Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tố
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HỒNG GÁI
VỐN XÃ HỘI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở XÃ EA TU, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN ĐỨC CHIỆN
Phản biện 1: :
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ê-đê là một trong 12 dân tộc thiểu sô tại chỗ ở Tây Nguyên, cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk, chiếm 17% tổng dân số của tỉnh Người Ê-đê ở Ea Tu chiếm 47% tổng dân số toàn xã Xã Ea Tu sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, chiếm 85% tỷ trọng kinh tế toàn xã
Người Ê-đê ở Ea Tu từ truyền thống đến nay vẫn duy trì nền sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đã có sự chuyển biến về cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với nền kinh thị trường hiện nay Là xã hội nông nghiệp, đề cao tính cộng đồng trong ứng xử, các mối quan hệ của họ gắn với gia đình, dòng họ, cộng đồng Trước đây, nguồn vốn chủ yếu trong các hoạt động kinh tế là vốn vật chất và vốn tài chính Tuy nhiên, hiện nay, trong nền kinh tế thị trường người ta thấy cần thiết phải có thêm những nguồn vốn khác như: VXH, vốn con người, vốn văn hóa,… trong quá trình sản xuất, trong đó, VXH ngày càng có vai trò quan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hộ gia đình
VXH ở người Ê-đê là các mối quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng làng; các tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội mà họ có, bên cạnh đó là lòng tin, là chuẩn mực mà các cá nhân thể hiện trong các mối quan hệ của họ cũng như quá trình mà họ tham gia vào các hoạt động xã hội Vấn đề đặt ra là: Người Ê-đê đã sử dụng VXH như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế? Việc sử dụng VXH có tác động gì trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ? Là những câu hỏi cần có lời giải đáp
Nghiên cứu này của chúng tôi vừa có ý nghĩa lý luận trong việc lần đầu nghiên cứu về VXH của một tộc người cụ thể ở Tây Nguyên, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp cho chính quyền địa phương đánh giá, xem xét trong công tác hoạch định chính sách
Trang 4phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người Ê-đê với các nhóm dân cư khác trên địa bàn
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vốn xã hội
trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê ở xã Ea
Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Những nghiên cứu khởi nguồn về lý thuyết, khái niệm các quan điểm khác nhau về VXH mà sau này chúng ta kế thừa, làm nền tảng cho các nghiên cứu về VXH không thể không kể đến Bourdieu, Coleman; Putnam, Fukuyama,… Dưới đây là một số các quan điểm của các tác giả dẫn theo nghiên cứu của Trần Hữu Quang (2014) Trong nghiên cứu của mình vào năm 1980, Bourdieu đã du
nhập khái niệm vốn (capital) của lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực xã hội
học để phân tích quá trình lưu thông của các loại tài sản khác nhau trong không gian xã hội Ngoài vốn kinh tế, ông còn phân biệt thêm
ba loại vốn nữa là vốn văn hóa, vốn xã hội và vốn biểu tượng Hạn chế của Bourdieu là ông nhấn mạnh đến VXH của một cá nhân chứ không đề cập đến VXH của gia đình hay cộng đồng
Năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ Coleman đưa ra một cách định nghĩa về VXH khác với Bourdieu, ông hiểu VXH bao gồm các đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội (social network), các chuẩn mực (norms) và sự tin cậy trong xã hội (social trust) - là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu chung
Alejandro Portes (2003) qua nghiên cứu Vốn xã hội: nguồn gốc và những áp dụng trong xã hội học hiện đại đã chỉ ra nguồn gốc
Trang 5của VXH nằm ngay trong cơ cấu quan hệ xã hội của họ chứ không phải ở bản thân họ; sự đoàn kết trong một nhóm/cộng đồng khi chịu chung hoàn cảnh, chia sẻ những giá trị chung và nguồn gốc cuối cùng của VXH là sự liên kết xã hội và ràng buộc, quy chế xử, phạt trong các nhóm/cộng đồng Portes đã đề cập đến VXH trong phạm vi cộng đồng với những định chế, quy tắc chung, tuy nhiên cũng như các nghiên cứu khác, ông chưa nghiên cứu sâu về sự áp dụng vxh vào các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình
Những nghiên cứu trên đưa ra những quan điểm, lý thuyết, khái niệm VXH và vai trò của VXH trong phát triển kinh tế, sức khỏe, xóa đói giảm nghèo và đời sống xã hội của con người
2.2 Nghiên cứu trong nước
2.2.1 Các nghiên cứu về lý thuyết, khái niệm vốn xã hội
Điển hình cho những nghiên cứu lý thuyết giai đoạn khởi nguyên là Trần Hữu Dũng (2003) trong nghiên cứu này, ông đã tổng kết lại các khái niệm VXH của các tác giả nước ngoài như Pierre Bourdieu; James Coleman; Robert Putnam;… trên cơ sở đó có sự so sánh quan điểm của các tác giả, chỉ ra sự phù hợp và không phù hợp giữa các quan điểm khái niệm Tác giả cũng đề cập đến mối liên hệ giữa VXH và kinh tế như là sự dự báo về nguồn lực này đối với sự phát triển kinh tế
Trần Hữu Quang (2006) trong Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội cũng
dựa trên cách định nghĩa của các tác giả kinh điển như Piere Buordieu, James Coleman, Robert Putnam,… để giải nghĩa VXH Theo ông, VXH thường được định nghĩa xoay quanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau là: khả năng làm việc chung với nhau; sự tin cậy giữa con người với nhau và các MLXH
Trang 6Gần đây nhất, Nguyễn Quý Thanh và cộng sự đã lần lượt đưa ra 2 công trình nghiên cứu khá tổng quát của mình cả về lý thuyết và liên hệ
thực tiễn về VXH Tuy mới chỉ tiếp cận bước đầu nhưng nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, đối với các DTTS thì quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng
là chủ yếu và quan trọng nhất trong mạng lưới xã hội của họ Đồng thời, lòng tin và sự tham gia xã hội như là giải pháp nhằm duy trì, củng cố và phát triển VXH trong cộng đồng các DTTS Đây là tư liệu quý giá cho chúng tôi trong nghiên cứu này cũng như tiếp cận về VXH dưới góc độ tộc người
2.1.2 Vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các hướng nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (1998) là một trong những người có nghiên cứu khá sớm về VXH qua một nghiên cứu về MLXH trong di cư.Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy tác động của MLXH đến người di cư thể hiện ở quyết định lựa chọn nơi chuyển đến và hình thức trợ giúp về kinh tế của mạng lưới xã hội
Lê Ngọc Hùng (2008) đã đưa ra mô hình tổng hợp về VXH, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu thực tiễn; những phát hiện về VXH, vốn con người và mạng lưới xã hội; đưa ra dẫn chứng về mạng lưới xã hội truyền thống và mạng lưới xã hội hỗn hợp trong trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên; gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2015) cho thấy vai trò của các mạng lưới
xã hội mà cụ thể là các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nhóm tự nguyện, bạn bè, gia đình,… là đầu mối quan trọng trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của mỗi cá nhân Tác giả cũng phân tích khá rõ những yếu tố tác động đến VXH của các cá nhân trong bối cảnh nông buôn đồng bằng
Trang 7sông Hồng đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Những nghiên cứu về vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp:
Khúc Thị Thanh Vân là tác giả có nhiều nghiên cứu khá sâu sắc về lĩnh vực này Tác giả khẳng định, các quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội là thành tố quan trọng của VXH, bên cạnh vốn “đóng” tức là các quan hệ gia đình, dòng họ, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương (trong phạm vi cộng đồng) thì vốn “mở” (các mối quan
hệ ngoài cộng đồng) có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế ở địa bàn nghiên cứu
Gần đây nhất, nghiên cứu của Lê Hữu Phước (2016) qua nghiên cứu định tínhđã bàn về MLXH đối với việc sản xuất, kinh doanh của các hộ trang trại ở nông thôn Tây Nguyên hiện nay Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung với đối tượng là kinh tế trang trại
mà không đề cập đến hoạt động trồng trọt, hoạt động sinh kế chủ yếu của các nông hộ ở Đắk Lắk
Trên cơ sở của những nghiên cứu đi trước, luận văn nghiên cứu về VXH trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với dân tộc Ê-
đê một dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên có thể được xem là điểm nhấn mới trong nghiên cứu thực nghiệm về VXH Luận văn sẽ tập trung nhận diện VXH của người Ê-đêtại địa bàn nghiên cứu và việc sử dụng nguồn vốn này vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của
Trang 8tác động của VXH đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê trên địa bàn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận của luận văn: làm rõ các khái niệm chủ chốt và lý thuyết áp dụng trong luận văn
- Tìm hiểu các loại hình VXH và việc sử dụng VXH trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê
- Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của VXH đến sản xuất nông nghiệp; liên kết mạnh và liên kết yếu trong các nhómhộ gia đình người Ê-đê trên địa bàn
4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu về VXH trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê Khách thể: Người Ê-đê
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Ea Tu, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Phạm vi thời gian: Để tìm hiểu các hoạt động kinh tế nông
nghiệp của các hộ gia đìnhngười Ê-đê, chúng tôi nghiên cứu, cập nhật các số liệu từ năm 2015 đến giữa năm 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp luận xã hội học để tiếp cận, tìm hiểu và lý giải về các loại hình VXH và việc
Trang 9sử dụng VXH vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-đê ở xã Ea Tu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Có những loại hình VXH nào đang tồn tại trong các hộ gia đình người Ê-đê ở xã Ea Tu?
- VXH đã được sử dụng và tạo dựng chuẩn mực, lòng tin như thế nào trong các liên kết sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Ê-
đê ở xã Ea Tu?
- VXH có những tác động tích cực, tiêu cực và liên kết mạnh yếu như thế nào đối với việc phát triển kinh tế của hộ gia đình?
5.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Có nhiều loại hình VXH đang tồn tại và có sự khác biệt về VXH giữa các nhóm hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu Đó là sự khác biệt về TĐHV, về độ tuổi, nghề nghiệp, mức sống, quy mô gia đình, tất cả những yếu tố này đã chi phối đến sự tham gia vào các MLXH khác nhau và do đó việc khai thác VXH vào sản xuất nông nghiệp cũng có sự khác biệt
- Hộ gia đình Ê-đê đã khai thác các MLXH khác nhau vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: tư vấn hoạt động sản xuất nông nghiệp, vay vốn, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch
và thị trường,… Để duy trì, phát triển các quan hệ xã hội, họ đã tạo dựng những chuẩn mực, sự có đi - có lại và lòng tin của họ nhằm tạo thuận lợi trong liên kết sản xuất của hộ gia đình
- VXH có những tác động tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo sự gắn kết, chia sẻ giữa các thành viên đồng thời cũng có những
Trang 10tác động tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển sản xuất, gây mâu thuẫn,
sự phân hóa trong cộng đồng Bên cạnh đó, các hộ gia đình người
Ê-đê có liên kết mạnh với các quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng,…
và liên kết yếu với các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, hội cùng sở thích, các đại lý mua/bán,…
5.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phân tích tài liệu: Luận văn sưu tầm và đọc các tài liệu, các tạp
chí, sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu về VXH, về người Ê-đê ở địa phương Đồng thời chúng tôi cũng thu thập các tài liệu thứ cấp từ địa phương liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu Với đề tài này, chúng tôi dự kiến sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp, trong đó
sẽ đảm bảo đủ các đối tượng là cán bộ xã, cán bộ ban tự quản của 2 buôn, cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân ở 2 buôn làng
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng bảng hỏi
điều tra xã hội học ở xã Ea Tu là 150 hộ, số hộ tương ứng ở 2 buôn là: buôn Ea Nao A là 72 hộ và buôn Ju 78 hộ Cơ cấu mẫu đảm bảo các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp
Phương pháp quan sát không tham dự: Phương pháp này giúp
tác giả nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu bên cạnh làm việc trực tiếp với khách thể nghiên cứu Tư liệu chủ yếu là ghi chép và chụp
ảnh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trang 116.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống, cung cấp các cứ liệu ở cấp độ vi mô về VXH, đặc biệt là góp phần bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu về VXH ở các DTTS, làm phong phú thêm những nghiên cứu thực nghiệm về VXH ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng mang lại những kiến thức mới về vai trò của VXH, các quan điểm lý luận về VXH được sử dụng lý giải thực tiễn VXH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở một cộng đồng dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2:Sử dụng vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp của
hộ gia đình người Ê-đê
Chương 3: Tác động của vốn xã hội đến sản xuất nông nghiệp
của hộ gia đình người Ê-đê
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Vốn xã hội: Với đề tài này, quan tâm nghiên cứu về một cộng
đồng dân tộc thiểu số với nhiều nét đặc thù không gian cư trú, tổ chức xã hội,… Vì vậy, VXH bao gồm các thành tố sau: 1, MLXH và
sự tham gia vào MLXH; 2, chuẩn mực và quan hệ có đi - có lại; 3,
lòng tin
Mạng lưới xã hội (social network): MLXH có thể được xem là
một tập hợp các mối quan hệ liên kết, đan xen và bao bọc xung quanh chủ thể, tạo ra không gian xã hội của chủ thể
Sự tham gia xã hội: Tham gia xã hội được xem như yếu tố xúc
tác nhằm mở rộng MLXH của cá nhân thông qua việc tham gia càng nhiều vào các hình thức tổ chức chính thức hoặc phi chính thức, tình nguyện,…
Lòng tin xã hội (social trust): Lòng tin chính là giá trị xã hội
quan trọng, là sự chấp nhận và cởi mở của cá nhân với các cá nhân và nhóm xã hội khác
Chuẩn mực: Là những quy tắc của một tập thể, một cộng đồng
hay một xã hội mà mỗi cá nhân, thành viên buộc phải tuân thủ trong các hành vi và ứng xử của mình
Quan hệ có đi - có lại (reciprocity): là một trong những chuẩn
mực phi chính thức và là đặc trưng trong các quan hệ xã hội Tính chất này liên quan trực tiếp đến mức VXH khả dụng của cá nhân, khi
họ khai thác, sử dụng hiệu quả các quan hệ xã hội mà họ có
Hộ gia đình: Theo điều 106, Bộ Luật Dân sự 2005: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để