NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG• Cơ chế chấn thương trực tiếp: Thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp, gây gãy xương hở nặng bao gồm cả tổn thương xương và phần mềm.. • Cơ ch
Trang 1GÃY XƯƠNG HỞ
THS BS ĐỖ VĂN MINH KHOA CTCHI- BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Trang 3DỊCH TỄ
• Gãy xương hở là cấp cứu chấn thương thường gặp nhất
• Có thể gặp ở mọi tuổi, giới- nhưng nhiều nhất là nam giới trong độ tuổi lao động
• Gãy xương hở thường gặp ở cẳng chân, cẳng tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân, đùi
Trang 4NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
• Cơ chế chấn thương trực tiếp: Thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% các
trường hợp, gây gãy xương hở nặng (bao gồm cả tổn thương xương và phần mềm)
• Thời chiến: GXH do hỏa khí.
• Thời bình: GXH do TNGT, TNLĐ.
• Cơ chế chấn thương gián tiếp: Ít gặp hơn, thường do gãy xương chéo vát, đầu xương chọc ra ngoài, tổn thương phần mềm nhẹ hơn
Trang 5TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH
• Tổn thương da:
• GXH do cơ chế chấn thương gián tiếp thường có VT rách da nhỏ, gọn sạch.
• GXH do cơ chế chấn thương trực tiếp thường gây tổn thương da nặng, phức tạp, có thể kèm theo bong lóc da.
Trang 6TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH (TIẾP)
• Tổn thương cơ:
• Tổn thương cơ thường nặng và rộng hơn tổn thương da.
• Cơ có thể đụng dập hoặc mất cơ rộng.
Trang 7TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH (TIẾP)
Trang 8TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH (TIẾP)
• Tổn thương xương:
• Cơ chế chấn thương trực tiếp: Gãy xương thường phức tạp.
• Cơ chế chấn thươn gián tiếp: Gãy xương đơn giản, gãy xương chéo xoắn.
Trang 9• Môi trường tai nạn.
• Thời gian tai nạn.
• Sự can thiệp của nhân viên y tế.
Trang 10SINH LÝ BỆNH (TIẾP)
• Diễn biến của nhiễm trùng vết thương:
• Giai đoạn đầu: 6 giờ đầu sau chấn thương.
• Giai đoạn tiềm tàng: từ 6-12 h sau chấn thương.
• Giai đoạn nhiễm khuẩn: 12 h sau chấn thương.
Trang 11SINH LÝ BỆNH (TIẾP)
• Liền xương phụ thuộc vào liền vết thương phần mềm
• Liền VTPM tốt khi vết thương không có dị vật, phần mềm được nuôi dưỡng tốt, vết thương không bị chèn ép và không bị nhiễm khuẩn
• Liền xương tốt khi VTPM liền sớm, xương được bất động vững và không bị mất đoạn xương
Trang 12SỐC CHẤN THƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
• Do mất máu:
• Gãy xương cẳng chân, cánh tay: 500- 1000 ml máu.
• Gãy xương đùi: 1000- 1500ml máu,
• Gãy xương chậu: > 2000 ml máu.
• Do đau
• Bệnh cảnh đa chấn thương
Trang 13PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ
• Theo cơ chế chấn thương:
• Gãy xương hở do cơ chế chấn thương trực tiếp.
• Gãy xương hở do cơ chế chấn thương gián tiếp.
Trang 14PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ
• Theo thời gian Friedrich:
• Gãy xương hở đến sớm (trước 6h).
• Gãy xương hở đến muộn (6-12h).
• Gãy xương hở nhiễm khuẩn (sau 12h).
Trang 15PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ
• Theo tổn thương phần mềm của Gustilo và Anderson:
• GXH độ 1: VTPM< 1cm, gọn sạch.
• GXH độ 2: VTPM từ 1- 10 cm, gọn sạch.
• Gãy xương hở độ 3: Tổn thương phần mềm nặng > 10cm.
• GXH độ 3A: VTPM nặng nhưng sau khi cắt lọc phần mềm vẫn còn đủ để che xương một cách thích hợp.
• GXH độ 3B: VTPM nặng, sau khi cắt lọc lộ xương.
• GHX độ 3C: Gãy xương hở kèm theo tổn thương mạch máu thần kinh chính của chi thể
Trang 17PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ
• Phân độ gãy xương hở của Tscherne và Gotzen được sử dụng phổ biến ở châu Âu
Trang 18PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ
• Phân độ tổn thương phần mềm của AO- ASIF
Trang 19CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH GÃY XƯƠNG HỞ
• Gãy xương lộ đầu xương gãy ra ngoài qua VTPM
• Gãy xương kèm theo VTPM Tại vị trí VTPM có dịch tủy xương chảy ra
• Gãy xương kèm theo VTPM Sau khi cắt lọc VTPM thấy thông với ổ gãy
• Gãy xương hở đến muộn, VTPM chảy mủ, lộ xương viêm
Trang 20CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG HỞ
• Chẩn đoán gãy xương hở không khó nhưng cần nhận định đúng mức độ tổn thương phần mềm
• Chú ý phát hiện các tổn thương phối hợp với gãy xương hở: tổn thương sọ não, cột sống, lồng ngực, bụng…
Trang 21XỬ LÝ CẤP CỨU GÃY XƯƠNG HỞ
• Phòng và chống sốc
• Giảm đau
• Bất động chi gãy
• Dùng thuốc: kháng sinh, chống uốn ván, giãn cơ, chống phù nề…
• Vận chuyển người bệnh an toàn đến cơ sở điều trị thực thụ
Trang 22NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HỞ
• Gãy xương hở là một cấp cứu ngoại khoa
• Điều trị gãy xương hở theo nguyên tắc:
• MỞ RỘNG VẾT THƯƠNG.
• CẮT LỌC, LÀM SẠCH.
• CỐ ĐỊNH XƯƠNG.
• XỬ LÝ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU, THẦN KINH NẾU CÓ.
• KHÂU CHE XƯƠNG, KHÂU DA THƯA HOẶC ĐỂ DA HỞ.
Trang 23ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HỞ
• Tại phòng mổ, sau khi bệnh nhân được vô cảm:
• Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
• Loại bỏ những dị vật nông.
• Cạo lông vùng chi thể bị gãy.
Trang 24ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HỞ
• Làm sạch đầu xương gãy.
• Rửa sạch bằng oxy già, huyết thanh mặn, betadin
Trang 25CỐ ĐỊNH XƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
Bất động bột:
• Chỉ định: GXH nhẹ, VTPM không phức tạp
• Sau khi cắt lọc VTPM, làm sạch đầu xương gãy, đặt lại xương về trục giải phẫu, phủ cơ che xương, giữ thẳng trục và bất động bằng bột
• Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, áp dụng được cho mọi tuyến
• Nhược điểm: khó chăm sóc VTPM, bất động xương gãy không vững
Trang 27CỐ ĐỊNH XƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
Kéo tạ liên tục
• Chỉ định: gãy xương hở tổn thương phần mềm nặng, gãy xương hở di lệch chồng nhiều, gãy xương hở có rối loạn dinh dưỡng.
• Thường xuyên kim kéo tạ cho chi dưới.
• Ưu điểm: dễ theo dõi và chăm sóc VTPM, duy trì được trục giải phẫu của xương, điều trị rối loạn dinh dưỡng.
• Nhược: BN phải nằm tại chỗ nên dễ có biến chứng do nằm lâu, nhiễm trùng chân đinh, giãn dây chằng và bao khớp nếu kéo qua khớp.
Trang 29CỐ ĐỊNH XƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
Trang 31CỐ ĐỊNH XƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
Trang 32CỐ ĐỊNH XƯƠNG TRONG GÃY XƯƠNG HỞ
Kết hợp xương bên trong: Đinh nội tủy, vít, nẹp vít…
• Chỉ định KHX bên trong điều trị gãy xương hở phải rất chặt chẽ để phòng tránh biến chứng nhiễm trùng sau mổ
• Chỉ nên KHX bên trong điều trị GXH cho GXH nhẹ, thể trạng BN tốt, BN đến sớm, môi trường tai nạn không vấy bẩn, VTPM sạch, BN được sơ cứu đúng ngay từ đầu, cơ sở y tế có phòng mổ và trang thiết bị KHX bên trong,
có bác sĩ chuyên khoa cóc kinh nghiệm
Trang 33CHĂM SÓC SAU MỔ
• Đặt chi thể ở tư thế nghỉ ngơi.
• Gác cao chi thể.
• Chườm lanh nếu có chỉ định.
• Dùng thuốc: kháng sinh toàn thân, giảm đau, chống phù nề, giãn cơ, vitamin C…
• Điều chỉnh các rối loạn chức năng nếu có: rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan, rối loạn chức năng gan, thận…
• Điều trị bệnh lý nền cho người bệnh: ĐTĐ, THA, suy thận mạn…
Trang 34• Rối loạn dinh dưỡng.
• Huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trang 35Xin trân trọng cám ơn!