Biết về sự “cắm chốt” không chỉ để thấy những ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến sự phát triển nhân cách con người đặc biệt là đối với trẻ thơ mà biết về sự “cắm chốt” còn để thấy được thời th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN HỮU PHÚ MSSV: 35604022
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC
TÌM HIỂU VỀ SỰ “CẮM CHỐT” TRONG LÝ THUYẾT PHÂN TÂM VỀ NHÂN CÁCH CỦA SIGMUND FREUD VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH TRẺ EM
THUỘC HỌC PHẦN/MÔN
TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Giảng viên:
THS LÊ THỊ HÂN
Tp Hồ Chí Minh tháng 12/2010
Trang 2
MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH 1
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC 1
TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/2010 1
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TÀI 3
B NỘI DUNG 4
I Phân tâm học của Sigmund Freud và các giai đoạn phát triển nhân cách con người 4
1 Phân tâm học của Sigmund Freud 4
2 Các giai đoạn phát triển nhân cách trẻ em 5
a Nguyên nhân 5
b Các giai đoạn phát triển nhân cách 5
II “Cắm chốt” và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nhân cách của trẻ em 9
1 “Cắm chốt” 9
a Một số định nghĩa 9
b Khám phá của Freud về sự “cắm chốt” 10
2 Những ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ em 11
a “Cắm chốt” giai đoạn miệng 11
b “Cắm chốt” giai đoạn hậu môn 12
c “Cắm chốt” giai đoạn dương vật và âm vật 12
3 Nhận định 13
III Kết luận 13
Trang 3
A Lý do chọn đề tài tài
1 Trong cuộc sống, khi được tiếp xúc với nhiều người, ta mới thấy một điều rằng tính cách con người thật đa dạng Có người làm cho chúng ta nhớ đến họ bằng những câu chuyện khôi hài, dí dỏm bên cạnh một cái miệng
có duyên cứ huyên thuyên không ngớt lại có người làm cho chúng ta không thể nào quên khi nhớ về những lời nhiếc móc, xỉa xói của họ Có nhiều người tính tình rất ngăn nắp sạch sẽ, đến mức nhìn đâu “cũng thấy vi trùng” lại có người hết sức bê tha, cẩu thả Đôi lúc chúng ta tự nhủ thầm: “Tại sao họ lại
có tính tình như vậy chứ?” Có nhiều cách lý giải cho câu hỏi đó! Một cách
lý giải sống sượng, khó thuyết phục nhưng nhiều người vẫn chấp nhận, đó là
Cha mẹ sinh con Trời sinh tính, có người lại giải thích “…phần nhiều do giáo dục mà nên”, cách này nghe ra có lý hơn! Rất ít người nghĩ rằng căn
nguyên của vấn đề nằm trong sâu thẳm tâm lý con người Sigmund Freud đã
“moi ra” được cái nằm trong sâu thẳm ấy dưới ánh sáng của Phân Tâm Học
và đặt tên nó là sự “cắm chốt” tâm lý (Fixation)
2 Biết về sự “cắm chốt” không chỉ để thấy những ảnh hưởng mạnh
mẽ của nó đến sự phát triển nhân cách con người đặc biệt là đối với trẻ thơ
mà biết về sự “cắm chốt” còn để thấy được thời thơ ấu đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách Thông qua việc tìm hiểu về sự “cắm chốt” và những ảnh hưởng của nó đến nhân cách trẻ em, chúng ta còn có dịp tìm hiểu thêm về học thuyết Phân tâm của Sigmund Freud, một học thuyết có thể nói là đã tạo nên “Cuộc cách mạng thứ 3” trong tiến trình phát triển của nhân loại
Trang 4
B Nội dung
I Phân tâm học của Sigmund Freud và các giai đoạn phát triển nhân cách con người
1 Phân tâm học của Sigmund Freud
Sigmund Freud (1856 – 1939) là người Do Thái sinh ở miền Trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở Áo và mất ngày 23 tháng 9 năm 1939 tại Luân Đôn (Anh) Ông là cha đẻ của Phân tâm học cổ điển
Phân tâm học cổ điển nhấn mạnh nhiều đến các ham muốn, tính dục… quan tâm đến việc khám phá những động lực (dynamics), các khuynh hướng cơ bản, nguồn động cơ khởi đầu của hành vi con người
Theo Nguyễn Khắc Viện, học thuyết Phân tâm do Sigmund Freud đề xướng gồm:
- Một phương pháp mang tính kỹ thuật để phân tích các hiện tượng tâm lý và chữa các bệnh chứng đặc biệt nhiễu tâm
- Một luận thuyết hệ thống hóa một số khái niệm lý giải cơ cấu và cơ chế của con người
Những khái niệm cơ bản nhất của Phân tâm học:
- Vai trò chủ yếu của vô thức, mà cơ chế của vô thức chính là do sự dồn nén những dục vọng không được thõa mãn trực tiếp, buộc những dục vọng biểu hiện dưới nhiều hình thức, hoặc xung đột không được giải quyết biến thành bệnh chứng hoặc được thăng hoa thành những hành vi mang tính văn hóa, nghệ thuật, được xã hội chấp nhận và tán thưởng
- Dục vọng chủ yếu của con người gồm hai mặt: một bên là tình dục, bản năng của sự sống; một bên là hung tính có tính phá hoại,về sau Freud gọi
là lực chết đối lập với tình dục (libido)
Trang 5
- Quá trình trưởng thành của con người từ lọt lòng diễn tiến theo sự phát triển của tình dục qua nhiều giai đoạn Trong mỗi giai đoạn dục vọng tập trung ở những bộ phận khác nhau
- Do sự phát triển tình dục và vì phải thích ứng với đòi hỏi của môi trường tự nhiên và xã hội, hình thành nhân cách con người với ba ngôi: cái
ấy (Id), cái tôi (Ego), cái siêu tôi (Super Ego)
2 Các giai đoạn phát triển nhân cách trẻ em
a Nguyên nhân
Frued cho rằng mỗi người sinh ra đều có một xung năng tính dục hay
bản năng tính dục, còn gọi là dục năng hay dục tính (libido, tiếng La-tinh có
nghĩa là “ham muốn”)
Bản năng tính dục có cả đặc tính tâm thần lẫn đặc tính sinh lý Các đặc tính đó là:
- Một nguồn kích thích hữu cơ, nội tại.
- Một áp lực kích thích.
- Một mục đích là đạt được cảm giác khoái lạc bằng cách triệt tiêu
các áp lực đó
- Một đối tượng, nghĩa là một vật hay một người cụ thể mà người ta
cần để thõa mãn mục đích đó
Theo Freud, tình dục không đợi đến sau khi dậy thì mới xuất hiện, mà
đã phát sinh từ lúc mới lọt lòng Bản năng tính dục của đứa trẻ sơ sinh hãy còn chưa có cho nên ông gọi nó là “Lệch lạc đa hình” (Polymorphously
Perverse) Nói vậy có nghĩa là, đứa trẻ sơ sinh tìm khoái lạc tình dục từ bất
cứ bộ phận nào trên cơ thể nó Việc tìm kiếm mục đích và đối tượng cụ thể
để thõa mãn ham muốn tính dục đòi hỏi phải có kinh nghiệm; đó là một quá trình học hỏi phức tạp, có thể dễ dàng dẫn tới “sai lạc”
Những cơ quan cụ thể để giúp con người thõa mãn tính dục được thiết lập dựa trên cơ sở các Vùng khoái cảm, như miệng, hậu môn, dương vật và
âm vật
b Các giai đoạn phát triển nhân cách
Theo Nguyễn Khắc Viện:
Trang 6
Quá trình trưởng thành của con người từ lúc lọt lòng diễn biến theo sự phát triển của tình dục qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn, dục vọng tập trung ở những bộ phận khác nhau: môi miệng rồi đến hậu môn, rồi đến dương vật; sau 5-6 tuổi đến dậy thì là thời kỳ ẩn tàng, đến dậy thì thì tình dục lại nổi lên hàng đầu Trưởng thành là lần vượt qua các cửa ải, tình cảm tiến
từ những hình thái tình dục thời thơ ấu lên hình thái tình dục người lớn, tức đặt được quan hệ tình dục và tình cảm ổn định với người khác giới
Các giai đoạn phát triển nhân cách ở trẻ em cụ thể như sau:
Giai đoạn cảm xúc miệng (0-2 tuổi): trẻ tìm thấy khoái lạc với việc mút vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các hoạt động quanh lỗ miệng Trẻ có thể dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào mồm để thỏa mãn lạc thú
Giai đoạn xúc cảm hậu môn (2-3 tuổi): Freud cho rằng giai đoạn này trẻ đã bắt đầu hình thành nhân cách Trẻ chú ý đến việc được tập cho đại tiện đúng phép Bố mẹ chú ý đến đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ trong khi đại tiện Do
đó trẻ chú ý tới hoạt động hậu môn Đứa trẻ học được cách tùy
ý điều khiển ruột của mình Bản thân việc chủ động “giữ lại” hay “cho đi” (khi bài tiết chất thải trong ruột) làm cho đứa trẻ cảm thấy khoái lạc Chức năng bài tiết gắn liền với những ý niệm xã hội về trật tự, sự sạch sẽ và sự ghê tởm
Giai đoạn dương vật và âm vật (4-6 tuổi): đây là giai đoạn mà theo Freud có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển nhân cách của trẻ
Giai đoạn này trẻ chú ý đến bộ phận sinh dục, nảy sinh tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới Trẻ tìm thấy lạc thú trong việc tự kích thích bộ phận sinh dục của mình - thủ dâm Trẻ có những thái độ tiêu cực đối với đối tượng tình dục
Vì cha mẹ luôn chú ý đến trẻ nên đã gây cho trẻ cảm giác lo lắng, sợ hãi và có phản ứng tự vệ Trong trường hợp bình thường trẻ tự vệ bằng cách đồng nhất hóa với cha hay mẹ Trẻ trai bắt chước các hành động và tính cách của người cha Trẻ gái lại bắt chước mẹ Quá trình đồng nhất hóa giữa cha và mẹ
Trang 7
sẽ dẫn tới tập nhiễm văn hóa Đó chính là quá trình xã hội hóa đứa trẻ
Những ký ức liên quan đến tính dục ở ba giai đoạn trên (hay còn gọi
là Giai đoạn tiền sinh dục) sẽ ảnh hưởng tới những liên tưởng của con người trong tương lai
Giai đoạn tiềm ẩn ( 6-11 tuổi): nếu như ở giai đoạn tiền sinh dục trẻ hướng đến bản thân mình thì ở giai đoạn này đứa trẻ bắt đầu hướng ra đối tượng bên ngoài Từ khoảng 6 tuổi đến dậy thì, động cơ tính dục dường như biến mất Tính dục ở tuổi thơ
ấu chấm dứt bằng sự dồn nén phức cảm Odipe (hoặc Electra)
Những ý tưởng và ham muốn gắn liền với các giai đoạn miệng, hậu môn, giai đoạn dương vật và âm vật bị đẩy vào vô thức (nghĩa là bị dồn nén) và không được phép bộc lộ ra
Nhưng các ham muốn vẫn còn đó, chỉ có điều dưới dạng ngấm ngầm, khi đã có được cơ cấu của dục năng (libido) Lúc này trẻ hầu như không còn hứng thú về tình dục, hướng mối quan tâm vào việc tiếp thu các kỹ năng mới ở trường học như là học tập, vui chơi, bắt chước…
Giai đoạn sinh dục (từ 13 tuổi trở đi): trẻ dậy thì và bắt đầu bước vào thời kỳ cảm xúc ở cơ quan sinh dục
Các giai đoạn phát triển của nhân cách trẻ em được tóm tắt trong bảng
sau:
Tuổi Giai đoạn phát
triển nhân cách
Nguồn khoái cảm
Những xung đột
Trang 8
nuốt, ăn uống
Cai sữa
tiện hoặc giữ phân lại
Sự rèn tập của cha mẹ trong vấn đề về vệ sinh
âm vật
Cơ quan sinh dục
Mặc cảm Oedipe (trẻ trai), Electra (trẻ gái)
được chuyển vào học tập, thể thao và sở thích Dậy thì trở về
sau
tâm sinh lý gợi lại nhu cầu bị kiềm nén
Hướng cảm xúc tình dục đến người khác giới
để làm tình
Các quy tắc, chuẩn mực xã hội
Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển nhân cách của trẻ em
Theo Freud, nếu các xung đột diễn ra mạnh mẽ hay không được giải quyết một cách ổn thỏa (hoặc quá nhiều kích thích, hoặc quá nhiều hụt hẫng), con người sẽ dừng lại ở giai đoạn đó và sẽ phát triển những nét nhân cách đặc trưng của giai đoạn đó – hay dẫn tới sự “cắm chốt” (Fixation)
Trang 9
II “Cắm chốt” và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nhân cách của trẻ em
1 “Cắm chốt”
a Một số định nghĩa
Có nhiều định nghĩa về sự cắm chốt, một số người cho rằng
“ Sự phát triển nhân cách bình thường diễn ra thông qua một loạt các giai đoạn được phân chia rõ rệt của sự phát triển tâm lý – tính dục Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn sau thường bao gồm những trạng thái lo âu và hụt hẫng Khi nỗi lo âu, sợ hãi trở nên quá lớn, sự tăng trưởng tâm lý bình thường sẽ bị đình hoãn, ít nhất là trong tạm thời, bởi vì cá nhân
ấy lo ngại không dám đi tiếp sang giai đoạn sau Người ấy khi đó đang trải qua một tình trạng gọi là “cắm chốt” Trong những trường hợp như thế, đương sự không muốn rời bỏ khuôn mẫu hành vi quen thuộc vốn đã tạo sự thỏa mãn cho bản thân và không muốn chấp nhận những hành vi mới, những hành vi mà theo đương sự là không mang lại sự thõa mãn cần thiết”
(BS Nguyễn Minh Tiến – Liệu pháp Phân tâm cổ điển – Cơ sở lý luận).
Hay cụ thể hơn, theo Nguyễn Khắc Viện trong quyển Từ Điển Tâm
Lý do chính ông chủ biên, đã đưa ra được định nghĩa về “cắm chốt” trong sự
phát triển nhân cách của trẻ em:
“Trong quá trình phát triển, ở mỗi lứa tuổi, cảm xúc, tình cảm được tập trung gắn bó với những bộ phận cơ thể nhất định ( môi miệng, hậu môn, dương vật) và những con người nhất định Trưởng thành là dần dần thoát khỏi những bước quá độ ấy để tiến tới có những tình cảm đa dạng, linh hoạt Khi vấp phải một chấn thương tâm lý, có thể thoái lùi về một giai đoạn trước, tình cảm “cắm chốt” vào một đối tượng nhất định”
Còn theo Freud, ông đã có những khám phá gì về sự “cắm chốt” ?
Trang 10
b Khám phá của Freud về sự “cắm chốt”
Trong quá trình nghiên cứu của mình, Freud đã tìm hiểu và đưa ra lời giải thích cho nhiều hiện tượng tâm lý phức tạp trong đời sống con người, trong đó có chứng loạn thần kinh hay chúng ta vẫn quen gọi là bệnh tâm thần
Freud truy ngược căn nguyên của các chứng loạn thần kinh về tận thời thơ ấu Có một cái gì đó lệch lạc đã xảy ra trong quá trình học hỏi, nghĩa là trong cách hình thành cơ cấu bản năng tính dục Điều đó có nghĩa là gì? Sự phát triển của dục năng bị “cắm chốt” (hay “ngưng lại”) (Fixation of libido)
có thể xảy ra ở một giai đoạn nhất định của thời thơ ấu (giai đoạn miệng, hậu môn, Oedipe) Sự thoái bộ lại cấp độ “cắm chốt” ban đầu này có thể xảy ra, dẫn tới nhiều hình thức khác nhau của chứng rối loạn tâm thần ở người trưởng thành
Bên cạnh đó, sự phát triển không đầy đủ của mục đích tính dục có thể dẫn tới những thèm muốn “cố định”, bị “trói chặt” đối với những bộ phận của đối tượng một cách bất bình thường Ví dụ với những kẻ lệch lạc tình dục theo hướng sùng bái bộ phận thay vì toàn thể, sự khao khát một chiếc giày, cái mũ hay một bộ phận cơ thể của ai đó sẽ thay thế cho quan hệ bình thường đối với toàn bộ con người
Sigmund Freud đưa ra giả thuyết rằng một số người có thể phát triển
sự cắm chốt tâm lý do 3 nguyên nhân sau:
1 Thiếu đi sự hài lòng cần có ở một trong những giai đoạn phát triển nhân cách
2 Nhận lấy một ấn tượng mạnh mẽ từ một trong những giai đoạn phát triển nhân cách Trong trường hợp như thế, đứa trẻ sẽ phản ánh tính cách giai đoạn đó trong suốt cuộc đời trưởng thành Ông cũng cho rằng đó là những ấn
tượng đầu tiên của cuộc sống tình dục được đặc trưng bởi sự tăng lên tính cách bướng bỉnh hoặc dễ tự ái, dễ xúc động và sau này những người đó sẽ
trở thành những người loạn thần kinh chức năng hoặc là những kẻ trái thói
về tình dục
Trang 11
3 Sự biểu hiện mạnh mẽ một cách quá mức của những bản năng ở những giai đoạn đầu dẫn đến sự “cắm chốt” trong tâm lý cá thể, sau đó tạo thành một điểm yếu trong cơ cấu của các chức năng tình dục
Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu sự “cắm chốt” có nghĩa là đứa trẻ bị
“ngưng lại” ờ một giai đoạn nhất định nào đó trong sự phát triển nhân cách của mình (giai đoạn miệng, hậu môn, dương vật) và điều đó sẽ “hằng lưu” trong tiềm thức của đứa trẻ gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách sau này
2 Những ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ em
Như đã trình bày ở trên, những xung đột quá mạnh mẽ diễn ra ở những giai đoạn đầu trong sự phát triển của nhân cách (giai đoạn miệng, hậu môn, dương vật và âm vật) của trẻ em sẽ dẫn đến sự “cắm chốt” Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của đứa trẻ khi đã trưởng thành
a “Cắm chốt” giai đoạn miệng
Sự “cắm chốt” ở giai đoạn miệng sẽ dẫn đến hậu quả
Đối với những trẻ thích tiếp nhận những nguồn kích thích từ bên ngoài (sữa, thức ăn ) (The Oral receptive personality) thì
sẽ luôn bận tâm với chuyện ăn uống (ăn quá nhiều,…), thích làm giảm căng thẳng thông qua các hoạt động như ăn uống, hút thuốc, cắn móng tay…Chúng thường bị động và nhạy cảm đối với việc phải từ chối một ai đó và cũng rất hay “nuốt” lời người khác
Ngược lại, đối với những trẻ thích gây hấn với những nguồn kích thích bên ngoài (The Oral aggressive personality) sẽ là những kẻ thù địch và rất hay nói xấu người khác Chúng luôn xem miệng của mình như là một “vũ khí” tấn công