thảo luận đề tài Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc

28 498 0
thảo luận đề tài Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển là một trường phái đặc biệt có vai trò, ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển tư tưởng kinh tế chung của nhân loại. Các nhà kinh tế học cổ điển đã phát hiện và đi sâu nghiên cứu, vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cơ sở một hệ thống các phạm trù và khái niệm kinh tế vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.Các nhà kinh tế chính trị học cổ điển là những người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho việc phân tích sâu sắc và toàn diện các phạm trù và quy luật này của họ đã giúp cho nhiều nhà kinh tế sau này phát triển lý luận kinh tế tới những đỉnh cao rực rỡ. Đặc biệt, chủ nghĩa cổ điển có thể được coi là người đã thực hiện những bước cách mạng quan trọng nhất trong việc phân tích các quy luật của nền kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng trong tư bản chủ nghĩa. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế học hiện đại ở tất cả các nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường, kể các đối với nước ta trong điều kiện xác định định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế đó. Chính vì những lẽ đó mà em đã chọn đề tài tiểu luận nghiên cứu về trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. Những đóng góp to lớn nhất về lý luận của trường phái cổ điển bao gồm lý luận giá trị- lao động, lý luận về tiền tệ, lý luận về thu nhập (tiền công, lợi nhuận, địa tô). Trong phạm vi của bài tiểu luận này, em xin trình bày những thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền công, lợi nhuận, địa tô) của trường phái tư sản cổ điển. Đây là một trong số những lý luận tiêu biểu của trường phái này, tạo tiền đề cho các nhà kinh tế sau hoàn thiện lý luận về thu nhập. Em là một sinh viên theo ngành kinh tế, vì thế đây cũng là một vấn đề mà em rất quan tâm. Nó giúp em hiểu rõ hơn và những thành tựu và hạn chế, 1 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế những tiền đề quan trọng cũng như những điểm cần khắc phục trong lý luận của các ông. Và hơn hết nó giúp em hiểu hơn về phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học của các nhà kinh tế học cổ điển. Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận. Thế nên, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được những ý kiến nhận xét của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế NỘI DUNG I. Sự xuất hiện của trường phái cổ điển và đặc điểm của nó 1.Hoàn cảnh lịch sử. Kinh tế chính trị học cổ điển xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII, trong thời kỳ phương thức tư bản chủ nghĩa đã hình thành và bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, đặc biệt là nước Anh và Pháp. Trường phái này phát triển trong một thời kỳ dài, trải qua nhiều giai đoạn, đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và sau đó dần dần xa rời những nguyên tắc truyền thông trước khi chấm dứt sự thống trị tuyệt đối của mình vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc điểm nổi bật trong hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của kinh tế học cổ điển là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực sản xuất, tỏ rõ ưu thế tất yếu của nó so với lĩnh vực lưu thông vốn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong thời kỳ phát triển của tư tưởng trọng thương trước đó. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển, chưa bộc lộ rõ những mâu thuẫn của bản thân nó là một cơ sở thực tiễn của trường phái cổ điển tập trung nghiên cứu các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ và đề cao ưu thế của phương thức này. Đặc điểm đó có ảnh hưởng quyết định tới phương pháp luận nghiên cứu và các quan điểm lý luận của trường phái cổ điển, cả những thành tựu cũng như những hạn chế lịch sử của trường phái này. Biến đổi sâu sắc của lý luận cổ điển diễn ra vào đầu thế kỷ XIX chính là do những thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lúc đó quy định. Chính sự liên hệ chặt chẽ của lý luận kinh tế cổ điển với quá trình phát triển thực tiễn của chủ nghĩa tư bản trong một thời kỳ dài là lý do dể hiểu cắt nghĩa cho một sự thực là trường phái cổ điển nhiều khi thường được gọi rõ ràng hơn là kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. 2.Những đặc điểm chung 3 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế Đặc điểm nổi bật về phương pháp luận của kinh tế học cổ điển là việc chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Bước ngoặt này đạt được chủ yếu là nhờ vào kết quả phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đưa tới nhận thức có tính chất cách mạng rằng, toàn thể giá trị và của cải xã hội được sáng tạo ra từ lĩnh vực sản xuất vật chất chứ không phải từ lĩnh vực lưu thông như những người trọng thương trước đó quan niệm. Về phương pháp nghiên cứu kinh tế học, có thể xem những người cổ điển là những người lần đầu tiên vận dụng phương pháp trừu tượng hoá để phân tích các mối quan hệ nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó có thể vạch rõ được nhiều quy luật vận động và phát triển của phương thức này. Lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên được vận dụng đầy đủ vào việc nghiên cứu các mối quan hệ sản xuất - xã hội vốn là đối tượng của môn kinh tế học. Phương pháp này của những người cổ điển được C.Mác đánh giá rất cao và được nhiều nhà kinh tế sau này, trong đó có cả những nhà nghiên cứu mác xít sử dụng như một công cụ đặc biệt hữu hiệu để phân tích lý luận kinh tế. Một đặc điểm khác của kinh tế học cổ điển là lý luận của trường phái này được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các phạm trù và quy luật đặc trưng cho nền kinh tế hàng hoá và thị trường nói chung, được thể hiện rõ nét ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khác với các nhà kinh tế trước đó, các nhà kinh tế học cổ điển không nghiên cứu riêng rẽ từng phạm trù, khái niệm mà xây dựng chúng thành một hệ thống, có phạm trù xuất phát, phạm trù cơ sở và đặt chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt lý luận giá trị được coi là đầy đủ và được nghiên cứu thành công nhất của kinh tế học cổ điển với một hệ thống phạm trù tương đối khoa học như giá cả, giá trị, lợi nhuận, tiền công, lợi tức, địa tô….Dựa vào quan niệm đúng đắn về giá trị, các nhà kinh tế học cổ điển đã giải thích và phân tích nhiều quan hệ kinh tế, các hiện tượng và quy luật của nền tư bản chủ nghĩa như quy luật cung cầu, quy 4 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…trong một thể thống nhất, thể hiện rõ tính khoa học, khách quan của quá trình nghiên cứu kinh tế. Là sản phẩm của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, kinh tế học cổ điển cổ vũ nhiệt thành cho chủ nghĩa tự do trong kinh tế, phản đối mọi sự tác động bên ngoài vào thị trường tự do. Tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh là lý tưởng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà những người cổ điển ca ngợi và ủng hộ. Đặc điểm này hay đúng hơn - sự cổ vũ cho tự do kinh tế - đã từng là cơ sở lý luận cho cả một thời kỳ dài của chính sách đứng ngoài, không can thiệp vào kinh tế của các nước tư bản. Thái độ của các nhà kinh tế học cổ điển phủ nhận mọi sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế là kết quả đương nhiên của phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất chỉ đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết, tuyệt đối hoá các quy luật ấy mà không tính tới đặc điểm lịch sử, cụ thể trong sự phát triển và tác động của chúng. Đặc điểm bao trùm của kinh tế học cổ điển là tính chất hai mặt trong phương pháp luận nghiên cứu cũng như mọi quan điểm lý luận của nó. Là người chứng minh một cách khoa học cho sự phát triển khách quan không thể phủ nhận được của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời là người bảo vệ cho trường phái này, với tư cách là phương thức sản xuất vĩnh viễn, cuối cùng của xã hội loài người. Quan điểm phi lịch sử của các đại biểu kinh tế học cổ điển trở thành một vật cản thật sự đối với nghiên cứu một cách khách quan phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đẩy các nhà kinh tế học của trường phái này tới nhiều mâu thuẫn lý luận không giải quyết được trong phạm vi thế giới quan của giai cấp tư sản, đặc biệt là đối với những người kế tục truyền thống của kinh tế học cổ điển vào cuối thế kỷ XIX. Những đại biểu nổi tiếng của trường phái này trước hết phải kể đến William Petty (1623-1687) được xem là người sáng lập trường phái kinh tế học cổ điển nói chung, sau đó là Adam Smith (1723-1790) – linh hồn thật sự của kinh tế học cổ điển, người thực hiện bước ngoặt đầu tiên trong lịch sử tư 5 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế tưởng kinh tế của nhân loại và đặc biệt là David Ricacdo (1772-1823) - người phát triển các tư tưởng kinh tế học cổ điển tới đỉnh cao rực rỡ nhất trước khi trường phái này bước vào một thời kỳ khủng hoảng. Theo C.Mác, kinh tế chính trị học tư sản cổ điển bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricacdo. II.Vài nét về tiểu sử và phương pháp luận của các nhà kinh tế học cổ điển. 1.William Petty (1623-1687) William Petty sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công nhỏ là một người có nhiều tài năng, học rộng biết nhiều lĩnh vực: vật lý, âm nhạc, cơ khí, y học… ông cũng đồng thời là một chủ đất một nhà công nghiệp phát đạt. C.Mác nhận xét Petty là nhà tư tưởng, nhà thực tiễn lớn, là nhà nghiên cứu kinh tế thiên tài của giai cấp tư sản Anh. C. Mác gọi Petty là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ điển và khoa thống kê dân số W. Petty viết nhiều tác phẩm như: Bàn về thuế khoá và lệ phí (1662), Lời nói với những kẻ khôn (1664), Giải phẫu học chính trị ở Ireland (1672), Số học chính trị (1676), Bàn về tiền tệ (1682). Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương, nhưng trong tác phẩm cuối cùng của ông thì không còn dấu vết của chủ nghĩa trọng thương. Về phương pháp luận W.Petty đã áp dụng phương pháp mới về nhận thức. Trường phái trọng thương chỉ thoả mãn với việc đơn thuần đưa ra những biện pháp kinh tế hay chỉ miêu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm. Còn W.Petty đã đi xa hơn, tìm cách giải quyết những hiện tượng đó. Ông đã tiếp cận với quy luật khách quan. Ông nói: “Trong chính sách kinh tế cũng như trong y học cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành động cưỡng bức riêng của mình để chống lại những quá trình đó” . 6 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế Tuy vậy ông đã nhầm lẫn coi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản cũng như quy luật tự nhiên tồn tại vĩnh viễn. Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo chủ nghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức. Phương pháp trình bày của ông: Xuất phát từ hiện tượng cụ thể phức tạp, đi đến các hiện tượng trừu tượng. Đó cũng là phương pháp kinh tế học đặc trưng của thế ký XVII (không phải như C.Mác: đi từ trừu tượng đến cụ thể). 2.Adam Smith (1723-1790) Adam Smith là nhà kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ông xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở một thành phố nhở xứ Scotland. A.Smith đã học ở trường đại học Glasgrow và Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu giảng dạy ở Edinburgh và Glasgrow. Trong vòng 13 năm ông giảng về thần học, luân lý học, luật học, logic cả văn học và đặc biệt là kinh tế học. Năm 1759 A. Smith xuất bản cuốn “Lý luận về những tình cảm đạo đức”. Cuốn sách này làm ông nổi tiếng. Quan điểm kinh tế của A.Smith lúc đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp trong thời gian ông sinh hoạt ở câu lạc bộ của F.Quesney (1764-1766). Về sau nhờ vào việc khắc phục những hạn chế của trường phái trọng nông và trong hoàn cảnh phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ở Anh, học thuyết kinh tế của Adam Smith đã được xây dựng một cách có hệ thống, trở thành nền tảng của lý thuyết cổ điển. Công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất của A.Smith là cuốn sách “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc” được ông chuẩn bị trong nhiều năm và xuất bản tại London năm 1976. A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ông muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển kêu gọi tích luỹ và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản, xem chế độ tư bản 7 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế chủ nghĩa là hợp lý duy nhất. C.Mác coi A.Smith là nhà kinh tế tổng hợp của công trường thủ công. Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Ông tiến xa hơn những người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế. Đó là đặc trưng trong phương pháp luận của ông. Nhưng chủ nghĩa duy vật của ông còn tự phát, máy móc. Ông còn xa lạ với phép biện chứng. C.Mác đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của A. Smith - một phương pháp hai mặt mâu thuẫn, trộn lẫn các phần tử khoa học và tầm thường. Một mặt, đi sâu vào mối liên hệ bên trong của chế độ tư bản và có thể nói là đi vào cơ cấu sinh lý của nó, mặt khác, chỉ là mô tả, liệt kê, thuật lại bằng khái niệm có tính chất công thức những cái biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. Hai mặt đó không những chúng không yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Phương pháp luận mâu thuẫn, vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smith có ảnh hưởng tới kinh tế học tư sản sau này. 3.David Ricacdo (1772-1823) D.Ricacdo sinh tại Anh, trong một gia đình kinh doanh thương nghiệp, sau đó chuyển sang lĩnh vực buôn bán cổ phiếu và chứng khoán. Là con thứ ba trong gia đình đông tới 17 con. Ông bị bố từ bỏ với 800 bảng Anh vì đã cưới người vợ không theo đạo Do Thái. D.Ricacdo sớm phải lặn lội vào cuộc sống, do đó không có được một học vấn có hệ thống. Sau 12 năm buôn bán cổ phiếu, ông đã nghỉ việc với tài sản hàng triệu bảng Anh. Giàu có và địa vị cao, nên sau khi nghiên cứu khoa học tự nhiên (toán học, vật lý học, địa chất học….) ông chuyển sang nghiên cứu kinh tế chính trị ( từ 1807- 1818). Trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình, ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của A. Smith và T.R. Malthus – nhà kinh tế học tư sản tầm thường nổi tiếng. Người ta cũng không thể không nói đến J.Mill, một nhà văn và nhà chính luận có công lao lớn trong việc dẫn dắt D.Ricacdo đến với khoa 8 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế học, giúp ông xuất bản công trình đầu tiên cuốn “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá” (1817). Trong tác phẩm này ông không chỉ phát triển học thuyết của Adam Smith mà còn chỉ ra những mâu thuẫn của nó. Thời gian này trung tâm của kinh tế chính trị không phải là vấn đề sản xuất ra của cải vật chất mà là sự phân phối nó giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội. D.Ricacdo xác định đúng đối tượng của kinh tế chính trị “Nhiệm vụ chính của kinh tế chính trị là xác định các quy luật điều khiển của sự phân phối đó”. Ông đã cố gắng xây dựng và phân tích quy luật phân phối trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: Tiền lương cho công nhân, lợi nhuận cho tư bản và địa tô cho chủ đất và ông nhấn mạnh rằng phân phối cho giai cấp này giảm xuống thì phân phối cho giai cấp kia tăng lên. Về phương pháp luận của D.Ricacdo, C.Mác nhận xét:Nếu A.Smith còn dao động giữa phương pháp khoa học và tầm thường thì D.Ricacdo nhất quán kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lý thống nhất: thời gian lao động quyết định gía trị, tức là lấy lý luận giá trị lao động làm cơ sở cho toàn bộ học thuyết kinh tế của ông. Ông đã xem xét lại tất cả các phạm trù kinh tế dưới ánh sáng lý luận giá trị lao động. C.Mác viết: “Việc lấy thời gian lao động quyết định giá trị làm điểm xuất phát là (là công lao), việc xác định giá trị bằng thời gian lao động là điểm cơ bản trong học thuyết kinh tế của D.Ricacdo”. Ông đã đứng trên lập trường duy vật (chủ nghĩa duy vật máy móc) để đi trên quy luật kinh tế. Tư tưởng về quy luật khách quan trong sự phát triển kinh tế đã quán triệt trong toàn bộ học thuyết của ông. Đặc trưng trong phương pháp luận của ông là muốn trình bày sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ông đã tìm hiểu sự phụ thuộc bên trong của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã sử dụng rộng rãi, thành thục phương pháp trừu tượng hoá để nắm bản chất các hiện tượng kinh tế, để nắm quy luật chi phối các hiện tượng đó. 9 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế C.Mác đã đánh giá cao phương pháp này của W. Petty, A.Smith, D.Ricacdo và cả phái trọng nông nữa, vì học đã nghiên cứu “các quan hệ phụ thuộc bên trong của các cơ quan sản xuất TBCN” – Bên cạnh đó C.Mác cũng chỉ ra tính chất hạn chế, tính không triệt để, cho tư bản là vĩnh viễn, cho tiền tệ là vĩnh cửu và bất biến. Nếu A.Smith trong một chừng mực còn có quan điểm lịch sử thì D.Ricardo tỏ ra phi lịch sử nghiêm trọng đến mứccho rằng công cụ đi săn của người nguyên thủy cũng là tư bản. Cũng theo quan điểm triết học của Anh mà đại biểu là Jeremy Bentham - người đã đề ra luận điểm: Tiêu chuẩn của sự tiến bộ xã hội phải là hạnh phúc lớn nhất mà đại đa số có thể đạt được. Đặc trưng của duy vật máy móc là nặng về phân tích mặt lượng, phân tích trong hoàn cảch lịch sử hẹp, khi xem xét các phạm trù kinh tế, không thấy sự phát sinh của các phạm trù kinh tế. Nếu A.Smith lẫn lộn các giá trị thặng dư và lợi nhuận thì D.Ricardo cũng không thoát khỏi sai lầm đó, ông đã sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, vừa triệt để vừa không triệt để. Tóm lại, C.Mác nhận xét khái quát như sau: ở A.Smith cảm giác nặng hơn là logic, ở D.Ricardo logic nặng hơn là cảm giác. III.Những thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) của các nhà kinh tế học cổ điển Lý luận thu nhập là một trong số những lý luận quan trọng và có nhiều cống hiến của các nhà kinh tế học cổ điển. Nó vượt xa những quan điểm của các nhà kinh tế trước đây và là một tiền đề cực kỳ quan trọng cho lý luận thu nhập của các nhà kinh tế học sau này, cũng như lý luận thu nhập của C.Mác song bên cạnh những thành tựu về lý luận thu nhập mà các nhà kinh tế học cổ điển đã đạt được, vẫn còn những hạn chế lịch sử nhất định Dưới đây là những điểm cơ bản về thành tựu và hạn chế trong lý luận thu nhập của trường phái tư sản cổ điển. 1.Về lý luận tiền lương 10 [...]... động không công của người công nhân Nhưng về mặt số lượng giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư có thể có sự không ăn khớp, tuỳ theo quan hệ mua bán, trao đổi trên thị trường 18 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế Thêm vào đó, các ông cũng chưa phân tích rõ nguồn gốc của lợi nhuận Mặc dù đã nêu ra được nguồn gốc của lợi nhuận nhưng do không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc của giá trị, A.Smith... việc các định nguồn gốc của giá trị, ông cũng không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc của lợi nhuận Một mặt, ông cho nó là do lao động của công nhân tạo ra; mặt khác, như tất cả lý luận gia tư sản khác, ông coi nó là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước Đây là một quan điểm không khoa học Do đó, bản chất đúng đắn của lợi nhuận đã bị xuyên tạc, và tính chất bóc lột của phương thức sản xuất tư bản. .. “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động Theo cách giải thích của A.Smith thì lợi 16 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư C.Mac đánh giá cao A.Smith đã “nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng dư đẻ ra từ lao động ” Chúng đều có nguồn gốc chung là lao động không được trả công của người công nhân A.Smith... còn có một số hạn chế Các ông chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư Ở A.Smith, rõ ràng là không có sự phân biệt giữa hình chung, trừng tượng của lợi nhuận với các hình thái biểu hiện cụ thể của nó Chính việc không có một khái niệm khoa học về giá trị thặng dư đã làm cho việc nghiên cứu lợi nhuận của ông không có cơ sở chắc chắn D.Ricardo do không hiểu tính chất đặc thù của. .. lâu nhưng không ai có thể phủ nhận được những đóng góp lớn lao của nó C.Mác đã nhận xét, khoa học thực sự của nền kinh tế học hiện đaị chỉ thực sự bắt đầu khi trọng tâm của việc nghiên cứu được chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất Riêng trong lý luận thu nhập, các ông cũng đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận tiền lương, lý luận lợi nhuận, và lý luận địa tô.Ta có thể tổng kết lại... của công nhân và gia đình họ nhằm buộc họ luôn phụ thuộc vào nhà tư bản. Trong lý luận về lợi nhuận, các nhà kinh tế học cổ điển chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, chưa phân tích rõ nguồn gốc của lợi nhuận Hạn chế trong lý luận địa tô thể hiện ở việc các ông coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn và phi lịch sử, chưa hiểu đầy đủ và đúng đắn địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa... thành tựu cũng như hạn chế trong lý luận của các ông Nhưng nó cũng chính là tiền đề quan trọng cho các nhà kinh tế học sau này kế thừa và phát triển./ Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn! 25 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế 26 Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS Ngô Văn Lương – ThS Vũ Xuân Lai _ Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Chính trị... trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống của người công nhân và gia đình họ Những tư liệu sinh hoạt này được đổi bằng lao động của mình trên thị trường Ông cũng quan niệm được vấn đề mức tiền công trung bình tương ứng với giá trị của sức lao động (mặc dù ở ông không có khái niệm này) và nghiên cứu cả giới hạn thấp nhất của nó là mức tối thiểu về thể chất mà cơ thể đòi hỏi để duy trì sự sống và. .. những hạn chế của trường phái kinh tế tư sản cổ điển là do điều kiện khách quan của lịch sử quy định.Giai đoạn các ông sống là giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản phát triển rưc rỡ và chưa bộc lỗ rõ những mâu thuẫn và hạn chế của nó Bởi vậy các ông vẫn có khuynh hướng ủng hộ chủ nghĩa tư bản Nghiên cứu lý luận thu nhập của trườg phái kinh tế tư sản cổ điển,chúng ta thấy được cả những ưu điểm và khuyết điểm,... lý luận tiền lương của các nhà kinh tế học cổ điển như: các ông đã lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận tiền lương; và cho rằng tiền lương gắn với thu nhập có lao động, là giá cả của lao động là giá trị tư liệu sinh hoạt dùng để nuôi sống công nhân và gia đình họ.Bước đầu họ đã có sự phân biệt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa; họ cho rằng tiền lương phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu về . tập trung nghiên cứu các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ và đề cao ưu thế của phương thức này. Đặc điểm đó có ảnh hưởng quyết định tới phương pháp luận nghiên cứu và các quan. của Adam Smith đã được xây dựng một cách có hệ thống, trở thành nền tảng của lý thuyết cổ điển. Công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất của A.Smith là cuốn sách Nghiên cứu về bản chất và nguồn. thiệp vào kinh tế của các nước tư bản. Thái độ của các nhà kinh tế học cổ điển phủ nhận mọi sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế là kết quả đương nhiên của phương pháp luận nghiên cứu,

Ngày đăng: 30/04/2015, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan