thảo luận đề tài Vì sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Việt Nam

9 1.8K 19
thảo luận đề tài Vì sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vì sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Việt Nam? 1.Một số những đặc điểm khái quát của chủ nghĩa Mác-Lê nin Chủ nghĩa Mác-Lê nin vận dụng một cách tài tình, sáng suốt, khoa học trong việc phân tích tình hình khách quan, sự tiến hoá khách quan với việc thừa nhận tác dụng của nghị lực cách mạng, tính sáng tạo cách mạng, tính chủ động của quần chúng Chủ nghĩa Mác đã không những không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản mà trái lại còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là thành công của thời đại này 1 Chúng ta không hề coi lý luận của Mác là một cái gì đó đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người XHCN phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống. 2. Chủ nghĩa Mác-Lê nin là một trong các nguồn gốc hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác ta cũng có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Việt Nam - Nhờ thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, tiến bộ của truyền thống văn hoá dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. - Mặc dù người chỉ đọc những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong vòng sáu tháng.Chỉ trong một khoảng thời gian ít ỏi 2 như vậy thì khó mà có thể đọc hết được các tác phẩm đồ sộ này.Vậy liệu người có thể vận dụng hệ thống lý luận này làm nền tảng lý luận cho mình? Thực chất là hoàn toàn có thể. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo.Quá trình mười năm đầu tìm đường cứu nước 1911-1920, người đã tự hoàn thiện cho mình vốn văn hoá, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú.Người đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam là tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc do đó người tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin theo lối nắm lấy linh hồn của chủ nghĩa này, là phép biện chứng duy vật chứ không bị trói buộc trong vỏ ngôn từ. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin 3 trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người . - Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực.Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu chừng nào mà người ta biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người tham gia cuộc đấu tranh kinh tế,chính trị,xã hội… Tư tưởng Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo cái hồn của chủ nghĩa này vào thực tiễn của Việt Nam. 2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,con đường giải phóng dân tộc - Tuy cả C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lê nin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn 4 đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của Đảng Cộng Sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từ thực tiễn cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. - Quốc tế cộng sản và V.I. Lê nin đều khẳng định: Cách mạng vô sản ở chính quốc gắn chặt với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Tuy nhiên cả hai đều khẳng định: Cách mạng vô sản ở chính quốc đóng vai trò chủ động quyết định, còn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa giữ vai trò bị động, phụ thuộc. - Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của Quốc tế cộng sản vận dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.Nơi mà nền kinh tế kém phát triển, phân hoá giai cấp mờ nhạt do đó đấu tranh giai cấp rất yếu ớt.Người Việt Nam là người theo tổ quốc luận chứ không phải cá nhân luận như các nước phương Tây, có 5 tinh thần tự tôn dân tộc rất cao do đó khi bị nô dịch sẽ đấu tranh giai phóng dân tộc.Trong điều kiện cụ thể như vậy.Người khẳng định mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng này như hai cánh của một con chim,người cũng nhận thấy ở các thuộc địa mâu thuẫn dân tộc là gốc khởi nguồn của các mâu thuẫn khác.Phân tích chủ nghĩa thực dân, xã hội thực dân,người khẳng định: Nọc độc và sức sống của con rất độc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa, nếu coi thường cách mạng thuộc địa là đánh rắn đằng đuôi 2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội - C.Mác, bằng lý luận hình thái kinh tế xã hội đã chứng minh rằng, chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển tất yếu khách quan của nhân loại.Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội cao hơn là hình 6 thái kính tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của Mác, vận dụng vào xã hội Việt Nam,người tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo nhiều phương diện khác nhau. Chủ nghĩa xã hội không chỉ là tất yếu kinh tế mà còn là tất yếu những khát vọng của con người do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để trên cả ba cấp độ: Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, giải phóng con người(Cách tiếp cận mạng hơi hướng của phương Tây,tôn trọng con người và đề cao lợi ích cá nhân). Chủ nghĩa xã hội còn là một tất yếu về mặt đạo đức theo quy luật lịch sử phổ biến là cái tốt, cái thiện bao giờ cũng thắng cái xấu, cái ác.(Cách tiếp cận mang hơi hướng của phương đông, đây là sự kết hợp tinh hoa của nhân loại,tinh hoa phương Đông mà nổi trội là Nho giáo) 7 Chủ nghĩa xã hội ra đời ở châu Âu nhưng người khẳng định nó có khả năng thích ứng trong điều kiện châu Á, phương Đông.Về kinh tế,phương thức sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của nghành sản xuất này đã hình thành nên sự hợp tác liên kết trong quá trình sản xuất, sự tồn tại của công xã ở nông thôn và chế độ công điền, đây là yếu tố tương đồng về mặt kinh tế với mô hình xã hội cộng sản của Mác.Mặt khác do sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân ở châu Á- phương Đông.Sự thống trị này sinh ra một lực lượng xã hội mới,(giai cấp công nhân),sự thống trị này dồn con người tới bước đường cùng, thôi thúc khả năng tự giải phóng. 2.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Đối với nước Nga hay phương Tây, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu bằng cuộc đảo chính.Còn ở Việt Nam, chúng ta 8 bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở đã cơ bản hình thành cách mạng dân tộc, dân chủ,chế độ dân chủ nhân dân đã được xây dựng và phát triển - Mâu thuẫn cơ bản trong thời kì quá độ ở Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ với thực trạng kinh tế xã hội thấp kém của nước ta. Tóm lại : Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nhìn nhận và óc quan sát đánh giá nhạy cảm,sắc bén của người và những tư tưởng lý luận mà người đưa ra trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.Một lần nữa ta có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. 9 . Vì sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Việt Nam? 1.Một số những đặc điểm khái quát của chủ nghĩa Mác-Lê nin Chủ nghĩa Mác-Lê nin vận dụng một cách tài tình, sáng. muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống. 2. Chủ nghĩa Mác-Lê nin là một trong các nguồn gốc hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác ta cũng có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê. cuộc đấu tranh kinh tế,chính trị,xã hội… Tư tưởng Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo cái hồn của chủ nghĩa này vào thực tiễn của Việt Nam. 2.1 .Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,con đường giải

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan