Câu 1:Thành thục về tínhCâu 2Những đđ của sự tthục về tính of gia súc cáiCâu 3 sự ht tb sd cái : tbtrứngCâu 4 Tế bào sinh dục đựcCâu 5:chu kỳ tính,các yếu tố quyết định chu kỳ tính,các giai đoạn của chukỳ tính,các loại chu kỳ tínhCâu 6 Một số đặc điểm CKSD của một số loài gia súcCâu 7 QUÁ TRÌNH THỤ TINHCâu 8 TTNT,Lợi ích kinh tế kỹ thuật của công tác TTNTCâu 9+Hình thức giao phối tự nhiên (thụ tinh trực tiếp)Câu 10 : Hiện tượng có thai, thời gian,thời gian có thai của các loài gia súctrâu, bò, ngựa, lợn, chó.Câu 11 : Vị trí, chiều, hướng và tư thế của bào thai trong cơ thể mẹ.Câu 12 CHẾ ĐỘ LẤY TINHCâu 13 Hoạt lực tt – ACâu 14 Nồng độ tt CCâu 15 Sức kháng tt – RCâu 16 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình – KCâu 17 Môi trường pha chế, nguyên tắc cấu tạo
Trang 2KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Câu 1:Thành thục về tính
Câu 2Những đđ của sự t/thục về tính of gia súc cái
Câu 3 sự h/t tb sd cái : tbtrứng
Câu 4 Tế bào sinh dục đực
Câu 5:chu kỳ tính,các yếu tố quyết định chu kỳ tính,các giai đoạn của chu
kỳ tính,các loại chu kỳ tính
Câu 6 Một số đặc điểm CKSD của một số loài gia súc
Câu 7 QUÁ TRÌNH THỤ TINH
Câu 8 TTNT,Lợi ích kinh tế - kỹ thuật của công tác TTNT
Câu 9+Hình thức giao phối tự nhiên (thụ tinh trực tiếp)
Câu 10 : Hiện tượng có thai, thời gian,thời gian có thai của các loài gia súc
trâu, bò, ngựa, lợn, chó.
Câu 11 : Vị trí, chiều, hướng và tư thế của bào thai trong cơ thể mẹ
Câu 12 CHẾ ĐỘ LẤY TINH
Trang 3KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Câu 18 Khái quát các phương pháp nghiên cứu môi trường tổng hợp
Câu 19 BẢO TỒN TINH DỊCH
Câu 20 DẪN TINH
Câu 21 kỹ thuật dẫn tinh cho 1 số loài gia súc
Câu 22 TDC CỦA TINH TRÙNG
Câu 23 bản chất sinh học của qt ss
Câu 24 quá trình sinh đẻ các yếu tố thúc đẩy qt sinh đẻ
Câu 25 Kỹ thuật lấy tinh gs,các pp lấy tinh gs thường sd
Câu 26 lấy tinh của 1 số gs
Câu 27 Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh
dịch
Câu 28 Pha loãng tinh dịch – Bội số pha loãng
Câu 1:Thành thục về tính
Khái niệm: Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể đã
phát triển căn bản hoàn thiện, con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục, và có khả
năng sinh sản
Ở gia súc tuổi thành thục về tính được ghi nhận bằng các biểu hiện sau:
-Bộ máy SD đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng (lần đầu),
con đực sinh tinh Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ tinh
Trang 4KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
-Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con cái động dục, con đực có phản xạ giao
phối
Sự thay đổi của cơ thể khi gia súc thành thục về tính xảy ra dưới tác dụng của
thần kinh và nội tiết
*Đ/kiện ả/hưởng tới tính t/thục
+Giống gia súc
- Giống gia súc nhỏ thành thục sớm hơn giống gia súc lớn
- Giống được thuần hóa sớm thành thục sớm hơn giống thuần hóa muộn
-Động vật nuôi thành thục sớm hơn thú rừng
+Tính biệt
Con cái thành thục sớm hơn con đực
+Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý
+Nếu con vật được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, chế độ sử dụng hợp lý
sức khỏe tốt tính thành thục xuất hiện sớm
-Ngược lại, nếu gia súc chăm sóc, nuôi dưỡng kém, chế độ quản lý, sử dụng
không thích hợp sức khỏe giảm sút tính thành thục muộn
-Nếu thả chung gia súc cái với gia súc đực tính thành thục xuất hiện sớm
+Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhất là nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới tính thành thục: Khí hậu
nóng, ẩm thành thục sớm
Trang 5KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Gia súc sống trong vùng nhiệt đới thành thục sớm hơn sống trong vùng ôn đới
và hàn đới
+Tuổi t/thục của 1 số loài gia súc
-ngựa 12-18thang,-bò:đực 12-18,cái 8-12t,-trảu cái 1,5-2n,đực 1,5-2,5n,-lợn
cái6-8t,đực5-8t,-chó 6-8t,Thỏ 5-9t
Câu 2Những đđ của sự t/thục về tính of gia súc cái
+Hiện tượng rụng trứng
Noãn bao dần dần lớn lên, nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, dưới tác dụng của
thần kinh, hormone, áp suất noãn bao vỡ giải phóng tế bào trứng
-Ngựa: 1- 2 (trứng/lần)
-Trâu – Bò: 1 – 5
-Lợn: 20 – 30
2 Sự hình thành thể vàng
Trứng rụng noãn bao vỡ xoang chứa nhiều tế bào hạt (tế bào Lutein)
tăng kích thước Tế bào hạt chứa nhiều lipoid và sắc tố màu vàng Thể vàng
(Corpus lutein) tiết Progesterone
+ Thể vàng từ ngày 1 – 4: thể huyết
4 – 12: thể vàng hoàn toàn, màu vàng, tiết Progesterone
-Nếu không có thai: thể vàng nhanh chóng đạt kích thước tối đa sau đó thoái
hóa Thời gian tồn tại 3 – 15 (ngày)
-Nếu gia súc có thai: Thể vàng tồn tại trong suốt thời gian có thai đến gần
ngày đẻ thì tiêu biến
Trang 6KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
3 Niêm dịch
Trong đường SD gia súc cái có niêm dịch chảy ra, do sự thay đổi hàm lượng
các hormone trong máu Từ ống dẫn trứng âm môn có niêm dịch chảy ra
Trang 7KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
4 Tính dục
Khi hàm lượng Oestrogen trong máu tăng cao con vật có các biểu hiện khác
thường: thích gần con đực, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác hoặc cho con
khác nhảy lên lưng, gặp con đực không kháng cự…Các phản xạ này tăng lên
khi tế bào trứng rụng
Khi trứng đã rụng thì những biểu hiện này giảm dần đi
5 Tính hưng phấn
Kết hợp song song với tính dục, con vật thường có một loạt biến đổi về bên
ngoài như đứng nằm không yên, kêu rống, đuôi cong, hai chân sau rạng ra ở
tư thế chịu đực…Tính hưng phấn cao nhất là lúc tế bào trứng rụng Khi tế bào
trứng rụng thì tính hưng phấn giảm rõ
Câu 3 sự h/t tb sd cái : tbtrứng
Quá trình hình thành, phát triển, noãn bao thành thục và chín, tế bào trứng
được tách ra là đặc trưng sinh lý của gia súc cái đến giai đoạn thành thục về
tính và nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến lúc gia súc già, nếu buồng trứng nói
riêng và cơ thể nói chung không có hiện tượng bệnh lý
Sự hình thành tế bào sinh dục và số lượng của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
và điều kiện Trước hết, nó phụ thuộc vào tính di truyền của con cái, sau đó là
vào điều kiện sức khỏe, chế độ chăm sóc, quản lý, sử dụng…
Tế bào trứng là tế bào đặc biệt trong cơ thể, nó có khả năng kết hợp với tế
bào khác (TB tinh trùng) và sau đó là xảy ra quá trình đồng hóa giữa hai tế bào
này, để thành hợp tử (trứng thụ tinh)
Trang 8KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Quá trình hình thành nên tế bào trứng được xảy ra trong lớp vỏ của buồng
trứng, từ những noãn bao nguyên thủy được phân bố ở vùng ngoại vi Noãn
bao nguyên thủy bao gồm một tế bào trứng và bao bọc xung quanh là một
lớp tế bào biểu mô noãn bao Noãn bao nguyên thủy được hình thành ngay từ
giai đoạn bào thai
Ở thời kỳ sau thai, những noãn bao không ngừng được hình thành và phát
triển và được bắt đầu từ khi cơ thể hoàn toàn thành thục về tính
Sự phát sinh tế bào trứng bắt đầu từ tế bào trứng nguyên thủy và trải qua 3
thời kỳ phân chia, cuối cùng hình thành nên tế bào trứng chính thức
Noãn bao nguyên thủy (2n NST)
Sự phát triển của tế bào trứng
Thời kỳ thành thục cuối cùng của tế bào trứng được diễn ra ở trong ống dẫn
Trang 9KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 10KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
- Cừu: 0,12 mm
+Cấu tạo tế bào trứng
Cấu tạo tế bào trứng gồm 3 phần: nhân, nguyên sinh chất và màng bao
- Nhân tế bào trứng bao gồm lưới nhiễm sắc thể và nhiều hạt nhân
- Nguyên sinh chất bao gồm các thành phần mà chủ yếu là nước, chất hữu cơ,
chất khoáng…
- Màng bao của tế bào trứng gồm 3 lớp:
+ Lớp ngoài: gồm nhiều tế bào hình nang hay hình chóp Những tế bào này
được phân bố khắp xung quanh tế bào trứng gọi là màng phóng xạ hay màng
tia Các tế bào của màng phóng xạ được gắn với nhau bởi axit hyaluronic Khi
tinh trùng gặp trứng, acrosom ở đầu tinh trùng sẽ tiết ra enzime
hyaluronidase để thủy phân axit hyaluronic làm cho màng phóng xạ tan ra và
tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh
+ Lớp màng giữa: Gọi là màng trong suốt, gồm nhiều tế bào, được sinh ra từ
tế bào hình nang, là lớp nuôi dưỡng trứng Màng này đảm bảo dinh dưỡng cho
tế bào trứng ở trong buồng trứng
+ Lớp màng trong: gọi là màng noãn hoàng hay màng nguyên sinh chất, là
lớp màng bao bọc phần nguyên sinh chất Màng này có tác dụng nuôi dưỡng
trứng đã thụ tinh (hợp tử)
Ở giữa màng trong suốt và màng noãn hoàng có khoảng trống Khoảng trống
đó có độ dày 14 – 25 micro m, pH 3 – 5 và chứa dịch có nồng độ ion cao
*Quá trình noãn bao p/tr và chín
Trang 11KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Noãn bao được hình thành và phát triển từ những tế bào biểu mô hình nang ở
xung quanh buồng trứng
Dưới tác dụng của hormone FSH của thùy trước tuyến yên với sự điều chỉnh
của vùng dưới đồi thị, những tế bào biểu mô hình nang dần phát triển và phân
chia rất nhanh nên thể tích noãn bao nguyên thủy được tăng lên Trong quá
trình noãn bao nguyên thủy phát dục, tế bào bao noãn cũng bắt đầu tiết dịch,
bao noãn chứa nhiều oestrogen Sau đó, bao noãn phát triển to và dài ra,
dịch bao noãn tích tụ ngày càng nhiều ở phần chính giữa bao noãn, lúc này tế
bào trứng bị áp lực thể dịch đẩy dần xuống phía dưới của noãn bao Cuối cùng
noãn bao thành thục (chín) theo dạng hình nang co dãn được gọi là noãn bao
Graaf Noãn bao này dần dần nổi lên trên bề mặt buồng trứng
Bao noãn chín bao gồm màng bên trong và màng bên ngoài Màng bên trong
chứa nhiều mạch và tế bào tổ chức liên kết xốp, nó là nơi sản sinh ra hormone
oestrogen Hormone này có tác dụng kích thích lên trung khu sinh dục và
toàn bộ cơ quan sinh dục làm cho con vật xuất hiện trạng thái của hiện tượng
hưng phấn sinh dục, bên trong màng có một lớp bao gồm nhiều tế bào biểu
mô hình nang tiết ra dịch noãn bao
Màng ngoài noãn bao dày hơn, gồm rất nhiều tế bào tổ chức liên kết chắc
Trang 12-Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc
điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai (thụ tinh)
Nói cách khác, tt là tb s/dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã thành
thục và có khả năng thụ thai
Tinh trùng được hình thành trong lòng ống sinh tinh của dịch hoàn từ khi con
đực thành thục về tính
Ở một số loài giao phối theo mùa như voi, lạc đà, nai Thì đến thời kỳ giao
phối thì dịch hoàn mới ở trạng thái hoạt động và sinh t/trùng thành thục
Còn ở các gia súc khác, khi đã thành thục về tính thì dịch hoàn không ngừng
sản sinh ra t/trùng, cho nên bất kỳ lúc nào gs đực cũng có thể g/phối
Các giai đoạn hình thành tinh trùng:
-Giai đoạn sinh sản
Tinh bào nguyên thủy sinh sản thành tinh nguyên bào,
Tinh nguyên bào xuất hiện không lâu trước khi con đực thành thục về tính,
đây là những tế bào lớn, hình tròn, có nhiễm sắc thể phân tán rất điển hình
b Giai đoạn sinh trưởng
Trang 13KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Giai đoạn này tinh nguyên bào tăng lên về kích thước, đến cuối giai đoạn sinh
trưởng thì được gọi là tinh bào cấp I (Cyt I) Quá trình nguyên phân (Mitosis)
cho ra những Cyt I với 2n nhiễm sắc thể Giai đoạn này xảy ra trong thời gian
15 – 17 ngày
c Giai đoạn thành thục
Đặc trưng của giai đoạn này là xảy ra quá trình giảm phân – Meiosis (hay
phân bào giảm nhiễm) qua hai lần phân chia liên tiếp,
Sau lần phân chia thứnhất tạo ra Cyt II, vàsau lần phân chia thứ hai thì tạo ra
tiền tinh trùng (hay tinh tử)
d Giai đoạn biến thái
Tiền tinh trùng (tinh tử) phải trải qua giai đoạn biến thái Giai đoạn này có thể
tóm tắt như sau:
-Nhân tế bào thu nhỏ lại và biến thành đầu tinh trùng, phần lớn tế bào chất
dồn về một phía tạo thành phẩn cổ tinh trùng Một số thể Golgi tập trung ở
đầu mút trước của tiền tinh trùng tạo thành Acrosom, Acrosom có màng bọc
và xoang
-Cả hệ thống Acrosom với màng nhân và màng ngoài tạo thành mũ trước chóp
của tinh trùng và nối với tế bào Sertoli để nuôi dưỡng tinh trùng
-Các ty thể chuyển xuống vùng cổ, phần lớn tế bào chất biến đi chỉ còn lại một
lớp mỏng bao quanh miền ty thể và đuôi
Quá trình này diễn ra trên tế bào dinh dưỡng Sertoli trong lòng ống sinh tinh,
trong thời gian 14 – 15 ngày
Cuối giai đoạn này từ tiền tinh trùng sẽ trở thành tinh trùng non và rơi vào
trong lòng ống sinh tinh, được đẩy và đưa về phía phụ dịch hoàn
Trang 14KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 15KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
e Giai đoạn phát dục
Xảy ra ở phụ dịch hoàn, tinh trùng non tiếp tục phát dục và thành thục và trở
thành tinh trùng thành thục, hay còn gọi là giao tử đực, có 1n NST Chúng
được chia thành hai loại: loại mang NST X và loại mang NST Y
Giai đoạn này mất 14-15 ngày
2.cấu tạo và giải phẫu tinh trùng
- Hình thái:
Tinh trùng của mỗi giống động vật có hình thái ổn định và đặc trưng Do đó,
người ta có thể căn cứ vào hình thái của tinh trùng mà biết được tinh dịch của
từng giống gia súc
Hình thái tinh trùng của gia súc nói chung có dạng con nòng nọc Trông thẳng
đầu t/trùng có hình quả trứng, trông nghiêng có hình tấm hơi cong
- Cấu tạo:
Gồm 3 phần: + Đầu+ Cổ+ Đuôi: trung đoạn, đuôi chính, và đuôi phụ
Cấu tạo tinh trùng
Thành phần hóa học: 25 % vật chất khô + 75 % nước
Trong 25% vật chất khô gồm 85% protein,13,2%lipid và 1,8% khoáng
Đầu tinh trùng chứa chủ yếu là DNA, đuôi thì nhiều lipid, ngoài ra là các
enzyme
+Phần đầu
Trang 16KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trên cùng của đầu là hệ thống Acrosom Phần trước của đầu được bao phủ
một mũ mỏng, tức bao đầu Dưới lớp này có cấu tạo hình dải gọi là thể ngọn
Trong bao đầu tập trung enzyme hyaluronidaza, men này có tác dụng phá vỡ
màng phóng xạ của tế bào trứng trong quá trình thụ tinh
Sau hệ thống Acrosom là nhân, nhân chiếm hầu hết phần đầu: 76,7 – 80,3%,
nó chứa DNA–vật chất d/tr
b Phần cổ
Đây là nơi chủ yếu chứa nguyên sinh chất của tinh trùng Từ trung tử 1 xuất
phát hai sợi trục đuôi và những sợi fibrin Các sợi được bố trí theo công thức 2 :
9 : 9 Nghĩa là 2 sợi trục, 9 sợi vòng trong có đường kính 180 A0 , 9 sợi vòng
ngoài (trong đó 3 sợi số 1, 4, 7 to hơn có đường kính 1000 A0 , còn các sợi số
2,3,5,6,7,8,9 thì nhỏ hơn và có đường kính 700 A0)
Phần cổ tinh trùng đính với phần đầu rất lỏng lẻo, khi tinh trùng xâm nhập
vào tế bào trứng trong quá trình
Thụ tinh thì chỉ có phần đầu vào được bên trong tế bào trứng còn cổ bị gẫy, cổ
và đuôi ở bên ngoài
Trong nguyên sinh chất ở phần cổ của tinh trùng chứa nhiều ty thể, trong đó
có chứa nhiều enzyme giúp cho tinh trùng trong quá trình trao đổi chất
Ngoài ra phần cổ thân còn có chứa các chất khác như sắc tố, lipoid, ATP
c Phần đuôi
Bao quanh đuôi là màng chung của tinh trùng, ngoài ra màng còn được bám
thêm lipoprotein, phần protein khá bền vững, nó gần giống như keratin
Đuôi được chia ra thành 3 phần: Đuôi trung đoạn, đuôi chính và đuôi phụ
Trang 17KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Các sợi cũng được sắp xếp theo những vòng tròn đồng tâm theo công thức 2 :
9 : 9 Ở phía trên xếp mau hơn, to hơn và chúng được duỗi ra ở phần đuôi phụ
tạo thành chùm tơ đuôi Chùm tơ đuôi không bị màng bao phủ, chúng được tự
do hoạt động như một mái chèo giúp tinh trùng hoạt động
Trang 18KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Chức năng chủ yếu của đuôi là giúp tinh trùng vận động
Năng lượng cung cấp cho tinh trùng hoạt động từ ATP ở phần cổ và đuôi tinh
trùng
*đ/đ của tinh trùng
+Đặc tính chuyển động tiến về phía trước
Tinh trùng là tế bào duy nhất trong cơ thể có khả năng tự vận động và khi tinh
trùng sống thì luôn luôn chuyển động, sự vận động của tinh trùng là nhờ cổ,
thân và đuôi
Đuôi ngoằn ngoèo uốn khúc chuyển động đẩy tinh trùng tiến về phía trước,
ngoài ra đầu tinh trùng giống như quả lê và tự chuyển động quanh cái trục
của thân nó Sự rung động của đuôi kết hợp với sự xoay của đầu tt quanh trục
của thân làm cho tinh trùng c/động tiến thẳng về phía trước đg s/dục và tiến
lên 1/3 phía trên ống dẫn trứng để gặp trứng, tiến hành thụ tinh
3 Đặc tính tiếp xúc (Thigmotaxis)
Khi có một vật là như hạt bụi, rác, bọt khí…thì tinh trùng sẽ tiến tới và bao vây
xung quanh vật lạ ấy Nhờ đặc tính này mà khi tinh trùng tiến đến ống dẫn
trứng, gặp trứng thì tinh trùng sẽ tập trung bao vây xung quanh trứng và tìm
cách chui vào tế bào trứng để tiến hành thụ tinh
Thí nghiệm: Lấy một tế bào trứng lợn cho vào đĩa lồng, sau đó cho một ít tinh
dịch lợn vào rồi quan sát dưới kính hiển vi, thấy tinh trùng bao vây lấy tế bào
trứng và đang phá màng phóng xạ và có con vào được
4 Đặc tính tiếp xúc với hóa chất
Trang 19KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trong ống dẫn trứng tiết ra một loại hóa chất có tên là Fertilizin, chất này kích
thích tinh trùng hưng phấn, làm tinh trùng tập trung lại và tiến đến tế bào
trứng
Thí nghiệm: Lấy tinh trùng của thỏ hay chó ở 370C cho vào nước sinh lý với
niêm mạc tử cung hay ống dẫn trứng thì thấy có hiện tượng với hóa chất của
tinh trùng Còn nếu lấy tổ chức gan, ruột hay tổ chức khác thì không có phản
ứng đó
5 Đặc tính tiếp xúc với điện
Trong ống dẫn trứng, tử cung có một dòng điện sinh học Bản thân tinh trùng
cũng mang điện, mà đặc tính của dòng điện là sẽ chạy từ nơi có điện thế cao
xuống nơi có điện thế thấp, cho nên nhờ dòng điện này mà tinh trùng di
chuyển có phương hướng nhất định
Câu 5:chu kỳ tính,các yếu tố quyết định chu kỳ tính,các giai đoạn của chu
kỳ tính,các loại chu kỳ tính
I Khái niệm
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt cơ quan sinh sản có
biến đổi kèm theo sự rụng trứng Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của
các hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có
chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng động dục theo chu kỳ, được gọi là
chu kỳ sinh dục (hay chu kỳ tính)
Thời gian một ckt được tính từ lần r/trứng trước đến lần r/trứng sau
- ckt của gia súc cái là một hiện tượng sinh học có quy luật, nó tạo ra hàng loạt
đk cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và p/triển của bào thai
Trang 20KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 21KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
-Khi gia súc cái thụ tinh có kết quả và mang thai thì chu kỳ tính tạm thời bị
dừng lại và nó được t/tục trở lại sau khi đẻ xong một t/gian(bò,dê, cừu) or sau
khi cai sữa (lợn, chó, mèo)
-Thời gian một chu kỳ tính khác nhau tùy từng loài, giống gia súc khác nhau
Mức độ biểu hiện và những thay đổi của cơ thể nói chung, các bộ phận của cơ
quan sd nói riêng cũng #
II Điều kiện quyết định tính chu kỳ
Sự xuất hiện chu kỳ tính của động vật nói chung, gia súc nói riêng phụ thuộc
vào nhiều đk và yếu tố khác nhau
1 Yếu tố ngoại cảnh
Những điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ,
thức ăn…ảnh hưởng rõ rệt đến chu kỳ tính của gia súc cái Vì vậy, ở nhiều loài
động vật xuất hiện trạng thái sinh sản theo mùa nhất định, và chỉ trong mùa
vụ đó thì những đặc điểm của cksd mới thể hiện đầy đủ
Ví dụ:
-Ngựa xuất hiện CKSD chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu
-Trâu bò, lợn CKSD có trong suốt cả năm, nhưng thường khi khí hậu ấm áp thì
nó xuất hiện rõ ràng và đầy đủ các đặc điểm hơn so với trong điều kiện khí
hậu lạnh Trường hợp quá giá lạnh thì CKSD có thể ngừng lại hoàn toàn
- Cừu động dục trong mùa thu đông
- Chó, mèo trong một năm chỉ động dục vào mùa xuân hoặc mùa thu…
Trang 22KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
-Ngoài ra, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, mức độ làm việc, khai
thác cũng như tình trạng sức khỏe hay một số trạng thái bệnh lý của cơ thể
nói chung và CQSD nói riêng đều ảnh hưởng nhiều đến CKSD của gia súc cái
Trên cơ sở này, người ta đã và đang nghiên cứu thay đổi mùa vụ sinh sản
nhằm nâng cao năng suất sinh sản cũng như tỷ lệ nuôi sống gia súc sơ sinh,
tăng sản phẩm Ngoài ra, thay đổi điều kiện sống thích hợp để biến gia súc ít
chu kỳ trở lên nhiều chu kỳ SD trong năm
2 Yếu tố thần kinh – thể dịch
Quy luật và đặc điểm của CKSD chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương
Tất cả những tác động bên ngoài và bên trong cơ thể như: khí hậu, nhiệt độ,
ánh sáng, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, tác động xoa bóp, mùi, tiếng kêu của
con đực, tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh
hưởng trực tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức Tk-td
Tất cả những kích thích đó được các cơ quan nhận cảm như mắt, tai, mũi, da,
lưỡi…thu nhận, sau đó những thông tin đó được truyền vào thần kinh trung
ương, gây hưng phấn vỏ não Từ đây thông tin được truyền xuống vùng dưới
đồi (Hypothalamus), làm vùng dưới đồi hưng phấn và sản sinh ra các
hormone là FRH và LRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH Dưới sự tác động
của FSH làm cho trứng phát triển và thành thục Sự kết hợp của FSH + LH kích
thích tế bào hạt tiết Oestrogen Khi hàm lượng Oestrogen trong máu đạt tới
mức độ nhất định sẽ làm giảm tiết FSH và tăng tiết LH do đó kích thích rụng
trứng và hình thành thể vàng
Sự kết hợp của LH + Prolactin kích thích thể vàng tiết hormone Progesterone.
Progesterone ức chế vùng dưới đồi tiết FRH, LRH và ức chế thùy trước tuyến
yên tiết FSH, LH làm gia súc ngừng động dục, ngừng thải trứng Nếu trứng
được thụ tinh, gia súc có thai thì thể vàng tồn tại gần hết thời gian có chửa,
làm cho các trứng khác không chín, gia súc ngừng động dục cho tới khi đẻ (bò,
dê, cừu) và sau cai sữa (lợn, chó, mèo) mới xuất hiện rụng trứng và động dục
Trang 23KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
trở lại Nếu trứng không được thụ tinh, thì thể vàng thường tồn tại 3 – 15 ngày,
sau đó teo đi dưới tác động của PGF2alpha do tử cung tiết ra Do vậy thể vàng
giảm và ngừng tiết Progesterone Vùng dưới đồi, tuyến yên được giải phóng
khỏi sự ức chế của Progesterone Tiếp tục tiết hormone kích thích trứng phát
triển và chín, làm xuất hiện chu kỳ động dục tiếp theo
Trang 24KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
- Ngoài ra, hệ thần kinh thực vật cũng có tác động đến chu kỳ sinh dục Khi
thần kinh giao cảm hưng phấn thì sẽ ức chế CKSD, ngược lại thần kinh phó
giao cảm hưng phấn lại kích thích CKSD
III Các pha của chu kỳ động dục
CKSD chia ra làm 2 pha:
-Pha noãn bao (Folliculin)
- Pha thể vàng (Lutein)
Pha noãn bao do những biến đổi chu kỳ do noãn bao thành thục quyết định
bao gồm toàn bộ giai đoạn trước động dục và động dục Còn pha thể vàng
trùng với giai đoạn hoạt động của thể vàng bao gồm giai đoạn sau động dục
và giai đoạn nghỉ ngơi
-Pha noãn bao:
Oestrogen do noãn bao đã thành thục tiết ra đi vào máu tác động đến cơ
quan sinh dục: làm tăng thể tích các mao mạch trong niêm mạc đường sinh
dục, tăng lượng máu đến đường sinh dục, kích thích quá trình phân chia tế
bào niêm mạc tử cung Biểu hiện là ở giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục niêm
mạc đường sinh dục (tử cung, cổ tử cung, âm đạo và âm hộ) sung huyết, màu
đỏ, mức độ ngày càng tăng, vách tử cung dày lên Gắn liền với hiện tượng này
là niêm mạc hơi phù
Ngoài ra, Oestrogen còn kích thích niêm mạc đường sinh dục tiết dịch nhầy
loãng, làm trơn đường sinh dục
Đối với thần kinh trung ương, Oestrogen gây hưng phấn, gây lên những biểu
hiện như con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, bồn chồn không yên tĩnh, kêu rống, phá
chuồng, thích gần con đực, nhảy lên lưng con khác hoặc cho con khác nhảy
Trang 25KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
lên lưng, mắt đờ đẫn đứng yên cho con đực nhẩy…
-Pha thể vàng (Lutein):
Sau khi trứng rụng, thể vàng được hình thành và tiết hormone Progesterone
Dưới tác dụng của hormone này niêm mạc tử cung đã được Oestrogen chuẩn
bị trước, được tổ chức để tiếp nhận và nuôi dưỡng hợp tử Biểu mô, nội mạc tử
cung lại bắt đầu tăng lên và chứa nhiều nguyên liệu để hình thành chất tiết
Các tuyến của nội mạc tử cung lớn lên bắt đầu tiết dịch, biểu mô niêm mạc tử
cung và các tuyến tử cung chứa nhiều chất tiết, những chất tiết này được hợp
tử hấp thu và cung cấp dinh dưỡng cho hợp tử đến khi làm tổ
IV Các giai đoạn của CKSD
Chu kỳ sinh dục khác nhau rất xa từ loài này sang loài khác, nhưng vẫn được
chia ra thành 4 giai đoạn
+Giai đoạn trước động dục
Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần động dục tiếp theo, nó chuẩn bị
điều kiện cho đường sinh dục cái và trứng tiếp nhận tinh trùng, đón trứng
rụng và thụ tinh Giai đoạn này biểu hiện các đặc điểm sau:
-Noãn bao phát triển về khối lượng, chất lượng, nổi lên trên bề mặt buồng
trứng và tăng tiết oestrogen
-Dưới ảnh hưởng của oestrogen, cơ quan sinh dục có
Nhiều biến đổi như tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao
để đón trứng rụng
Màng nhày tử cung, âm đạo tăng sinh, mạch quản giãn rộng cung cấp nhiều
máu Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu sung huyết Các tuyến sinh dục phụ tiết
dịch nhầy, âm đạo tiết ra dịch nhầy loãng làm trơn đường sinh dục
Trang 26KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 27KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
2 Giai đoạn động dục
Gồm ba thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực Động dục là
giai đoạn quan trọng nhưng thời gian lại ngắn Đặc điểm của giai đoạn này:
-Lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất, do đó gây hưng phấn mạnh mẽ
toàn thân
Các biểu hiện của cơ quan SD: âm hộ sung huyết, sưng tấy lên, chuyển từ màu
hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ càng
thẫm màu, chuyển màu mận chín Cổ tử cung hé mở rồi mở rộng, âm đạo tiết
niêm dịch nhiều, chuyển từ trong suốt và loãng sang đặc dần, keo dính có tác
dụng làm trơn đường sinh dục và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
-Các biểu hiện về thần kinh: thần kinh hưng phấn, con vật giảm ăn, hoặc bỏ
ăn, bồn chồn, không yên tĩnh, kêu rống, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác
hoặc để cho con khác nhảy lên lưng mình Lúc đầu chưa cho con đực nhẩy,
sau đó mới chịu đực: mắt đờ đẫn, đứng yên cho con đực nhảy
- Trứng rụng
Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời kỳ chửa, nếu không
được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục
3 Giai đoạn sau động dục
Bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài vài ngày Thể vàng được hình
thành, tiết progesterone ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi dẫn đến
ức chế tuyến yên Sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung ngừng lại Biểu hiện về
hành vi sinh dục là không muốn gần con đực, không cho con khác nhảy lên
Con vật dần dần trở lại trạng thái bình thường
4 Giai đoạn nghỉ ngơi
Trang 28KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Đây là giai đoạn dài nhất, thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và
không thụ tinh và kết thúc khi
Thể vàng tiêu hủy Không có biểu hiện về hành vi sinh dục Đây là giai đoạn
nghỉ ngơi, yên tĩnh để khôi phục lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng
cho chu kỳ tiếp theo
IV Sự thay đổi của tử cung trong thời kỳ sinh dục
Dưới tác động của thần kinh trung ương và các hormone do: vùng dưới đồi,
tuyến yên, buồng trứng…sinh ra, thì niêm mạc tử cung cũng xuất hiện những
trạng thái thay đổi theo các giai đoạn của chu kỳ tính Tất cả những thay đổi
đó nhằm mục đích cuối cùng là những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình
thụ tinh và đón nhận hợp tử
Một số tác giả chia sự biến đổi của tử cung trong chu kỳ sinh dục ra làm 4 giai
đoạn:
+Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này, trong buồng trứng noãn bao bắt đầu phát triển, tiết
hormone Oestrogen Chính hormone này đã tác động làm tử cung biến đổi: Tế
bào biểu mô phát triển, niêm mạc được tăng sinh, mạch quản trong màng
nhầy tử cung tăng lên, nhu động sừng tử cung tăng cường, dịch nhầy cổ tử
cung được tăng tiết, kích thích cho cổ tử cung hé mở
2 Giai đoạn động dục
Đây là giai đoạn trong buồng trứng noãn bao đã chín và xuất hiện rụng trứng
Noãn bao tiết hormone oestrogen ở mức độ cao nhất Những biến đổi của tử
cung: sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở hoàn toàn Tế bào niêm mạc
tử cung tăng sinh rất mạnh làm nội mạc tử cung dày lên, các tuyến trong niêm
mạc tử cung phát triển mạnh và tiết nhiều dịch
Trang 29KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 30KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
3 Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này bên trong buồng trứng hình thành thể vàng, thể vàng bắt đầu
tiết progesterone Chính hormone này chi phối làm cho các tuyến nội mạc
tiếp tục tăng sinh và tiết dịch Tế bào niêm mạc tử cung tăng sinh
4 Giai đoạn nghỉ ngơi
Trứng không được thụ tinh, giai đoạn này thể vàng thành thục hoàn toàn và
tiết progesterone, sau đó teo dần và đến cuối giai đoạn này thì tiêu biến hẳn
Vì trứng không được thụ tinh, hợp tử không được hình thành, hoạt động tiết
dịch của các tuyến nội mạc tử cung ngừng lại, lượng máu đưa đến tử cung
giảm đi rõ rệt, các tế nội mạc tử cung teo đi Thành tử cung trở lại trạng thái
sinh lý bình thường
*Các chu kỳ sinh dục và ý nghĩa
CKSD của gia súc cái phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố khác nhau
Trong những hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau, hoạt động của hệ
thần kinh, nội tiết, của các cơ quan cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói
riêng…có những thay đổi thì CKSD cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau
+Chu kỳ sinh dục hoàn toàn
CKSD được diễn ra liên tục, chu kỳ sau nối tiếp chu kỳ trước Các giai đoạn của
chu kỳ tính, nhất là giai đoạn động dục và rụng trứng được biểu hiện đầy đủ
và rõ ràng
2 Chu kỳ sinh dục nhịp điệu
Những CKSD xuất hiện cách quãng một khoảng thời gian Nhưng các đặc điểm
của chu kỳ cũng được biểu hiện đầy đủ và rõ ràng
Trang 31KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
3 Chu kỳ sinh dục không rụng trứng
Đặc điểm là chỉ xuất hiện một số giai đoạn, có hưng phấn và động dục nhưng
không có hiện tượng rụng trứng
4 Chu kỳ sinh dục không động dục
Đặc điểm chỉ xuất hiện hưng phấn nhưng yếu, động dục không rõ và có rụng
trứng
5 Ý nghĩa thực tiễn
- CKSD hoàn toàn phản ánh trạng thái hoạt động sinh lý bình thường của cơ
thể gia súc cái Đây là chu kỳ tính có giá trị trong chăn nuôi gia súc sinh sảnvì
trong các giai đoạn của chu kỳ, nó đã biểu hiện đầy đủ tất cả các điều kiện cần
thiết để tiến hành quá trình thụ tinh, hình thành và ptriển hợp tử
- Các CKSD còn lại: nhịp điệu, không rụng trứng, không động đực (gọi là CKSD
không hoàn toàn) không có giá trị trong sinh sản Vì nó ít chu kỳ/năm (trong
chu kỳ nhịp điệu) năng suất sinh sản thấp hoặc thiếu những điều kiện
cần thiết cho quá trình giao phối, thụ tinh Do vậy, sau khi giao phối hầu hết
các trường hợp đều không có thai
Câu 6 Một số đặc điểm CKSD của một số loài gia súc
+Ngựa
- CKSD: trung bình: 21 ngày; dao động 16- 25 ngày
-Động dục xuất hiện trở lại sau đẻ: 5 – 14 ngày
-Thời gian động dục: 2-10 ngày
Trang 32KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Trang 33KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
-Thời gian rụng trứng: 1-2 h trước khi kết thúc động dục
2 Bò
-CKSD: trung bình 21 ngày; dao động 17-25 ngày
-Động dục xuất hiện trở lại sau đẻ: 19-28 ngày Bò cầy thời gian động dục trở
lại sau đẻ chậm hơn bò sữa
-Thời gian động dục: 15 – 20 h
- Thời gian rụng trứng: 10 – 15 h sau khi kết thúc động dục
3 Trâu
-CKSD: trung bình: 28 ngày; dao động 18- 36 ngày
-Động dục xuất hiện trở lại sau đẻ: 22 – 63 ngày, có trường hợp tới 168 ngày
-Thời gian động dục: 1-3 ngày
-Thời gian rụng trứng: 10-15 h trước khi kết thúc động dục
4 Lợn
-CKSD: trung bình 21 ngày; dao động 17 – 27 ngày
-Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ có liên quan đến cho con bú, sau khi cai
sữa 3 – 5 ngày mới xuất hiện động dục trở lại Nếu như lợn mẹ không cho con
bú thì sau khi đẻ 3 – 5 ngày cũng động dục trở lại vì thể vàng của lợn teo đi rất
nhanh
-Thời gian động dục: 24 – 72 h
- Trứng thường rụng thường vào ngày thứ hai sau khi xuất hiện động dục
5 Dê – Cừu
Trang 34KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
+ Dê
-CKSD: trung bình 21 ngày; dao động 18 – 24 ngày
- Động dục xuất hiện trở lại sau khi đẻ: 15 – 30 ngày
- Thời gian động dục: 24 – 40 h
-Thời gian rụng trứng thường 24 h sau khi xuất hiện động dục
+Cừu
-CKSD: trung bình 17 ngày; dao động 13 – 19 ngày
- Động dục xuất hiện sau khi đẻ: 25 – 30 ngày
- Thời gian động dục: 24 – 36 h
- Trứng rụng sau khi bắt đầu xuất hiện động dục: 20 – 30 h
Câu 7 QUÁ TRÌNH THỤ TINH
Khái niệm: Thụ tinh là một quá trình sinh lý xảy ra khi tế bào trứng kết hợp với
tinh trùng, phát sinh đồng hóa, kết quả tạo thành một tế bào mới mang tính
di truyền của bố mẹ
Có hai hình thức thụ tinh: Thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân tạo
+Giai đoạn thụ tinh
-Quá trình sinh lý bình thường
Thông thường quá trình thụ tinh xảy ra ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng Nếu tế
bào trứng không được thụ tinh tại điểm đó thì khi đi xuống 2/3 phía dưới ống
dẫn trứng hay tử cung thì nó sẽ được bao bọc bởi một lớp protein của ống dẫn
Trang 35KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
trứng, lúc này tinh trùng không còn đủ khả năng để phá vỡ lớp protein đó nữa
Trang 36KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Khi trứng di chuyển vào ống dẫn trứng, nó tiết ra chất fertilisin kích thích tinh
trùng hoạt động mạnh và tiến tới bao vây lấy tế bào trứng Sau đó, đầu tinh
trùng (acrosom) tiết ra enzim hyaluronidase để phân giải axit hyaluronic là
chất keo gắn kết các tế bào của màng phóng xạ Số lượng tinh trùng làm
nhiệm vụ phá vỡ lớp tế bào màng phóng xạ ở các loài gia súc phải đảm bảo
một số lượng nhất định Nếu số lượng tinh trùng ít quá thì không thể phá được
lớp màng phóng xạ để đi vào bên trong tế bào trứng
Men hyaluronidase không đặc trưng cho loài nên tinh trùng của loài này có
thể phá vỡ tế bào màng phóng xạ của loài khác
Sau khi đi qua màng phóng xạ, đến màng trong suốt của trứng thì đầu tinh
trùng tiết ra enzim zolalisin để phá vỡ màng trong suốt Men này đặc trưng
cho loài, do đó chỉ có những tinh trùng cùng loài mới phá vỡ được màng trong
suốt và vào được khoảng trống giữa màng trong suốt và màng noãn hoàng để
mà tiếp cận với trứng Chỉ có khoảng vài chục tinh trùng có sức sống cao nhất
qua được màng trong suốt để vào khoảng trống giữa màng trong suốt và
màng noãn hoàng
b Giai đoạn t/t đi vào tế bào trứng
Đầu tinh trùng tiết ra enzim muraminidase phân giải 1 điểm trên màng noãn
hoàng, sau đó chỉ có một tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng
noãn hoàng, đầu lọt vào bên trong nguyên sinh chất của tế bào trứng, đuôi
đứt ra để lại bên ngoài Ngay sau đó hình thành một màng ngăn không cho
tinh trùng khác vào trứng nữa
c Quá trình đồng hóa giữa nhân tế bào trứng và tinh trùng
Đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của trứng để tăng kích thước tương đương
với nhân của tế bào trứng, sau đó nhân của tinh trùng và nhân của trứng đồng
hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n
Trang 37KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Hợp tử sẽ di chuyển về phía sừng tử cung và về vị trí làm tổ: ngựa hợp tử làm
tổ ở thân tử cung; trâu, bò hợp tử làm tổ ở gốc giữa thân với sừng tử cung; lợn
ở hai bên sừng tử cung
Trong quá trình phân chia, tế bào trứng có ½ nhiễm sắc thể (n), tế bào tinh
trùng cũng có ½ nhiễm sắc thể (n) Do đó, tế bào sinh dục đực và cái đều góp
vào ½ số nhiễm sắc thể để tạo thành hợp tử 2n nhiễm sắc thể
Ngoài ra, trong di truyền của người và gia súc đều có NST giới tính, NST giới
tính chiếm 1 cặp trong bộ NST lưỡng bội 2n của loài, con đực mang NST XY,
con cái mang NST XX Khi con đực giảm phân sẽ cho ra 2 loại tinh trùng là tinh
trùng X và tinh trùng Y Còn con cái chỉ tạo ra một loại trứng mang NST X
Khi tinh trùng X thụ tinh với trứng có kết quả sẽ sinh ra con cái, còn khi tinh
trùng Y thụ tinh với trứng sẽ sinh ra con đực
Kết quả của thụ tinh:
Thụ tinh đem lại kết quả từ một tế bào sinh dục mà trong tương lai sẽ không
có sức sống, không có khả năng phát triển, tồn tại lâu dài trở thành một hợp
tử, phát triển lớn lên trở thành một sinh thể hoàn chỉnh, có khả năng sống, có
khả năng trao đổi chất Hợp tử đó duy trì được giống loài và bảo tồn được đặc
tính của tổ tiên, bố mẹ di truyền cho
Trang 38KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
Câu 8 TTNT,Lợi ích kinh tế - kỹ thuật của công tác TTNT
Hình thức thụ tinh nhân tạo (TTNT)
Thụ tinh nhân tạo là hình thức dùng tinh dịch của con đực đã pha loãng bơm
vào đường sinh dục con cái để tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử
Người ta thấy rằng trong quá trình thụ tinh thì tinh trùng phá vỡ được màng
phóng xạ của tế bào trứng chính là nhờ men hyaluronidase ở phần acrosom
của đầu tinh trùng, men này không có tính đặc trưng cho loài Điều đó có
nghĩa tinh trùng của một loài gia súc này có thể phá vỡ tế bào màng phóng xạ
của một loài gia súc khác Vì vậy, trong TTNT người ta có thể lầy nhiều loại
tinh trùng của gia súc khác loài hỗn hợp với một lượng tinh trùng nhất định
của đực giống cùng loài với gia súc cái sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai và tăng năng
suất sinh sản của mỗi gia súc đực giống
Ví dụ: Trộn tinh trùng bò và lợn để dẫn tinh cho lợn nhưng chỉ có tinh trùng
lợn đi vào được bên trong tế bào trứng lợn
Ngoài ra, người ta có thể bổ sung men hyaluronidase tổng hợp vào tinh dịch
nhằm nâng cao kết quả thụ tinh
+ Ưu điểm của TTNT:
-Trong TTNT người ta có thể dùng tinh dịch của một đực giống tốt thụ tinh cho
nhiều gia súc cái mà vẫn đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao
- Ngăn ngừa được sự lây lan một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng giữa
con cái và con đực khi gia súc giao phối tự nhiên
- Chất lượng tinh dịch được kiểm tra kỹ càng trước khi thụ tinh
Trang 39KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
-Trong chăn nuôi, phương pháp TTNT đã cải tạo được giống gia súc, tỷ lệ sinh
sản tăng cao Đây là một biện pháp nhân giống, cải tạo giống một cách tốt
nhất, nhanh nhất và kinh tế nhất
Thực tế sản xuất của các nước trên thế giới và của nước ta nhiều năm qua đã
xác nhân TTNT gia súc là một biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để thúc đẩy ngành
chăn nuôi phát triển, TTNT gia súc có nhứng lợi ích k/tế to lớn
-Với công tác giống gia súc
-Kỹ thuật TTNT tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền giống, lai tạo giống
trong sản xuất
Gia súc địa phương cho năng suất thấp, do vậy việc cải tạo giống địa phương
là một nhu cầu tất yếu Việc dùng con đực ngoại có năng suất cao cho nhẩy
trực tiếp thường rất cồng kềnh, hạn chế
Nếu sử dụng các liều tinh được bảo tồn thường trực tại cơ sở, dụng cụ thiết bị
đơn giản, thích hợp, kỹ thuật viên thành thạo chắc chẵn sẽ đạt được kết quả
tốt trong công tác truyền giống, cải tạo giống
b Giảm nhẹ chi phí, thiệt hại trong việc nhập nội đực giống tốt
Đã có thể nhập tinh dịch giống tốt để cải tạo giống địa phương
c Nâng cao rất nhiều hiệu quả sinh sản của đực giống
Ở bò, từ một lần nhẩy giá, thay vì cho 1 bò cái có chửa thì kỹ thuật TTNT có thể
sản xuất ra hàng trăm liều tinh để thụ tinh cho hàng trăm bò cái chửa Ở lợn,
tương tự tỷ lệ này có thể tăng lên 30-50 lần
Trang 40KWWSVZZZZDWWSDGFRPVLQKV(%$$QJLDV&%$FSDJH
d Với việc bảo tồn tinh dịch lâu dài có thể thành lập được “ngân hàng tinh
dịch” để trao đổi với nước ngoài Dễ dàng mở rộng mạng lưới cải tạo và làm tư
liệu để lai tạo giống
e Do tinh dịch đực giống nhanh chóng được ứng dụng trên diện rộng nên có
thể nhanh chóng đánh giá được phẩm chất đực giồng
2 Hiệu quả kinh tế
-Giảm thấp được số đực giống cần nuôi, do đó tiết kiệm được chuồng trại,
thức ăn, công chăn nuôi
- Nâng cao được phẩm chất đời sau nhanh nhất, tốt nhất Do đó, tăng nhanh
sản phẩm chăn nuôi cho xã hội
-Tinh dịch trong kỹ thuật TTNT được kiểm tra nghiêm túc, do đó có thể đảm
bảo được tỷ lệ sinh sản của đàn gia súc cái
3 Về thú y
-Việc dùng dụng cụ chuyên dùng, thích hợp đã có thể tránh được sự lây lan
của một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng thông qua con đường sinh sản:
sảy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn, Vibriosis, Trichomonosis
*Những h/chế của k/t TTNT GS
- Kỹ thuật TTNT đã làm giảm số đực giống cần nuôi rất nhiều Đó là ưu điểm
lớn về kinh tế - kỹ thuật song đó cũng là hạn chế vì nó thu nhỏ, đơn điệu hóa
sự di truyền, b/dị ở đời sau
Tỷ lệ đảm phụ sinh sản của 1 đực giống trong TTNT rất cao, tăng hơn phối
giống tự nhiên hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần, do vậy những khiếm
khuyết của đực giống về di truyền, về thú y sẽ ảnh hưởng rất rộng lớn trong