0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Lưu trữ, vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (Trang 31 -33 )

Thực tế tại 1 số bệnh viện trên địa bàn tỉnh (khoảng 20%) mặc dù có khu lưu chứa chất thải nhưng không theo đúng qui định. Chất thải sinh hoạt sau mỗi lần thu gom

(vào lúc 6h và 17h mỗi ngày) sẽ được tập trung vào một dãy hành lang dọc lối đi lại của bệnh viện sau đó mới vận chuyển về nhà lưu chứa để công ty Công Trình Đô Thị vận chuyển đến nơi tiêu hủy cuối cùng (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Mang Yang.v.v.). Ở những bệnh viện khác (25%) các điểm lưu chứa chất thải được bố trí tại 1 khu đất trống bên trong khuôn viên bệnh viện (bệnh viện 211, 331, bệnh viện đa khoa thành phố Pleiku, bệnh viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng, bệnh viện Y Học Cổ Truyền). Một số bệnh viện do qui mô nhỏ, đất rộng nên thường đào hố sau bệnh viện và vận chuyển chất thải đổ vào hố chứ không có khu lưu chứa riệng biệt. Nhiều bệnh viện huyện bãi chứa chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân (bệnh viện đa khoa Đăk Đoa, bệnh viện đa khoa Ia Grai v.v.).

Vì không có khu lưu chứa riêng biệt hoặc có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhiều khi chất thải được vận chuyển ra khu tập kết rác nhưng công ty Công Trình Đô Thị chưa đến thu gom kịp sẽ có những nguy cơ rủi ro như: côn trùng xâm nhập, mùi, ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như cán bộ công nhân viên bệnh viện khi qua lại khu vực này.

Khoảng 45% bệnh viện bao gồm các bệnh viện trong khu vực thành phố và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã ký hợp đồng với Công Ty Công Trình Đô Thị đến thu gom những túi đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện và vận chuyển đến nơi tiêu hủy là các bãi rác công cộng của thành phố, của huyện (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện 211, bệnh viện 331, bệnh viên đa khoa thành phố Pleiku.v.v)

Còn lại 55% bệnh viện đào hố chứa rác thải sinh hoạt sau 1 thời gian khi rác thải đầy sẽ tiến hành thiêu đốt ngoài trời hoặc chôn lấp.

Đối với chất thải y tế sau khi được thu gom từ các khoa phòng sẽ được tiêu hủy ngay bằng cách đào hố chôn lấp (80%) hoặc thiêu đốt trong các lò đốt chất thải bệnh viện (20%).

Cả nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên công ty Công Trình Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại.

4.3. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế4.3.1. Chôn lấp 4.3.1. Chôn lấp

Đa số các bệnh viện trong tỉnh do xây dựng đã lâu, với qui mô nhỏ và không đủ kinh phí để lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải y tế. Công ty Công Trình Đô Thị lại từ chối ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế vì không có hệ thống tiêu hủy. Vì vậy phương pháp xử lý chất thải nguy hại chung là thiêu đốt thủ công (vào mùa khô) và chôn lấp (vào mùa mưa). Do diện tích đất rộng, bệnh viện đã sử dụng để chôn lấp chất thải y tế. Bệnh viện sẽ dành ra một khu đất trống phía sau khuôn viên bệnh viện để chôn lấp chất thải. Tại đây chất thải sẽ được cho vào hố và sau một thời gian khi hố đầy sẽ

được lấp đất lên và tiếp tục đào hố khác. Vào mùa mưa hố sẽ được đào sâu hơn và lấp lớp đất dày hơn.

Chất thải được chôn lấp không theo một qui trình công nghệ nào, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm.

Địa điểm chôn lấp chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân. Không có khoảng cách ly an toàn, dễ ảnh hưởng đến bệnh nhân, người nhà cũng như cán bộ nhân viên bệnh viện.

4.3.2. Thiêu hủy

Trên địa bàn tỉnh, ngoài những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được nâng cấp xây dựng mới lại trong những năm gần đây đã có những đầu tư để xây dựng khu lưu chứa chất thải, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế do Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ và Thiết Bị Công Nghiệp của trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt để xử lý chất thải rắn, lỏng của bệnh viện. Toàn tỉnh hiện có 4 bệnh viện đã đầu tư lắp đặt hệ thống lò đốt chất thải y tế chiếm tỉ lệ 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa An Khê, bệnh viện đa khoa Ayunpa với công suất thiết kế 40 kg/h, bệnh viện Mang Yang với công suất thiết kế 20 – 30 kg/h do Hàn Quốc chế tạo). Chất thải y tế sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt trong lò kín, sử dụng lò đốt 2 buồng. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiên liệu sử dụng để đốt là khí gas tạo ra nhiệt độ khá cao 12500C. Khói độc hữu cơ được đốt 2 lần tạo điều kiện cho chúng chuyển hóa thành những chất vô hại cho con người.

Nhưng hiện nay lò đốt của bệnh viện đa khoa tỉnh bị hỏng từ tháng 9 đến nay vẫn chưa được đầu tư sữa chữa nên bệnh viện phải đốt chất thải y tế tại một góc phía sau bệnh viện. Trong quá trình đốt thủ công bằng dầu gây ra khói bụi, mùi khét rất khó chịu phát tán ra không chỉ trong khuôn viên bệnh viện mà còn lan ra cả khu dân cư lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và cả khu dân cư xung quanh bệnh viện.

Hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thể tóm tắt theo biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (Trang 31 -33 )

×