi khách hàng là tâm điểm trong marketing du lịch: Dịch vụ khách hàng là thứ

làm nên linh hồn của một chiến lược marketing du lịch hoàn hảo Hãy đối xử với khách

thật tử tế, trân trọng và luôn tri ân họ khi có thể, để họ quay lại dùng dịch vụ của bạn

- Website là công cụ tốt để đánh bóng thương hiệu: Website luôn là cái mà khách

hàng dựa vào đó để đánh giá doanh nghiệp Một chiến lược marketing du lịch thành công

là chiến lược biết phân bổ chi phú vào website hiệu quả Sẽ tuyệt vời hơn nếu khách hàng

có thể đặt hàng online

- Tương tác trên mạng xã hội: Marketing du lịch có ưu thế là có thể tận dụng được

tất cả sự tương tác của khách hàng trong nước và nước ngoài Phát triển mạng xã hội và

tương tác với các khách hàng, thu hút họ qua những hình ảnh phong phú và hấp dẫn

- Marketing du lịch qua điện thoại di động: Ngày nay, khi mà đa số người dùng

điện thoại di động đều ưa thích lướt web, nhắn tin mỗi ngày, thì một chiến lược

marketing du lịch tin nhắn sms và email là một lưu ý quan trọng

Du lịch là một ngành đặc thù và Internet ngày càng len lỏi vào cuộc sống thường

nhật, Online Marketing dường như đã trở thành thứ không thể thiếu trong Marketing du

lịch

1.3.2 Một số ứng dụng e-Marketing trong du lịch

Website

Được ví như “một loại siêu văn bản trình bày thông tin trên mạng Internet tại một

địa chỉ nhất định” với nhiều tiện ích, thông tin có thể dễ dàng cập nhật, thay đổi, người

dùng tin có thể tìm kiếm thông tin mọi lúc, mọi nơi

Khi xây dựng website, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc tối ưu hóa website (SEO),

tích hợp thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho khách đặt tour hay sử dụng dịch vụ

Trang 15

Đồng thời lưu ý xây dựng thêm phiên bản di động (Mobile Webiste), bởi theo ước tính

của FierceMarkets, sẽ có khoảng 1,7 tỷ người trên thế giới sử dụng Mobile Internet vào

thời điểm năm 2013, và chắn chắn bạn sẽ không muốn bỏ sót lượng khách hàng tiềm

năng khổng lồ này

Mạng xã hội

Tận dụng triệt để mạng trực tuyến để phát triển các hoạt động quảng bá, tiếp thị là

xu hướng của nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên toàn thế giới Doanh nghiệp có thể

tận dụng các hình thức quảng cáo hiệu quả trên Facebook từ miễn phí như tạo Fan Page,

kết nối Facebook với website công ty, … cho đến quảng cáo theo hình thức CPC hoặc

CPM

Ngoài Facebook, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các mạng xã hội khác như

Google+, Twitter, LinkedIn, hay các mạng xã hội trong nước như Zing Me, các diễn đàn

về du lịch v.v… để quảng bá thương hiệu, các hoạt động của doanh nghiệp và bán hàng

ngay trên các trang mạng xã hội này Tuy nhiên, cần lưu ý tính tương tác của mạng xã hội

để có một chiến dịch bài bản, hiệu quả và thu hút sự chú ý từ cộng đồng

Blog

Hiện nay, xu hướng sử dụng Blog và kết hợp cùng các Blogger nổi tiếng để quảng

bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị online đã không còn xa lạ với doanh

nghiệp trên thế giới Ví dụ về sự thành công của kế hoạch truyền thông online khi kết

hợp sức mạnh của Blog và Blogger chính là chiến dịch ““Công việc tốt nhất thế giới” đầy

sáng tạo ở Queensland, Australia Đây là chiến dịch thuộc ngành du lịch Queensland,

Australia được thực hiện bởi CumminsNitro- một công ty quảng cáo ở Melbourne,

Australia Chiến dịch này đã thành công vang dội, thu về tổng cộng 7 triệu lượt người

quan tâm, 34.000 video dài 1 phút từ 200 quốc gia, 200.000 blog và khoảng 43.000 bài

viết – một tỉ suất lợi nhuận rất cao trong ngành quảng cáo, số tiền thu về lên đến 150 triệu

USD so với 1 triệu USD chi phí bỏ ra

Youtube

Trang 16

Đây được xem là một trong những kênh thông tin đang được doanh nghiệp khai

phá, từ việc lập trang riêng miễn phí để tạo dựng và phát triển thương hiệu đến việc tham

gia quảng cáo trên Youtube với nhiều hình thức khác nhau

Search Engine

Các trang web cung cấp công cụ tìm kiếm khác như Yahoo, Altavista, Bing v.v…

cũng chiếm được tỷ lệ người truy cập cao Đặc biệt, khi mà hơn 98% người mua các sản

phẩm du lịch hiện nay đều tìm kiếm online trước khi chọn tour, thì Search Engine là một

công cụ doanh nghiệp không thể bỏ qua để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình

Email

Sử dụng email trong tiếp thị các sản phẩm du lịch sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận

với khách hàng với chi phí hợp lý, tiết kiệm nhiều thời gian và nhân lực so với gửi thông

tin trực tiếp đến khách hàng Tuy nhiên, để đảm bảo email marketing không quấy rầy và

bị khách hàng xem là các spam, thì nội dung email phải luôn mới mẻ, hấp dẫn và có ích

đối với khách hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Tóm lại, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và các xu hướng tiêu dùng

mới thông qua môi trường số, Internet Marketing sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần mang

đến sự thành công cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Vấn đề đặt ra là các doanh

nghiệp du lịch không nên áp dụng máy móc các hình thức tiếp thị trực tuyến, bởi so với

các hình thức tiếp thị truyền thống, thì hình thức Internet Marketing có những đòi hỏi về

mặt công nghệ cũng như kỹ thuật riêng Thêm nữa, các doanh nghiệp du lịch nên có

những nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn công cụ Internet Marketing

nào phù hợp với thực tiễn kinh doanh của mình để mang về hiệu quả kinh doanh như

mong đợi

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH

TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng du lịch tại Việt Nam

2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tác động

thúc đẩy ngành kinh tế phát triển

Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt, với diện tích 331.210km2, tổng chiều dài trên

3000km nằm dọc theo bờ biển Đông có tác động quan trọng trong xây dựng, phát triển

kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có nhiều ưu thế

trong khai thác các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch

Đối với tài nguyên thiên nhiên, nước ta có nhiều địa danh nổi tiếng như cao

nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu danh thắng Tràng An

(Ninh Bình), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình),… Nhiều khu dự trữ

sinh quyển của thế giới: Cát Bà (Hải Phòng), vườn Quốc gia rừng U Minh (Cà Mau), Phú

Quốc (Kiên Giang)… Với hệ thống các đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải

Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa),

Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)… thuận

lợi cho phát triển các loại hình du lịch thiên nhiên

Trên thực tế, du lịch Việt Nam đã hình thành những khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng

cấp quốc tế như Tuần Châu (Quảng Ninh), FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang

(Khánh Hòa), Mũi Né - Phan Thiết (Bình Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên

Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)… với dịch vụ tốt nhất thu hút khách trong nước

Trang 18

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

phong phú, đa dạng: theo thống kê cả nước có trên 44.000 địa danh, danh thắng và di tích

lịch sử được kiểm kê, trong đó có 62 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt,

3.174 di tích xếp hạng di tích cấp quốc gia, 7.848 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 7 di sản văn

hóa, danh thắng được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới Toàn quốc có 7.996

lễ hội các loại hình, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian chiếm 88,36% Ngoài ra, Việt Nam

còn là quê hương của những làn điệu dân ca như quan họ Bắc Ninh, bài chòi (liên khu 5),

hò ví giặm (Hà Tĩnh), ca trù, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử (Nam Bộ),

… Với vị trí địa lý và đặc điểm văn hóa đa dạng, phong phú, du lịch Việt Nam luôn là

điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế

Sau 30 năm đổi mới, ngành du lịch nước ta đã có những bước phát triển đạt được

thành tựu to lớn: lượng khách quốc tế tăng hơn 30 lần, tốc độ tăng ổn định, bình quân

khoảng 9 - 10%: năm 2011 số lượt khách quốc tế đến là 6 triệu, năm 2013 là 7,8 triệu,

năm 2014 có 7,87 Lượng khách du lịch nội địa tăng gấp 35 lần so với năm 1990 và có xu

hướng tăng mạnh từ năm 2011 đến nay: năm 2011 đạt khoảng 30 triệu lượt khách, năm

2014 là 38,5 triệu lượt Doanh thu từ du lịch năm 2000 là 17,4 tỷ VNĐ, đến năm 2013 là

200 ngàn tỷ VNĐ, tăng 11,5 lần và năm 2014 tăng 230 ngàn tỷ VNĐ, tăng 15% so với

năm 2013… Du lịch đóng góp 6% vào GDP tổng nền kinh tế trong nước

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phát triển, tính đến năm 2014, cả nước có

16.000 cơ sở lưu trú du lịch với trên 332.000 buồng, trong đó: 73 khách sạn 5 sao với

17.798 buồng, 189 khách sạn 4 sao với 22.745 buồng, 376 khách sạn 3 sao với 26.030

buồng Hiện cả nước có 1.456 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 13.000 doanh nghiệp

nội địa, trên 15.500 hướng dẫn viên du lịch và hàng chục ngàn thuyết minh viên tại các

điểm du lịch

Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, cùng với dân số trên 90 triệu người,

Việt Nam cần phát triển nền du lịch bền vững trong tương lai Phát triển du lịch bền vững

không chỉ tập trung vào bảo vệ môi trường, còn tập trung vào duy trì văn hóa địa phương

Trang 19

và đảm bảo phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham

gia

2.1.2 Định hướng và xu hướng phát triển du lịch tại Việt Nam

Xu hướng phát triển du lịch tại Việt Nam

Xu hướng di chuyển dòng khách du lịch toàn cầu: Khách du lịch đến và xuất phát

từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất và tiếp tục

tăng trong 02 thập kỷ tới, từ 204 triệu lượt năm 2010 lên đến 535 triệu lượt năm 2030, thị

phần toàn cầu tăng từ 22 % năm 2010 lên 30 % năm 2030 Đông Nam Á sẽ trở thành khu

vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt vào năm 2030 Đây

là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam để đón nhận dòng khách quốc tế đến khu vực ngày

càng tăng

Theo dự báo của Chiến lược lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 đề ra, năm 2020 Việt Nam sẽ đón 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế và

18 triệu lượt vào năm 2030 Theo đà tăng trưởng của năm 2013 (+10,6%) thì mục tiêu

10,5 triệu lượt sẽ đạt được vào năm 2016 (trước 4 năm) và đến 2020 sẽ đón 15 triệu lượt,

2030 sẽ đón 25 triệu lượt

Khách du lịch nội vùng đến các điểm đến gần tăng nhanh, khách đi du lịch lần đầu

ra nước ngoài thường đến các điểm đến gần, có sự tương đồng về văn hóa, dễ tiếp cận

Hàng không giá rẻ ngày càng phổ biến khiến các điểm đến trong khu vực càng dễ tiếp

cận

- Xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch: khách du lịch ngày càng có nhiều

kinh nghiệm, ngày càng hướng tới những giá trị thiết thực hơn Mục đích tham quan,

nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưu thế chính

Riêng đối với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đáng lưu ý là khách có mục

Trang 20

lịch ngày càng có ý thức về tác động của hành vi khi đi du lịch đối với môi trường và xã

hội Du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường đang trở thành xu hướng nổi trội,

ngày càng được quan tâm trong ý thức và nhu cầu của người tiêu dùng

Xu hướng khách du lịch hướng tới những hoạt động với những giá trị trải nghiệm

mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản),

giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và 14 công nghệ cao (tính hiện

đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến như trước đây

Định hướng phát triển du lịch tại Việt Nam

Theo Chiến lược lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 đề ra Phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính Ưu tiên phát triển 4 dòng

sản phẩm du lịch

+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, đảo cạnh tranh khu vực về nghỉ

dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, du lịch tàu biển Xây dựng khu du lịch biển có

quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp; bổ sung các sản phẩm du lịch thể

thao biển và sinh thái biển

+ Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm

hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết

hợp nghỉ tại nhà dân

+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá đa dạng sinh học,

hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn

+ Phát triển du lịch đô thị, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, lối

sống, sinh hoạt đô thị, kinh tế - xã hội đô thị; phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với

môi trường

+ Phát triển các loại hình du lịch mới: du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch du

thuyền, caravan, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp, du lịch vui chơi giải trí Khai

thác, phát triển mạnh các giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc Việt Nam, các giá trị văn hóa

nghệ thuật tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách

Trang 21

+ Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề; liên kết khu

vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết giữa du lịch với các ngành hàng không, đường

sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đa dạng

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng phù hợp với các dòng sản phẩm

ưu tiên theo vùng Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của 7 vùng du lịch

+ Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh

thái núi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với các sản phẩm du lịch

đặc trưng là di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng

+ Vùng Bắc Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là di sản thiên nhiên và di

sản văn hóa thế giới; di tích lịch sử cách mạng Việt Nam

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng

biển, đảo

+ Vùng Tây Nguyên gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái cao nguyên đất

đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số

+ Vùng Đông Nam Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch đô thị, du lịch

MICE và lịch sử cách mạng Việt Nam

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái

sông nước, miệt vườn

+ Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch vùng gồm các sản phẩm du lịch đặc thù, các

sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm du lịch bổ trợ

2.1.3 Thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các

lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn tạo nguồn thu, góp

phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như giao

thông, ăn uống, giải trí, thương mại và một số dịch vụ phụ trợ khác (thông tin liên lạc,

ngân hàng )

Trang 22

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng cao so với

cùng kỳ năm 2015 Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng số khách quốc tế đến Việt

Nam đạt 4.706.324 lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015; khách nội địa đạt

32,4 triệu lượt, trong đó khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước

đạt 200.339 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2015

Trong 6 tháng đầu năm 2016, đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã thu hút được sự

quan tâm của nhiều tập đoàn lớn, có thế mạnh về tài chính Ngành Du lịch đã chứng kiến

sự bùng nổ của nhiều dự án đầu tư có quy mô, tầm cỡ quốc tế: Tập đoàn VinaCapital,

Tập đoàn Gold Yield Enterprises; Công ty Cổ phần Him Lam; Tập đoàn Sun Group; Tập

đoàn FLC; Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường; Tập đoàn Mường Thanh…

Theo Báo cáo thường niên Travel & Tourism Economic Impact 2016 Viet Nam

(WTTC) của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới công bố hồi tháng 3/2016, tổng đóng

góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư

Trang 23

công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP) Trong đó, đóng góp trực tiếp của du

lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP)

Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián

tiếp) là hơn 6.035 triệu việc làm, chiếm 11,2% Trong đó, số việc làm trực tiếp do ngành

Du lịch tạo ra là 2.783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm) Đầu tư vào lĩnh vực du lịch

năm 2015 đạt 113.497 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng đầu tư cả nước

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, đến nay khả năng cạnh tranh của

ngành Du lịch nước ta vẫn còn thấp, thiếu những sản phẩm du lịch khác biệt; đầu tư phát

triển thiếu đồng bộ, chắp vá kể cả những địa bàn trọng điểm

Việt Nam cũng chưa có khu du lịch quốc gia, chưa có điểm du lịch quốc gia theo

đúng nghĩa và chưa có khu đô thị du lịch quốc gia theo tiêu chí của Luật Du lịch Việc

xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam còn rất hạn chế về cả kinh phí và nhất

là cách thức tổ chức thực hiện…

Đặc biệt, trước tình hình biến động của hiện tượng cá chết bất thường tại 4 tỉnh

miền Trung gây ra tâm lý e ngại đối với khách du lịch nội địa và quốc tế, ngành Du lịch

đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó, kịp thời chỉ đạo các địa phương có liên quan

triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại của doanh nghiệp và các cơ sở kinh

doanh dịch vụ du lịch Công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh lữ hành

được siết chặt và thực hiện nghiêm túc Quản lý tình trạng người nước ngoài lợi dụng vào

Việt Nam đi du lịch để tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép, gây mất an ninh trật

tự được tăng cường, chấn chỉnh kịp thời và xử lý theo quy định

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Du lịch vẫn còn một số tồn tại, hạn

chế cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới như: Cần tăng cường quản lý và kiểm

soát chất lượng dịch vụ, phương tiện phục vụ khách; Tình trạng người nước ngoài lợi

dụng vào Việt Nam du lịch để tổ chức kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên

người nước ngoài hoạt động “chui” tại một số địa bàn du lịch trọng điểm còn phức tạp,

chưa được xử lý nghiêm; Khả năng chủ động ứng phó với diễn biến bất thường tại một số

Ngày đăng: 18/05/2017, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w