Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank update đến năm 2017. Bài viết chi tiết, khoa học.............................................................................................
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
-***** -ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAOHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong khóa luận làsố liệu thực tế của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về lời cam kết trên
Sinh viên
Vương Huy Hoàng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được bài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắcnhất tới thầy giáo Bùi Huy Trung- giảng viên khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng.Thầy đã tận tình chỉ bảo, cho em những lời khuyên bổ ích nhất trong suốt thời gian hoànthành khóa luận
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Học viện Ngân hàng nói chung vàkhoa Ngân hàng nói riêng đã tạo điều kiện cho em thực tập tại NHTMCP Ngoại ThươngViệt Nam và hoàn thiện bài khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên tại NHTMCPNgoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long đã tạo cho em cơ hội được thực tập vàhọc hỏi tại đây
Trong quá trình làm khóa luận, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, hiểu biếtcủa bản thân về ngành ngân hàng nên bài nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót, khiếmkhuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô và các bạn sinh viên quantâm tới đề tài
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Vương Huy Hoàng
Trang 5DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT
VCB VietcomBank – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt NamQTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Trang 7MỤC LỤC
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửahàng tiện lợi, mua sắm online ngày càng gia tăng Theo đó, các phương tiện thanh toánhiện đại như thẻ thanh toán, thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ Với nhữngphương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, người tiêu dùng có thể thuận tiện khi thanhtoán mà không gặp những rủi ro khi cầm lượng lớn tiền mặt, đồng thời hưởng những ưuđãi từ phía ngân hàng Nắm bắt xu hướng đó, Vietcombank cũng như các NHTM đã chútrọng đầu tư phát triển sản phẩm thẻ, trong đó có thẻ tín dụng Trong điều kiện cạnh tranhngày càng khó khăn và gay gắt, các ngân hàng phải nỗ lực rất nhiều để thẻ tín dụng củamình có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tác giả đãquyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tạingân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam”
II. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về thẻ tín dụng
- Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại VCB
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong phát triển thẻ tún dụng tạiVCB
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Để có thể có một cái nhìn cụ thể nhất, tác giả đã chọn một ngân hàng lâu đời và lớnmạnh trong hệ thống ngân hàng để phân tích, đó là NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam(viết tắt là VCB) thông qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính trong giai đoạn2011-2016 và nhiều nguồn số liệu khác
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương phápthống kê, để làm rõ vấn đề
V. Kết cấu khóa luận.
Trang 9Đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương chính:
Chương I: Khái quát về thẻ tín dụng
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại Thương Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cho ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THẺ TÍN DỤNG
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
NHTM là một trung những trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế,theo luật các TCTD năm 2010 thì NHTM là doanh nghiệp thực hiện một, hoặc một sốhoặc tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác vì mục tiêu LN.Các hoạt động ngân hàng có thể kể đến ở đây bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng vàcung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng.
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế,NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năngtrung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia Đối vớingười gửi tiền, họ sẽ thu được lãi từ khoản vốn nhàn rồi, đối với người đi vay, họ sẽ thỏamãn được nhu cầu về vốn của minh, đối với ngân hàng, họ sẽ kiếm được LN qua sựchênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán.
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của kháchhàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặcnhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu kháctheo lệnh của họ Với chức năng này, họ cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiệnthanh toán thuận lợi Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thờigian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán antoàn Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán,tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
1.1.2.3. Chức năng “tạo tiền”.
Trang 11Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, NHTM sử dụng để cho vaybằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khinhững người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn Quá trình này tiếpdiễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiềulần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiềngửi Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữvượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.
1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại.
1.1.3.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốn sảnxuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện đểsản xuất kinh doanh mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân luôn luôn lớn hơn vốntự có do đó cần phải tìm đến những nguồn vốn từ bên ngoài Mặt khác lại có một lượngvốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụngnguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng NHTMtrở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhờ có hoạt động ngânhàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất,cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩynền kinh tế phát triển
1.1.3.2. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.
Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cầnnâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toánkinh tế mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sảnxuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thíchhợp Những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quákhả năng của doanh nghiệp Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân
Trang 12hàng để xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình.Thông qua hoạt động cấp tíndụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường.
1.1.3.3. Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã gópphần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Thông qua việc cấp tín dụng chonền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốntrên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp
vĩ mô Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quantrọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế
Khi nhà nước muốn phát triển một nghành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng vớiviệc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng bằngcách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốnnhư : giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua hệ thốngNHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định.Khi nền kinh tế tăng trưởngquá mức nhà nước thông qua Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ như:tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng chonền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc
1.1.3.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường ,khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng đượcmở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càngtrở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sựphát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó.Vìvậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế vàNHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoànhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khácNHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển
Trang 131.1.4 Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại.
NHTM có một số hoạt động kinh doanh chính như: nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư,cung cấp tài khoản giao dịch và thanh toán,…
Nhận tiền gửi: là hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ nguồn tiền chưa được sử
dụng trong nền kinh tế với cam kết trả lãi và gốc đúng hạn Tiền gửi tồn tại ở 2 dạngchính là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Đây là nguồn vốn quan trọng nhất củangân hàng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng
Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay và khách hàng cam kết phải
hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Hoạt động này thường chiếm tỷtrọng lớn nhất cũng như đem lại nguồn thu nhập chính ở phần lớn các NHTM, phản ánhhoạt động đặc trưng của ngân hàng Cho vay bao gồm: cho vay thương mại, cho vay tiêudùng và tài trợ cho dự án
Hoạt động đầu tư: được thể hiện thông qua việc ngân hàng nắm giữ các chứng
khoán vì mục tiêu thanh khoản,lợi nhuận và đa dạng hoá tài sản Ngân hàng giữ nhiềuloại chứng khoán, có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức, ví dụ như theo tính thanh khoản,theo chủ thể phát hành, theo mục tiêu nắm giữ,… Ngân hàng giữ chứng khoán vì chúngmang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết, đảmbảo tính thanh khoản
Các hoạt động khác: bao gồm một số hoạt động như: mua bán ngoại tệ, bảo quản
vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tàitrợ các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấpcác dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấpdịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấpcác dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý
1.2.Khái quát về thẻ tín dụng.
1.2.1. Khái niệm.
Trang 14TTD là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, được phát hành bởi một TCTD,cung cấp cho khách hàng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau thong qua cấp một hạn mứctín dụng Các TCTD phát hành thẻ cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảochi trả của từng khách hàng.
Theo quyết định số 20/2007/NHNN, khoản 5 điều 2 quy định “TTD là thẻ cho phépchủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuậnvới tổ chức phát hành thẻ”
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng.
1.2.2.1. Hạn mức.
HMTD được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời giannhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Vào mộtthời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đóngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng Số tiền vay của khách hàng có thểnhiều hơn hoặc ít hơn HMTD này tùy thuộc vào cách chi tiêu và trả nợ của khách hàng
Cơ sở để xác định HMTD của khách hàng là nguồn thu nhập của khách hàng hoặcgiá trị TSĐB
1.2.2.3. Ngày sao kê.
Ngày sao kê là ngày mà ngân hàng sẽ chốt lại các giao dịch trong vòng một thángtrước đó của khách hàng và thống kê lại trong bảng sao kê gửi về cho họ Khách hàng sẽbiết được dư nợ của họ tại ngân hàng và từ ngày sao kê sẽ có một khoảng thời gian nhấtđịnh để khách hàng thanh toán số tiền nợ ngân hàng, nếu khách hàng thanh toán trong
Trang 15khoảng thời gian này họ sẽ được miễn lãi Nếu khách hàng thanh toán sau khoảng thờigian này, họ sẽ bị tính lãi kể từ ngày chi tiêu, sử dụng TTD cho những giao dịch cá biệt.1.2.2.4. Các loại phí thông thường khi sử dụng thẻ tín dụng.
- Phí phát hành: là phí mà khách hàng phải trả khi phát hành thẻ lần đầu
- Phí thường niên: là khoản phí mà khách hàng trả để duy trì việc sử dụng TTD, phínày thường được tính theo năm
- Phí thanh toán: là khoản phí mà khách hàng trả khi thực hiện giao dịch, thanh toántại nước ngoài
- Phí rút tiền mặt: TTD được ra đời với mục đích hạn chế sử dụng tiền mặt, do đó,khi khách hàng rút tiền từ TTD, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định Điều nàyvừa làm tăng nguồn thu cho ngân hàng, vừa khuyến khích việc thanh toán khôngsử dụng tiền mặt
- Phí phạt chậm trả: khi khách hàng không thể trả được một khoản tiền tối thiểutheo quy định khi đến hết thời hạn thanh toán, họ sẽ phải chịu một khoản phí
- Phí phát hành lại thẻ
- Phí tăng HMTD
- Phí tra soát giao dịch, phí cấp sao kê
1.2.3. Phân loại thẻ tín dụng.
1.2.3.1. Phân loại theo phạm vi sử dụng.
- TTD nội địa: là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một quốc gia, đồng tiềncủa thẻ duy nhất là đồng nội tệ
- TTD quốc tế: là loại thẻ do các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước pháthành, thẻ này có thể thanh toán ở tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới
1.2.3.2. Phân loại theo đối tượng sử dụng.
- Thẻ cá nhân: là thẻ được phát hành cho cá nhân có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện pháthành thẻ Thẻ cá nhân có 2 loại thẻ là thẻ chính và thẻ phụ:
+ Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng
+ Thẻ phụ: chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng (chủ thẻphụ), chủ thẻ chính chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc sử dụng thẻ của thẻ phụ
- Thẻ doanh nghiệp: là loại thẻ dùng cho công ty để thanh toán nhằm phục vụ mục đích sửdụng cho hoạt động kinh doanh Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và ủy quyềncho người đứng tên trong TTD sử dụng
1.2.3.3. Phân loại theo hạn mức tín dụng.
Trang 16Thông thường, cách ngân hàng hiện nay chia TTD làm 3 loại chính là : thẻ chuẩn, thẻtitanium và thẻ platinum trong đó HMTD của thẻ chuẩn là thấp nhất và thẻ platinum làcao nhất.
1.2.3.4. Phân loại theo công nghệ sản xuất.
- Thẻ dập nổi (Embossed Card): hiện giờ hầu như không còn sử dụng
- Thẻ từ tính (Magnetic Card): các thông tin thẻ nằm trên một giải băng từ
- Thẻ thông minh (IC/Smard Card): các thông tin được lưu trữ bằng vi mạch
1.2.3.5. Phân loại theo hình thức đảm.
- TTD thế chấp TSĐB: để được phát hành TTD, chủ thẻ phải thế chấp TSĐB của mình vớingân hàng, từ đó sẽ xác định được HMTD của TTD
- TTD tín chấp: khách hàng không phải thế chấp TSĐB cho ngân hàng, ngân hàng thườngdựa vào lương, nguồn thu nhập của khách hàng để làm căn cứ phát hành thẻ và HMTD.1.2.4. Chủ thể tham gia thị trường thẻ tín dụng.
- Chủ thẻ: là người sử dụng TTD của mình Chủ thẻ là người được ngân hàng pháthành sau khi xem xét xử lý hồ sơ, sẽ phát hành thẻ cho để sử dụng Chủ thẻ là cá nhân(hoặc là người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ của công ty) được ngân hàng phát hànhthẻ cho phép sử dụng trong phạm viHMTD được cấp Đơn vị có trách nhiệm thanh toán,hoàn trả các khoản đã chitiêu bằng thẻ và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ sẽ là chủ thẻchính (đối với thẻ cá nhân) và tổ chức công ty đứng tên xin phát hành thẻ (đối với thẻcông ty) Ngoài ra chủ thẻ có trách nhiệm bảo quản thẻ không để lợi dụng, lấy cắp, bí mậtsố Pin, khi mất thẻ phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để kịp thời xử lý
- Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer):Ngân hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xincấp thẻ của chủ thẻ gửi đến, xử lý và phát hành thẻ theo mẫu mã, qui cách biểu tượng củatổ chức thẻ quốc tế, mở và quản lý tài khoản thẻ, cập nhật vào danh sách thẻ đen để báocho ngân hàng thanh toán và cơ sở chấp nhận thẻ, thanh toán ngay số tiền trên hoá đơncho ngân hàng đại lý khi đáp ứng đủ điều kiện do ngân hàng phát hành qui định, và thựchiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ
- Ngân hàng thanh toán (Acquirer): Là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, là ngânhàng chấp nhận thanh toán thẻ với các đơn vị chấp nhận thẻ Ngân hàng có trách nhiệmtrả tiền vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ và phải thanh toán ngay với trung tâm
Trang 17phát hành thẻ nơi ngân hàng nhận làm đại lý nếu việc thanh toán đúng qui định, cung cấpcác hoá đơn, tài liệu của ngân hàng phát hành (danh sách thẻ đen, thông báo mới về thayđổi hạn mức thanh toán ) cho đơn vị chấp nhận thẻ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ: là nơi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ và chấp nhậnthanh toán bằng thẻ Các đơn vị chấp nhận thẻ trang bị máy móc kỹ thuật để đọc thẻ Đơnvị chấp nhận thẻ chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do ngân hàng thanh toán vàngân hàng phát hành hay hiệp hội thẻ qui định, chỉ thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúngmật mã và qui định về kỹ thuật an toàn của ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành, gửihoá đơn thanh toán (biên lai) tới ngân hàng đại lý để đòi tiền theo số ngày qui định
- Tổ chức thẻ quốc tế: Bao gồm các thành viên phát hành và thanh toán TTD quốc tếliên kết với nhau, tổ chức thành lập hiệp hội Đây là nơi soạn thảo các qui định riêng vềcách tổ chức, cách cấp phép, bù trừ và thanh toán cho tất cả các thành viên Hiệp hộikhông phát hành thẻ trực tiếp mà giao cho các ngân hàng phát hành thành viên TTDquốc tế Visa, Master Card là đối tượng chụi sự quản lý của hiệp hội
1.3. Vai trò, tiện ích của thẻ tín dụng.
Đối với chủ thẻ:TTD là một phương tiện chi trả văn minh, hiện đại có thể sử dụng
để mua hàng hoá dịch vụ tại cácđơn vị chấp nhận thẻ, rút tiền mặt ở các quầy giao dịchcủa ngân hàng hay tại máy rút tiền tự động ATM ở trong nước hay ngoài nước, trongphạm vi HMTD được cấp Về mặt kinh tế, TTD là sản phẩm kết hợp của nghiệp vụ tíndụng và nghiệp vụ thanh toán Khi khách hàng sử dụng TTD của ngân hàng để mua hànghoá, thì đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng một dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt qua ngân hàng Do đó, lợi ích nổi rõ hơn so với khi sử dụng tiền mặt hay các phươngthức thanh toán khác
Thứ nhất, TTD là công cụ thanh toán tiện lợi và an toàn Tính tiện lợi thể hiện ở chỗ
gọn nhẹ và nhanh chóng Thay vì mang hàng xấp tiền công kềnh, lộ liễu trong túi, kháchhàngchỉ cần mang một tấm thẻ nhỏ Tuy kích thước của thẻ nhỏ, nhưng mệnh giá lại rấtlớn Do vậy nếu mang bằng tiền mặt đến giao dịch thanh toán với ngân hàng sẽ gặp phải
Trang 18rủi ro Bên cạnhđó, thẻ quốc tế có khả năng sử dụng trên toàn cầu, do đó rất thuận tiệncho người sử dụng Khi đi công tác, du học nước ngoài hay du lịch quốc tế, thay vì đổitiền đi đổi tiền lại, vất vả tính toán tỷ giá mua bán, đơn giản chỉ cần tấm thẻ Thay vì khihết tiền hay không đủ tiền để mua hàng, bạn phải cân nhắc băn khoăn không biết mượntiền ai bây giờ, bạn chỉ cần tấm thẻ Chi tiêu thoải mái cả tháng, ngân hàng mới yêu cầubạn trả tiền, mà còn cho bạn một thời gian ân hạn lo thu xếp trả nợ, và sẽ không thu lãinếu bạn hoàn trả đúng ngày quy định Sử dụng TTD quốc tế, chủ thẻ có thể mua hànghoá, dịch vụ tại bất kỳ một đơn vị chấp nhận thẻ nào, chi tiêu bằng nhiều ngoại tệ khácnhau phù hợp vói nhiều quốc gia khác nhau Hơn nữa, khách hàng có thể gửi tiền mặt vàomột nơi, rút tiền ở nhiều nơi khác thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM Rõ rànglà vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc mangtheo tiền mặt Đặc biệt thanh toán bằng thẻ có độ an toàn cao bởi các thông tin về chủthẻ, số thẻ, số tài khoản đã được mã hoá, nên nếu bị mất thẻ người khác khó sử dụngđược Chủ thẻ vẫn có thể yên tâm vì tài sản không bị mất nếu kịp thời thông báo chongân hàng phát hành Hơn nữa, thẻ được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, hiện đạikhiến cho thẻ khó bị làm giả
Thứ hai, TTD giúp cho việc mua hàng hoá dịch vụ được tiêu trước, trả tiền sau.
Thanh toán bằng TTD giúp cho chủ thẻ có thể sử dụng được nguồn tín dụng do ngânhàng phát hành cung cấp TTD là một dạng đầu tư tín dụng đặc biệt - cho vay thanhtoán.Khi sử dụng TTD, chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch vượt số tiền mặt mà mình hiệncó Tức là tại thời điểm mà chủ thẻ muốn mua một mặt hàng nào đấy, nhưng lại không đủtiền, chủ thẻ có thể sử dụng TTD để tiêu trước và chi tiêu thoải mái trong phạm vi hạnmức được cấp Đến khi nào nhận được bản sao kê do ngân hàng phát hành gửi đến, chủthẻ mới phải trả tiền, chủ thẻ có thể thanh toán đủ toàn bộ số tiền theo sao kê mà khôngphải chụi bất kỳ khoản lãi nào trên doanh số giao dịch, hoặc thanh toán một giá trị tốithiểu nhất định và chuyển số tiền còn nợ trên thẻ sang tháng sau Các khoản nợ trên thẻ
sẽ bị tính lãi Với đặc điểm này, TTD giúp cho khách hàng mở rộng được các giao dịch
Trang 19tài chính của mình mà nếu sử dụng tiện mặt sẽ không thực hiện được, nhằm thoả mãn củanhu cầu của khách hàng
Thứ ba, thanh toán bằng TTD tạo điều kiện để người dân tiếp cận với hình thức thanh
toán hiện đại ở ngân hàng, mở rộng trình độ hiểu biết cũng như tạo nên vẻ văn minh, lịchsự, sang trọng cho khách hàng khi thanh toán, cũng như được hưởng những ưu đãi,khuyễn mãi từ phía ngân hàng hay các đối tác thanh toán của ngân hàng so với sử dụngtiền mặt
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:
Thứ nhất, các cơ sở bán hàng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ, thanh toán bằng TTD
sẽ giúp tăng nhanh doanh số hơn, mở rộng thị trường và thu lợi nhuận Cũng như nhữngđơn vị kinh doanh khác, mục tiêu của cơ sở là tối đa hoá lợi nhuận thông qua tối đa lượnghàng hoá dịch vụ bán được TTD với lợi ích cung cấp cho khách hàng khả năng mở rộngnăng lực tài chính trong ngắn hạn đã thúc đẩy sự tăng lên của sức mua hàng hoá, dịch vụ
Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ hơn, khi dùng thẻ chi tiêu nhiều hơn vàchắc chắn doanh thu sẽ tăng cao
Thứ hai, tại các cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ được trang bị đủ các thiết bị
máy móc chuyên dụng cho việc thanh toán thẻ Từ đó làm cho nơi bán hàng trở nên vănminh, hiện đại hơn, tăng thêm sự sang trọng và uy tín cho đơn vị, thu hút nhiều kháchhàng hơn
Thứ ba, thanh toán bằng TTD giúp đơn vị chấp nhận thẻ giảm được chi phí bảo quản,
vận chuyển tiền mặt, tránh được hiện tượng trả bằng tiền giả của khách hàng hay vấn đềmất cắp tiền mặt xảy ra trong nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu của mình, quản lý nhân viên
dễ dàng hơn
Đối với nền kinh tế - xã hội: khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày
càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ thanh toán ngày càng lớn TTD - một công cụ thanh toánkhông dùng tiền mặt pháttriển đã làm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể Từđó, số tiền mặt có trong túi mỗi người là rất ít, chủ yếu là để chi tiêu lặt vặt Điều đó đem
Trang 20đến lợi ích cho quốc gia vì tiết kiệm được chi phí in ấn, bảo quản, phát hành vận chuyển,kiểm đếm tiền tệ và lưu thông tiền mặt cho xã hội, giảm bớt áp lực tiền mặt trong lưuthông, tăng vòng luân chuyển vốn, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh, góp phần mở rộnghoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế xã hội Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ hạnchế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tiêu cực Nếu trong nền kinh tế, tấtcả đều thanh toán qua ngân hàng thì không thể trốn thuế, tham ô, tham nhũng Qua đógóp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý của Nhà Nước trong việc điều tiết nềnkinh tế.
1.4. Rủi ro khi trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
Đối với bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro luôn đi kèm với mục tiêu lợinhuận TTD là loại hình thức đầu tư rất an toàn so với nhiều loại hình tín dụng khác, songkinh doanh thẻ vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro Rủi ro hiểu theo nghĩa rộng là khả năng tổnthất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến Rủi ro xảy ra đốivới cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ Cácloại rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ bao gồm:
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:
Rủi ro tín dụng: Loại rủi ro này phát sinh khi ngân hàng không có khả năng thu hồi
nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ
Rủi ro sử dụng thẻ: bao gồm:
+ Thẻ phát hành dựa trên các đơn xin phát hành giả mạo: Ngân hàng có thể phát hànhthẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩmđịnh kỹ các thông tin của khách hàng trên hồ sơ phát hành thẻ Điều đó có thể dẫn đếnnhững rủi ro tổn thất tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sử dụng thẻ không thanh toánhoặc không có khả năng thanh toán
+ Tài khoản thẻ bị lợi dụng: Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhậnđược thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửithẻ mới Do không kiểmtra tính xác thực của thông báo đó nên ngân hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ về địa chỉ theo
Trang 21yêu cầu Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác sử dụng chỉđược phát hiện khi chủ thẻđích thực không nhận được thẻ, liên lạc với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng pháthành yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê.
+ Chủ thẻ không nhận được thẻ đã phát hành: Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủthẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi Thẻ bị sử dụng trong khichủ thẻ chính thức không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình Ngân hàng pháthành chụi mọi rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện trong trường hợp này
+ Các giao dịch giả mạo dựa trên TTD thông báo mất cắp hoặc thất lạc: Chủ thẻ bịmất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ được một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thôngbáo cho ngân hàng phát hành để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ Hoặcchủ thẻ cố tính lấy tiền của ngân hàng bằng cách báo cáo cho ngân hàng phát hành là thẻđã bị thất lạc, nhưng sau đó lại lấy để sử dụng trong thời gian thẻ chưa kịp đưa vào danhsách đen
+ Chủ thẻ thay băng chữ ký bằng một băng chữ ký trắng và ký lại chữ ký hoàn toànkhác so với chữ ký cũ Khi thanh toán chủ thẻ sẽ ký vào hoá đơn bằng chữ ký mới Nhưvậy chủ thẻ có thể thoái thác được trách nhiệm thanh toán các thương vụ do chính mìnhthực hiện Trường hợp này xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra hoặc có sựthông đồng với chủ thẻ Rủi ro hoàn toàn thuộc về ngân hàng phát hành
Rủi ro do nguyên nhân khách quan khác: như chủ thẻ mất khả năng thanh toán bởi tai
nạn bất ngờ, không còn khả năng lao động, hay mất thu nhập, hoặc việc sử dụng thẻ giảmạo trùng với thẻ đang lưu hành của ngân hàng phát hành thẻ
Rủi ro tại ngân hàng thanh toán: Với vai trò là trung gian thanh toán giữa đơn vị
chấp nhận thẻ và ngân hàng phát hành Trong các bên tham gia thanh toán thì ngân hàngthanh toán ít gặp rủi ro nhất Rủi ro trong thanh toán thẻ xẩy ra khi:
+ Ngân hàng thanh toán có sai số trong việc cấp phép như chuẩn chi với giá trị thanhtoán lớn hơn trị giá cấp phép
+ Ngân hàng thanh toán không cung cấp kịp thời danh sách đen cho các đơn vị chấpnhận thẻ mà trong thời gian đó họ lại thanh toán thẻ có trong danh sách này Khi đó ngânhàng thanh toán phải chụi rủi ro khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán
Trang 22+ Tổn thất khi bị đòi bồi hoàn đối với các giao dịch đã được thực hiện không đúngqui định của các tổ chức thanh toán quốc tế.
Rủi ro với đơn vị chấp nhận thẻ: là rủi ro khi bị ngân hàng phát hành từ chối thanh
toán toàn bộ số tiền hàng hoá dịch vụ đã cung ứng
+ Thẻ hết thời hạn hiệu lực mà đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra
+ Tổn thất do thanh toán các giao dịch qua thư, điện thoại giả mạo: Khách hàng lấythông tin của thẻ thật để đặt mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ Trongtrường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách hàng đặt mua hàng của đơn vị chấpnhận thẻ thì giao dịch đó bị từ chối thanh toán
+ Sửa chữa số tiền trên hoá đơn do ghi nhầm hoặc cố ý mà cơ sở chấp nhận quênrằng phía chủ thẻ cũng giữ một hoá đơn nguyên vẹn, ngân hàng phát hành có thể căn cứvào sự sai phạm nàyđể từ chối thanh toán số tiền trên hoá
+ Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hoặc cố tính chấp nhận thẻ giả mạo: thẻ mất cắp, thấtlạc, thẻ giả,…
Rủi ro với chủ thẻ:TTD thường có hai công dụng là thanh toán tiền hành hoá, dịch
vụ và rút tiền mặt Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số cá nhân (Pin) Do vô tình chủ thẻcó thể để lộ số Pin và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp thông báo cho ngân hàng pháthành Do sự trùng hợp nào đó, người lấy thẻ biết được số Pin và họ dùng thẻ để rút tiềnmặt tại các máy ATM Do rút tiền mặt qua máy ATM chỉ dựa hoàn toàn vào số Pin Dođó không kiểm tra được người rút tiền có phải là chủ thẻ thực hay không Trường hợpmất tiền này, chủ thẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm về số tiền bị mất
Chủ thẻ vô tình đánh mất thẻ mà không báo kịp cho ngân hàng, sẽ bị người chiếmdụng giả mạo chữ ký để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đặc biệt nguy hiểm khiđơn vị chấp nhận thẻ không so sánh chữ ký trên thẻ và chữ ký thực tế có giống nhau haykhông
Rủi ro khách quan khác: Rủi ro do hệ thống hoặc do thao tác của cán bộ nghiệp vụ.
Loại rủi ro này phát sinh khi hệ thống vi tính hoạt động hoặc có lỗi trong xử lý dữ liệu,ảnh hưởng đến việc sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ
1.5. Các quy trình cơ bản trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
1.5.1. Quy trình phát hành thẻ tín dụng.
Trang 23Sơ đồ 1: Qui trình phát hành TTD quốc tế
(1) Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ sẽ đến ngân hàng để làm thủ tục xin cấpthẻ Bộ hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng bao gồm: đơn xin phát hành TTDquốc tế; hợp đồng sử dụng TTD quốc tế; Một số giấy tờ khác như bản sao chứng minhthư nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp(nếu là thẻ công ty)
(2) Tại chi nhánh phát hành:
- Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: Ngân hàng thẩm định yêu cầu phát hành thẻ nhưkiểm tra toàn bộ hồ sơ khách hàng, thẩm định thông tin khách hàng, hoàn thành các thủtục liên quan đến tín chấp, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, ký quĩ Sau đó, có thể phân loạikhách hàng để cấp thẻ và trình giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ hoàn chỉnh
- Tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ: ngân hàng nhập thông tin khách hàng vào hồ sơđể quản lý như tên chủ thẻ, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hạn mức tín dụng, địa chỉthường chú, địa chỉ liên lạc
- Từ chi nhánh, gửi dữ liệu ra trung tâm thẻ để yêu cầu phát hành
Trang 24(3) Tại trung tâm thẻ:
- Quản lý hồ sơ khách hàng: Hằng ngày, nhận dữ liệu thông tin khách hàng từ chinhánh phát hành, đối chiếu dữ liệu nhận được bằng file với các hồ sơ khách hàng nhậnđược bằng văn bản, cập nhật vào hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng, và tạo dữ liệu inthẻ
- In thẻ: Căn cứ trên cơ sở tệp dữ liệu thẻ đã tạo ra, bộ phận in thẻ sẽ in thẻ mới Sauđó, kiểm tra các dữ liệu đã in trên thẻ với hồ sơ khách hàng về tên chủ thẻ, ngày hiệu lực,ảnh và chữ ký trên thẻ đối với thẻ Visa, thông tin chủ thẻ được mã hoá
- Tạo và in Pin của chủ thẻ
- Gửi thẻ cho chi nhánh phát hành: Trung tâm thẻ lập danh sách gửi thẻ cho chinhánh phát hành phân theo từng thể loại, khoá thẻ tạm ngừng sử dụng, gửi thẻ và Pintrong hai bì thư tách riêng theo đường truyền phát nhanh thư bảo đảm
(4) Tại chi nhánh phát hành: Nhận thẻ từ Trung tâm thẻ và giao thẻ cho khách hàng,hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ và bảo quản thẻ Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ giữ bímật số Pin
(5) Gửi xác nhận nhận thẻ của khách hàng tới trung tâm thẻ bằng fax để mở thẻ Tạitrung tâm thẻ sẽ mở khoá thẻ khi có xác nhận thẻ của chủ thẻ Trong nhiều trường hợp,Chi nhánh phát hành yêu cầu trung tâm thẻ trực tiếp giao thẻ cho chủ thẻ
1.5.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng.
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ
(8)
Ngân hàng phát
hành
Tổ chức thẻ quốc tế
Ngân hàng thanh toán
(9)
(7)
(5)
(6) (1)
(4)
(11) (2)
(10)
Trang 25(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ đến ngân hàng làm thủ tục yêu cầu phát hànhthẻ.
(2) Ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng
(3) Chủ thẻ dùng thẻ đi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt
(4) Đơn vị chấp nhận thẻ cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt.(5) Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán
(6) Ngân hàng chấp nhận thanh toán cho Đơn vị chấp nhận thẻ
(7) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ đến tổ chức thẻ quốc tế (trựctiếp là trung tâm xử lý dữ liệu của Tổ chức thẻ quốc tế) để đòi tiền
(8) Tổ chức thẻ quốc tế xử lý dữ liệu, ghi có cho tài khoản tiền gửi của ngân hàngthanh toán và đồng thời ghi nợ ngân hàng phát hành
(9) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ ngân hàng phát hành số giao dịch tương ứng
(10) Ngân hàng phát hành nhận dữ liệu và gửi sao lê dữ liệu chi tiêu thẻ cho chủ thẻ.(11) Chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng phát hành
1.6.Cơ sở lý thuyết vế hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
1.6.1. Vai trò của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng với ngân hàng thương mại.
Kinh doanh thẻ có sức hấp dẫn lớn đối với các ngân hàng bởi những lợi ích mà TTDđem lại đối với hoạt động ngân hàng Với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngânhàng thanh toán), TTD đã làm phong phú các hình thức thanh toán, tăng hiệu quả nghiệpvụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận.Hoạt động thanh toán là một trong những chức năngrung tâm quan trọng của ngân hàng.Dù hoạt động kinh doanh dưới hình thức nào cũng kết thúc ở việc thanh toán, quyết toán.TTD là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời sau các phương tiện khôngdùng tiền mặt khác như uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc, ngânphiếu thanh toán , nhưng đã là động lực thúc đặy phát triển thị trường các phương tiệnthanh toán khác, cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng Bởi thịtrường TTD phát triển thì quy mô, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ là những đơn vịkinh doanh, do đó cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Đơn vị chấp nhận
thẻ Chủ thẻ
(3)
Trang 26qua ngân hàng Đối với các tổ chức kinh doanh thẻ, dịch vụ TTD đã giúp tăng thêmnguồn thu nhập thông qua các khoản thu phí như:
Phí thanh toán (chiết khấu thương mại): là phí mà đơn vị chấp nhận thẻ phải trả cho
ngân hàng thanh toán cho mỗi giao dịch thẻ Khi đơn vị chấp nhận thẻ trình hoá đơnthanh toán TTD lên ngân hàng thanh toán, ngân hàng sẽ chiết khấu một khoản trên doanhthu Nhưng ngân hàng thanh toán không được hưởng toàn bộ số phí đó, mà chỉ hưởngmột phần, số còn lại trả cho ngân hàng phát hành, gọi là phí trao đổi
Chủ thẻ phải trả phí, lãi cho ngân hàng phát hành: Phí phát hành, phí thường niên,
phí rút tiền mặt,phí trả chậm, lãi sử dụng thẻ, phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời, phí inthẻ mới, in thẻ lại, phí tra soát giao dịch, phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc, lộ số Pin Ngoài lợi ích làm tăng thu nhập cho ngân hàng, kinh doanh TTD làm tăng trưởng tíndụng cho ngân hàng Đây là một hình thức cho vay, đầu tư So với các loại hình cho vay,đầu tư khác, tín dụng thẻ là hình thức tín dụng có độ an toàn cao bởi TTD được phát hànhtrên cơ sở thế chấp, tín chấp, bảo lãnh Hơn nữa, mỗi một hợp đồng TTD đã tạo lập đượcmối quan hệ về tín dụng, thanh toán lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng, nâng cao hìnhảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường
1.6.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
1.6.2.1. Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích thẻ.
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thẻ không chỉ về tiện ích mà cònthể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đang ngày càng trở nên đa dạng.Việc cho ra đời một loại thẻ mới cũng là một sản phẩm mới đòi hỏi ngân hàng phải thựchiện hàng loạt các công đoạn như : nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, marketing,bước đầu tung sản phẩm ra thị trường, điều chỉnh, bán sản phẩm rộng rãi, …
Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng đang nỗlực triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới với nhiều tiện ích, tính năng đadang, hình thức đẹp, độc đáo để đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng Sảnphẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng thì số lượng thẻ
Trang 27được phát hành ngày càng nhiều, điều đó làm gia tăng thị phần của ngân hàng Như vậycó thể nói, việc tăng tính đa dạng cho sản phẩm thẻ sẽ tác động trực tiếp lên số lượng thẻmà ngân hàng phát hành từ đó giúp cho dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng phát triển.Ngoài ra, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụthẻ không thể không kể tới đó là những tiện ích mà dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại.Từ những chiếc thẻ đơn thuần để rút tiền, hiện nay thẻ còn dùng để thanh toán, chuyểnkhoản, mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn điện, nước, … và rất nhiều tiện íchkhác giúp cho thẻ thực sự là phương tiện thanh toán hiện đại, như vậy nếu dịch vụ thẻ củangân hàng càng cung cấp nhiều tiện ích rõ ràng càng có thế mạnh trong việc thu hútkhách hàng, đóng góp vào sự phát triển nói chung của dịch vụ này.
1.6.2.2. Số lượng phát hành thẻ và số lượng khách hàng sử dụng thẻ.
Số lượng khách hàng sử dụng thẻ và số lượng thẻ phát hành không phải là một.Trong xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc, trong đócó những loại thẻ được sử dụng với tần suất nhiều hơn (có thể coi là thẻ “chính”), với cácloại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn Nhu vậy, mục tiêu của ngân hàng khôngchỉ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ và thanh toán bằng thẻ, mà còn làm thế nàođể cho thẻ mà ngân hàng mình phát hành, được sử dụng như là những thẻ “chính” củakhách hàng Số lượng khách hàng không ngừng gia tăng cùng với số lượng thẻ phát hànhcũng là mục tiêu của bất cứ một ngân hàng nào, đó là một trong các tiêu chí đánh giá sựphát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng
Khi thị trường tài chính nói chung và thị trường thẻ ngân hàng nói riêng ngày càngphát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt Chính vì vậy, đểcó thể thu hút khách hành, các ngân hàng thường có các chính sách khuyếch trươngquảng cáo sao cho số lượng thẻ của ngân hàng được nắm giữ càng nhiều càng tốt Sốlượng thẻ phát hành càng nhiều chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đáp ứng được nhucầu của khách hàng Đồng thời, số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thunhập của ngân hàng càng cao và ngược lại Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia
Trang 28tăng khách hàng, sự trung thành của khách hàng trong việc sử dụng thẻ của ngân hàng làmột trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới.
1.6.2.3. Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ.
Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ đang lưu hànhtrong đời sống người dân Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “non active” là nhữngthẻ đã được phát hành nhưng không có giao dịch trong một thời gian dài sau khi mở tàikhoản Thẻ không hoạt động gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, tốn kém chi phímarketing, phát hành, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng Dođó, tỷ lệ thẻ hoạt động cùng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh thẻcủa các ngân hàng
1.6.2.4. Doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng.
Doanh số thanh toán qua TTD nói nên tổng số tiền khách hàng đã sử dụng TTD đãthanh toán, quẹt thẻ Có thể xem đây là một trong những cách ngân hàng cấp tín dụng chokhách hàng Doanh số thanh toán càng lớn ngân hàng càng nâng cao thu nhập cho ngânhàng từ phí thanh toán của đối tác Chính vì vậy, doanh số thanh toán thẻ thẻ cũng là mộttrong các tiêu chí thể hiện sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng
Trang 29CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1. Tổng quan về VCB.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là NHTMCP Ngoại thương ViệtNam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 vớitổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) LàNHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCBchính thức hoạt động với tư cách là một NHTMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiệnthành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra côngchúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đượcniêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng gópquan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của mộtngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồngthời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu,hoạt động đa năng, đa lĩnh vực
VCB hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhânviên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trongvà ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trêntoàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại nướcngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thốngAutobank với hơn 2.300 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS)trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàngđại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2012-2016.
Trang 30Trong những năm gần đây, VCB phát triển toàn diện về nhiều mảng, có thể điểm quanhững thành tựu chính như sau:
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng tiền gửi:
Biểu đồ 1: Tăng trưởng tiền gửi tại VCB.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2011-2016)
Hiện nay, thị phần tiền gửi trên thị trường chiếm khoảng 10% dựa trên nền tảngthương hiệu mạnh và khách hàng trung thành, nguồn vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn)chiếm tới 29% Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 21,9%
Tín dụng tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt về mảng bán lẻ:
Hiện nay, thị phần của VCB trên thị trường tín dụng là khoảng 9% và luôn nằm trongnhóm các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giaiđoạn 2011-2015 là 16,7%, đặc biệt dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnhtrong giai đoạn này, tỷ trọng trong danh mục cho vay của VCB cũng tăng dần
Biểu đồ 2: Tăng trưởng ín dụng tại VCB.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2011-2016)
Chất lượng tài sản tốt và cơ sở vốn vững chắc:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của VCB giai đoạn 2011-2016
2011 2012 2013 2014 2015 2016