Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
191,5 KB
Nội dung
Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết trẻ em đến trường không những để được dạy chữ mà còn được dạy làm người, nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho học sinh qua các hoạt động văn thể, mỹ, hoạt động lao động sản xuất, các hoạt động xã hội…. Trong các hoạt động đó, hoạt động dạy học trên lớp là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết đònh kết quả đào tạo giáo dục của nhà trường, chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo. Giờ lên lớp của giáo viên phản ánh những gì họ đã tích luỹ được, đã nghiền ngẫm, đã luyện tập đồng thời cũng là lúc thể hiện tinh thần trách nhiệm nơi họ; thể hiện sự hài hoà giữa công việc của thầy và trò. Việc dạy học trên lớp giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ kiến thức và học sinh đóng vai trò chủ động tích cực trong quá trình lónh hội kiến thức. Do vậy cả Hiệu Trưởng và Giáo Viên đều tập trung mọi sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp nhưng mỗi người có vai trò riêng. Trực tiếp quyết đònh kết quả giờ lên lớp là người giáo viên. Quản lý thế nào để các giờ lên lớp có kết quả tốt là việc làm của Hiệu Trưởng. Nhưng “quản lý mà không kiểm tra thì không phải là quản lý”. Chính vì thế việc kiểm tra giờ dạy trên lớp (KTGDTL) của giáo viên là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường của người Hiệu Trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Thực tế cho thấy, qua giờ dạy trên lớp Hiệu Trưởng (HT) thu nhận được nhiều thông tin về người dạy lẫn người học từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh uốn nắn có hiệu quả đồng thời phát triển kinh nghiệm sáng tạo cá nhân làm cho kinh nghiệm ấy trở thành tài sản tập thể. Để tránh những nhận đònh cảm tính và chủ quan của HT đối với giáo viên về năng lực sư phạm; việc thực hiện qui chế chuyên môn; việc truyền thụ kiến thức cơ bản, xây dựng phương pháp học tập cho học sinh; việc sử dụng dụng cụ: CSVC trang thiết bò phục vụ dạy học và thái độ học tập của học sinh đòi hỏi người HT cần có những thông tin chính xác, cần thâm nhập thực tiễn cụ thể là các tiết dạy trên lớp của giáo viên. Do vậy điều quan trọng và không thể thiếu được là việc HT tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Nhưng vấn đề kiểm tra như thế nào để tạo điều kiện cho giáo viên biết tự kiểm tra công việc của mình từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. HT phải có kế hoạch tổ chức chu đáo về nội dung, mục đích yêu cầu để dễ dàng thấy được ưu điểm những tài năng của giáo viên cũng như những hạn chế để kòp thời điều chỉnh. Vì vậy KTGDTL là chức năng trung tâm của người HT bởi lẽ nó vừa kiểm tra vừa đánh giá và bồi dưỡng đội ngũ đồng thời Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 1 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. cũng bồi dưỡng năng lực quản lý; cải tiến công tác quản lý lãnh chỉ đạo về mọi mặt của người HT. Chính vì tầm quan trọng đó đòi hỏi người HT phải chỉ đạo và tổ chức như thế nào, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên nâng cao nghiệp vụ phát huy năng lực giảng dạy với đầy đủ lương tâm và trách nhiệm, tạo được niềm say mê trong giảng dạy, hứng thú trong học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. * Ý nghóa thực tiễn: Trường THPT Hiếu Phụng được thành lập cách đây 19 năm. Trước đây là phân hiệu của trường PTTH Vũng Liêm, sau đó sát nhập với trường THCS Hiếu Phụng thành trường cấp 2,3 Hiếu Phụng rồi lại chia ra theo 2 hệ công lập và bán công. Do thay đổi nhiều năm như thế nên nhà trường và đội ngũ giáo viên cũng không ổn đònh. Giáo viên thuyên chuyển vì hoàn cảnh gia đình khá nhiều, lực lượng giáo viên trẻ (dưới 5 năm công tác) chiếm 57%, cán bộ quản lý (CBQL) mới được bổ nhiệm ít kinh nghiệm. Trong thực tế đã gặp nhiều bất cập trong công tác kiểm tra nội bộ, công tác kiểm tra chuyên môn đặc biệt là kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Qua thực tế nhà trường cho thấy hiệu quả của công tác kiểm tra trong những năm qua còn thấp, chưa thúc đẩy được chất lượng giáo dục, việc nâng cao tay nghề giáo viên còn chậm. Sau khi tham gia lớp cán bộ quản lý, được nghiên cứu chuyên đề về kiểm tra nội bộ trường học cụ thể là việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên; được trang bò lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học, bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ trong công tác này để soi rọi lại những việc mình đã làm và đònh hướng, vạch ra những việc sẽ làm trong thời gian sắp tới. Vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên- năm học 2003 - 2004” nhằm rút ra kinh nghiệm cho công tác quản lý sắp tới, nhằm nâng cao chât lượng đào tạo của nhà trường. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động KTGDTL ở đơn vò, soi rọi với cơ sở lý luận từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nói chung và công tác KTGDTL nói riêng, đồng thời đề xuất cải tiến công tác này ở đơn vò. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Việc HT tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một hoạt động rất quan trọng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, để thực hiện hoạt động này có hiệu quả đòi hỏi người HT phải khéo léo, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong công tác tổ chức. Vì lý do thời gian và với khả năng còn hạn chế, bài Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 2 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. viết này xin được phép giới hạn nội dung trong phạm vi nghiên cứu trong năm học 2003 – 2004. B. PHẦN NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ: 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Theo từ điển tiếng Việt kiểm tra là tra xét kỹ lưỡng việc làm đó có đúng hay không “Cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra đôn đốc để kòp thời phát hiện và phổ biến những kinh nghiệm tốt và kòp thời uốn nắn điều chỉnh những nhược điểm, những khuyết điểm”(HCM). (Trích Từ điển tiếng Việt trang 984 của tác giả Nguyễn Lân). Theo tài liệu giảng dạy của thạc só Trần Thò Tuyết Mai trong chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học “ Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá diễn biến cũng như kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vò nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói riêng”. * Kiểm tra: Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. * Giờ dạy trên lớp: Là hoạt động thể hiện một quá trình chuẩn bò trước của thầy và trò cũng như đánh giá được mức độ chuẩn bò và hiệu quả của nó như thế nào. + Về phía thầy: - Thể hiện năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn. - Thể hiện tinh thần trách nhiệm. - Phương pháp truyền thụ kiến thức và nội dung kiến thức cần truyền đạt. - Việc giáo dục tri thức và nhân cách cho học sinh. - Thể hiện cách tổ chức cho học sinh làm việc tập thể. - Có phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh không ?. + Về phía trò: - Thể hiện phong cách, tinh thần và thái độ học tập. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 3 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. - Tính tình và khả năng giao tiếp của các em. - Sự nhạy bén và trí thông minh trong quá trình lónh hội kiến thức. Qua giờ dạy trên lớp giáo viên khẳng đònh năng lực chuyên môn của mình trước đồng nghiệp, thể hiện ý thức trách nhiệm của người thầy đồng thời thể hiện sự lãnh chỉ đạo của cấp trên; thể hiện sự vững vàng về kiến thức trước học sinh cũng như đạo đức tác phong của một nhà mô phạm. Trong nhà trường giờ dạy trên lớp được qui đònh bởi phân phối chương trình và sự sắp xếp của thời khóa biểu. * Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Là hình thức kiểm tra trực tiếp, xem xét kỹ lưỡng toàn bộ quá trình giảng dạy trong một thời gian nhất đònh nào đó của giáo viên để phân tích đánh giá năng lực dạy học, nghệ thuật sư phạm của giáo viên; để khẳng đònh xem hoạt động của thầy có gây hứng thú giúp học sinh tư duy sáng tạo trong hoạt động học của các em không ?. Kiểm tra giờ dạy trên lớp thực chất là kiểm tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng thái độ cần xây dựng cho học sinh, trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy mới vào chương trình của giáo viên. Vì vậy KTGDTL là một nội dung kiểm tra chuyên đề, một trong bốn nội dung kiểm tra toàn diện giáo viên theo qui đònh hiện hành của Bộ Giáo dục. Kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, nó là phương cách duy nhất để người HT nắm được chính xác, cụ thể các mục tiêu của công tác giáo dục nói chung, việc giảng dạy nói riêng có hiệu quả hay không ? Hơn nữa qua KTGDTL Hiệu Trưởng tự đánh giá các quyết đònh quản lý của mình có sát với thực tế không để kòp thời điều chỉnh và rút ra nhiều kinh nghiệm. KTGDTL không phải xét nét giáo viên mà nhằm đôn đốc, thúc đẩy phát hiện tài năng, phát huy cái tiến bộ nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và đạt được các mục tiêu mà nhà trường đề ra. Nguyên tắc kiểm tra: * Kiểm tra giờ dạy trên lớp cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Kiểm tra phải chính xác khách quan: Kết quả kiểm tra phải đánh giá đúng thực trạng giờ dạy trên lớp của giáo viên. Tránh đònh kiến suy diễn, tránh hình thức giả tạo. - Kiểm tra phải có hiệu quả: KTGDTL không phải là tìm ra chỗ sai của giáo viên trên lớp mà KTGDTL phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy giáo viên giảng dạy tốt hơn. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 4 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. - Kiểm tra phải thường xuyên, kòp thời: Không phải đợi khi “ Có vấn đề” mới tổ chức kiểm tra một vài tiết nào đó của giáo viên mà phải tiến hành thường xuyên theo kế hoạch của HT trong công tác quản lý. - Kiểm tra phải công khai, động viên thu hút quần chúng vào công tác kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. * Các nhiệm vụ kiểm tra: Kiểm tra giờ dạy trên lớp cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Kiểm tra: Xem xét việc tuân thủ các qui đònh, qui chế và hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên. - Đánh giá: Xác đònh mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy đònh, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại lao động sư phạm của giáo viên tại thời điểm kiểm tra. - Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên khắc phục những hạn chế trong lao động sư phạm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện thiên chức nhà giáo cũng như cải thiện kết quả học tập của học sinh. - Thúc đẩy: là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các đònh hướng mới nhằm hoàn thiện dần hoạt động sư phạm của giáo viên, góp phần phát triển hệ thống giáo dục. * Nội dung kiểm tra: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. - Việc thực hiện chương trình. - Năng lực sư phạm. - Chất lượng giảng dạy của giáo viên. - Kết quả học tập của học sinh. * Phương pháp kiểm tra: - Phương pháp quan sát: dự giờ thăm lớp, quan sát hoạt động của thầy và trò, quan sát các HĐDH và các trang thiết bò giáo viên dùng trên lớp. - Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm: Kết hợp với tiết dự giờ HT kiểm tra giáo án của giáo viên, vở ghi của học sinh. - Phương pháp tác động trực tiếp đến đối tượng: HT có thể kiểm tra ngắn sau tiết dự giờ trên lớp. * Các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra theo thời gian: kiểm tra đột xuất, đònh kỳ. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 5 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. - Kiểm tra theo nội dung: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề. - Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ, kiểm tra có lựa chọn. - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp. 1.2. Quy trình kiểm tra: Quy trình tổ chức kiểm tra GDTL của giáo viên với việc thực hiện các chức năng quản lý của người HT được thực hiện theo các bước sau: 1.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra ( KHKT) giờ dạy trên lớp: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi cùng lúc với xây dựng kế hoạch năm học được công bố công khai và được treo ở văn phòng nhà trường. Trong KHKT cần nêu rõ thời gian kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, mục đích, hình thức, lực lượng kiểm tra và phương pháp tiến hành kiểm tra. Khi xây dựng KHKT nên lấy mục đích xây dựng và bồi dưỡng giáo viên là chủ yếu, cần chú ý tới các chỉ tiêu quy đònh, bố trí nội dung kiểm tra phù hợp theo từng thời điểm và rãi đều trong năm học. Kiểm tra giờ dạy trên lớp là hình thức kiểm tra theo chuyên đề trong hoạt động kiểm tra lao động sư phạm của giáo viên. Theo quy đònh của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hằng năm HT cần kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số giáo viên của trường, như vậy sốù giáo viên được kiểm tra giờø dạy trên lớp bằng 1/3 số giáo viên được kiểm tra toàn diện + số giáo viên được KTGDTL theo chuyên đề trình độ tay nghề. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng theo các loại như: kế hoạch kiểm tra toàn năm, KHKT tháng, KHKT tuần. 1.2.2. Tổ chức kiểm tra: + Xây dựng lực lượng kiểm tra: Do tính đa dạng và phức tạp về đối tượng kiểm tra, HT thường không đủ thông thạo về nhiều môn, nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra trong trường. HT cần xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ vì lực lượng kiểm tra có ý nghóa quyết đònh chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Hiệu Trưởng quyết đònh thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là Hiệu Trưởng hoặc Phó Hiệu Trưởng. - Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 6 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. - Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác đònh rõ quyền hạn, trách nhiệm. + Xác đònh cơ chế kiểm tra và phân cấp kiểm tra: Có hai loại cơ chế kiểm tra: cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp. - Cơ chế trực tiếp: trong cơ chế này lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận, đơn vò cấp dưới. Cơ chế này khó tránh phiền phức cho đơn vò và tốn nhiều thời gian. - Cơ chế gián tiếp: được tổ chức theo 3 tuyến: + Tuyến đường: Do ban kiểm tra nội bộ chòu trách nhiệm. + Tuyến trung gian: Tổ chuyên môn và lực lượng trong tổ đối với giáo viên. + Tuyến cá nhân tự kiểm tra: dưới hình thức tự kiểm tra, tự đánh giá. Tuyến kiểm tra này rất quan trọng vì quá trình sư phạm được diễn ra chủ yếu ở tổ chuyên môn và trên lớp. Đối với cơ chế kiểm tra gián tiếp nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hoá từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong. + Bồi dưỡng chuyên môn nhgiệp vụ – chế độ chính sách: - Cấp quản lý cần quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm tra viên thường xuyên để có được những kiến thức sâu rộng và tạo được uy tín khi kiểm tra đánh giá. - Ngoài chế độ chính sách quy đònh, trường cần có chế độ bồi dưỡng để động viên. + Xây dựng chuẩn kiểm tra: Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh. Nó là thước đo cơ sở so với kết quả mong muốn; nó vừa là công cụ để người HT đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên vừa có ý nghóa hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên trong giảng dạy. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra phải kết hợp chuẩn quy đònh của cấp trên sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhà trường về đội ngũ giáo viên, học sinh, CSVC và trang thiết bò dạy học (nhưng luôn giữ được tinh thần cơ bản của chuẩn) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: đònh tính và đònh lượng. Trong khi vận dụng vào thực tế có thể thay đổi hai tính chất này. Muốn nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra mà đối tượng kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 7 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. kiểm tra phấn đấu nâng cao chất lượng công tác theo chuẩn. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra phải theo quy trình. Hiện nay ở các trường THPT đang vận dụng chuẩn KTGDTL theo công văn số 10227/ THPT ngày 11/ 09/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Xây dựng chế độ kiểm tra: Đây là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra vì vậy HT cần quy đònh thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi kiểm tra viên…. Ngoài ra cần cung cấp những điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mỗi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra. Nếu chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng thoải mái. 1.2.3. Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp: Hiệu trưởng ra quyết đònh kiểm tra phù hợp với cơ chế kiểm tra và việc phân cấp kiểm tra. Việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. * Kiểm tra: xem xét việc tuân thủ các quy đònh, quy chế và hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên. * Đánh giá: Xác đònh mức độ đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy đònh, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. * Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. * Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến kinh nghiệm những đònh hướng mới nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển công tác giáo dục. Việc KTGDTL của giáo viên được thực hiện bằng phương pháp đặc trưng và hiệu quả nhất đó là dự giờ. Quy trình dự giờ được diễn ra theo trình tự các bước sau: a. Chuẩn bò dự giờ: + Thông báo cho người kiểm tra và người được kiểm tra về nội dung, thời gian, mục đích, thành phần kiểm tra Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 8 Dự thảo Thảo luận Điều chỉnh và giải thích Quyết đònh và ban hành Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. + Nghiên cứu nội dung bài giảng của giáo viên: mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm, kỹ năng hình thành cho học sinh, ĐDDH thông qua phân phối chương trình, sách giáo khoa, giáo án đồng thời thấy rõ được chuẩn bò của thầy và trò trước khi lên lớp. + Xem lại chuẩn đánh giá. + Chuẩn bò phiếu dự giờ, biên bản đánh giá. + Chuẩn bò câu hỏi, bài tập để kiểm tra học sinh trên lớp. b. Quan sát giờ dạy trên lớp: + Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy. + Ghi nhận toàn bộ hoạt động dạy của thầy và học của trò. Đặc biệt quan tâm đến nội dung kiến thức cơ bản truyền cho học sinh; phương pháp giảng dạy của giáo viên; cách ứng xử giữa thầy và trò trong quá trình dạy học; việc sử dụng thiết bò giáo dục; việc hướng dẫn học sinh học tập. + Ghi nhận các tình huống xảy ra trong tiết dạy và cách xử lý của giáo viên (nếu có). Qua đó giúp HT cải tiến cách quản lý hoặc chỉ đạo các bộ phận có liên quan. c. Phân tích - đánh giá giờ dạy: Đây là bước hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy giáo viên làm việc tốt hơn, là lúc phát huy các mặt mạnh mặt tiến bộ và xoá dần những tồn tại hạn chế. Do vậy ban kiểm tra phải thật khéo léo trong nhận xét đánh giá vì rất dễ gây tranh cãi về chuyên môn và gây tiêu cực cho giáo viên. *Phân tích giờ dạy: Căn cứ vào các dữ liệu ghi nhận được qua quá trình dự giờ. Ban kiểm tra những người dự giờ thống nhất những vấn đề cần trao đổi với giáo viên, các biện pháp giúp giáo viên tiến bộ. * Trao đổi với giáo viên: - Trước hết: giáo viên tự đánh giá tiết dạy của mình, nêu lên mục đích yêu cầu của bài, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức cho học sinh học tập. - Sau đó: Đại diện ban dự giờ nêu lên ưu, nhược điểm và nguyên nhân của nó đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại về các mặt: Nội dung, phương pháp, cách tổ chức,…. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 9 Đề tài: Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vónh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004. - Đánh giá: Nêu lên kết quả giờ dạy, bài dạy; chỉ ra đặc điểm lao động của người thầy, các đặc tính lao động học tập trong quá trình dạy học của tiết đó đồng thời kiến nghò những giải pháp thích hợp cho các đối tượng (thầy – trò) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Cuối cùng đi đến thống nhất giữa hai bên ( ban dự giờ và giáo viên được dự giờ ), giáo viên tự nhận thấy được ưu và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục, tự điều chỉnh và bồi dưỡng để các tiết dạy sau đạt hiệu quả cao hơn. - Lưu hồ sơ: Mỗi cá nhân có một hồ sơ lưu trữ và mỗi tổ chuyên môn cũng cần có một hồ sơ kiểm tra lưu trữ. Các hồ sơ kiểm tra phải thể hiện sự tiến bộ của giáo viên qua các lần kiểm tra. 1.2.4.Tổng kết điều chỉnh: Sau mỗi đợt kiểm tra hoặc sau mỗi tháng, học kỳ HT cần tổng hợp thông tin kết quả KTGDTL. Kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết đònh điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, cải tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Cơ sở pháp lý: - Công văn số 10227/ THPT ngày 11/ 09/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học. - Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo QĐ số 478/ QĐ ngày 11/03/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy đònh công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vò trong ngành: Hiệu Trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vò để kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo; các vấn đề trách nhiệm quản lý của mình. (chương VI điều 22). - Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một trong những nhiệm vụ của HT được qui đònh trong điều lệ trường trung học, phần nhiệm vụ quyền hạn của HT quản lý giáo viên – nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên (điều 17C ngày 11 tháng 07 năm 2000). Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan Trang 10