thảo luận đề tài các loại hình tín dụng

14 413 0
thảo luận đề tài các loại hình tín dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần A - Tín dụng 4.1. Tổng quan về tín dụng 4.1.1. Tín dụng là gì? Tín dụng đã xuất hiện, phát triển và trở nên phổ biến từ rất lâu trong lịch sử, song cho đến ngày nay vẫn chưa có một khái niệm duy danh về phạm trù này. Hầu hết các tài liệu diễn giải về tín dụng dựa trên nguồn gốc tiếng Latin là Creditum, hay nguồn gốc tiếng Anh là Credit, đều có nghĩa là sự tin tưởng. Tuy vậy, điều mà chúng ta cũng có thể chấp nhận được là sự quan trọng của một khái niệm chính ở chỗ chúng ta có thể nhận biết hay phân biệt được với khái niệm hay phạm trù khác. Một cách khái quát, tín dụng có thể được hiểu là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau của các chủ thể khác nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng. Quá trình vận động của tín dụng được thể hiện theo sơ đồ sau: Khái niệm tín dụng nói trên cho chúng ta thấy một số yêu cầu và đặc tính của loại hình quan hệ tín dụng như sau: Thứ nhất, là sự chuyển giao quyền sử dụng đối với một lượng của cải - tiền hay hàng hoá - từ chủ thể này sang chủ thể khác. Xét về mặt bản chất cùng là một hình thức của quan hệ mua bán nhưng xảy ra đối với một loại hàng hoá đặc biệt đó là vốn. Và như vậy, quan hệ tín dụng nhất thiết chỉ có ý nghĩa khi có sự chuyển dịch giữa các chủ sở hữu khác nhau. Một sự chuyển dịch tương tự nhưng giữa các chủ thể trong cùng một loại hình sở hữu, ví dụ như doanh nghiệp Nhà nước cho Nhà nước vay tiền ngược lại, sẽ không mang đầy đủ bản chất hay ý nghĩa của quan hệ tín dụng cho dù hình thức bề ngoài hay tên gọi là như vậy. 1 Người cho vay (người sở hữu vốn) Người đi vay (người sử dụng vốn) (1) cho vay (2) hoàn trả Thứ 2, "Nguyên tắc hoàn trả". Nếu như trên đây đề cập đến quan hệ tín dụng là hình thức mua bán đăc biệt, thì các đặc trưng tiếp theo sẽ chỉ ra điều đặc biệt đó: quan hệ tín dụng là sự vận động độc lập tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Người cho vay không mất quyền sở hữu như người bán hàng, trái lại người đi vay chỉ có quyền sử dụng vốn mà không có quyền sở hữu như người mua hàng hoá, do vậy, người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả theo cam kết: đúng hạn cả gốc và lãi cho người cho vay. Tín dụng, chính vì đặc trưng này mà được xác định rõ ràng chỉ là quan hệ tạm thời và bao giờ việc chuyển giao quyền sử dụng vốn cũng gắn với một thời hạn nhất định, cho dù đó là thời hạn ngắn, trung bình hay thời hạn rất dài. Tóm lại, nếu không có sự hoàn trả thì không thể gọi là quan hệ tín dụng. Thứ 3, "Sự tin tưởng": giữa người cho vay và người vay đòi hỏi mức độ tin tưởng cao, bởi lẽ trong quan hệ tín dụng mà không có sự tin tưởng thì tín dụng mang đẩy rủi ro và ảnh hưởng xấu là lớn. Người được vay không chỉ là những người đáng tin cậy theo những tiêu thức đạo đức xã hội thuần tuý mà điều quan trọng hơn họ phải chứng minh được khả năng và ý chí trả nợ. Sự tin tưởng của người cho vay đối với người đi vay được đề cập đến ở đây chính là lòng tin hay cơ sở khẳng định về khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Thứ tư, giá cả của sự chuyển dịch quyền sử dụng vốn được hiểu là lãi suất tín dụng. Vấn đề là lãi suất - giá cả của tín dụng lại không phản ánh giá trị của "món hàng" mà lại là biểu hiện cho giá trị sử dụng của "món hàng" đó trong một thời gian nhất định. Điều này cũng góp phần củng cố thêm cho đặc trưng về nghĩa vụ hoàn trả của người vay: trả đủ lại dù thấp hay cao, không có nghĩa là đã trả giá cho số vốn được vay, không thay thế được cho sự hoàn trả gốc. Người được vay tiền không thể bằng cách tính toán tổng số tiền lãi đã trả so sánh thấy bằng, thậm chí nhiều hơn, số tiền được vay mà nghĩ rằng đã trả. Ngược lại, các cơ quan pháp luật và hữu quan khác cũng không thể "an ủi" người cho vay theo cách trên khi bị người vay không trả số vốn được vay. 2 4.2. Lịch sử phát triển của tín dụng Trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, khi có sự phân công lao động, nghĩa là mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài loại hàng hoá khác nhau, và sự khác biệt về quyền sở hữu thì trao đổi hàng hoá với nhau là điều tất yếu. Tuy vậy, việc mua bán hay trao đổi hàng hoá theo nghĩa thông thường chỉ có thể thực hiện được khi người bán có hàng hoá thì người mua phải có đủ lượng tiền tương ứng về giá trị. Nếu điều kiện đó không được thoả mãn thì những nhu cầu trao đổi mua bán nói trên sẽ chỉ có thể thực hiện được thông qua quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng trước hết được thực hiện nhằm điều hoà nhu cầu tạm thời của cuộc sống, khắc phục sự không ăn khớp trong quan hệ hàng hoá tiền tệ. Sau này, tín dụng được vận dụng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi các chủ thể khác nhau và mang lại những lợi ích khác nhau tuỳ vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Tín dụng ra đời và phát triển gắn liền với những cơ sở kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế sản xuất trao đổi hàng hoá. Khi nào và ở đâu có những cơ sở cho hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó quan hệ tín dụng được nảy sinh và phát triển. Để nghiên cứu về lịch sử phát triển của tín dụng chúng ta sẽ nghiên cứu quan hệ tín dụng trong hai giai đoạn - hai mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hoá. 4.2.1. Tín dụng thời kỳ tiền sản xuất hàng hoá - thời kỳ chế độ phong kiến hay nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển Đây là thời kỳ mà phần lớn tư liệu sản xuất và các điều kiện lao động chủ yếu nằm trong tay một số ít người của giai cấp thống trị: địa chủ phong kiến, quý tốc, chủ tu viện nhà thời, v.v…, trong khi đa số những người nông dân, một số ít thợ thủ công, là người lao động nhưng không có tư liệu sản xuất hoặc không đủ những điều kiện lao động. Những người nông dân và thợ thủ công trở thành những người làm thuê và chịu sự chi phối quá trình sản xuất và phân phối của giai cấp thống trị với thù lao, tiền công rẻ mạt, không thể đủ ăn. 3 Trong bối cảnh như vậy, để có thể duy trì cuộc sống và thoả mãn sưu cao thếu nặng, những người dân nghèo phải vay thóc gạo, tiền bạc của tầng lớp địa chủ, quý tộc. Lãi suất tín dụng trong thời kỳ này rất cao, bởi vậy mà còn có tên là tín dụng nặng lãi. Nguyên nhân là do việc tích luỹ cho vay chỉ tập trung ở một số ít người dư thừa của cải, trong khi nhu cầu vay thì rất lớn và cấp thiết. Thêm vào đó, xã hội chưa phát triển, chưa có những quy phạm ràng buộc đối với quan hệ tín dụng nên người có tiền cho vay tuỳ ý áp đặt lãi suất. Mức lãi suất trong thời kỳ này được ghi chép lại phổ biến ở mức từ 100 đến 150 thậm chí có khi lên tời 200 phần trăm, lấy đi toàn bộ sản phẩm thặng dư và cả một phần sản phẩm cần thiết. Chính vì vậy, những người vay được tiền sau đó dù cố gắng làm việc đến mấy không đủ trả nợ, trở thành người ở trừ nợ hoặc gán hết ruộng vườn cơ sở sản xuất kinh doanh. Tín dụng nặng lãi tác động đến nền kinh tế xã hội theo cả hai hướng. Một mặt kìm hãm sự phát triển do mang tính chất đặc thù là tín dụng phi sản xuất, đồng thời điều đó cũng là ý chí của tầng lớp trên: duy trì tình trạng nghèo nàn lạc hậu đẻ tiếp tục áp đặt sự thống trị và bóc lột nặng nề của những người cho vay. Trong khí đó, mặt khác tín dụng nặng lãi góp phần tích luỹ tập trung vốn trong tay một số người vốn đx dư thừa của cải cho vay và vô sản hoá những người đi vay. Đây chính là những tiền đề cho phương thức sản xuất - một hình thái kinh tế xã hội mới và nền kinh tế thị trường ra đời. 4.2.2. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường ra đời đồng nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ cảu sản xuất và trao đổi hàng hoá, với rất nhiều những đơn vị kinh tế - các doanh nghiệp hay là các chủ thể kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp này không chỉ khác nhau bởi quyền sở hữu, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn khác nhau về đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn. Do vậy mà luôn có sự không ăn khớp giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là, tại bất kỳ thời điểm nào, một số doanh nghiệp tạm thời thừa vốn trong khi đó 4 một số doanh nghiệp khác lại tạm thời thiếu vốn, cần có nhu cầu bổ sung vốn. Như vậy, nếu xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì tại bất kỳ một thời điểm nào sẽ luôn xuất hiện hai loại nhu cầu sử dụng vốn khác nhau. Nhằm thoả mãn hai nhu cầu nói trên, quan hệ tín dụng được coi là phương thức tối ưu: vừa đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi ích của tất cả các bên tham gia. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan. Thực tế ở tất cả các nước cho thấy trogn điều kiện nền kinh tế thị trường, tín dụng đã được phát triển rất phổ biến và dưới nhiều hình thức khác nhau, đảm nhiệm những chức năng và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. 4.3. Chức năng của tín dụng Phần lớn các nhà kinh tế thống nhất quan điểm về chức năng của tín dụng bao gồm: (1) huy động vốn và cho vay và (2) kiểm soát và giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động kinh tế. 4.3.1. Huy động vốn và cho vay Đây là chức năng cơ bản, phản ánh bản chất của tín dụnh là sự vận động vốn chủ thể nay sang chủ thể khác. Thông qua chức năng này của tín dụng, các nguồn vốn dù nhỏ lẻ, phân tán trong tất cả các chủ thể khác nhau của nền kinh tế như các cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí cả Nhà nước tạm thời chưa sử dụng sẽ được huy động, tập trung lại hình thành quỹ cho vay. Đống thời, dường như ngay lập tức, nguồn vốn của quỹ cho sẽ được sử dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, trở thành những vốn vay có quy mô, thời hạn khác nhau, những cá nhân, doanh nghiệp cần vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như những nhu cầu sử dụng vốn của Nhà nước 5 QUỸ CHO VAY CUNG CẦU Hộ gia đình Doanh nghiệp Doanh nghiệp Chính phủ Chính phủ Hộ gia đình Điều chỉnh tăng của mức cung tiền tệ Điều chỉnh giảm của mức cung tiền tệ Nhập khẩu vốn từ nước ngoài Xuất khẩu vốn từ nước ngoài 4.3.2. Kiểm soát giám đốc đồng tiền đối với hoạt động kinh tế quốc dân. Trên cơ sở việc huy động và cho vay vốn đối với cá nhân, các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong nền kinh tế, các cơ quan tín dụng sẽ kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc của những khoản thu nhập, mục đích sử dụng vốn vay, phương án sử dụng vốn và trả nợ, tài sản thế chấp và tình hình tài chính v.v…Chính vì vậy, các cơ quan này sẽ góp phần vào việc kiểm soát tính hợp lệ (hợp pháp), hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Một ngân hàng hoàn toàn có thể đưa ra cơ sở về việc vi phạm luật thuế của mọt cá nhân hay doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các Ngân hàng có thể cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng của Nhà nước khi cần thiết đrr tiến hành điều tra các vụ án. Chức năng này cho phép Nhà nước duy trì sự ổn định tiền tệ, hoạt động tài chính và tác động tích cực đến quá trình lạnh mạnh các hoạt động kinh tế xã hội. 4.4. Vai trò của tín dụng 4.4.1. Góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục Thông qua các hoạt động tín dụng mà vốn được di chuyển từ doanh nghiệp "thừa" sang những doanh nghiệp "thiếu" ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó đã tạo ra khả năng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hạn chế những cú sốc về cung cầu hàng hoá trong nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy tín dụng góp phần vào sự ổn định nền kinh tế. 4.4.2. Tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế 6 Tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở vốn đầu tư được chuyển hoá từ tiếp kiệm. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, tín dụng đã góp phần tập trung vốn và sau đó cho vay, đầu tư để tạo ra sự tăng trưởng. Trên thực tến luôn có những lượng vốn được nắm giữ ở các chủ thể khác nhau nếu không có hoạt động tín dụng thì chỉ tồn tại dưới dạng tài sản phi tài chính. Nhờ có quan hệ tín dụng những tài sản phi tài chính này được huy động trở thành tài sản tài chính và sau đó trở thành vốn đầu tư thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. 4.4.3. Góp phần điều chỉnh cơ cấu và ổn định của nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư thường chỉ tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao, trong khi đó nền kinh tế đòi hỏi có sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các ngành và các vùng, cần phải có những ngành then chốt, mũi nhọn góp phần hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, nhằm tạo đà cho nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh chóng. Ví dụ, với việc ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4.4.4. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội khác của Nhà nước Với các hình thức tín dụng, cơ chế và lãi suất thích hợp, tín dụng đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ngay cả khi thu nhập còn hạn chế. Thông qua các ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách việc làm, dân số và các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo công bình xã hội. 4.4.5. Góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Hoạt động kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, nền kinh tế "đóng" đã nhường bước cho nền kinh tế "mở". Do đó tín dụng 7 quốc tế đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Nhờ có tín dụng, các nước có thể mua hàng hoá, nhập khẩu máy móc thiết bị và tiếp cận với xí nghiệp thành tựu khoa học kỹ thuật mới, cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới. Tín dụng đã tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp - một hình thức hợp tác kinh tế ở một mức độ cao hơn. 4.5. Các loại hình quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường Do có những chức năng và vai trò quan trọng cho nên trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tín dụng rất được chú trọng và phát triển thể hiện ở rất nhiều loại hình khác nhau. Để phân chia tín dụng thành các loại hình khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng sự kết hợp giữa hai tiêu thức là chủ thể và đối tượng của tín dụng: Các chủ thể tham gia là ai: và các chủ thể đó vay mượn nhau cái gì. 4.5.1. Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là các quan hệ sử dụng vốn lẫu nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Quá trình vận động của tín dụng thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau: Tín dụng thương mại xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn, luân chuyển vốn khác nhau trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bởi thường xuyên có sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tại một thời điểm, trong khi một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hàng hoá muốn bán thì một số khác lại muốn mua hàng hoá đó nhưng chưa có tiền. Trong trường hợp này, người sản xuất muốn tiêu thụ được sản phẩm có thể bán chịu cho người mua. Người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn (hàng hoá) 8 Người bán chịu Người mua chịu (1) hàng hoá (2) thương phiếu tạm thời trong một thời gian nhất định. Chính việc gia hạn thanh toán đã làm xuất hiện quan hệ tín dụng thương mại. Đến thời hạn hoàn trả, người mua hoàn lại số vốn vay cho người bán dưới hình thức thanh toán. Trong trường hợp này, lãi suất của tín dụng thương mại được cộng trong giá cả hàng hoá và được xác định ngay thời điểm bán hàng. Công cụ của tín dụng thương mại là thương phiếu. Thương phiếu là một loại giấy nhận nợ xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ hoàn trả của người mua khi đến hạn. Thương phiếu có thể do người mua hoặc do người bán lập ra. Do đó, thương phiếu do người mua chịu hàng hoá lập ra gọi là kỳ phiếu thương mại cam kết sau một thời gian sẽ thanh toán toàn bộ số nợ cho người bán chịu hay người cầm nợ; thương phiếu do người bán chịu hàng hoá lập ra gọi là hối phiếu, yêu cầu người mua chịu khi đến hạn phải thanh toán tiền ngay cho người bán chịu hay người xuất trình hối phiếu này. Thương phiếu có ba đặc điểm: Tính trìu tượng, thương phiếu không ghi rõ nguồn gốc và mục đích của khoản nợ mà chỉ có các yếu tố tổng số phải trả, người thụ hưởng, người có nghĩa vụ trả tiền trên phương phiếu phải trả một cách vô điều kiện. Pháp luật sẽ can thiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bán chịu hàng hoá. Trên cơ sở hai thuộc tín đó, thương phiếu có đặc điểm thứ ba là được lưu thông như tiền. Trong phạm vi thời hạn hiệu lực, thương phiếu được sử dụng làm phương tiện thanh toán như tiền mặt. Thương phiếu được chuyển nhượng từ người này sang người khác, được thay thế cho nhau và được chiết khấu hay cầm cố tại các Ngân hàng để có vốn sử dụng trước thời hạn của thương phiếu. Với những đặc điểm đó, tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian mà qua quan hệ trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: Về quy mô, tín dụng thương mại do các doanh nghiệp (người sản xuất 9 kinh doanh hàng hoá) cung cấp và họ chỉ có thể cung cấp khối lượng tín dụng trong giới hạn khả năng vốn hàng hoá của mình. Về với hạn cho vay, tín dụng thương mại là tín dụng ngắn hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu vay dài hạn. Về phạm vi, tín dụng thương mại chỉ được thực hiện dưới hình thức hàng hoá, vì vậy phạm vi hoạt động của nó chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp có cung và cầu hàng hoá phù hợp nhau. 4.5.2. Tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là các quan hệ vay mượn vốn tiền tệ phát sinh giữa các Ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo các nguyên tắc tín dụng. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian tài chính trong quá trình đi vay và cho vay. Như vậy, so với hình thức tín dụng thương mại và các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế thị trường, tín dụng Ngân hàng có những ưu điểm vượt trội sau: Về khối lượng tín dụng, tín dụng Ngân hàng có khả năng cung ứng những khoản vốn rất lớn thậm chí không có giới hạn và do đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng (quy mô tín dụng là vô hạn). Về thời hạn tín dụng, thời hạn của các khoản vay, cho vay là linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Về phạm vi tín dụng, tín dụng Ngân hàng có phạm vi hoạt động vốn cũng như cho vay rất lớn, liên quan đến rất nhiều các chủ thể và các lĩnh vực trong nền kinh tế, bởi vậy, nó thích hợp với nhiều đối tượng xin vay và cho vay khác nhau. Quá trình vận động của tín dụng Ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau: 10 Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đi vay Cho vay [...]... cao 4.5.5 Tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng là các quan hệ tín dụng giữa Công ty tài chính với người tiêu dùng hay các hộ gia đình dưới hình thức bán chịu hàng hoá tiêu dùng theo phương thức trả góp 13 Trong lịch sử, loại hình này đã được ra đời từ rất lâu, thời kỳ đầu tiên được sử dụng để bảo vệ giá trị thặng dư siêu ngạch cho các doanh nghiệp Sau đó, tín dụng tiêu dùng được sử dụng nhằm tiêu... với Công ty tài chính, dễ có những rủi ro tín dụng tại các nước có môi trường pháp lý chưa chặt chẽ và ý thức pháp luật của công chúng chưa cao 4.5.6 Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là tổng thể mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng Đối tượng tín dụng quốc... - Công trái là loại trái phiếu được phát hành theo mục tiêu đặc biệt được Quốc hội phê duyệt  Trái phiếu chính phủ quốc tế: được phát hành ra thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn của nước ngoài 4.5.4 Tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa Công ty tài chính với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài chính Có 3 hình thức tín dụng thuê mua là:... trái phiếu quốc tế là những công cụ tài chính dài hạn trong khi tín phiếu Kho bạc lại là công cụ có thời hạn ngắn hơn Tín dụng Nhà nước có ưu thế tuyệt đối so với tất cả các loại hình thức tín dụng khác mà lại không có tác động xấu đối với nền kinh tế Đối với Nhà nước , loại hình tín dụng này không những có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách Nhà nước , Nhà nước không phải trả nợ mà còn là công cụ... thuê tài sản mà họ vừa bán trong khoảng thời gian nhất định Các hình thức tín dụng thuê mua giúp doanh nghiệp có thể hiện đại hoá sản xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn hạn chế Tuy nhiên, do đối tượng của tín dụng thuê mua là tài sản nên so với tín dụng Ngân hàng phạm vi hoạt động hẹp hơn Mặt khác, chi phí mà người thuê phải chịu thường là rất cao 4.5.5 Tín. .. vốn từ các doanh nghiệp thì chi phí này sẽ là sự giảm thấp sản lượng của các doanh nghiệp Thông thường, Nhà nước đi vay bằng cách phát hành các loại chứng khoán Nhà nước vào lưu thông, kể cả trong nước và nước ngoài Trong các loại chứng khoán Nhà nước thì trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các địa phương, trái phiếu công trình và trái phiếu quốc tế là những công cụ tài chính dài hạn trong khi tín phiếu... lớn sẽ dẫn đến sự phá sản của Ngân hàng, gây khủng hoảng kinh tế 4.5.3 Tín dụng Nhà nước Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể khác trong nền kinh tế trong đó Nhà nước là người vay tiền để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước Như vậy, đối tượng chủ yếu của tín dụng Nhà nước là các tầng lớp dân cư, những người luôn được giả thiết là có số tiêu dùng... đối với tài sản cho thuê người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó Bán và tái thuê là hình thức đặc biệt của phương thức thuê tài chính Đây là hình thức thuê mua mà doanh nghiệp (người thuê) bán tài sản... vay nợ của Nhà nước thực hiện chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ do Bộ tài chính phát hành Trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây:  Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ  Trái phiếu kho bạc : là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở... thông tiền tệ, thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước Đối với công chúng, tín dụng Nhà nước không những giúp công chúng được lợi ích như gửi tiết kiệm ở Ngân hàng thương mại mà còn tạo cơ hội giàu lên một cách nhanh chóng khi trái phiếu chính phủ tăng giá trên thị trường Trong khi đó, tín dụng Nhà nước 11 không mang lại rủi ro tín dụng đối với công chúng vì luôn được Chính phủ đảm bảo việc thanh toán . vậy, so với hình thức tín dụng thương mại và các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế thị trường, tín dụng Ngân hàng có những ưu điểm vượt trội sau: Về khối lượng tín dụng, tín dụng Ngân hàng. ngoài. 4.5.4. Tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa Công ty tài chính với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài chính. Có 3 hình thức tín dụng. hạn ngắn hơn. Tín dụng Nhà nước có ưu thế tuyệt đối so với tất cả các loại hình thức tín dụng khác mà lại không có tác động xấu đối với nền kinh tế . Đối với Nhà nước , loại hình tín dụng này không

Ngày đăng: 30/10/2014, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan