1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Di tích kiến trúc thời lý tại hoàng thành thăng long, hà nội

247 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 25,6 MB

Nội dung

Do vậy, nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, so sánh với các địa điểm di tích thời Lý khác trên các mặt: mặt bằng kiến trúc, quy mô kiến trúc, kỹ thuật và

Trang 1

PHẠM VĂN TRIỆU

DI TÍCH KIẾN TRÚC THỜI LÝ TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG, HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2016

Trang 2

PHẠM VĂN TRIỆU

DI TÍCH KIẾN TRÚC THỜI LÝ TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG, HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu nêu trong luận án là trung thực; các nhận xét và kết luận được rút ra một cách độc lập, thể hiện quan điểm của riêng tôi; những phát hiện mới trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016

Tác giả luận án

Phạm Văn Triệu

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG KÊ 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH 9

MỞ ĐẦU 16

1 Tính cấp thiết của đề tài 16

2 Mục đích nghiên cứu 18

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết 19

3.1 Đối tượng nghiên cứu 19

3.2 Phạm vi nghiên cứu 19

3.3 Những vấn đề cần giải quyết trong luận án 19

4 Phương pháp nghiên cứu 20

5 Kết quả và đóng góp của luận án 20

6 Bố cục của Luận án 21

Chương một: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 22

1.1 Sự thành lập vương triều Lý và việc xây dựng Kinh đô Thăng Long 22

1.1.1 Sự thành lập vương triều Lý 22

1.1.2 Quy hoạch và xây dựng các công trình kiến trúc tại kinh thành Thăng Long 24

1.2 Tình hình phát hiện và nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long 29

1.2.1 Phạm vi của Hoàng thành trong cấu trúc thành Thăng Long 29

1.2.2 Lịch sử phát hiện di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long 30

1.2.3 Tình hình nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu 34

1.3 Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến Luận án 39

1.3.1 Móng nền 39

1.3.2 Nền kiến trúc 41

1.3.3 Móng bó nền và bó nền 41

Trang

Trang 5

1.3.4 Cột 42

1.3.5 Tường bao 43

1.4 Tiểu kết Chương một 43

Chương hai: NHẬN DIỆN DI TÍCH KIẾN TRÚC THỜI LÝ TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 45

2.1 Móng nền, nền, bó nền và mặt nền kiến trúc 45

2.1.1 Móng nền kiến trúc 45

2.1.2 Nền kiến trúc 46

2.1.3 Bó nền 46

2.1.4 Mặt nền kiến trúc 49

2.2 Mặt bằng kiến trúc 49

2.2.1 Mặt bằng hình chữ nhật 49

2.2.2 Mặt bằng hình tròn 53

2.2.3 Mặt bằng hình “lục giác” 55

2.2.4 Mặt bằng hình “bát giác” 55

2.3 Móng cột và chân tảng kê cột 56

2.3.1 Móng cột 56

2.3.2 Chân tảng kê cột 61

2.3.3 Khoảng cách móng cột theo hàng dọc và vấn đề kết cấu vì kiến trúc 64

2.3.4 Khoảng cách móng cột theo hàng ngang và vấn đề quy mô kiến trúc 68

2.3.5 Thí nghiệm tải trọng móng cột 75

2.4 Các công trình phụ trợ kiến trúc 82

2.4.1 Sân gạch 82

2.4.2 Tường bao 83

2.4.3 Đường đi 84

2.5 Tiểu kết Chương hai 85

Chương ba: GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC THỜI LÝ TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 87

Trang 6

3.1 Góp phần xác định bước đầu các đặc trưng kiến trúc thời Lý tại Hoàng

thành Thăng Long 87

3.1.1 Phương vị 87

3.1.2 Loại hình 88

3.1.3 Đặc trưng bước cột và bước gian 90

3.1.4 Vật liệu xây dựng 96

3.1.5 Kỹ thuật xây dựng 99

3.1.6 Thử phân chia giai đoạn và niên đại 101

3.1.7 Quy hoạch tổng thể các kiến trúc thời Lý ở 18 Hoàng Diệu 103

3.2 Vị trí các di tích kiến trúc Thăng Long thời Lý trong tiến trình lịch sử kiến trúc cổ truyền Việt Nam 105

3.2.1 Kiến trúc thời Lý trong mối quan hệ truyền thống và phát triển 105

3.2.2 Kiến trúc thời Lý trong bối cảnh kiến trúc khu vực 119

3.3 Tiểu kết Chương ba 127

KẾT LUẬN 129

1 Kết quả nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long 129

2 Góp phần tìm hiểu một số nét về lịch sử - văn hóa của thời Lý 132

3 Một số vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án 134

4 Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích 136

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1 Ký hiệu:

 Từ trái qua phải

 Từ phải qua trái

2 Các chữ viết tắt:

A, B, C, D, G Các chữ viết tắt chỉ các khu vực khai quật: khu

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG KÊ

- Bảng kê 1: Các thành phần kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu

- Bảng kê 2: Vật liệu xây dựng móng bó nền và bó nền kiến trúc

- Bảng kê 3: Móng cột và chân tảng kê cột trong các kiến trúc

- Bảng kê 4: Vật liệu xây dựng móng cột trong các kiến trúc

- Bảng kê 5: Các kiến trúc mặt bằng chữ nhật có số gian chẵn

- Bảng kê 6: Các kiến trúc mặt bằng chữ nhật có số gian lẻ

- Bảng kê 7: Các kiến trúc mặt bằng chữ nhật không xác định được kết cấu mặt bằng

- Bảng kê 8: Quy mô kiến trúc (theo hiện trạng xuất lộ)

Trang 9

- Sơ đồ 4: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long theo tư liệu khảo cổ học

- Sơ đồ 5: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long theo tư liệu bản đồ Hồng Đức

- Sơ đồ 6: Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong tổng thể Khu trung tâm chính trị Ba Đình

- Sơ đồ 7: Sơ đồ tổng thể các khu vực khai quật tại 18 Hoàng Diệu

- Sơ đồ 8: Sơ đồ tổng thể khu G, khai quật năm 2012 - 2014

2 Danh mục các bản vẽ:

Bv.1: Mặt bằng các di tích kiến trúc thời Lý tại 18 - Hoàng Diệu

Bv.2: Các di tích kiến trúc khu E, khai quật năm 2008 - 2009

Bv.3: Di tích kiến trúc thời Lý tại địa điểm đàn Nam Giao

Bv.4 Địa tầng vách Bắc hố D4 - D5 - D6

Bv.5: Tầng văn hóa xuất lộ các di tích thời Lý hố G01

Bv.6: Hiện trạng các di tích khu A - B

Bv.7: Hiện trạng các di tích thời Lý hố D4 - D5 - D6

Bv.8: Hệ tọa độ và thước đo các di tích kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu

Bv.9: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc hình tròn (HTTL.LY.G.KT02)

Bv.10: Mặt bằng tiêu biểu kiến trúc hình lục giác

Bv.11: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc hình bát giác, HTTL.LY.C.KT05

Bv.12: Vị trí các kiến trúc có móng cột hình chữ nhật

Bv.13: Các kiến trúc có móng cột hình vuông và hình tròn (lục giác)

Trang 10

Bv.14: Móng cột được xây dựng bằng sỏi và đất sét (loại 1), trường hợp móng cột MT08 thuộc kiến trúc HTTL.LY.B.KT25

Bv.15: Móng cột được xây dựng bằng sỏi, ngói và đất sét (loại 1), trường hợp móng cột MT6 thuộc kiến trúc HTTL.LY.D.KT45

Bv.16: Móng cột được xây dựng bằng sỏi, 2 lớp gạch vuông và đất sét (loại 2), trường hợp kiến trúc HTTL.LY.G.KT03

Bv.17: Móng cột được xây dựng bằng sỏi, 1 lớp gạch vuông và đất sét (loại 2), trường hợp kiến trúc HTTL.LY.C.KT07

Bv.18: Móng cột được xây dựng bằng sỏi, 3 lớp gạch vuông và đất sét (loại 2), trường hợp kiến trúc HTTL.LY.C.KT07

Bv.19: Móng cột được xây dựng bằng sành và đất sét (loại 3), trường hợp kiến trúc HTTL.LY.D.KT55

Bv.20 - 21: Loại kiến trúc có 2 móng cột trong vì

Bv.22 - 23: Kiến trúc có 3 móng cột trong vì (loại 2)

Bv.24 - 25: Kiến trúc có 4 móng cột trong vì (loại 3)

Bv.26 - 27 - 28: Kiến trúc có 6 móng cột trong vì (loại 4)

Bv.29: Kiến trúc có 8 móng cột trong vì (loại 5)

Bv.30: Tổng thể mặt bằng phân bố kiến trúc 4 gian

Trang 11

Bv.43: Mặt bằng kiến trúc HTTL.LY.B.KT35 trong tổng thể các di tích kiến trúc tại

18 Hoàng Diệu

Bv.44: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc 8 gian (HTTL.LY.B.KT35)

Bv.45: Phục dựng mặt bằng hiện trạng kiến trúc 8 gian (HTTL.LY.B.KT35)

Bv.46 - 47 - 48: Phục dựng 3D mặt bằng kiến trúc HTTL.LY.B.KT35

Bv.49: Mặt bằng kiến trúc 9 gian (HTTL.LY.D.KT44) trong tổng thể các di tích kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu

Bv.50: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc 9 gian (HTTL.LY.D.KT44)

Bv.51: Phục dựng mặt bằng hiện trạng kiến trúc 9 gian (HTTL.LY.D.KT44)

Bv.52: Phục dựng 3D mặt bằng hiện trạng kiến trúc 9 gian (HTTL.LY.D.KT44) Bv.53: Kiến trúc 13 gian trong tổng thể kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu

Bv.54: Mặt bằng hiện trạng các kiến trúc 13 gian, có 2 móng cột trong vì

Bv.55: Phục dựng mặt bằng hiện trạng các kiến trúc 13 gian, có 2 móng cột trong vì

Bv.56 - 57 - 58 - 59: Phục dựng 3D mặt bằng kiến trúc 13 gian, có 2 móng cột trong

Bv.60: Mặt bằng hiện trạng các kiến trúc 13 gian, có 3 móng cột trong vì

Bv.61: Phục dựng mặt bằng hiện trạng các kiến trúc 13 gian, có 3 móng cột trong vì Bv.62 - 63 - 64: Phục dựng 3D mặt bằng các kiến trúc 13 gian, có 3 móng cột trong

Bv.65: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT14

Bv.66: Phục dựng mặt bằng kiến trúc HTTL.LY.A.KT14

Bv.67: Các kiến trúc chưa xác định được kết cấu mặt bằng

Bv.68: Vị trí các móng cột được thử tải của kiến trúc HTTL.LY.B.KT25

Bv.69-70: Di tích đường đi HTTL.LY.ĐG28

Bv.71: Mặt bằng trục trung tâm của các kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu

Bv.72: Phục dựng 3D mặt bằng các kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu

Bv.73: Phục dựng 3D giả định tổng thể kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu (nhìn từ trên cao)

Trang 12

Bv.74: Phục dựng 3D giả định tổng thể kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu (nhìn từ hướng Đông - Nam)

Bv.75: Phục dựng 3D giả định tổng thể kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu (nhìn từ hướng Tây - Nam)

Bv.76: Mặt bằng tổng thể các di tích kiến trúc thời Lý tại chùa Dạm (Bắc Ninh) Bv.77: Di tích kiến trúc tại địa điểm Cầu Từ (Bắc Giang)

Bv.78: Mặt bằng các di tích kiến trúc phát hiện được tại khu vực đền vua Đinh-Lê (Hoa Lư, Ninh Bình)

Bv.79: Mặt bằng các móng cột kiến trúc tìm được tại Trà Kiệu (Quảng Nam)

Bv.80: Mặt bằng các di tích kiến trúc thời Nam Hán (năm 917 - 971) tìm được tại cung điện vua Nam Hán, Quảng Châu, Trung Quốc

3 Danh mục các bản ảnh:

Ba.1: Nền kiến trúc địa điểm Hậu Lâu, năm 1999

Ba.2: Di tích địa điểm Đoan Môn, năm 1999-2000

Ba.3: Di tích địa điểm Bắc Môn, năm 1999

Ba.4: Đường nước thời Lý phát hiện năm 2014

Móng thành thời Nguyễn địa điểm 62-64 Trần Phú 2002

Ba.6: Di tích địa điểm đàn Xã Tắc, năm 2004

Ba.7: Địa tầng vách D4 - D5 - D6

Ba.8: Tầng văn hóa xuất lộ kiến trúc khu G01

Ba.9: Đất sét đắp móng nền kiến trúc

Ba.10: Sân kiến trúc được lát gạch

Ba.11: Móng bó nền kiến trúc HTTL.LY.A.KT23

Ba.12: Bó nền kiến trúc khu vực hố A20

Ba.13: Tường bao HTTL.LY.A.TB20

Ba.14: Móng nền kiến trúc HTTL.LY.G.KT03

Ba.15: Móng nền kiến trúc HTTL.LY.D.KT44

Ba.16: Móng bó nền loại 1 thuộc HTTL.LY.A.KT23

Ba.17: Móng bó nền loại 2 thuộc HTTL.LY.A.KT23

Trang 13

Ba.18: Móng bó nền loại 3 thuộc HTTL.LY.D.KT54

Ba.19: Bó nền loại 1 thuộc HTTL.LY.B.KT09

Ba.20: Bó nền loại 1 của kiến trúc lục giác HTTL.LY.A.KT15 - 2

Ba.21: Bó nền loại 1 thuộc HTTL.LY.B.KT11 (nhìn từ hướng Đông)

Ba.22: Bó nền loại 2 thuộc HTTL.LY.G.KT04 (nhìn từ hướng Đông)

Ba.23: Bó nền loại 2 thuộc HTTL.LY.C.KT08, nhìn từ hướng Tây - Bắc)

Ba.24: Mặt nền lát gạch, thuộc HTTL.LY.A.KT23 (nhìn từ hướng Bắc)

Ba.25: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.G.KT02 (nhìn từ hướng Tây - Bắc) Ba.26: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.G.KT02 (nhìn từ hướng Nam) Ba.27: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT15 - 5 (nhìn từ trên cao) Ba.28: Mặt bằng hiện trạng 3 kiến trúc lục giác hố D6 (nhìn từ hướng Bắc)

Ba.29: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.C.KT05 (nhìn từ trên cao)

Ba.30: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc bát HTTL.LY.C.KT05 (nhìn từ hướng Bắc) Ba.31: Loại móng cột hình chữ nhật tiêu biểu, HTTL.LY.D.KT45

Ba.32: Loại móng cột hình tròn trong các kiến trúc lục giác

Ba.33: Móng cột được xây dựng bằng sỏi và đất sét (loại 1) HTTL.LY.B.KT25 Ba.34: Móng cột được xây dựng bằng ngói, sỏi và đất sét (loại 2)

Ba.39: Chân tảng kê cột loại 1

Ba.40: Chân tảng kê cột loại 2

Ba.41: Chân tảng kê cột loại 3

Trang 14

Ba.42: Kỹ thuật kê chân cột nổi thuộc kiến trúc HTTL.LY.B.KT25

Ba.43: Kỹ thuật kê chân tảng cột chôn thuộc kiến trúc HTTL.LY.B.KT29

Ba.44: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT18 (nhìn từ trên cao)

Ba.45: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT24 (nhìn từ trên cao)

Ba.46: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.D.KT40 (nhìn từ trên cao)

Ba.47: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT30 (nhìn từ trên cao)

Ba.48: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT33 (nhìn từ trên cao)

Ba.49: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT35 (phạm vi phía Tây) (nhìn

từ trên cao)

Ba.50: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.D.KT10, (nhìn từ trên cao)

Ba.51: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT09, (nhìn từ trên cao)

Ba.52: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT11 (nhìn từ trên cao)

B Ba.53: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT14 (nhìn từ trên cao)

Ba.54: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT22 (phía Đông) (nhìn từ trên cao)

Ba.55: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT22 (phía Tây) (nhìn từ trên cao)

Ba.56: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT23 (nhìn từ trên cao)

Ba.57: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.A.KT17 (nhìn từ trên cao)

Ba.58: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT25 (nhìn từ trên cao)

Ba.59: Mặt bằng hiện trạng iến trúc HTTL.LY.D.KT39 (nhìn từ trên cao)

Ba.60: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT29 (nhìn từ trên cao)

Ba.61: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.G.KT03 và HTTL.LY.G.KT04 (nhìn từ hướng Bắc)

Ba.62: Mặt bằng hiện trạng kiến trúc HTTL.LY.B.KT31 (nhìn từ trên cao)

Ba.63: Vị trí các móng cột được thử tải tại kiến trúc HTTL.LY.B.KT25

Ba.64: Thử tải móng cột MT09, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Ba.65: Thử tải móng cột MT08, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Ba.66: Kỹ thuật xây dựng móng cột MT09, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Trang 15

Ba.67: Kỹ thuật xây dựng móng cột MT08, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Ba.68: Kỹ thuật xây dựng móng cột MT10, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Ba.69: Kỹ thuật xây dựng móng cột MT11, thuộc HTTL.LY.B.KT25

Ba.70: Sân gạch phía Tây kiến trúc HTTL.LY.C.KT05 phát hiện năm 2008 - 2009 Ba.71: Sân gạch phía Tây kiến trúc HTTL.LY.C.KT05 phát hiện năm 2014

Ba.72: Sân gạch phía kiến trúc HTTL.LY.B.KT24

Ba.73: Di tích tường bao HTTL.LY.A.TB20

Ba.74: Di tích tường bao HTTL.LY.A.TB13 (nhìn từ hướng Bắc)

Ba.75: Chi tiết cống nước cắt ngang qua di tích tường bao HTTL.LY.A.TB13

Ba.76: Dấu tích cổng cắt ngang qua di tích tường bao HTTL.LY.A.TB13

Ba.77: Di tích đường đi, HTTL.LY.ĐG28 (nhìn từ hướng Đông)

Ba.78: Chi tiết gạch bó nền và nền gạch của di tích đường đi, HTTL.LY.ĐG28 Ba.79: Móng cột tìm được tại chùa Nhất Trụ, Kinh đô Hoa Lư

Ba.80: Dấu tích cải tạo, sửa chữa và mở rộng ở thời Trần trong trường hợp kiến trúc HTTL.LY.C.KT05

Ba.81: Dấu tích cải tạo, sửa chữa và mở rộng ở thời Trần trong trường hợp kiến trúc HTTL.LY.B.KT25

Ba.82: Di tích kiến trúc thời Trần (màu xanh)

Ba.83: Chi tiết móng cột của kiến trúc thời Trần

Ba.84: Tường bao thời Trần nằm đè lên các móng cột kiến trúc thời Lý, hố D4 - D6 Ba.85: Tường bao thời Trần nằm đè lên các móng cột kiến trúc thời Lý, hố A20 Ba.86: Dấu tích kiến trúc phía Bắc, khu vực 1 (cung điện vua Nam Hán, Quảng Châu, Trung Quốc)

Ba.87: Dấu tích kiến trúc phía Nam, khu vực 1 (cung điện vua Nam Hán, Quảng Châu, Trung Quốc)

Ba.88: Kỹ thuật đắp nền kiến trúc chùa Tứ Đại Thiên Vương (kinh đô Silla, Hàn Quốc)

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Mùa thu năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La rồi

đổi tên là Thăng Long với ý nghĩa “rồng bay”, mở ra một trang sử mới cho lịch sử

phong kiến Việt Nam kéo dài ngót 10 thế kỷ Kể từ đó Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước trong suốt các triều đại từ thời

Lý (1009 - 1225), thời Trần (1225 - 1400), và thời Lê (thế kỷ 15 - 18) Ngay sau quyết định dời đô, từ năm 1010, theo các tài liệu sử ghi chép, nhà Lý đã tiến hành xây dựng Kinh đô Thăng Long với quy mô và diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của một nhà nước phong kiến độc lập Tuy nhiên, các kiến trúc cung điện, lầu gác được xây dựng như thế nào? Quy mô ra sao? Các nguồn sử liệu không cho chúng ta biết rõ điều này

Từ cuối năm 2002 cho đến nay, công tác khai quật nghiên cứu khảo cổ học tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức lịch sử kinh đô Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử Ngoài hệ thống các di vật, hệ thống các di tích kiến trúc đã góp phần làm rõ một số kiến trúc cung điện, trong đó nổi bật là hệ thống các di tích kiến trúc cung điện thời

Lý trên toàn bộ khu vực nói chung và đặc biệt tại khu vực 18 Hoàng Diệu nói riêng

Việc nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội dần dần sẽ làm sáng rõ, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử xây dựng Thăng Long trong thời Lý (năm 1010 - 1225)

1.2 Hệ thống các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long đã xuất

lộ với sự đa dạng về loại hình kiến trúc, như: di tích cung điện, đường đi, giếng nước, cống nước, tường bao,… trên toàn bộ diện tích của các khu vực đã khai quật Trong mỗi loại hình kiến trúc đó lại có đặc trưng riêng về kết cấu, kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Ngoài khu vực Hoàng thành Thăng Long, di tích thời Lý đã được khai quật nghiên cứu tại một số địa phương, như: chùa Dạm, chùa - tháp Phật Tích (Bắc Ninh); chùa Lạng (Hưng Yên); chùa Bà Tấm (Gia Lâm - Hà Nội); chùa Long Đọi

Trang 17

(Hà Nam); chùa - tháp Chương Sơn (Nam Định); chùa - tháp Tường Long (Hải Phòng),… đã cung cấp thêm nhiều tư liệu đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý Do vậy, nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, so sánh với các địa điểm di tích thời Lý khác trên các mặt: mặt

bằng kiến trúc, quy mô kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu xây dựng sẽ góp phần tìm hiểu

và xác lập các đặc trưng giá trị của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long nói riêng và của thời Lý nói chung

1.3 Các di tích kiến trúc thời Lý được biết cho đến hiện nay, đặc biệt tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng công phu theo một quy hoạch hoàn chỉnh, thống nhất Sự phát triển và các thành tựu đạt được trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc chắc hẳn có sự kế thừa từ các giai đoạn trước và về sau vẫn được các triều đại tiếp nối trên một số phương diện Do vậy, nghiên cứu mặt bằng nền móng các di

tích kiến trúc thời Lý sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam

1.4 Việt Nam trong lịch sử nằm trên con đường giao lưu thương mại và văn hóa của hai nền văn minh lớn trên thế giới: văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn

Độ - Đông Nam Á Sự phát triển rực rỡ của hai nền văn minh nói trên chắc chắn có những tác động qua lại đến văn hóa Việt Nam trong lịch sử, trong đó có lĩnh vực xây dựng các công trình kiến trúc ở thời Lý Tại các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như: Nhật Bản, Hàn Quốc đã có một số cuộc khai quật tại các kinh

đô cổ cho thấy chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Hoa

Những năm gần đây, dựa trên các phát hiện của khảo cổ học các nhà nghiên cứu

đã thấy rõ thêm Văn minh Đại Việt cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh từ văn hóa Ấn

Độ - Đông Nam Á Do vậy, so sánh với các tư liệu của các cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ học các kinh đô cổ tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và

khu vực phía Nam sẽ bước đầu tìm hiểu các nét đặc trưng riêng của nghệ thuật xây

dựng kiến trúc Việt Nam thời Lý

1.5 Nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long góp

phần làm cơ sở khoa học phục vụ tốt hơn cho công tác bảo tồn, trưng bày các di

tích phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam của du khách

Trang 18

trong và ngoài nước, góp phần quảng bá Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế

Từ năm 2002 đến nay, tác giả đã có may mắn được trực tiếp tham gia khai quật, nghiên cứu mặt bằng di tích kiến trúc trên tất cả các khu vực tại Hoàng thành Thăng Long nói riêng và tại các di tích khác nói chung (chùa Phật Tích, chùa Dạm), một phần của kết quả nghiên cứu đó đã được tác giả xây dựng Luận văn Thạc sỹ Chính

vì vậy, được sự gợi ý của các Thầy hướng dẫn, tác giả đã chọn “Di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội” làm đề tài Luận án tiến sĩ Lịch sử

chuyên ngành Khảo cổ học

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu cùng những kết quả nghiên cứu về di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, trong đó chú trọng vào việc nghiên cứu mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng nhằm cung cấp các nguồn tư liệu tin cậy về các di tích kiến trúc thời Lý phát hiện được tại khu vực này

2.2 Nhận diện, phân loại, so sánh, đánh giá các mặt bằng kiến trúc dựa vào kỹ thuật, vật liệu xây dựng và các mối liên hệ đưa ra các trật tự xây dựng của các kiến trúc qua các thời kỳ Trong đó đặc biệt lưu ý đến việc áp dụng hệ trục tọa độ tại khu

di tích để từ đó đưa ra phương vị, hoặc trật tự xây dựng các di tích theo từng giai đoạn

2.3 Từ kết quả nghiên cứu đó, so sánh với các kết quả nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý đã phát hiện tại các địa phương qua các cuộc khai quật trong những năm gần đây

2.4 Trong giới hạn nhất định, tác giả cố gắng tìm hiểu, so sánh giữa kiến trúc thời Lý với các di tích tại các kinh đô cổ của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á trên các phương diện: mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng nhằm hiểu thêm các đặc trưng riêng của kiến trúc thời Lý nói riêng, kiến trúc Việt Nam nói chung

Trang 19

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của Luận án là các di tích kiến trúc thời Lý đã được phát hiện

và nghiên cứu từ năm 2002 đến nay tại địa điểm 18 Hoàng Diệu, bao gồm các khu:

A, B, C, D và G

Ngoài ra, Luận án còn tham khảo các bài viết, các báo cáo đã công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành Khảo cổ học về các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu), kết hợp với các nghiên cứu của tác giả theo nhiệm vụ được giao Tham khảo các công trình nghiên cứu về các di tích, di vật của thời Lý tại một số địa điểm thuộc Hoàng thành Thăng Long và một số địa phương,

về lịch sử kiến trúc Việt Nam, các tài liệu về địa lý, cảnh quan của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về Thăng Long thời Lý, các tài liệu nước ngoài nghiên cứu

về các kinh đô có cùng lịch đại với các di tích kiến trúc thời Lý

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về không gian và thời gian: luận án tập trung vào các di tích kiến trúc thời Lý đã xác định được mặt bằng tại khu vực 18 Hoàng Diệu, được phát hiện và nghiên cứu từ năm 2002 cho đến nay

3.2.2 Về phạm vi trọng tâm vấn đề nghiên cứu: luận án tập trung nhận diện và phân tích làm rõ những đặc trưng và giá trị cơ bản của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long (khu vực 18 Hoàng Diệu, gồm các khu A, B, C, D và G) trên các vấn đề: mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng kiến trúc Đồng thời làm

rõ một số điểm chung và riêng của các di tích thời Lý đã phát hiện được tại các địa phương

3.2.3 Vị trí của các di tích kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu trong bối cảnh với các di tích kiến trúc thời Lý đã được phát hiện và nghiên cứu Và ở một chừng mực nhất định so sánh với di tích khác tại các kinh đô cổ trong khu vực

3.3 Những vấn đề cần giải quyết trong luận án

3.3.1 Nhận diện mặt bằng các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long trên cơ sở các thành phần cấu tạo: móng nền, bó nền, móng cột,

Trang 20

3.3.2 Xác định đặc trưng cơ bản của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long qua mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng

3.3.3 Đánh giá giá trị của nghệ thuật xây dựng kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long trên cơ sở xem xét, phân tích trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại, và trong các điều kiện xã hội thời Lý

3.3.3 Bước đầu thử tìm hiểu, xác định tính chất của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long trong bối cảnh khu vực

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: điều tra, khai quật lấy tư liệu tại hiện trường, thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh, phân tích so sánh di tích, ứng dụng các phần mềm kỹ thuật tiên tiến của ngành khảo cổ học đô thị vào việc tiếp cận, nghiên cứu và xử lý số liệu của các di tích kiến trúc, như: các phần mềm Autocad, Scan 3D trên tổng thể các di tích, Skechtup 3D,

- Vận dụng kết quả nghiên cứu của một số ngành khoa học tự nhiên: địa lý, địa chất học phục vụ cho việc nghiên cứu địa tầng và địa chất

- Các phương pháp nghiên cứu liên ngành: mỹ thuật, địa - khảo cổ, địa - môi trường khảo cổ,

4.2 Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp Duy vật lịch

sử và Duy vật biện chứng trong nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng liên quan

5 Kết quả và đóng góp của luận án

5.1 Tập hợp và hệ thống hóa những tư liệu, kết quả nghiên cứu về di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long từ trước đến nay

5.2 Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nhận diện và rút ra các đặc trưng cơ bản về mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng được sử dụng trong việc xây dựng kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long

5.3 Thông qua việc tập hợp hệ thống, tìm hiểu, phân tích mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng của các di tích kiến trúc đưa ra diễn trình lịch sử xây dựng Kinh

Trang 21

đô Thăng Long, qua đó khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích Hoàng thành Thăng Long trên các khu khai quật: A, B, C, D và G

6 Bố cục của Luận án

Ngoài phần mở đầu, Luận án gồm có 3 chương:

- Chương 1 Tổng quan tư liệu (22 trang)

- Chương 2 Nhận diện di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long (41 trang)

- Chương 3 Giá trị của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long (41 trang)

Kết luận (8 trang)

Trong Luận án còn có các phần: Lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục phụ lục minh họa, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, gồm: bảng kê, sơ đồ, bản

vẽ và bản ảnh minh họa

Trang 22

Chương một: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1 Sự thành lập vương triều Lý và việc xây dựng Kinh đô Thăng Long

1.1.1 Sự thành lập vương triều Lý

Xã hội Việt Nam cuối thời Tiền Lê lâm vào khủng hoảng sâu sắc Sau khi Lê Hoàn lên ngôi với chiến công hiển hách “phá Tống, bình Chiêm”, đất nước vẫn ở trong tình trạng bị cát cứ Các người con của Lê Hoàn được phân phong chiếm trị các địa phương, đua nhau vơ vét, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ khiến dân tình khổ cực, nhiều nơi đã nổi dậy chống lại triều đình đến nỗi ngay cả Lê Hoàn cũng nhiều lần phải thân chinh đi dẹp loạn

Khi Lê Hoàn qua đời, các con trưởng, con thứ bắt đầu tranh giành ngôi báu, dẫn đến chém giết lẫn nhau, một số khác thì chiếm giữ các địa phương chống lại triều đình Do bản tính tàn bạo, chính sách hà khắc, Lê Long Đĩnh đã lần lượt đánh bại các địa phương, giành ngôi báu Về sau Lê Long Đĩnh tỏ ra là con người không có

đủ tư cách cầm đầu chính quyền lãnh đạo đất nước: tính tình hung bạo, sống sa đọa,

có các hành động dã man trong việc đàn áp nhân dân, ngược đãi các nhà sư, hoang dâm, trụy lạc, những điều đó khiến cho lòng người oán giận, ly tán

Khủng hoảng xã hội, khủng hoảng triều chính kể trên đã dẫn tới đòi hỏi phải được giải quyết Ngay sau khi Long Đĩnh chết, năm 1009 các minh quan trong triều

đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra nhà Lý tồn tại 216 năm, từ năm 1009 đến năm 1225

Trong triều Tiền Lê lúc đó, Lý Công Uẩn là võ tướng cao cấp chỉ huy quân hầu

cận, giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ Nhân - đức của Lý Công Uẩn “từ bé đã thông

minh, vẻ người tuấn tú lớn lên khảng khái có chí lớn” [79, tr.36] Ông là “người phẩm hạnh thanh cao: khoan thứ, nhân từ, khảng khái có chí lớn; phong cách đôn hậu: tinh tế, hòa nhã; nhân đức lớn lao: thương dân, lòng thành cảm trời Nhân phẩm, đức hạnh đó đến khi lập thân, xử thế đã trở thành uy đức, uy danh, uy thế”

[79, tr.36]

Ngay khi lên làm vua, Lý Công Uẩn đã có quyết sách vô cùng quan trọng, tạo tiền đề đưa đất nước phát triển cả về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội, đó là

Trang 23

quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La - đổi tên là Thăng Long với ý nghĩa rồng bay

Sự kiện dời đô của vua Lý Công Uẩn, sách sử chép: “Vua thấy thành Hoa Lư

ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” [57, tr.241] Dời đô về Thăng Long, nhà Lý đã

bắt tay ngay vào việc xây dựng các lâu đài, cung điện, đền chùa và thành lũy để phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của triều đình và bảo vệ Kinh thành Chỉ trong 30 năm đầu của thế kỷ 11, nhà Lý đã tiến hành 3 lần xây dựng lớn tại khu vực trung tâm của Cấm thành, cùng với đó là hàng trăm đợt sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới các công trình kiến trúc do bị các điều kiện tự nhiên hoặc thiên tai hủy hoại, xuống cấp hoặc hư hỏng nặng

Song song với việc xây dựng kinh đô Thăng Long, nhà Lý đã từng bước xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị: củng cố chế độ trung ương tập quyền theo lối chính quy, quản lý xã hội bằng luật pháp; tăng cường tổ chức quân đội hùng hậu theo chính sách “ngụ binh ư nông”; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc bảo vệ quốc gia thống nhất; ban hành các chính sách ruộng đất; chú trọng phát triển kinh tế: nông nghiệp, thủy lợi, thúc đẩy các ngành nghề thủ công phát triển; tăng cường chính sách giao thương, buôn bán trao đổi trong và ngoài nước; mở mang phát triển văn hóa trên tất cả các mặt: chăm lo thi cử, mở trường học đào tạo con em các quan lại, phát triển các hình thức nghệ thuật dân gian và cung đình, tạo nên một xã hội thái bình thịnh trị, nguồn lực kinh tế quốc gia vững mạnh làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các công trình kiến trúc

Trang 24

1.1.2 Quy hoạch và xây dựng các công trình kiến trúc tại kinh thành Thăng Long

Trong 216 năm xây dựng và phát triển, nhà Lý kế thừa, phát triển các điều kiện

đã có từ các thời kỳ trước và đã đạt được các thành tựu rực rỡ trên tất cả các mặt Việc quy hoạch và xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục của đất nước được nhà Lý rất chú trọng Trong triều đại nhà Lý, sử sách ghi chép hầu như năm nào cũng nhắc đến việc xây dựng, sửa chữa các công trình kiến trúc Tại Kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã tiến hành 4 đợt xây dựng lớn:

- Đợt 1: năm 1010, dưới triều vua Lý Công Uẩn

- Đợt 2: năm 1017 - 1020, dưới triều vua Lý Công Uẩn

- Đợt 3: năm 1029 - 1030, dưới triều vua Lý Phật Mã

- Đợt 4: năm 1203 dưới triều vua Lý Long Trát

Việc xây dựng và quy hoạch Kinh thành Thăng Long được sử sách ghi lại, theo

đó, các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác, hành lang, chùa, liên tục được xây dựng, sửa chữa Dù ít ỏi, các ghi chép tản mạn, không cho biết cụ thể quy mô, tính chất và vị trí của các công trình kiến trúc, nhưng qua đó cũng có thể thấy được công sức, tinh thần lao động sáng tạo của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của các vua triều Lý

1.1.2.1 Quy hoạch, xây dựng năm 1010

Thời kỳ này, việc xây dựng các công trình kiến trúc đã được tài liệu sử ghi chép như sau (xem Phụ lục 2: Sơ đồ 1):

- Sách Việt sử lược chép: “Trong kinh Thăng Long, dựng điện Triều Nguyên

bên trái dựng điện Tập Hiền, bên phải dựng điện Giảng Vũ, bên trái mở cửa Phi Long, bên phải mở cửa Đan Phượng, chính Bắc mở Cao Điện Thềm gọi là Long Trì, trong hai bên Long Trì có hành lang chạy chung quanh Phía sau điện Càn Nguyên, dựng hai điện Long An, Long Thụy, bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau có cung Thúy Hoa Bốn phía thành mở bốn cửa: Phía Đông gọi là Tường Phù, phía Tây gọi là Quảng Phúc, phía Nam gọi là

Trang 25

Đại Hưng, phía Bắc gọi là Diệu Đức Ở trong thành lại xây chùa Hưng Thiên, lầu Ngũ Phượng tinh, ở phía Nam thành xây chùa Thắng Nghiêm” [113, tr.75]

- Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “xây dựng các cung điện trong kinh thành

Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính Nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An và Long Thụy làm nơi vua nghỉ Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng 2 cung Thúy Hoa và Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào Bốn mặt thành mở bốn cửa: phía Đông gọi là cửa Tường Phù, phía Tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía Nam gọi là cửa Đại Hưng, phía Bắc gọi là cửa Diệu Đức Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng” [57,

tr.241]

- Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “… khởi công xây dựng

cung điện: phía trước là điện Kiền Nguyên, dùng làm chỗ coi chầu, hai bên tả, hữu làm điện Tập Hiền và điện Giảng Vũ, đều có thềm rồng Lại mở ba cửa: cửa Phi

Long thông với cung Nghinh Xuân, cửa Đan Phụng thông với cửa Uy Viễn Đằng

sau điện Kiền Nguyên có điện Long An và Long Thụy, làm chỗ nhà vua nghỉ ngơi Hai cung Thúy Hoa và Long Thụy cho các phi tần ở Lại lập kho đụn, xây thành, đào hào Mở bốn cửa thành: phía Đông là cửa Tường Phù, phía Tây là cửa Quảng Phúc, phía Nam là cửa Đại Hưng, phía Bắc là cửa Diệu Đức” [134, tr.269]

1.1.2.2 Đợt xây dựng năm 1017 - 1020

Giai đoạn này do những biến cố của tự nhiên, thành Thăng Long diễn ra những

thay đổi rất lớn, nơi “coi chầu” buộc phải dịch chuyển Lần thứ nhất điện Càn

Nguyên bị sét đánh, chuyển sang phía Đông, sau đó phía Đông lại bị sét đánh, nơi

“coi chầu” phải chuyển sang phía Tây (xem Phụ lục 2: Sơ đồ 2)

- Theo Việt sử lược chép, năm Đinh Tỵ (1017) “Điện Càn Nguyên bị động

đất” [113, tr.76] và đến năm Canh Thân (1020)… “Xưa điện Càn Nguyên bị động

Trang 26

đất, vua phải coi chầu ở Đông điện, nay Đông điện lại bị động đất, vua phải coi chầu ở Tây điện” [113, tr.77]

- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Năm 1017 “Điện Càn Nguyên bị sét đánh,

vua coi chầu ở điện phía Đông” [57, tr.245] Và “Năm ấy (năm 1020) điện phía Đông bị sét đánh, vua coi chầu ở điện phía Tây Dựng ba điện: điện phía trước để coi chầu, hai điện phía sau để nghe chính sự” [57, tr.246]

- Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép về sự kiện của 2 năm

1017 và 1020 như sau: “Đinh Tỵ (1017) tháng 3, mùa xuân Điện Kiền Nguyên bị

sét đánh… nhà vua coi chầu ở điện phía Đông - tức điện Tập Hiền” [134, tr.277] và

năm 1020 “Điện phía Đông bị sét đánh… nhà vua coi chầu ở điện phía Tây - tức

điện Giảng Vũ Lại dựng ba ngôi điện: điện ở đằng trước dùng làm nơi để coi chầu, hai điện đằng sau dùng để làm việc chính trị” [134, tr.279]

1.1.2.3 Quy hoạch, xây dựng năm 1029 - 1030

Đến năm 1029, Lý Phật Mã đã cho xây dựng điện Thiên An trên nền cũ của

điện Càn Nguyên (xem Phụ lục 2: Sơ đồ 3)

- Ghi chép của Việt sử lược: “Rồng hiện ở nền điện Càn Nguyên… mở rộng

thêm quy mô sửa chữa lại điện đó, đổi tên là điện Thiên An Bên trái điện Thiên An xây điện Tuyên Đức, bên phải xây điện Diên Phúc, phía trước gọi là Long Trì, phía Đông xây điện Văn Minh, phía Tây xây điện Quảng Vũ Đối nhau ở hai bên tả hữu Long Trì là Chung Lâu (lầu chuông)… Đàng trước đặt điện Phụng Thiên, ở trên xây lầu Chính Dương… Đàng sau xây điện Trường Xuân, ở trên xây Long Các Bên ngoài đắp thành, gọi là Long Thành” [113, tr.80] Và đến năm 1030 “Xây điện Thiên Khánh Ở phía sau dựng lầu Phượng Hoàng” [113, tr.80]

- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Năm 1029 “Tháng 6, rồng hiện lên ở nền

điện Càn Nguyên… sai Hữu ty mở rộng quy mô, nhắm lại phương hướng mà làm lại, đổi tên là điện Thiên An Bên tả dựng điện Tuyên Đức, bên hữu dựng điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là Long Trì (thềm rồng) Phía Đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía Tây đặt điện Quảng Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau… Bốn xung quanh thềm rồng đều có hành lang để tụ họp các quan và sáu

Trang 27

quân túc vệ Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chính Dương làm nơi trông coi tính toán giờ khắc, phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi du ngoạn Bên ngoài đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành” [57, tr.254]

Đến năm 1030 “Mùa xuân, tháng 2, làm điện Thiên Khánh ở trước điện Trường

Xuân để làm chỗ nghe chính sự Điện làm kiểu bát giác, trước sau đều Bắc cầu Phượng Hoàng” [57, tr.254]

- Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục năm 1029 “Tháng 6 Dựng

điện Thiên An…, hai bên tả hữu làm điện Tuyên Đức và điện Diên Phúc Sân đằng trước gọi là sân rồng; phía Đông và phía Tây sân rồng làm điện Văn Minh và điện Quảng Vũ; hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông; bốn xung quanh sân rồng đều làm hành lang và giải vũ Phía trước làm điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương… Phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện có gác Long Đồ Ngoài

đó đắp một lần thành bao xung quanh gọi là Long Thành” [134, tr.289]

Và đến tháng 2 năm 1930 “Dựng điện Thiên Khánh ở phía trước điện Trường

Xuân làm nơi làm việc chính trị Điện này làm kiểu bát giác; phía trước và phía sau điện đều Bắc cầu, gọi là cầu Phượng Hoàng” [134, tr.290]

1.1.2.4 Quy hoạch, xây dựng năm 1203

Đợt xây dựng này được Việt sử lược ghi chép cụ thể, Lý Long Trát cho “xây

cung mới tại phía Tây tẩm điện, ở giữa đặt điện Thiên Thụy, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, phía trước xây điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao, ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng, phía sau mở điện Thắng Thọ, ở trên xây gác Nguyệt Bảo, chung quanh dựng hành lang, thềm gọi là Kim Tinh Bên phải gác Nguyệt Bảo đặt tòa Lượng Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm), phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phương Tiêu, phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư (nuôi cá), trên ao xây đình Ngoạn Ỷ Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy” [113, tr.166]

Trang 28

Như vậy, mặc dù có những ghi chép còn khác nhau về chi tiết, nhưng các nguồn

sử liệu đã thể hiện được sự thống nhất trong việc mô tả vị trí các cung điện trên một phạm vi hẹp với điểm chung nhất là nơi thiết triều của nhà vua Mặc dù các ghi chép không cho biết cụ thể các công trình được xây dựng thuộc phạm vi nào trong Kinh thành, nhưng đều ghi về điện thiết triều - nơi nhà vua điều hành đất nước, do vậy đó chỉ có thể là Cấm thành hay Tử Cấm thành [104, tr.36 - 45]

Ngoài ra có hàng trăm đợt xây dựng, sửa chữa nhỏ các cung điện, lầu gác, cổng thành, được tiến hành hàng năm Nhìn chung, đến khoảng những năm 30 của thế

kỷ 11, Kinh thành Thăng Long đã được quy hoạch, xây dựng khá hoàn thiện theo cấu trúc có 3 vòng thành chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên, với trung tâm là Long thành hoặc Cấm thành

Không chỉ chú trọng xây dựng các công trình kiến trúc tại Kinh đô Thăng Long phục vụ cho việc điều hành đất nước, trong khắp cả nước cũng đã diễn ra các hoạt động xây dựng, nhưng chủ yếu là xây dựng các công trình tôn giáo: chùa, tháp, hành cung, Đặc biệt trong 73 năm, dưới hai triều vua Lý Dương Hoán, trị vì từ năm 1054 đến năm 1072, và Lý Càn Đức, trị vì từ năm 1073 đến năm 1127, hệ thống các chùa thời Lý được xây dựng liên tiếp dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, các ngôi chùa này đều được tiến hành xây dựng trong nhiều năm, quy mô to lớn thuộc hàng “Đại danh lam” Một số ngôi chùa thời Lý nổi tiếng đến nay vẫn được biết đến qua các tài liệu sử ghi chép, các dấu tích vật chất hiện còn và kết quả các cuộc khai quật: chùa - tháp Phật Tích được xây dựng từ năm 1057 đến 1064, chùa Dạm (tên chữ là Cảnh Long Đồng Khánh) được xây dựng từ năm 1086 đến năm 1094, chùa - tháp Chương Sơn trên núi Ngô Xá với ngôi tháp báu “Vạn Phong Thành Thiện” được xây dựng từ năm 1108 đến năm 1117, chùa Long Đọi Sơn với ngôi tháp báu

“Sùng Thiện Diên Linh” được xây dựng từ năm 1118 đến năm 1121

Trang 29

1.2 Tình hình phát hiện và nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long

1.2.1 Phạm vi của Hoàng thành trong cấu trúc thành Thăng Long

Vấn đề quy mô và cấu trúc của thành Thăng Long hiện tồn tại 4 kiến giải khác nhau giữa các nhà nghiên cứu như: Trần Huy Bá, Trần Huy Liệu và các cộng sự, Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, [54, tr.6 - 7]

Tuy nhiên, cho đến nay, qua các nguồn sử liệu được ghi chép, kết hợp với thực địa, những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học, các ý kiến đã tương đối thống nhất

về vị trí và phạm vi của Hoàng thành Thăng Long ở phía Đông, Nam và Bắc với các điểm mốc chính [54, tr.10 - 14]:

- Phía Đông là cửa Tường Phù mở ra phía đền Bạch Mã, ở khoảng vị trí cửa Đông hiện nay, với chỉ dấu quan trọng còn lại là đình Đông Môn ở số 8 Hàng Cân

- Phía Nam là cửa Đại Hưng hay Cửa Nam mở ra vườn hoa và chợ Cửa Nam

- Phía Bắc là cửa Diệu Đức, hay Cửa Bắc, nằm phía bờ Nam của sông Tô Lịch,

có thể ở khoảng phố Phan Đình Phùng, hay giữa phố Phan Đình Phùng và phố Quán Thánh hiện nay

- Giới hạn về phía Tây hiện còn tồn tại 2 ý kiến khác nhau: Thứ nhất cho rằng giới hạn phía Tây là cửa Quảng Phúc, tức phạm vi phía Tây của Hoàng thành thời

Lý - Trần bao gồm toàn bộ vùng phía Tây theo đường Hoàng Hoa Thám, sang đường Bưởi cho đến khoảng Cầu Giấy, tức men theo dòng chảy của sông Tô Lịch (xem Phụ lục 2: Sơ đồ 5) [54, tr.10 - 14] Ý kiến thứ hai được nhận định dựa trên chứng cứ khảo cổ học xác định, giới hạn phía Tây của Hoàng thành thời Lý - Trần ở vào khoảng đường Ông Ích Khiêm đến khoảng vị trí của bến xe Kim Mã cũ (xem Phụ lục 2: Sơ đồ 4) [115]

Dẫu còn có sự khác nhau về ranh giới phía Tây nhưng tất hết các nhà nghiên

cứu đều nhất trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu “nằm trong phạm vi Cấm

thành hay Cung thành tức nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng thành” [54,

tr.23] Đây cũng là quan điểm của luận án khi xem xét, trình bày về các di tích kiến trúc thời Lý tìm được tại khu vực 18 Hoàng Diệu

Trang 30

1.2.2 Lịch sử phát hiện di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long

Kinh đô Thăng Long đã có lịch sử phát hiện và nghiên cứu từ lâu, ngay từ những năm cuối của thế kỷ 19, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, học giả người Pháp Từ sau năm 1954, với lực lượng nghiên cứu là các học giả Việt Nam, các vấn đề về thành Thăng Long được đưa ra bàn luận sôi nổi trên các lĩnh vực: lịch

sử, văn hóa, văn bản học, bản đồ học, Tuy nhiên, đó là các nghiên cứu dựa trên các ghi chép từ thư tịch cổ, chưa đề cập đến các công trình kiến trúc cụ thể được xây dựng tại Thăng Long dưới triều Lý Trước khi tiến hành các cuộc khai quật quy

mô lớn từ năm 2002, dấu tích mặt bằng nền móng các công trình kiến trúc của thời

Lý chưa được biết đến

1.2.2.1 Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954

Những phát hiện nghiên cứu được giai đoạn này được tiến hành bởi các học giả người Pháp, đó là các phát hiện về di vật ở khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long, không có điều tra, khai quật khảo cổ học, do vậy kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến vấn đề nghệ thuật (xem Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Các phát hiện về di vật thời Lý giai đoạn trước năm 1954 [50, 105]

Địa điểm Năm phát hiện Di tích, di vật

Bách Thảo 1885 và đầu

thế kỷ 20

Cột đá chạm rồng kín suốt thân cột, có đường kính 0,5m, cao trên 2m, lan can đá chạm sấu, hai bên lan can chạm hoa cúc dây mang phong cách Lý

in nổi rồng, gạch xây tháp in cánh sen,…

Trang 31

Địa điểm Năm phát hiện Di tích, di vật

ngói ống trang trí nổi hình người, gạch tháp men trắng xám trang trí hình rồng, hoa dây, cánh sen và

vũ nữ, kích thước cao 0,31m x dày 0,27m x rộng 0,23m

Yên Lãng 1918 Gạch xây tháp trang trí chim thần Ga - ru - đa cao

0,31m Ngọc Hà,

Kim Mã

và Vĩnh

Phúc

1922 đến 1925

Các đầu ngói ống bằng đất nung trang trí cánh sen

có kích thước dài từ 0,29m đến 0,35m, cao từ 0,12m đến 0,15m

Cầu Giấy 1928 Ngói ống trang trí in nổi hình người

Cống Vị 1938 Gạch ốp bằng đất nung có trang trí in nổi mô hình

tháp có nhiều tầng Như vậy, trong giai đoạn này chưa có phát hiện, nghiên cứu về di tích thời Lý Kết quả nghiên cứu của các học giả mới chỉ dừng lại trong việc đánh giá giá trị về nghệ thuật, mỹ thuật dựa trên các phát hiện và nghiên cứu về di vật để từ đó đã đưa

Trang 32

ra quan điểm về nghệ thuật Việt Nam và coi đó là bản sao của nghệ thuật Trung

Quốc, gọi nghệ thuật thời Lý là “nghệ thuật Đại La” Khi xác định niên đại và chủ

nhân của nghệ thuật Lý - Trần, một số học giả lại nghiêng về cho rằng đó là do các thợ thủ công Chăm - pa làm nên [105, tr.23]

1.2.2.2 Những phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1954

Thời kỳ này gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn trước năm 2002: Các cuộc khai quật

mới chỉ phát hiện và nghiên cứu nền móng của các công

trình kiến trúc thời Lê ở các địa điểm: núi Cung, khu vực

Quần Ngựa, Đến giai đoạn này đã một số cuộc khai

quật được tiến hành trong khu vực trung tâm của Cấm

thành Thăng Long như: Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu,

phát hiện được tầng văn hóa Lý - Trần (địa điểm số 5

Hoàng Diệu) và một vài các di tích quan trọng (Đoan

Môn) (xem Hình 1), khẳng định được giá trị và lịch sử

của Kinh thành Thăng Long Trên cơ sở đó, đã có một số

bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến vị trí

của thành Thăng Long, khẳng định giá trị và tiềm năng ẩn chứa các di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Tuy nhiên, dấu tích của các công trình kiến trúc thời Lý vẫn chưa tìm được, do vậy các hiểu biết về mặt bằng các di tích kiến trúc của thời Lý vẫn chưa có các bằng chứng về khảo cổ học để tìm hiểu, nghiên cứu

- Giai đoạn từ năm 2002 cho đến nay: đã phát hiện được di tích kiến trúc thời

Lý, gồm các loại: di tích nền móng kiến trúc, giếng nước, cống nước, đường nước lớn, móng tường bao Từ những phát hiện di tích đó đã góp phần làm sáng rõ hơn nghệ thuật xây dựng công trình kiến trúc thời Lý tại Thăng Long trên các mặt bằng: mặt bằng kiến trúc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng Đó là kết quả khai quật tại các địa điểm sau (xem Bảng 1.2):

Bảng 1.2 Các phát hiện về di tích kiến trúc thời Lý từ năm 2002 đến nay

Hình 1 Vết tích kiến trúc tại hố H1 địa điểm Đoan Môn Nguồn: [88]

Trang 33

Địa điểm Năm phát hiện Di tích

Phức hệ quần thể kiến trúc thời Lý, với khoảng trên

70 di tích, phong phú và đa dạng về loại hình di tích, gồm: nền móng kiến trúc, móng tường bao, giếng nước và cống nước cùng hàng triệu di vật gồm vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt (xem Phụ lục 2:

di vật là vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt và thờ cúng của thời Lý [43, 29, 105,129] (Xem Ba.6)

Trang 34

Địa điểm Năm phát hiện Di tích

mặt cắt nền đường dày từ 0,20m đến 0,27m [92] (xem Bv.3)

2013 tìm được 12 móng cột sỏi thuộc di tích có quy

mô gồm 4 gian và một chái phía Đông, mỗi hàng gồm 2 móng cột, lòng kiến trúc rộng 7,2m, khoảng cách gian từ 5,1m đến 6,3m, gian chái rộng 2,1m; Năm 2014, tìm được thêm được 03 di tích nền móng kiến trúc thời Lý, trong đó có mặt bằng kiến trúc gồm 3 móng cột trong một vì với quy mô 6 gian - 2 chái, lòng kiến trúc rộng 7,2m [132, tr.32 - 33]; Sân nền lát gạch ở hố H1 khai quật năm 2013, với 7 viên gạch vuông có kích thước trung bình 38,0cm x 38,0cm, được lát ngay ngắn [132, tr.33 - 34]; Di tích đường nước phát hiện được năm 2012, trong các năm 2013 và 2014 tiếp tục tìm được tại khu vực phía Tây với chiều dài là 19,2m, rộng 2m Thành cống được xây dựng bằng gạch chữ nhật xếp chồng khít, rìa cạnh có các cọc gỗ được đóng sâu xuống Đáy cống được lát bằng gạch vuông màu đỏ, kích thước trung bình 38,0cm x 38,0cm (xem Ba.4) [132, tr.21 - 25], [133, tr.34 - 38]

1.2.3 Tình hình nghiên cứu các di tích kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu

1.2.3.1 Lớp văn hóa thời Lý

Trang 35

Trên tổng thể mặt bằng khu di tích 18 Hoàng Diệu, tầng văn hóa xuất lộ các di tích nền móng kiến trúc thời Lý không đồng nhất do bị thời sau đào phá, các kiến trúc thời kỳ sau cắt phá, nằm chồng đè lên Nhìn chung, tầng văn hóa xuất lộ các di tích kiến trúc thời Lý đều nằm bên dưới tầng văn hóa thời Trần Tuy nhiên, có các

- Khu vực hố D4 - D6: Tầng văn hóa dày trung bình trên 3,5m bao gồm các

lớp văn hóa của các thời kỳ liên tiếp chồng xếp lên nhau Trong đó, lớp văn hóa thuộc thời Lý, thế kỷ 11 - 13, dày 0,57m, nằm ở độ sâu trung bình từ +7,52m đến +6,68m so với mực nước biển Đất có màu nâu xám nhạt, thuần, nằm phủ đè trực tiếp lên lớp văn hóa của thời kỳ Đại La (xem Bv.4, Ba.7) [105, tr.32]

- Tại khu G, trong phạm vi kiến trúc HTTL.LY.G.KT03 và HTTL.LY.G.KT04,

lớp văn hóa thời Lý được đắp bằng đất sét màu nâu hồng, nâu xám, vàng trắng, dày

từ 1,6m đến 2,2m, mặt bằng xuất lộ các di tích thời Lý chỉ nằm cách bề mặt hiện tại khoảng 0,6m, và bị lớp văn hóa hiện đại nằm đè trực tiếp lên (xem Bv.5, Ba.8)

1.2.3.2 Hiện trạng các di tích

Trên tổng thể chung, các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long chỉ còn các thành phần: nền đất đắp, bó nền, các cột chôn và móng cột nổi (còn hoặc không còn chân tảng đá), cùng với đó là các công trình phụ trợ như: đường

đi, tường bao, cống nước, Tuy nhiên, việc nhận diện đầy đủ mặt bằng các di tích nói chung gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết đều chưa xuất lộ toàn bộ, ngoại trừ các

di tích có quy mô nhỏ (các kiến trúc “lục giác”, kiến trúc 4 gian) hoặc có bình đồ đặc biệt, như: kiến trúc bát giác, kiến trúc hình tròn

Trang 36

Khó khăn nữa đặt ra là, các di tích kiến trúc mặc dù đã xuất lộ một phần hoặc toàn bộ mặt bằng nhưng cũng đã bị thời sau phá hủy nhiều, không còn nguyên vẹn

Có di tích chỉ còn các móng cột không còn chân tảng đá kê cột ở bên trên, có di tích còn lại đầy đủ móng cột, như kiến trúc HTTL.LY.B.KT11, đã xuất lộ đầy đủ các móng cột và bó nền, thì nền kiến trúc lại bị phá hủy, Như vậy, hiện trạng chung của các mặt bằng kiến trúc đều không còn đủ dữ kiện, do vậy trong quá trình nghiên cứu, đánh giá buộc phải có sự so sánh, đối chiếu, kết nối dữ kiện thành phần của các kiến trúc lại với nhau Trên tổng thể hiện trạng hiện nay, chỉ có duy nhất mặt bằng

di tích kiến trúc HTTL.LY.A.KT22 và HTTL.LY.B.KT25 mặc dù toàn bộ mặt bằng chưa xuất lộ hết nhưng còn nhận diện được các thành phần cấu tạo lên di tích, như: nền đất đắp, bó nền, móng cột còn hoặc không còn chân tảng đá, hệ thống xà ngưỡng,

Tuy hiện trạng mặt bằng nền móng các di tích như vậy, nhưng dựa vào các yếu

tố và bộ phận cấu thành, đặc biệt là vị trí phân bố các di tích nên vẫn có thể phân tách được không gian phạm vi của từng đơn nguyên di tích kiến trúc, đồng thời kết nối chúng trên một tổng thể chung rộng lớn của toàn bộ khu vực (xem Bv.6-7)

1.2.3.3 Các nghiên cứu bước đầu về di tích kiến trúc

Từ các phát hiện khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu, đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành hoặc tại các cuộc Hội thảo toàn quốc và Hội thảo Quốc tế nhằm đánh giá, so sánh giữa phát hiện tại khu vực với phạm vi trong nước và quốc tế Trong thời gian từ 2004 đến nay, khu di tích 18 Hoàng Diệu đã thu hút được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về kinh đô cổ của Nhật Bản tham gia và đã có một số công bố tại Việt Nam và Nhật Bản

Cho đến nay, những công bố kết quả nghiên cứu về di tích thời Lý tại khu vực

18 Hoàng Diệu đều do các nhà khoa học trực tiếp tham gia khai quật và nghiên cứu Năm 2004, trong cuốn “Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học” đã công bố về một số dấu tích kiến trúc thời Lý: kiến trúc hố A20, kiến trúc A1 đã xuất

lộ 9 gian, kiến trúc 11 gian 2 chái ở khu B, các kiến trúc hình “lục giác” [122, tr.18 -

23, 51 - 61]

Trang 37

Sau đó, trong các năm tiếp sau, việc nghiên cứu và lập hồ sơ các di tích kiến trúc được đẩy mạnh, từ đó có thêm một số sách và bài viết tiếp tục được công bố

Trong bài nghiên cứu “Về một số dấu tích kiến trúc trong Cấm thành Thăng Long

thời Lý - Trần qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2005 - 2006” [98, tr.58 -

72], Tống Trung Tín và Bùi Minh Trí đã công bố kết quả nghiên cứu cụ thể hơn về

6 di tích kiến trúc: mặt bằng kiến trúc ở phía Bắc khu A (A1 + A11) có 9 gian 2 chái, kiến trúc nhỏ 3 hàng chân cột ở phía Bắc hố A20 + A5, kiến trúc lớn ở phía Nam A20 + A5, kiến trúc hố B16, mặt bằng kiến trúc 11 gian 2 chái ở giữa khu B, kiến trúc 5 gian 2 chái ở hố D4 + D5, và các kiến trúc mặt bằng hình “lục giác” Từ

kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra nhận xét “toàn bộ khu khai quật nằm trong

đúng khu trung tâm của Cấm thành, cũng tức là trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê” [98, tr.71]

Từ năm 2006 đến 2008, các nhà nghiên cứu Việt Nam phối hợp với chuyên gia Nhật Bản thực hiện tái điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể toàn bộ di tích kiến trúc tại 18 Hoàng Diệu, từ đây, những hiểu biết mới và sâu sắc hơn về giá trị của di tích kiến trúc thời Lý đã dần được giới thiệu rộng rãi trên sách và tạp chí chuyên ngành

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nhận diện giá trị di tích Hoàng thành Thăng

Long sau 5 năm nghiên cứu, so sánh (2004 - 2008)”, các nhà nghiên cứu đã có

những công bố mới trong việc nghiên cứu các di tích thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, đó là tham luận của các tác giả Tống Trung Tín, Nguyễn Hồng Kiên, Phạm Văn Triệu, K.Inoue cung cấp hiểu biết mới về di tích kiến trúc Đáng chú ý nhất là công bố của K.Inoue trên nhiều phương diện: phương vị, thước đo và quy hoạch các

di tích kiến trúc, những nghiên cứu này đã được lựa chọn, chỉnh sửa và đăng trên tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước, hoặc trong các ấn phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Nhật Bản [41, 140]

Trong cuốn “Thăng Long - Hà Nội, lịch sử nghìn năm từ lòng đất”, Tống Trung

Tín và Bùi Minh Trí đã trình bày lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua việc hệ thống lại

Trang 38

các di tích kiến trúc từ thời Đại La đến thời Lê đã được khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 2002 đến 2010 [99]

Trong Thông báo khoa học năm 2015 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành,

Bùi Minh Trí đã công bố “Kiến trúc thời Lý ở khu A - B khu di tích Hoàng thành

Thăng Long những thành tựu sau 10 năm nghiên cứu” trên cơ sở tổng hợp lại kết

quả nghiên cứu có từ trước đó, và trình bày chi tiết hơn mặt bằng các dấu tích kiến trúc đã được xác định tại khu A và B [125, tr.19 - 63]

Trên cơ sở tư liệu kết quả khai quật, chỉnh lý và nghiên cứu tại khu vực 18 Hoàng Diệu, đã có 2 Luận văn Thạc sỹ được hoàn thành Năm 2006, tác giả Ngô Thị Lan đã công bố các nghiên cứu của mình về trang trí trên ngói từ thời Đại La đến thời Lê tại khu vực hố D4 - D6, trong đó tác giả tập trung phân tích về loại hình, kỹ thuật và hình thức thể hiện hoa văn trên đầu ngói ống [50] Năm 2011, cũng tại khu vực hố D4 - D6, tác giả Phạm Văn Triệu đã công bố các nghiên cứu của mình về di tích kiến trúc từ thời Đại La đến thời Trần, trong đó tác giả đi sâu vào phân tích quy mô, kết cấu mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng từ đó rút ra tiến trình lịch sử xây dựng các công trình kiến trúc qua các thời kỳ [105]

Như vậy, với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, sự hợp tác của các chuyên gia đầu ngành về kiến trúc và kinh thành cổ Nhật Bản, nghiên cứu

về dấu tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long dần được công bố rộng rãi Tựu chung lại, kết quả nghiên cứu đã thống nhất khẳng định giá trị của hệ thống các di tích kiến trúc tại Hoàng thành Thăng Long, mà các di tích của thời Lý là tiêu biểu nhất, đó là nằm trong khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, thuộc phạm

vi Cấm thành của thời Lý - Trần

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được công bố chưa đi sâu vào phân tích đặc điểm các di tích kiến trúc trên các phương diện: bố cục và kết cấu mặt bằng, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, , do vậy diễn biến, tính kế thừa và tiếp nối về mặt xây dựng và quy hoạch kiến trúc qua các thời kỳ của kinh thành Thăng Long chưa được

đề cập một cách có hệ thống

1.2.3.4 Xây dựng hệ tọa độ và thước đo

Trang 39

Để tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long, từ năm 2006, các chuyên gia khảo cổ học Nhật Bản đã phối hợp với Viện Khảo cổ học xây dựng hệ lưới tọa độ tổng thể trên toàn bộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long, từ đó các di tích được tìm hiểu, nghiên cứu trên một hệ tọa độ thống nhất (xem Bv.8)

- Xác định hệ tọa độ: Hệ tọa độ Hoàng thành Thăng Long được xây dựng dựa

theo các mốc chuẩn hiện còn tại khu vực trung tâm, trên cơ sở xác định vị trí trung tâm của các di tích, nối các điểm với nhau tạo thành hệ trục tọa độ Các điểm được xác định ban đầu gồm: vị trí trung tâm thềm rồng của điện Kính Thiên và vị trí trung tâm cửa Đoan Môn Từ đó, qua nghiên cứu, đã xác định được hệ tọa độ của các di tích thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long lệch 50 so với hệ trục tọa độ chuẩn

đã được xây dựng [41]

- Xác định thước đo: Mặc dù mặt bằng xuất lộ các di tích thời Lý tại Hoàng

thành Thăng Long không còn nguyên vẹn, tuy nhiên tại kiến trúc HTTL.LY.B.KT25 và HTTL.LY.A.KT22 vẫn còn các chân tảng đá kê cột nằm nguyên vẹn trên bề mặt móng cột, căn cứ vào đó các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra thước đo tiêu chuẩn để xây dựng các công trình kiến trúc thời Lý là 29,98cm, được làm tròn là 30cm (0,3m) [41]

1.3 Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến Luận án

Mặt bằng kiến trúc được cấu thành bởi nhiều thành phần như: móng nền, nền,

bó nền, móng cột, do vậy để xác định được phạm vi mặt bằng các kiến trúc, ở đây chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về các thành phần cơ bản để nhận diện mặt bằng kiến trúc

1.3.1 Móng nền

Trong kết cấu của một công trình, theo trật tự từ dưới lên trên, móng nền là kết cấu dưới cùng của công trình

Theo tác giả Nguyễn Đức Thiềm, móng “là bộ phận kết cấu chịu lực nằm dưới

mặt đất, có nhiệm vụ truyền trọng lượng nhà và các tải trọng tác dụng lên nó xuống nền” [84, tr.79]

Trang 40

Tác giả Lê Anh Hoàng quan niệm, “Móng là bộ phận liên kết với kết cấu bên

trên công trình có nhiệm vụ truyền toàn bộ tải trọng công trình và phân bố tải trọng này xuống nền đất” [34, tr.5]

Trong cuốn “Nền và móng công trình”, theo Tạ Đức Thịnh và cộng sự “Móng

của công trình là bộ phận nằm dưới mặt đất của công trình, có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng của công trình truyền xuống nền sao cho công trình làm việc ổn định” [85,

tr.7]

Tác giả Lê Xuân Mai định nghĩa “Móng là bộ phận cuối cùng của nhà hoặc của

công trình, nó nằm ngầm dưới đất hoặc dưới nước, có nhiệm vụ tiếp thu toàn bộ tải trọng của công trình, đồng thời truyền và phân bố toàn bộ tải trọng này lên đất nền sao cho độ lún của công trình không vượt quá giới hạn và đảm bảo sự ổn định của công trình” [60, tr.5]

Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, móng là “kết cấu nằm dưới cùng của công

trình xây dựng (nhà, cầu, đập nước, vv), truyền trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất” [120, tr.929]

Căn cứ vào công năng, tác giả Châu Ngọc Ẩn quan niệm nền - móng là một

“Nền móng là phần công trình làm việc chung với lớp đất bên dưới, trực tiếp gánh

đỡ tải trọng bên trên truyền xuống” [2, tr.11]

Khi xem xét kết cấu di tích móng tháp thời Lý ở Ngô Xá, những người khai

quật đã phân định: “Móng là phần được đào sâu vào nền đá núi trung bình 1,8m” [73, tr.30]; bên trên là “nền tháp cao 4,05m tính từ mặt sân gạch lên đến chân

tháp” [73, tr.28]

Quan niệm “cũ” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên cho rằng, kiến trúc cổ truyền Việt có thể chỉ cần nền mà không cần móng, tức là không có khái niệm móng, và nền móng không có vai trò quan trọng [44]

Các khái niệm trên về chi tiết có khác nhau nhưng thống nhất cho rằng: vị trí

của móng “là kết cấu nằm dưới cùng” trong công trình và công năng của móng

“truyền trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất” để giữ cho công trình được

ổn định (xem Ba.9)

Ngày đăng: 17/05/2017, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Anh, Bùi Thu Phương (2010), “Vật liệu kiến trúc ở Hoàng thành sau 5 năm nghiên cứu”, Tạp chí Khảo cổ học (4), tr.73-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật liệu kiến trúc ở Hoàng thành sau 5 năm nghiên cứu”, "Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Nguyễn Văn Anh, Bùi Thu Phương
Năm: 2010
3. L.Bezacier (1955), Nghệ thuật Việt Nam, Tư liệu dịch Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, mã số TL/745 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Việt Nam
Tác giả: L.Bezacier
Năm: 1955
4. Hà Văn Cẩn (2004), “Những vết tích kiến trúc đáng lưu ý tại hố D2 và D7. Trong Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học”, Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học, tr.79-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vết tích kiến trúc đáng lưu ý tại hố D2 và D7. Trong Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học”", Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học
Tác giả: Hà Văn Cẩn
Năm: 2004
5. Hà Văn Cẩn (2005), “Về các hiện vật liên quan đến lò nung gốm sứ tại hố khai quật D7 ở 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) năm 2003”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2004, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.501-505 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các hiện vật liên quan đến lò nung gốm sứ tại hố khai quật D7 ở 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) năm 2003”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2004
Tác giả: Hà Văn Cẩn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
6. Nguyễn Ngọc Chất (1999), Vật liệu kiến trúc ở di tích Hậu Lâu (hố II), Luận văn Cử nhân Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật liệu kiến trúc ở di tích Hậu Lâu (hố II)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chất
Năm: 1999
7. Nguyễn Ngọc Chất (2005), “Nhận thức bước đầu về di tích ủng Thành - Đoài Môn qua kết quả thám sát năm 2002”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2004, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.308-311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức bước đầu về di tích ủng Thành - Đoài Môn qua kết quả thám sát năm 2002”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2004
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chất
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
8. Trương Hoàng Châu (1980), “Quần Ngựa (Hà Nội) trong hoạt động Khảo cổ học”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.227-231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần Ngựa (Hà Nội) trong hoạt động Khảo cổ học”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979
Tác giả: Trương Hoàng Châu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1980
9. Nguyễn Đình Chiến (2004), Vật liệu kiến trúc thời Lý - Trần tìm được trong khu vực thành Thăng Long lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Tư liệu Viện Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật liệu kiến trúc thời Lý - Trần tìm được trong khu vực thành Thăng Long lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Chiến
Năm: 2004
10. Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Như Hồ, Nguyễn Thị Dơn, Vũ Quốc Hiền (1980), “Điều tra thám sát Quần Ngựa (Hà Nội) đợt 1”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.226-227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thám sát Quần Ngựa (Hà Nội) đợt 1”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Như Hồ, Nguyễn Thị Dơn, Vũ Quốc Hiền
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1980
11. Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi Minh Trí, Nguyễn Sơn Ka (1999), Điều tra thám sát Khu Khải Thánh (Văn Miếu) tháng 4 năm 1999, Tư liệu Viện Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thám sát Khu Khải Thánh (Văn Miếu) tháng 4 năm 1999
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi Minh Trí, Nguyễn Sơn Ka
Năm: 1999
12. Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi Minh Trí (2000), “Đào thăm dò khảo cổ học khu Văn Miếu (Hà Nội)”, Tạp chí Khảo cổ học (3), tr.57-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào thăm dò khảo cổ học khu Văn Miếu (Hà Nội)”", Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi Minh Trí
Năm: 2000
13. Nguyễn Thị Dơn (1985), “Phát hiện khu di tích thời Lê ở hồ Ngọc Khánh (Hà Nội)”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1984, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.187-189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện khu di tích thời Lê ở hồ Ngọc Khánh (Hà Nội)”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1984
Tác giả: Nguyễn Thị Dơn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1985
14. Nguyễn Thị Dơn (1998), “Những di tích kiến trúc và di vật thời Lê phát hiện tại hồ Ngọc Khánh - Hà Nội năm 1983”, Tạp chí Khảo cổ học (4), tr.86-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những di tích kiến trúc và di vật thời Lê phát hiện tại hồ Ngọc Khánh - Hà Nội năm 1983”", Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Nguyễn Thị Dơn
Năm: 1998
15. Nguyễn Thị Dơn (2000), “Khảo cổ học ở Hà Nội năm 1999 và năm 2000”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1999, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.18-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cổ học ở Hà Nội năm 1999 và năm 2000”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1999
Tác giả: Nguyễn Thị Dơn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
16. Nguyễn Thị Dơn (2001), “Dấu tích thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê qua một số lần khai quật khảo cổ học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Lý Công Uẩn và vương triều Lý (kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu tích thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê qua một số lần khai quật khảo cổ học”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Lý Công Uẩn và vương triều Lý (kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội)
Tác giả: Nguyễn Thị Dơn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
17. Nguyễn Kim Dung (2008), “Nghiên cứu so sánh kỹ thuật trụ sỏi trong kiến trúc Trà Kiệu và Thăng Long”, Hội thảo khoa học Quốc tế: Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long 5 năm nghiên cứu và so sánh (2002 - 2008), Tư liệu Viện Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh kỹ thuật trụ sỏi trong kiến trúc Trà Kiệu và Thăng Long”, "Hội thảo khoa học Quốc tế: Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long 5 năm nghiên cứu và so sánh (2002 - 2008)
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 2008
18. Trần Bạch Đằng (2006), “Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất - thành tựu số một của khoa học lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr.68- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất - thành tựu số một của khoa học lịch sử Việt Nam”," Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Năm: 2006
19. Nguyễn Văn Đoàn (2000), “Khai quật di chỉ khảo cổ học Lý - Trần, 11 Lê Hồng Phong - Hà Nội”, Tạp chí Khảo cổ học (3), tr.74-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai quật di chỉ khảo cổ học Lý - Trần, 11 Lê Hồng Phong - Hà Nội”, "Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Nguyễn Văn Đoàn
Năm: 2000
20. Nguyễn Văn Đoàn, Lê Hoài Anh (2005), “Kết quả khai quật di tích đền - chùa Bà Tấm (Gia Lâm Hà Nội)”, Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tr.72-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khai quật di tích đền - chùa Bà Tấm (Gia Lâm Hà Nội)”, "Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Đoàn, Lê Hoài Anh
Năm: 2005
21. Nguyễn Văn Đoàn, Lê Văn Chiến (2006), “Kết quả khai quật di tích chùa Báo Ân (Gia Lâm - Hà Nội) lần thứ ba năm 2004”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.411-413 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khai quật di tích chùa Báo Ân (Gia Lâm - Hà Nội) lần thứ ba năm 2004”, "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005
Tác giả: Nguyễn Văn Đoàn, Lê Văn Chiến
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w