kinh nghiệm hay hay hay hay hay hay rất hay và rất có ích với nhiều người các bản tải xuống để ủng hộ mình nha thank you :)),... dạy học văn lớp 6 rất cần kinh nghiệm này nếu không có là tạch...ahihi. dùng cho tất cả các chương trình cả thí điểm lẫn đại trà
Trang 1KINH NGHIỆM:
RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 6
I : PHẦN MỞ ĐẦU
1-Lý do chọn đề tài
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan
trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông Hiện naycác nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp làmột trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ
mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học
Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhậnthông tin, thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ,truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường Đặcbiệt là kĩ năng viết mà trong đó văn tự sự là một trong những thể văn quantrọng xuyên suốt cấp học THCS
Bài tập làm văn nói chung và bài tập làm văn tự sự nói riêng ở lớp 6 làsản phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng tiếp nhận trongquá trình học tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mỹ cảmcho học sinh Kết quả cuối cùng của dạy tập làm văn là hiệu quả của nhữngbài văn Do nhận thức của học sinh lớp 6 vẫn là tư duy cụ thể, khả năng diễnđạt của các em còn hạn chế, vì vậy, Tập làm văn là môn học khó học đối vớihọc sinh, khó dạy đối với giáo viên
Để có bài văn tự sự có kết quả tốt, chúng ta cần có phương pháp dạy họcphù hợp theo nội dung, yêu cầu của từng bài, nhằm giúp học sinh rèn luyện
bộ óc, phương pháp suy nghĩ, kĩ năng quan sát, tư duy, sáng tạo và cuối cùng
là kĩ năng diễn đạt cho các em Bồi dưỡng cho các em kĩ năng làm bài văn tự
sự tốt, lột tả được vẽ đẹp nội dung mang tính hiện thực, giúp các em tự tinhơn với khả năng quan sát, nhìn nhận của mình Đó cũng chính là mục tiêucủa mỗi giáo viên trong dạy học văn tự sự
Từ những vấn đề trên , tôi nhận thấy việc việc tìm ra biện pháp để rènluyện kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết Chính vìvậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn tìm tòi và rút ra những kinh nghiệmtrong việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình SGK ngữ văn THCS, đểphần nào giúp học sinh có những kĩ năng trong việc tạo lập văn bản tự sự nóichung và bài văn kể chuyện đời thường nói riêng nên tôi đã lựa chọn đề tài:
“Rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trong phân môn Tập làm văn 6”.
Trang 22.Mục đích :
Dạy học theo quan điểm tích hợp đang là vấn đề mang tính cấp thiếtđược nhiều người quan tâm, nhất là phần tập làm văn ở chương trình THCS Trong kinh nghiệm này, tôi muốn tìm hiểu một thể loại quan trọng nhất củatập làm văn THCS, đó là văn tự sự Mong muốn của tôi là tìm ra giải pháp tốtnhất để giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập phần văn tự sự lớp 6 đồngthời tạo cơ sở thuận lợi cho việc học thể loại văn này ở các năm tiếp theo
3 Thời gian ,địa điểm
Sau gần hai năm nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ vănlớp 6 (từ năm học 2011-2012;2012-2013) ở trường T.H.C.S Quảng Chính tôi
đã mạnh dạn, chú trọng rèn kĩ năng viết văn tự sự cho các em học sinh thôngqua các tiết Tập làm văn
4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Kinh nghiệm này góp phần nâng cao chất lượng dạy–học tập làm văn ởtrường T.H.C.S Quảng Chính nói riêng, đồng thời có thể áp dụng với cáctrường khác trên địa bàn huyện Hải Hà có cùng đối tượng học sinh
II- PHẦN NỘI DUNG Chương I: Tổng quan
1- Cơ sở lí luận
Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự trong chương trìnhNgữ văn THCS là giúp cho học sinh có được kĩ năng sử dụng Tiếng Việttương đối thành thạo trong việc tạo lập văn bản tự sự Đây cũng là sự cụ thểhoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết vào thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ởtrường phổ thông Thực hiện tốt trọng tâm đưa ra cũng chính là thay đổi cáchdạy theo xu hướng quốc tế, góp phần làm cho chất lượng giáo dục ngày càngđược nâng cao
2- Cơ sở thực tiễn
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu việc giúphọc sinh học tốt các phân môn của bộ môn Ngữ văn như học tốt Văn, TiếngViệt, hay Tập làm văn ở tất cả các khối lớp Việc rèn kĩ năng viết văn cho họcsinh đã được nhiều giáo viên nghiên cứu và đề cập đến trong các chuyên đềnhư: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, rèn kĩ năng viết văn miêu tả Còn trong
đề tài này bản thân tôi muốn tìm hiểu để tìm ra một số giải pháp để giúp việcviết văn tự sự của học sinh, nhất là học sinh lớp 6 được hiệu quả hơn
Trong sinh hoạt học đường, chúng ta không có tham vọng đào tạonhững nhà văn, nhưng ít ra cũng luyện cho các em học sinh diễn đạt được ýmình một cách gãy gọn và trôi chảy, có thể truyền đạt một cách hoàn hảo ýtưởng của mình là chìa khoá để thành công trong cuộc sống Vấn đề quantrọng cần phải giải quyết khi hướng dẫn các giờ Tập làm văn cho các em họcsinh lớp 6 là tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng viết kiểu bài văn tự sự vừađược học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực vớicuộc sống hàng ngày
Trang 3Chương II :Nội dung
2.1 Thực trạng của vấn đề:
a, Về phía giáo viên
Qua quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp ở tiết Tập làm vănnói chung, các tiết dạy về văn tự sự lớp 6 nói riêng tôi nhận thấy còn một sốtồn tại sau:
- Sự nhiệt tình của một số giáo viên đối với phân môn Tập làm vănchưa cao
- Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung và chương trình SGK
- Chưa nghiên cứu kĩ phương pháp dạy văn tự sự cũng như trau dồi chomình một vốn hiểu biết phong phú, đa dạng vừa về lí luận vừa về hiện thựccuộc sống
- Chưa chú trọng rèn những kĩ năng cơ bản khi viết văn tự sự cho nêncác em học sinh chưa vận dụng thành thạo các thao tác cơ bản khi viết mộtbài văn tự sự
b, Về phía học sinh
Đối với học sinh lớp 6, là đối tượng mới chuyển từ bậc học Tiểu họclên bậc học Trung học cơ sở nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lĩnh hộitri thức Chính vì vậy, trong bài làm của học sinh thường mắc nhiều lỗi về cảnội dung và hình thức
- Bài làm không có bố cục rõ ràng, trình bày lộn xộn Việc chia táchcác đoạn thiếu chính xác, thậm chí một số bài không chia đoạn
- Bài làm chỉ nêu ra được các sự việc, chứ chưa xâu chuỗi thành cốttruyện; chưa có những tình tiết hấp dẫn nên chưa làm nổi bật được ý nghĩacủa truyện; các chi tiết trong truyện không có sự chọn lọc nên có nhiều chi tiếtthừa, không tạo được tình huống hấp dẫn cho truyện
- Một số bài làm lạc đề, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dungcủa đề
- Sử dụng ngôi kể, lời kể chưa phù hợp và chưa có hiệu quả trong việcthể hiện chủ đề
- Bài làm còn thiếu tính sáng tạo, thiếu sức truyền cảm, chưa gây được
Trang 4Theo tôi nguyên nhân của thực tiễn trên là do:
a) Về phía giáo viên:
Hầu hết, khi dạy văn tự sự lớp 6 giáo viên chỉ có con đường duy nhất làhình thành hiểu biết về lí thuyết thể văn, các kĩ năng làm bài là qua phân tíchngữ liệu Thậm chí để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chấtlượng bài kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh đọc thuộc một số bàimẫu để khi gặp một đầu bài tương tự, các em cứ thế chép ra Vì vậy, dẫn đến
tình trạng cả thầy và trò bị lệ thuộc vào “mẫu”, không thoát khỏi “mẫu”…
Nhìn chung, giáo viên chưa thực sự rèn cho học sinh các kĩ năng làm bài: kĩnăng x©y dùng nh©n vËt, cèt truyÖn, t×nh huèng còng nh viÖc lùa chän ng«i kÓ
vµ tr×nh tù kÓ cho phï hîp
b) Về phía học sinh:
- Không đọc kĩ đề trước khi làm bài
- 100% học sinh được hỏi đều trả lời là ngại làm dàn bài trước khi viết
- 95% học sinh lập dàn bài không đạt yêu cầu, thậm chí có em khôngbiết lập dàn bài
- 90% không lập dàn bài trước khi viết bài
- Bắt chước, sao chép những bài văn mẫu
- Không xác định được ý nghĩa cho câu chuyện của mình
- Chương trình Ngữ văn lớp 6, kiểu văn bản tự sự được bố trí trong học
kì I với 22 tiết, gồm 3 kiểu bài:
+ Tìm hiểu chung về văn bản tự sự
+ Thực hành nói văn bản tự sự
+ Thực hành viết văn bản tự sự
- Văn tự sự được bố trí ở những tiết cụ thể sau:
Tiết 11-12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Tiết 14 Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Tiết 15-16 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Tiết 17-18 Viết bài tập làm văn số 1
Tiết 23 Trả bài tập làm văn số 1
Tiết 29 Luyện nói kể chuyện
Tiết 33-34 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Tiết 36 Thứ tự kể trong văn tự sự
Tiết 37-38 Viết bài tập làm văn số 2
Tiết 43 Luyện nói kể chuyện
Tiết 47 Trả bài tập làm văn số 2
Tiết 48 Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thườngTiết 49-50 Vết bài tập làm văn số 3
Tiết 53 Kể chuyện tưởng tượng
Trang 5Tiết 58 Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Tiết 66 Trả bài tập làm văn số 3
*) Thứ hai: Nắm được đặc điểm và yêu cầu của văn tự sự ở lớp 6
+) Đặc điểm của bài văn tự sự:
1 Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
2 Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kểvắng mặt
+) Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6:
1 Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sựviệc có ý nghĩa
2 Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng (theo kếtcấu 3 phần của bài tự sự)
*) Thứ ba: Một số lưu ý về cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp với dạng bài
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viếtbài cho phù hợp Dưới đây là một vài gợi dẫn
1 Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng
2 Với dạng bài: Kể về người
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc,những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào Giới thiệu về hìnhdáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tảnhân vật đó
3 Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn
4 Với bài: Kể chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ
Trang 6*Cách làm:
- Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trongkhông gian cụ thể như thế nào?
*) Thứ tư: Nhận thức rõ mục đích, yêu cầu tự sự và xác lập hướng triển khai ý chính, chủ đề của văn bản.
Cái quan trọng của làm văn kể chuyện là phải làm sao để “có chuyện”,
nghĩa là phải có cốt truyện, hoặc ít nhất thì cũng phải có tình tiết, tình huống
và có ý nghĩa, tức là truyện phải nói được một điều gì đó có ý nghĩa mới mẻđối với người đọc Vì vậy, làm bài văn tự sự trước hết phải xác định ý nghĩa,chủ đề cho văn bản truyện sẽ viết Vậy, phải làm thế nào để học sinh làmđược điều này?
Bước vào lớp 6, học sinh được tiếp xúc với những văn bản tự sự có kếtcấu rõ ràng và đơn giản Đây chính là bước đầu để học sinh làm quen với thểloại này Qua các tiết Đọc – hiểu văn bản, học sinh đã nhận biết được ý nghĩacủa các văn bản Đó thường là sự ca ngợi hay lên án, sự yêu hay ghét, …Cần
cho học sinh hiểu rằng: ý nghĩa của truyện không phải là điều mà người viết nói toạc ra, mà đó là điều mà người đọc tìm thấy qua các chi tiết, các tình huống, các nhân vật trong chuyện Từ đó, học sinh sẽ thấy được thế mạnh của
văn học Và điều mà văn bản tự sự phải đạt tới là sự hấp dẫn, lôi cuốn ngườiđọc, người nghe, để người đọc người nghe cảm nhận một cách sâu sắc và
thấm thía tư tưởng của tác giả Chẳng hạn, trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A.Puskin, tác giả không hề dùng từ “tham lam”, hay “bội
bạc” để nói về mụ vợ ông lão, nhưng người đọc lại cảm nhận được điều đó
một cách sâu sắc, thấm thía qua nghệ thuật xây dựng tình huống lặp lại có chủ
ý và tăng tiến của tác giả Hay trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, qua những
lần thử thách của Thạch Sanh, người đọc cảm nhận được phẩm chất của cácnhân vật, qua đó truyện thể hiện ý nghĩa ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, nhânđạo, yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta thông qua hình ảnh Thạch Sanh;đồng thời, truyện cũng lên án những kẻ cơ hội, vong ân bội nghĩa thông quanhân vật Lí Thông…Qua phần đọc hiểu các văn bản trong sách giáo khoa,giáo viên cần nhấn mạnh những nghệ thuật kể chuyện có trong văn bản, như:lựa chọn ngôi kể, tạo tình huống, xây dựng nhân vật, chọn lọc chi tiết…đểhọc sinh có thể vận dụng khi viết bài văn tự sự
Cần cho học sinh thấy rằng một chủ đề nhưng có thể có nhiều cách thểhiện, nghĩa là một yêu cầu của đề sẽ có nhiều cách kể khác nhau Ví dụ: cùngnói về sự tham lam và sự trả giá do tính tham lam nhưng trong truyện cổ tích
“Cây khế” (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) và trong truyện “Phần thưởng” của Lép Tôn – xtôi lại có những cách thể hiện khác nhau Nhận biết
được điều này học sinh có thể thoát li được những bài văn mẫu để sáng tạo ranhững câu chuyện hấp dẫn
Trang 7Đối với học sinh lớp 6 thì việc nhận ra chủ đề mà đề bài yêu cầu làkhông khó, bởi điều này thường được gợi ý cụ thể trong đề bài Cái quantrong là cần hướng học sinh triển khai các ý chính và chủ đề đó như thế nào.
Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu “Kể về một việc làm tốt em đã làm”, giáo
viên cần hướng cho học sinh hiểu rằng: qua câu chuyện kể phải làm toát lênđược bài học về nhận thực Đứng trước một yêu cầu như vậy, thường học sinh
sẽ nghĩ đến những việc lớn, những điều mà các em ở ngoài xã hội hay trêncác phương tiện thông tin, thậm chí là những điều không phù hợp với lứa tuổi,như là cứu người bị chết đuối, băng ra trước đầu xe đề cứu người…Chínhđiều này đã làm cho câu chuyện thiếu tự nhiên, chân thật và không thuyếtphục được người đọc Khi gặp kiểu bài như vậy, giáo viên cần hướng họcsinh kể những hành vi nhỏ, phù hợp với lứa tuổi nhưng rất giàu ý nghĩa đốivới mọi người, nhất là lứa tuối của các em Các hành vi có thể kể như: nhặtcái đinh, dọn một hòn đá, nhặt một nhành cây giữa đường…, tuy nhỏ nhặtnhưng hoàn toàn có thể làm toát lên bài học nhận thức: những việc nhỏ nhặtnhiều khi lại thể hiện được bản chất của con người; hoặc: Lòng tốt của conngười không phải chỉ bộc lộ qua những hành động và việc làm to tát, ghê gớm
mà còn bộc lộ ngay trong cả những việc làm, hành vi cụ thể, nhỏ nhặt
Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh, đặc biệt là học sinh khá, giỏi thấyrằng: trong một văn bản tự sự có thể hướng tới nhiều ý nghĩa, chủ đề Chẳng
hạn, trong truyện “Thạch Sanh”, tác giả dân gian vừa ca ngợi người dũng sĩ
với những phẩm chất quí báu: thật thà, chất phác; dũng cảm và tài năng; lòngnhân đạo và yêu hoà bình Nhưng chuyện cũng đồng thời lên án những kẻ cơhội, vong ân bội nghĩa
Trên thực tế, trong một số bài làm của học sinh cũng có đề cập đếnnhiều ý nghĩa, nhiều chủ đề, nhưng thực chất đó thường là sự vô tình, sự ngẫunhiên mà thôi Chính vì vậy mà mọi thứ hết sức mờ nhạt, không rõ nét dẫnđến kém hiệu quả khi thể hiện ý nghĩa, chủ đề của câu chuyện Vì thế, việchướng cho học sinh hiểu được trong văn bản tự sự có thể một lúc đề cập tớinhiều ý nghĩa, chủ đề Tất nhiên là những ý nghĩa, chủ đề này phải thốngnhất
Như vậy, bước đầu tiên này là hết sức quan trong bởi nó giúp học sinhđịnh hướng cho bài làm của mình
*) Thứ năm: Xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết cho văn bản tự sự.
Trong một văn bản tự sự, có thể không có cốt truyện với đầy đủ ý nghĩacủa nó Nhưng bao giờ cũng phải có sự kiện, tình tiết hoặc tình huống Vậy,
để có một văn bản tự sự thì một trong những điều cần thiết là phải xây dựngđược cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết sao cho phù hợp thì mới cóthể diễn đạt tư tưởng của người kể một cách hấp dẫn và có hiệu quả Tuynhiên đây không phải là việc mà học sinh nào cũng có thể làm được
Để xây dựng được cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết cho vănbản tự sự , cần lưu ý các điểm sau:
Trang 8Trước hết cần giúp học sinh hiểu thế nào là cốt truyện? Thế nào là tìnhhuống truyện? Thế nào là tình tiết truyện?
Khi học sinh đã nhận biết được những yếu tố trên, giáo viên cần giúphọc sinh biết cách lựa chọn và tổ chức, tạo lập một cách phù hợp nhằm bộc lộchủ đề một cách đầy đủ, sáng rõ và sâu sắc nhất
Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu “Kể về một việc tốt em đã làm”, học sinh có thể lựa chọn chủ đề “nhặt được của rơi trả người đánh mất” và xây dựng
một cốt truyện kiểu như: trên đường đi học, nhặt được một ví tiền và tìm cáchtrả cho người bị mất Đây là một vấn đề mang ý nghĩa giáo dục, nhưng khi đãmang nó vào văn thì phải có sức lôi cuốn người đọc Những ý nghĩa củatruyện phải đến với độc giả một cách tự nhiên và hấp dẫn, chứ không phải lànhững lời giáo huấn khô khan Muốn vậy, truyện phải có những tình huống,tình tiết thật sự hấp dẫn Thông thường học sinh ít tạo tình huống, tình tiết nêntruyện đọc xong mà cứ trôi tuồn tuột, chẳng đọng lại chút gì Các em chỉ chútrọng vào sự việc và cốt truyện mà quên đi việc tạo ra tình huống, tình tiết chocâu truyện Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách xâydựng tình huống, tình tiết nhằm tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện Chẳng hạnnhư với đề bài này, cần hướng cho học sinh dẫn dắt chuyện kiểu như: người
kể giới thiệu mình là một học sinh có hoàn cảnh hết sức khó khăn và đang rấtcần tiền, trên đường đi học, nhìn thấy ví tiền thì phải đấu tranh tư tưởng (trảhay không trả?), khi đến trường đúng vào buổi chào cờ, cô Tổng phụ trách
phát động phong trào “Đội viên thi đua làm nhiều việc tốt”, sau đó đi đến
quyết định là tìm cách trả lại cho người bị mất Cách đưa vào cốt truyệnnhững tình huống, tình tiết trên, sẽ tạo cho ý nghĩa của truyện trở nên sâu sắc
hơn, bởi nhân vật “tôi” – người đang kể về mình có hoàn cảnh hết sức khó
khăn và đang rất cần tiền mà lại trả lại tiền cho người đánh mất thì đó quả làmột việc làm hết sức ý nghĩa và đáng khâm phục
Cốt truyện, tình huống, tình tiết phải có sự vận động, phát triển, sao cholôgíc, hợp lí Nghĩa là các yếu tố này phải tập hợp, xâu chuỗi liên kết mọi chitiết lại với nhau; không có chi tiết thừa, kể cả những chi tiết nhỏ nhất
Giáo viên cần cho học sinh biết rằng tính hợp lí của các yếu tố tạo nêncâu truyện còn được thể hiện ở việc người kể chuyện biết tôn trọng tâm lí,quan niệm của mọi người Trong bài làm cần nói lên được những điều có ýnghĩa giáo dục đối với con người trong cuộc sống Bài làm cần có sự sáng tạonhưng sự sáng tạo đó phải phù hợp với tâm lí, quan niệm và những phạm trù
đạo đức của con người Tránh việc sáng tạo kiểu “nổi loạn” gây nên sự phản
cảm cho người đọc
*) Thứ sáu: Xây dựng nhân vật.
Văn tự sự chính là kể chuyện – kể chuyện đời, chuyện người Do đónhân vật là là một trong những yếu tố quan trọng trong bài văn tự sự, không
có nhân vật là không có người thực hiện các sự việc, sự việc không vận độngnghĩa là không có chuyện Chính vì vậy, việc xây dựng nhân vật là hết sứcquan trọng Muốn xây dựng được nhân vật, trước hết học sinh phải có nhữnghiểu biết cơ bản về nhân vật trong văn bản tự sự
Trang 9Nhân vật trong văn bản tự sự dùng để chỉ:
- Những người có tên cụ thể bình thường: như Lê Lợi, Lê Thận trong
truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.
- Những người có cái tên “ước lệ”: ông lão đánh cá, mụ vợ (“Ông lão đánh cá và con cá vàng” – A.Pu-skin)
- Những nhân vật có thể mang lốt vật, muông thú, cây cỏ hay lốt củanhững sinh thể hoang đường : đại bàng, chằn tinh trong truyện cổ tích
“Thạch Sanh”.
- Nhân vật là người kể chuyện xưng “tôi”.
Khi xây dựng nhận vật cần lưu ý các điểm sau:
- Tên của nhân vật: Tên của nhân vật mách bảo cho ta biết nhiều điều
về chính nhân vật đó:
+ Với học sinh lớp 6, đề thường yêu cầu kể những câu chuyện các em
đã chứng kiến, hoặc đã trải qua Chính vì vậy, các nhân vật trong câu chuyệnthường mang những cái tên thật ở ngoài đời Nhưng trong thực tế thì các nhậnvật trong các tác phẩm văn học những cái tên ít khi mang tính ngẫu nhiên, màthường mang ý đồ của tác giả Chẳng hạn, nhân vật có cái tên là Ngỗ trong ví
dụ ở bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6- Tập I.)- cái
tên đó dường như đã nói lên phần nào tính cách của nhân vật trong truyện.Giáo viên cần cho học sinh thấy được tác dụng của việc làm này, để các em
có ý thức lựa chọn cho mình những cái tên phù hợp với nhân vật Cần rèn chocác em sự gọt rũa kĩ càng khi xây dựng nhân vật, để từ một chuyện có thật,các em biết chắt lọc, biết thêm bớt các chi tiết cho phù hợp với nội dung tưtưởng cần biểu đạt Bởi truyện hay đâu phải chỉ là chân thực mà còn phải hấpdẫn và giàu ý nghĩa
+ Tên nhân vật là những cụm từ nói rõ nghề nghiệp, giới tính, tiểu sửhay thậm chí là đặc điểm nổi bật của nhân vật dùng để thay cho tên riêng Vídụ: thầy bói, người quản voi, chàng ngốc, ông lão đánh cá, viên quan…
+ Cách xưng hô đối với nhân vật của người trần thuật hay của chínhmột nhân vật khác trong tác phẩm là biểu thị một thái độ, lập trường Ví dụ:anh, chị, hắn, mụ…
- Ngoại hình, trang phục của nhân vật: Trong văn tự sự, khi kể về mộtngười nào đó thường được hiện lên qua những chi tiết miêu tả nhân vật Đây
là điều ít thấy trong các truyện dân gian Trong truyện hiện đại, nếu những chitiết này được thể hiện thành công thì sẽ rất có hiệu quả trong việc xây dựngnhân vật, cũng như thể hiện chủ đề của câu chuyện Trong chương trình Ngữvăn 6, các em chủ yếu được tiếp xúc với các văn bản truyện dân gian nên ít cóđiều kiện tìm hiểu giá trị của những chi tiết về ngoại hình Nhưng qua các tàiliệu, đặc biệt là qua việc xem phim, đọc truyện tranh, các em cũng phần nàohình dung được các tuyến nhân vật khác nhau thì thường có ngoại hình, trangphục khác nhau Từ việc liên hệ thực tế này, giáo viên có thể bước đầu hướngdẫn cho học sinh xây dựng nhân vật qua các chi tiết ngoại hình, trang phục
- Ngôn ngữ của nhân vật: Trong khi kể chuyện, các em đã biết dựngnhững đoạn đối thoại và độc thoại Đây hoàn toàn là do nhu cầu tự nhiên khi
Trang 10kể chuyện, hoặc do các em bắt chước ở những câu chuyện trên sách, báo.Giáo viên cần uốn nắn để các sử dụng một cách có ý thức, bởi đó là điều rấtcần thiết trong khi kể chuyện Và qua đó, ngôn ngữ nhân vật được bộc lộ Cầnhướng học sinh sử dụng ngôn ngữ cho nhân vật phải phù hợp tính cách củanhân vật đó.
- Tâm lí của nhân vật: Đây là điều hoàn toàn vắng mặt trong các tácphẩm truyện dân gian Trong chương trình Ngữ văn 6 cũng chưa yêu cầu họcsinh thực hiện điều này khi kể chuyện Nhưng theo tôi đó là một điều hết sứcquan trọng và học sinh có thể làm được Trong thực tế, nhiều học sinh đãmiêu tả được tâm lí của nhân vật trong một số tình huống truyện Chính vìvậy, giáo viên có cơ sở để hướng dẫn cho học sinh thực hiện điều này, tấtnhiên là mức độ đơn giản Giáo viên chỉ cần cho học sinh nhận thấy rằngđứng trước một sự việc thì thượng nhân vật sẽ nảy sinh các ý nghĩ, những đắn
đo, suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng…Ví dụ: khi kể nỗi khổ của một người ăn xin,người kể sẽ thể hiện niềm thương cảm, lòng trắc ẩn…hay khi đứng trước một
chiếc ví đầy tiền của người khác đánh rơi thì phải đấu tranh tư tưởng “trả hay không trả?”…
- Hành động của nhân vật: Là yếu tố cơ bản của nhân vật Hành động ởđây chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đờisống và trong các quan hệ ứng xử Thông qua hành động, tính cách của nhânvật được thể hiện rõ nét Cũng nhờ hành động của nhân vật mà tiến trình câuchuyện được đẩy tới, cốt truyện có được sự hoàn chỉnh theo ý muốn củangười kể Cần lưu ý học sinh là những việc làm của nhân vật chỉ thực sự cótác dụng khi nó tập trung làm nổi bật tính cách của nhân vật, góp phần vàoviệc thể hiện chủ đề của truyện
Trên đây là những yếu tố cần thiết khi xây dựng nhân vật Muốn xâydựng thành công nhân vật, người kể cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa cácyếu tố trên, bởi giữa các yếu tố đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau
*) Thứ bảy: Chọn trình tự kể, ngôi kể cho phù hợp.
Về trình tự kể trong sách giáo khoa đã trình bày khá rõ Nhưng, vấn đềquan trọng là mọi lựa chọn phải có dụng ý, phải nhằm đạt một hiệu quả nhấtđịnh
Ví dụ:
Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, tác giả A.Puskin đã
lựa chọn thứ tự thuận chiều thời gian Đó là trình tự tăng dần của lòng thamngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão đánh cá và cuối cùng bị trả giá Thứ tự
kể này rất có ý nghĩa trong việc tố cáo và phê phán Nếu không tuân theo thứ
tự này thì sẽ không thể làm nổi bật ý nghĩa của truyện
Trong truyện kể về thằng Ngỗ ở ví dụ phần I.2, bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”, tác giả đã kể theo trình tự đảo chiều thời gian: bắt đầu từ hậu quả
xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân Cách kể này cho ta thấy nổi bật ý nghĩacủa một bài học
Giáo viên cần lưu ý học sinh là cho dù kể ngược thì cũng rất cần cócách kể theo thứ tự tự nhiên trong các sự việc của truyện
Trang 11Về ngôi kể với học sinh lớp 6, giáo viên chỉ cần cho các em nắm chắchai ngôi kể đã trình bày trong sách giáo khoa Vấn đề là phải giúp học sinhbiết lựa chọn ngôi nào cho phù hợp với câu truyện mình kể Chẳng hạn, nếu
kể về những câu chuyện cần phải bộc lộ nội tâm của nhân vật thì nên chọnngôi kể thứ nhất, bởi không ai hiểu mình bằng chính mình Còn nếu kể vềnhững tấm gương, những việc tốt… thì nên chọn ngôi kể thứ ba, vì như thế sẽkhách quan hơn, người nghe sẽ dễ dàng tin vào điều đã kể
*) Thứ tám: Tích luỹ và lựa chọn chi tiết.
Trong văn tự sự chi tiết rất quan trọng Tất nhiên, chi tiết sử dụng trongvăn tự sự thì rất nhiều Nhưng không phải mọi chi tiết đều có giá trị như nhau;cho nên, cần phải biết chọn lọc, chăm chút những chi tiết có giá trị thông tin,thẩm mĩ cao
Từ những tác phẩm cụ thể đã học, học sinh bước đầu nhận biết đượcnhững chi tiết có giá trị, từ đó các em có thể chọn lọc được những chi tiết cógiá trị cho văn bản của mình
Ví dụ:
Đề yêu cầu “Kể về một lần mắc lỗi” Với đề bài này, học sinh có thể
chọn vô số chuyện Nhưng nếu đọc kĩ bài của các em thì sẽ thấy ít em chọnđược được những chi tiết thực sự có giá trị Thông thường, các em chỉ chú ývào cốt truyện mà quên đi việc lựa chọn các chi tiết Vì vậy, giáo viên cầnhướng dẫn và gợi ý để các em có thể đưa được những chi tiết thực sự có giátrị vào bài làm của mình Chẳng hạn, ở đầu truyện, các em phải có những chitiết giới thiệu về nhân vật, bởi điều này hết sức quan trọng vì nó là nguyênnhân của các sự việc sau Ví dụ: Kể về chuyện mình vô tình xúc phạm bạn
Với nội dung này, người làm cần giới thiệu: Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả Trong lớp, tôi là một học sinh gương mẫu nên được bầu làm tổ trưởng Tổ tôi luôn có thành tích thi đua cao nhất lớp Bỗng xuất hiện một bạn từ nơi khác chuyển đến, ăn mặc nhếch nhác, lôi thôi, hay đi học muộn, làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ Một lần không kìm chế được, tôi
đã nặng lời với bạn; bạn chỉ im lặng Hôm đó cô giáo cho biết bạn ấy có hoàn cảnh rất khó khăn – nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ phải đi bán hàng rong, mấy bữa nay lại ốm phải nằm viện Nghe xong, tôi đã hiểu vì sao bạn ấy lại
ăn mặc như vậy và lại phải đi muộn Tôi chưa kịp nói lời xin lỗi thì bạn ấy đã phải chuyển về quê học…Trong câu chuyện này, những chi tiết giới thiệu là hết sức quan trọng Bởi vì, nhân vật “tôi” là con gia đình khá giả, muốn gì
được nấy thì làm sao thấu hiểu được nỗi khổ của người khác Và vì nhân vật
“tôi” rất có trách nhiệm với tổ nên mới có những lời lẽ xúc phạm bạn khi bạn
làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến
lỗi lầm của nhân vật “tôi” Khi kết thúc truyện, nếu người kể để cho nhân vật
“tôi” xin lỗi người bạn kia và họ trở thành đôi bạn thân thì chuyện vẫn có ý
nghĩa, nhưng cách kết thúc đó sẽ không để lại dư âm bằng cách như câu
chuyện đã kết thúc, bởi để người bạn kia chuyển trường và nhân vật “tôi” chưa kịp nói lời xin lỗi thì sẽ khiến nhân vật “tôi” day dứt bởi việc làm của
mình, điều đó sẽ có sức lay động lòng người
Trang 12Trong khi kể chuyện, nhiều học sinh chỉ kể ra sự việc chính củachuyện, mà quên đi việc kể sự việc đó xảy ra như thế nào Thực ra, điều nàykhông khó đối với học sinh, vì những câu chuyện các em kể thường là nhữngchuyện các em đã chứng kiến nhưng vì các em không biết cách thể hiện nó
mà thôi Để học sinh có ý thức sử dụng các chi tiết khi kể việc, giáo viên cầnđưa ra những ví dụ để học sinh thấy được việc cần thiết của việc sử dụng cácchi tiết khi kể
Ví dụ: Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, đoạn kể về việc
Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh: “Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước” Trong đoạn văn nếu chỉ kể sự việc một cách đơn giản như: Thuỷ Tinh
đến sau không lấy được vợ, nổi giận đuổi theo đánh Sơn Tinh Nếu chỉ nhưvậy thôi thì còn gì là sự hấp dẫn của câu chuyện, người đọc đâu thể thấy đượccơn thịnh nộ của vị thần nước và đâu thể thấy được sức mạnh của vị thần đãtạo nên cảnh đánh nhau long trời lở đất Bởi người đọc đâu phải chỉ muốn biết
sự việc đó là gì mà cái quan trọng người đọc muốn thưởng thức là sự việc đóxảy ra như thế nào
Từ những ví dụ trên, học sinh sẽ nhận thấy rằng các chi tiết trong kểchuyện là vô cùng quan trọng, thiếu nó thì văn sẽ khô cứng, không gợi cảm,không tạo hình, không gây được ấn tượng Nhưng muốn có được những chitiết hay và sử dụng chúng cho đắc địa thì người viết phải quan sát, trảinghiệm, tích luỹ và học tập các nhà văn
*) Thứ chín: Mở truyện, kết truyện sao cho tự nhiên, có dư âm dư vị.
Mở truyện và kết truyện là rất quan trọng “Một bên như là để mời người đọc vào sống với câu chuyện mình kể Một bên là tiễn người đọc ra về Nếu người đọc ra về mà không nhớ một chút gì, không suy nghĩ vui buồn chút nào về câu chuyện mình kể thì hãy coi chừng Người viết đã thất bại rồi đấy.”- Phạm Đình Hổ
Mở đầu truyện bao giờ cũng phải giới thiệu được nhân vật, sự việc(kèm theo có thể là thời gian, địa điểm,…) Nhưng giới thiệu nhân vật, sựviệc phải linh hoạt, tự nhiên, gây được sự chú ý của người đọc ngay từ nhữngdòng đầu
Các truyện dân gian mà các em đã học thường có cách giới thiệu quen
thuộc, kiểu như: “Ngày xưa…”, “Ngày xửa, ngày xưa…” để dẫn dắt người
đọc vào câu chuyện thuộc thế giới cổ xưa với bao điều kì ảo
Truyện hiện đại có rất nhiều cách giới thiệu tự nhiên, bất ngờ, thú vị màvẫn đảm bảo được yêu cầu của phần mở đầu Tuy nhiên, để có được một cái
mở truyện như thế không phải là học sinh nào cũng có thể làm được Thôngthường, trong những câu chuyện đời thường các em kể đều có kiểu mở bàikhô khan, thiếu tự nhiên, không tạo được sự bất ngờ thú vị Các em thường
Trang 13mở truyện kiểu như: “Trong đời, không ai là không có những lỗi lầm Em cũng đã mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng Sau đây, em xin kể …”, “Từ hồi
đi học, em đã được học với rất nhiều thầy cô giáo Nhưng người mà em nhớ nhất là cô giáo chủ nhiệm hội lớp 1…”,…Để học sinh tránh được những cách
mở truyện kiểu như vậy, giáo viên nên hướng dẫn một số kiểu mở bài sau:
Bằng một câu tả cảnh: “Hôm ấy, trăng sáng quá, tôi ngồi nhìn qua song cửa và bỗng nhớ đến người bạn thân nhất của tôi…”
Bằng một ý nghĩ về cuộc đời: “Đã từ lâu, tôi luôn nghĩ rằng mình phải biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh mình Nhưng lần ấy…”
Bằng một tiếng kêu: “Trời ơi là trời! ”
Bằng một tiếng gọi thân mật: “Này Linh!”
Bằng một câu hỏi: “Sao người ta lại có thể làm như vậy?”
Bằng một thành ngữ: “Cầu được ước thấy Tôi đang trên đường đến trường thì bỗng thấy một chiếc ví…”
Bằng các câu hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào – Lòng
mẹ tha thiết như dòng suối hiền, ngọt ngào” Câu hát ngân vang khiến tôi …
thường các em thường kết thúc truyện kiểu như: “Qua câu chuyện này, tôi mong mọi người hãy…”, “Chuyện đó đã qua lâu rồi nhưng tôi vẫn không thể nào quên”, “Câu chuyện tôi kể đến đây là hêt.”,…Như đã nói ở trên, các em
thường chỉ chú trọng vào các sự việc lớn của cốt truyện mà quên đi các thaotác khác, điều đó đã khiến cho bài văn thiếu đi sự hấp dẫn và lôi cuốn ngườiđọc Vậy, làm thế nào để học sinh có cách kết truyện hấp dẫn và để lại dư âmcho người đọc Điều đó quả không đơn giản với học sinh lớp 6, bởi khả năng
tư duy của các em chưa cao Với đối tượng là học sinh lớp 6, giáo viên cầnđưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh nhận thấy hiệu quả của việc tạo đượcmột kết truyện có giá trị
Ví dụ:
Đề bài: “Kể về thầy cô giáo cũ” Với đề bài này, học sinh có thể kể
nhiều chuyện Nhưng những câu chuyện hay phải là những câu chuyện thật sựcảm động và có ý nghĩa Xin tóm tắt một câu chuyện làm ví dụ: Có một họcsinh nhà nghèo, chỉ có một chiếc áo trắng Theo qui định của nhà trường thìsáng thứ hai tất cả đều phải mặc áo sơ mi trắng Nhưng lần ấy, do trời mưanên áo không khô và em đành phải mặc một chiếc áo mầu, rồi khoác ra ngoàimột chiếc áo khoác Việc tưởng êm xuôi vì đã có chiếc áo khoác ở ngoài,nhưng trong giờ ra chơi, em mải chơi, nóng quả nên đã quên việc mình đang
cố dấu, em cởi áo khoác, thế là việc bại lộ, bị đội cờ đỏ của nhà trường pháthiện, lớp em bị hạ loại Các bạn trong lớp đều nghĩ thế nào đến giờ sinh hoạt
em cũng bị cô giáo chủ nhiệm phạt Còn em, em luôn lo sợ và chờ đến ngày