Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng tháng tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( nay là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc
Trang 1Nguyễn Ái Quốc lựa chọn hướng đi,tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin vào Việt Nam một cách độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng tháng tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( nay là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Mỗi một thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn liền với tên tuổi và tư tưởng của Người - Hồ Chí Minh Những người cộng sản trên toàn thế giới đánh giá hoạt động quang vinh của Hồ Chí Minh : Hồ Chí Minh là người cách mạng, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, người là Mác xít Lênin nít kiên cuờng, là người chiến sĩ tranh đấu không mệt mỏi vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Mỗi người dân Việt Nam đều kính trọng và biết ơn sâu sắc tới chủ tịch Hồ Chí Minh Từ trong đêm đen của kiếp người nô lệ, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, con đường cách mạng vô sản, đưa dân tộc ta sánh vai với cường quốc năm châu trên thế giới Chính người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta
Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh rất vĩ đại, không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa với nhân loại yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên toàn thế giới Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh có thể chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1930
có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là giai đoạn Người bôn ba tìm đường cứu nước, bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng
Trang 2đắn; Là quá trình tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Trong suốt giai đoạn đó thể hiện tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Trong bài viết này, trên cơ sở kế thừa những kết quả của những nhà nghiên cứu, của các học giả đi trước, thông qua các hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930 tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam.Tôi phân tích, làm rõ tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc tìm con đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin truyền
bá vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Trên cơ sở đó bản thân nâng cao hiểu biết về một thời kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta, và cũng là một niềm tin kính yêu đối với Bác, tin tưởng vào con đường cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Năm1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược và thống trị chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta Lịch sử dân tộc bước sang trang mới, xã hội phong kiến Việt Nam thuần tuý thay thế bằng xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản nổi lên đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai; Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, mà chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến phản động Sự tồn vong của dân tộc giống nòi đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai mâu thuẫn này Sứ mệnh lịch sử nặng nề đặt lên vai những người yêu nước Việt Nam Phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, lớp lớp người Việt Nam vốn mang trong mình truyền thống yêu nước đó chẳng chụi quỳ gối đã nhất tề đứng dậy, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, phong trào trước thất bại, phong trào sau lại bùng nổ Tựu chung lại, đến đầu thế kỷ XX, khắp nơi trên toàn lãnh thổ Vịêt Nam đã diễn ra các phong trào chống Pháp theo các hệ tư tưởng khác nhau Phong trào cứú nước theo hệ tư tưởng Phong kiến, tiêu
Trang 3biểu là phong trào Cần Vương với đại biểu như: Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Phạm Bành, Đinh Công Tráng,Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Thiện Thuật Phong trào chống Pháp theo ngọn cờ dân chủ tư sản với đại biểu như : Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động, Cụ Phan Chu Trinh theo xu hướng cải lương Tại núi rừng Yên thế, cụ Hoàng Hoa Thám đứng dậy lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, trực diện chiến đấu với thực dấn Pháp, kéo dài tới 30 năm Có thể nói phong trào đấu tranh bằng hình thức này hay hình thức khác, lúc rồn rập, lúc lẻ tẻ không ngừng diễn ra, song cuối cùng đều thất bại Nói như tiến sĩ Phạm Xanh: “Các bậc anh hùng nghĩa hiệp thừa lòng yêu nước và lòng quả cảm, song trước sau đều nhận lấy thất bại xót xa”[1;9] Nguyên nhân thì nhiều, nhân tố trong tình hình kinh tế xã hội -chính trị - tư tưởng của đất nước lúc bấy giờ đã tạo lên nghịch lý đó Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ sự nỗi thời của hệ tư tưởng tư sản, hệ tư tưởng phong kiến Cách mạng Việt Nam thực sự bị khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc C Mác nói: “Lịch sử không đặt ra vấn đề gì mà nó không giải đáp được”[2;21] Hay nói như Nguyễn An Ninh khi nhắc đến quan điểm của Gan - đi : “Khi nòi giống chỉ có thể lựa chọn giữa cái chết và cái nô lệ thôi, thì xông vào cái chết sẽ là dũng cảm hơn”[2;117] Đúng vậy, điều này ít nhất
có hai lần Hồ Chí Minh từng nhắc đến Lần thứ nhất, khi thời cơ cách mạng ngàn năm có một đó là vào tháng 3/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Nói: Dù
có phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải giành cho được độc lập Lần thứ hai trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( tháng 12/1946), Người kêu gọi: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ Trong đêm trường nô lệ của dân tộc Việt Nam, xuất hiện một người thanh niên trẻ tuổi
Trang 4-Nguyễn Tất Thành với trí tệ và nhãn quan chính trị hơn hẳn những người đương thời đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, nho giáo yêu nước, trên quê hương Nam Đàn- Nghệ An vốn có truyền thống quật khởi cách mạng, Nguyễn Tất Thành là con trai cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan Người được thừa hưởng một nền giáo dục truyền thống phong phú Cùng với sự nhanh nhạy và thông minh Nguyễn Tất Thành sớm am hiểu sâu sắc lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam, văn hoá phương đông, đặc biệt văn hoá nho giáo Trung Quốc lớn lên được đi học ở trường quốc học Huế, Người bước đầu tiếp thu văn hoá Phương tây Người sớm phải chứng kiến nỗi tủi nhục của những người dân nô lệ mất nước “ Người thanh niên
ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào lúc bấy giờ anh đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”[3;10] Yêu nước, thương dân là một nét đặc sắc trong tư tưởng làm lên nhân cách Hồ Chí Minh, là lý tưởng, hoài bão của Người, cho đến trước lúc trở về cõi vĩnh hằng, trong di chúc Người còn canh cánh trong lòng một ước muốn giải phóng cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân Người nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Với hành trang là lòng yêu nước, thương dân tha thiết và vốn hiểu biết, nghị lực, Người sớm hoà mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ
và tham gia phong trào yêu nước, cùng với những lời nhắn nhủ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc: “Tìm thăm cha là tốt, nhưng cái cần hơn vẫn là tìm đường cứu dân tộc”[4;53] Sau những trăn trở Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước ( Ngày 5 – 6 – 1911 ) Từ đây Người bước vào quá trình bôn ba tìm đường cứu nước để rồi ba mươi năm sau, Người mới trở về
Trang 5Tổ quốc thực hiện ước nguyện giải phóng cho đồng bào Khi nghiên cứu về con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, các học giả đều thống nhất cho rằng ngay trong việc lựa chọn con đường, hướng đi, tìm đường cứu nước của Người đã thể hiện sự độc đáo, tự chủ và sáng tạo, vượt
xa những nười yêu nước đương thời
Trước hết nói về hướng đi của Nguyễn Tất Thành: Anh chọn đi sang Phương Tây mà không phải là Phương Đông, Phương Đông, Người chọn sang Pháp mà không phải là sang Nhật Bản hay Trung Quốc Việc lựa chọn hướng đi như vậy chứng tỏ ở Nguyễn Tất Thành đã có một tinh thần, suy nghĩ và hành động độc lập, không theo lối mòn, vượt qua tư tưởng “Trung quân” của một số sĩ phu yêu nước đương thời Đó là việc Anh từ chối không
đi theo con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu, mặc dù cụ Phan Bội Châu cũng là người có nhiệt huyết yêu nước muốn giải phóng dân tộc Nguyễn Tất Thành sớm nhận thức được sự hạn chế trong đường lối cứu nước của cụ Phan Bội Châu, đặc biệt là phong trào xuất dương cầu viện Nhật Bản sau này Người nhận xét chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước beo của sau Cụ phan Chu Trinh lại dựa vào Pháp để canh tân đất nước, Hồ Chí Minh sau này nhận xét chẳng khác nào van giặc rủ lòng thương Người chọn hướng đi sang Phương Tây, sang chính nước đang thống trị dân tộc mình, bởi Người muốn tự khám phá thế giới và đặc biệt như sau này Người giải thích: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ: Tự do -bình đẳng - bác ái thế là tôi muốn làm quen với văn hoá Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”[1;15] Và hơn nữa Người “ Muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác , sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[3;11] Thực tế, lần theo con đường cứu nước bôn ba của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác đã đặt chân đến rất nhiều nước ở các châu lục( Theo thống kê của tiến sĩ Pham Xanh,
Trang 6Bác đã đi đến khoảng 26 nước)[1;15] Đọc tác phẩm “Đường cách mệnh” chúng ta có thể thấy rõ, nếu không đi đến đó, không xem họ làm như thế nào, Nguyễn Ái Quốc không thể phân tích được những ưu điểm, hạn chế của các cuộc cách mạng điển hình như cách mạng Mỹ (1776 - 1777), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng Nga (1917)[5;15], Hay đọc “Bản án chế độ thực dân Pháp”[6] chúng ta cũng thấy sự phân tích, dẫn chứng sâu sắc tố cáo tội
ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, đó chẳng phải là kết quả của những điều mà Nguyễn Ái Quốc mắt thấy tai nghe Như vậy về hướng đi, ngay từ đầu, Nguyễn Tất Thành đã xác định một cách rõ ràng, dứt khoát thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo
Làm gì và làm như thế nào để tìm ra con đường cứu nước trong khi bôn ba trên sứ người chỉ với lòng yêu nước và nghị lực của tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành khi ấy Nghiên cứu quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, Giáo sư Trần Văn Giàu đã khái quát một số nét sau đây: Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc dùng tàu buôn làm phương tiện để đi hầu khắp thế giới, quan sát xã hội, tích luỹ kiến thức, giao du kết bạn nhằm đại nghĩa Mục đích của Nguyễn Tất Thành ra đi là để tìm một giải pháp cho quê hương, đó là điều khác hẳn với suy nghĩ của lớp thanh niên, trí thức muốn du học để lấy bằng cấp, để có địa vị trong xã hội Vừa đi, Nguyễn Tất Thành vừa quan sát, ghi chép, hoà mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, những nơi Người đến Chính vì vậy Người càng hiểu rõ hơn nỗi thống khổ của người nô lệ, người lao động, thấy rõ hơn nỗi thống khổ của người lao động, càng thấy rõ hơn bản chất của chủ nghĩa Đế Quốc, chủ nghĩa Tư Bản, Người rút ra kết luận sâu sắc : ở đâu chủ nghĩa Tư Bản cũng tàn ác vô nhân dạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man Chủ nghĩa Đế Quốc ở đâu cũng là kẻ thù, giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn Đó là kết luận thứ nhất của
Trang 7Nguyễn Ái Quốc vào năm 1917, thế mà trong khi đó ở Việt Nam cùng thời điểm đó, cụ Phan Bội Châu từ chỗ thất bại của phong trào Đông du, bị đi tù đầy, đã có sự ngả nghiêng trong tư tưởng, phải nói là sai lầm mơ hồ về kẻ thù khi ông có tư tưởng Pháp – Việt đề huề ( 3- 1918) ( Tất nhiên sau này giữa năm 1919 ông đã kịp thời rút kinh nghiệm), rồi cuối cùng bất lực bởi trăm lần thất bại, không một lần thành công đành trở thành ông già bến ngự nối tiếc sự nghiệp cụ Phan Chu Trinh lúc ấy có chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước, quết sạch lũ phong kiến thối nát Đến tháng 6 năm 1919 Người gửi bản yêu sách gồm 8 điểm gửi tới hội nghị véc xây nhưng bị khước từ, Nguyễn Ái Quốc rút đã ra kết luận quan trọng thứ hai: Những lời tuyên bố về tự do, dân chủ của bọn Đế Quốc chỉ là trò bịt bợm, giả dối Muốn độc lập tự do thực sự, các dân tộc bị áp bức tự trông cậy vào lực lượng chính mình Và cũng bằng việc hoà mình vào cuộc sống lao động với
đủ mọi nghề, ở khắp nơi, từ làm phụ bếp trên tàu, đến rửa ảnh, cào tuyết, vẽ Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ vai trò của quần chúng công nông, để phát truển thành quan điểm cách mạng : Công nông là gốc cách mạng Những kinh nghiệm của sự lăn lộn với cuộc sống lao động cùng với quần chúng, thợ thuyền từ ngày bước chân ra đi tìm đường cứu nước là cơ sở để sau này Nguyễn Ái Quốc có một chủ trương vô cùng sáng tạo: Đưa thanh niên, những chiến sĩ ưu tú, đã được đào tạo về nước hoạt động phong trào “vô sản hoá” để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước Phải chăng từ thực tiễn của sự lăn lộn với phong trào vô sản và quần chúng lao động khắp nơi, cộng với sự mẫn cảm về trí tuệ, nhạy cảm của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết tinh ở con người Nguyễn Ái Quốc đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, với cách mạng tháng mười Nga, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn chỉ ngay sau khi đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn
Trang 8đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin (đăng trên báo nhân đạo tháng 7/1920)
Tóm lại, ngay từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn dứt khoát cho mình một hướng đi, một cách thức tìm kiếm Mà tất cả đều thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ , sáng tạo, sự mẫn cảm, nhạy bén trong trí tuệ, tư tưởng, vượt xa những người yêu nước đương thời Chính những điều đó làm tiền đề, làm cơ sở để Nguyễn Ái Quốc sớm đến với chủ nghĩa Mác –Lênin, tìm thấy đường đi đúng đắn- giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao khổ khỏi ách thực dân phong kiến, để Người tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, con đường cứu nước đúng đắn nhưng rất linh hoạt, sáng tạo, độc lập, tự chủ
Tiếp súc với luận cương của Lênin, Người tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn, sau này Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhớ lại : Trong luận cương ấy, có những từ ngữ khó hiểu Nhưng tôi cứ đọc đi đọc lại và dần dần tôi cũng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế ba [7;127] “Chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản”[7;127] đã đưa Nguời đến gặp gỡ cực kỳ quan trọng bởi từ đây tạo ra bước ngoặc trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc (và mở đầu một chuyển biến cách mạng thực sự trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam) Người trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp, với
tư cách là người tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp, tán thành Quốc tế
ba, chuyển từ lập trường từ người yêu nước chân chính sang lập trường
Trang 9Quốc tế cộng sản - chủ nghĩa cộng sản, từ người chiến sĩ giải phóng dân tộc thành chiến sĩ Quốc tế vô sản
“ Luận cương của Lênin gồm 12 điểm, là văn kiện trình bày một cách
có hệ thống vấn đề chiến lược của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc trong tình hình thế giới sau cách mạng tháng Mười, nước Nga được thành lập và đứng vững, phong trào giải phóng cách mạng nhiều nước lên cao”[2;41] Chỉ chừng ấy thôi, song không có sự mẫn cảm trí tuệ, nhạy bén về tư tưởng, làm sao có sự nhạy bén sâu sắc như vậy ở Nguyễn Ái Quốc Hãy xem cụ Phan Văn Trường - tiến sĩ luật, là bậc cha chú của Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang ở Pháp là một ví dụ để so sánh: “Phan Văn Trường (1876- 1933) là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng tiến sĩ luật ở Pa
Ri Ông đã tiếp súc với lý luận của C.Mác trong luận án của mình để lên án
xã hội tư bản đương thời”[1;15] Và ông cũng yêu nước lắm chứ, nhưng tại sao ông không thể nhận thức được một con đường cứu nước đúng đắn, chí ít
là giúp Phan Chu Trinh lúc đó cũng đang ở Pháp, sau khi cụ ra khỏi nhà tù côn đảo, nhìn thấy con đường tươi sáng Có phải do cụ Phan Văn Trường cả
cụ Phan Chu Trinh không được tiếp súc với luận cương của Lênin như Nguyễn Ái Quốc? Như thế ta mới thấy được trí tuệ hơn người của Nguyễn
Ái Quốc
Luận cương của Lênin đã đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam, và như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tin theo chủ nghĩa cộng sản từ Lênin, từ chủ nghĩa Lênin – mà không phải là từ C Mác hay Ph.Ănghen, tất nhiên từ chủ nghĩa Lênin sau đó Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu cả chủ nghĩa Mác – Lênin, là một mẫu mực về sự vận dụng sáng tạo chủ Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong trái tim Hồ Chí Minh, Lênin và luận cương của Người có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt Trong bài báo: “ Lênin và Phương Đông”[8;21,22] gửi từ quảng châu, đăng
Trang 10tờ “ tiếng còi” nhân kỷ niệm lần thứ hai ngày mất của Lênin, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và vô giá đối với các dân tộc thuộc địa, mà qua lăng kính của học thuyết này, họ đã hình dung một tương lai đẹp đẽ là chủ nghĩa xã hội và tin tưởng vào tương lai đó, Hồ Chí Minh viết: ở các nước thuộc địa, hướng cách mạng tháng Mười, người ta coi học thuyết xã hội chủ nghĩa như là một học thuyết dành riêng cho người
da trắng, như là một phương tiện lừa dối và bóc lột mới Lênin đã mở ra một thời đại mới thực sự cách mạng ở các nước thuộc địa Kết thúc bài báo, Hồ Chí Minh kết luận: Đối với tất cả các dân tộc bị áp bức và nô lệ, Lênin là điểm ngoặc lịch sử phản ánh cuộc sống của họ, là tượng trưng cho tương lai tươi sáng Đến đây chúng ta có thể hiểu được sự sung sướng đến phát khóc lên của Nguyễn Ái Quốc khi đọc luận cương của Lênin, và bắt đầu từ đây cũng là một quá trình liên tục thể hiện sự sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước
Cần phải nói ngay rằng nghiên cứu quá trình tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phải được xem xét với tính cách là một quá trình chứ không phải là một hiện tượng nhất thời Việc ra đi tìm đường cứu nước và bắt gặp chân lý cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc như đã trình bày ở trên là quá trình liên tục và nó làm tiền đề cho giai đoạn sau Ở giai đoạn từ 1921 trở đi là quá trình vừa tiếp thu, vừa truyền bá lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện, nhiều hình thức rất sáng tạo, linh hoạt của Nguyễn Ái Quốc, kết thúc bằng việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản
ở Đông dương thành Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Đây là vấn đề có
ý nghĩa trước hết đối với mỗi người trong nhận thức, nghiên cứu về thân thế,