GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI: TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI: TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU I. Cuộc đời 1. Con người Nguyễn Du II Sự nghiệp văn học 1. Các sáng tác chính Sự sáng tạo của Nguyễn Du: + Nội dung : Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một Khúc ca mới đứt ruột (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước những điều trông thấy. + Nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết mưu mẹo (thường thấy ở tiểu thuyết Trung Quốc), bằng thể thơ lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI: TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU
Người soạn: Ngô Thị Hồng Ngọc Khoa: Ngữ Văn
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Về kiến thức:
- Ghi nhớ một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Du
- Hiểu được ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung
và nghệ thuật của thơ văn ông
2 Về kỹ năng:
- Nhận diện được một tác gia văn học lớn
3 Về thái độ:
- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Soạn giáo án
- Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài giảng
2 Học sinh:
- Đọc bài, soạn bài theo phần Hướng dẫn học bài
C- PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ DẠY HỌC
Trang 21 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp chủ đạo: PP đàm thoại, PP diễn giảng
- Phương pháp hỗ trợ: PPDH theo nhóm, PP nêu vấn đề
2 Phương tiện, dụng cụ dạy học:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 và sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 2, cơ bản)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Bảng, phấn
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Dạy bài mới
Dẫn vào bài: Các em thân mến, mỗi nền văn học trên thế giới đều tự hào với những tác gia tên tuổi của dân tộc mình Nếu như nước Nga tự hào với một Puskin, Ấn Độ tự hào có một Tago, nước Anh tự hào có một Shakespeare, thì Việt Nam ta cũng tự hào có một Nguyễn Du Nhắc đến Nguyễn Du, người ta lại không thể không nhắc đến Truyện Kiều - một kiệt tác của văn học Việt Nam Nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất, Nguyễn Du đã được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới Để hiểu vì sao Nguyễn Du và Truyện Kiều lại được tôn vinh như vậy, cô mời các
em cùng thầy đến với bài học hôm nay để khám phá câu trả lời.
Đặt câu hỏi: Ở lớp 9, các em đã có dịp tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều cũng như tác giả Nguyễn Du Vậy thì các em đã biết gì về Nguyễn Du và Truyện Kiều; và có muốn biết thêm điều
gì không?
GV kẻ bảng sau lên bảng và ghi câu trả lời của các em vào hai cột K, W Riêng cột L sẽ đợi đến cuối buổi để các em dùng những kiến thức vừa học được tự trả lời câu hỏi của chính mình
K (những điều đã biết) W (những điều muốn biết) L (những điều học được)
Để xác định những kiến thức mà các em đã biết có đúng hay chưa, cũng như giải đáp những thắc mắc, boăn khoăn và đáp ứng yêu cầu muốn biết, muốn tìm hiểu của các em về tác giả Nguyễn
Du, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du
Trang 3Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
1 Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du
GV: Gọi HS đọc phần I SGK / 92,93
HS: đọc tiểu dẫn
GV: cho HS thảo luận nhóm
* Hoạt động nhóm
- GV giới thiệu vấn đề: Đối với con người nói
chung và những nhà văn, nhà thơ nói riêng,
những sự kiện có dấu ấn sâu đậm trong cuộc
đời sẽ tác động rất lớn và góp phần hình thành
nên tài năng của họ Đối với Nguyễn Du thì
sao? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến thiên
tài Nguyễn Du?
- Xác định nhiệm vụ : cả lớp sẽ cùng thảo luận
và trả lời câu hỏi; ‘Những yếu tố nào đã ảnh
hưởng đến thiên tài Nguyễn Du?” (gợi ý: bản
thân , những vùng đất đã đi qua cuộc đời ông,
gia đình và thời đại)
Tổ 1 tìm hiểu về yếu tố bản thân và nhận xét
Tồ 2 tìm hiểu về yếu tố những vùng đất đã đi
qua cuộc đời ông và nhận xét
Tổ 3 tìm hiểu về yếu tố gia đình và nhận xét
Tổ 4 tìm hiểu về yếu tố thời đại và nhận xét
Thảo luận trong vòng 7 phút
- Thành lập nhóm: mỗi tổ là một nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm
- Lập kế hoạch làm việc , thỏa thuận và tiến
hành nhiệm vụ: HS đọc SGK, thảo luận
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp, GV
đánh giá và tổng kết
I Cuộc đời
1 Con người Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Vốn tri thức sâu rộng
- Vốn sống thực tế phong phú, từng trải
- Đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ con người
Gốc nhân đạo vững vàng trong ngòi bút
Nghệ sĩ có trái tim nhân hậu, nhạy cảm, tinh tế, yêu thương con người
2 Những vùng đất đã đi qua cuộc đời ông
- Quê mẹ: vùng Kinh Bắc; cái nôi của dân ca quan họ
=> Từ nhò đã được đắm mình trong chiếc nôi của làn điệu dân ca phía Bắc
- Quê cha: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; tuy nghèo nhưng là vùng đất địa linh nhân kiệt
- Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa
- Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long -
Hà Nội, ngàn năm văn hiến => Có điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử,
có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến, về thân phận đau khổ của ca nhi, kĩ nữ
- Hai lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc
+ Lần 1: 1813 + Lần 2: 1820, chưa kịp đi thì ông đã mất (18/9/1920)
=> Để lại những dấu ấn sâu đậm trong thơ văn ông Góp phần nâng tầm khái quát của những
tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông
Tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng đất khác nhau
3 Gia đình
- Gia đình quan lại đại quý tộc (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể tướng trong triều đình Lê
- Trịnh, anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham tụng)
- Có truyền thống yêu chuộng văn học, sành
Trang 4Mở rộng: Trong dân gian còn lưu truyền câu ca
về dòng họ Tiên Điền:
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
Mở rộng:
Đó là một thời đại bão táp của lịch sử
Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên
giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc
sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con
người bị chà đạp thê thảm Có thể tóm gọn
tình hình xã hội nhiều biến động bằng câu thơ:
“ Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”
( Văn tế thập loại chúng sinh )
2 Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn
Du
GV: yêu cầu cả lớp đọc thầm phần 1 / 94, 95
GV: “Các em hãy kể tên những tác phẩm bằng
chữ Hán, chữ Nôm cũa Nguyễn Du và nêu thời
điểm sáng tác của từng tác phẩm”
HS làm việc cá nhân và trả lời
GV nhận xét, bổ sung, diễn giảng thêm về nội
dung của từng tác phẩm,dẫn một số câu thơ
hay
GV: Ở lớp 9, các em đã được tìm hiểu khái
quái về tác phẩm Truyện Kiều, cũng như đi
văn thơ Nôm, thích hát xướng => Thừa hưởng nền giáo dục chu đáo và truyền thống thi thư văn học
- Cùng với những biến động của lịch sử, gia đình Nguyễn Du cũng bị sa sút
+ Mồ côi cha lúc 10 tuổi, mồ côi mẹ luc 13 tuổi > sống cùng người anh cùng cha khác mẹ + Lê - Trịnh sụp đổ > “mười năm gió bụi”
=> Đem lại một vốn sống thực tế phong phú, thôi thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con người
=> Thấu hiểu cuộc sống khốn khó, nghèo đói của nhân dân và nắm vững lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân ta Đây là vốn hiểu biết rất cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của các tác phẩm thơ Nôm của ông
4 Thời đại (giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)
- Đầy biến động dữ dội:
+ Giang sơn mấy lần đổi chủ (Lê - Trịnh > Tây Sơn > Nguyễn)
- Suy tàn của chế độ phong kiến, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi Đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
=> Ảnh hưởng lớn đến cuộc đời, con người Nguyễn Du (nhân sinh quan, thế giới quan quan)
II Sự nghiệp văn học
1 Các sáng tác chính
a) Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài
- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn
- Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh
- Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc
=> Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông
b) Sáng tác bằng chữ Nôm: tiêu biểu có
- Truyện Kiều => kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam
Trang 5vào tìm hiểu cụ thể một số đoạn trích, các em
hãy trình bày những hiểu biết của mình về
Truyện Kiều, đọc những câu thơ mà các em
yêu thích nhất?
HS: làm việc cá nhân và trả lời
GV: Nhận xét, nhắc lại những ý chính về
Truyện Kiều (xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị
nghệ thuật)
?Theo em “Kim Vân Kiều truyện” và “Truyện
Kiều” khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
HS thảo luận theo cặp và trả lời
GV nhận xét và bổ sung
Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Nội dung : Từ câu chuyện tình của
Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên
một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân
thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm
những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước
"những điều trông thấy"
+ Nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết mưu
mẹo (thường thấy ở tiểu thuyết Trung Quốc),
bằng thể thơ lục bát truyền thống, với một
ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến
trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm,
Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân
vật
+ Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển rực
rỡ nhất của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt,
- Văn tế thập loại chúng sinh=> thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyễn Du
* Truyện Kiều:
- Nguồn gốc: từ cốt truyện Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng
tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ Truyện
Kiều
- Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực:
Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo
Miêu tả chân thực số phận đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ + Giá trị nhân đạo:
Thương cảm trước số phận bi kịch của con người
Lên án, tố cáo những thế lực xấu xa
Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người (quyền sống; tự do, công lý; tình yêu, hạnh phúc, )
- Giá trị nghệ thuật:
+ Là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại: ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ
+ Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt
Trang 6là thành tựu cao nhất về tư tưởng nhân đạo và
nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật
GV: Xét về nội dung, nét nổi bật trong sáng tác
của Nguyễn Du là gì?
HS làm việc cá nhân và trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV: diễn giảng thêm về ý này qua hai tác
phẩm Long thành cầm giả ca và Độc Tiểu
Thanh ký
bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người
2 Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a) Nội dung
- Nét nổi bật: đề cao xúc cảm, tức đề cao tình
- Nội dung quan trọng hàng đầu: Tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ (người ăn mày, người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ,…)
- Những khái quát về cuộc đời, về thân phận con người mang tính triết lý cao và thấm đẫm cảm xúc: Triết lí với nỗi đau về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ “Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Khái quát bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến, bộc lộ sự phẫn nộ đối với những kẻ đã hãm hại Khuất Nguyên
=> Ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn
Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ
- Là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về thân phận những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật => Ông đã đề cập đến một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó
- Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế
=> Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
18 đầu thế kỷ 19
Trang 7GV: Xét về mặt nghệ thuật, thơ văn Nguyễn
Du có những đặc điểm gì?
HS làm việc cá nhân và trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV: diễn giảng thêm về thể thơ lục bát trong
Truyện Kiều
b) Nghệ thuật
- Nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc và làm theo một cách sáng tạo: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca hành,…
- Thơ chữ Hán ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc
- Góp phần trau chuốt ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt
- Đến Truyện Kiều, thề thơ lục bát đã chứng tỏ khả năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình
to lớn của thể loại truyện thơ
* Vị trí trong nền văn hóa, văn học dân tộc và nhân loại: được suy tôn là đại thi hào dân tộc
và doanh nhân văn hóa thế giới
4 Củng cố, luyện tập
- Cho các em tự trả lời những gì các em đã thắc mắc ở phần đầu bài học
- Hãy dựa vào những tư liệu và những nhận định trong SGK để trả lới cho câu hỏi: “Tại sao Nguyễn Du được coi là thiên tài văn học ?” (nêu những luận điểm)
E- DẶN DÒ, CHUẨN BỊ BÀI MỚI
- Học bài cũ
- Chuẩn bị, soạn bài, tìm hiểu về các đoạn trích trong Truyện Kiều