Tiểu luận luật sư và nghề luật sư; Đây là tiểu luận giởi thiệu về luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam.Vấn đề quản lý luật sư và hành nghề luật sư hiện nay theo quy định của pháp luật do nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức hành nghề của luật sư thực hiện. Bài viết tập trung phân tích , bình luận rõ hơn về nội dung, phạm vi quản lý của các chủ thể cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình quản lý đối với luật sư và nghề luật sư nhằm đề ra giải pháp tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý luật sư và nghề luật sư .
Trang 1Mục lục
Trang PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1 Khái niệm luật sư ………
2 Hành nghề luật sư………
2.1 Khái niệm nghề luật sư………
2.2 Đặc thù của nghề luật sư………
II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI-NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC HÀNH HỘI-NGHỀ CỦA LUẬT SƯ 1 Vai trò của việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư………
2 Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư………
3 Chế độ tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư đối với luật sư và hành nghề luật sư………
4 Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư đối với luật sư và hành nghề luật sư… 5 Bất cập, hạn chế trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư … 5.1 Bất cập và hạn chế trong hoạt động quản lý của nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư………
5.2 Bất cập và hạn chế trong hoạt động tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức hành nghề của luật sư………
6 Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập, hạn chế trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư
III KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QỦA QUẢN LÝ LUẬT SƯ VÀ HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ
PHẦN KẾT LUẬN
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
I Mục đích nghiên cứu
Vấn đề quản lý luật sư và hành nghề luật sư hiện nay theo quy định của pháp luật
do nhà nước và tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức hành nghề của luật sư thực hiện.Bài viết tập trung phân tích , bình luận rõ hơn về nội dung, phạm vi quản lý của cácchủ thể cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình quản lý đối với luật sư vànghề luật sư nhằm đề ra giải pháp tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý luật sư
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư của nhànước kết hợp với chế độ tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức hành nghềcủa luật sư
III Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân tíchchi tiết quy định của pháp luật về quản lý luật sư và hành nghề luật sư và đối chiếu vớithực tiễn thực hiện để bình luận kết hợp với các quan điểm, nhận định của các tác giảkhác để đưa ra đánh giá chung về hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1 Khái niệm luật sư
Theo quy định tại điều 2 Luật luật sư 2006 “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” Tức là người có chứng chỉ hành nghề luật sư và
Thẻ luật sư, nhưng phải thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng
Theo quy định pháp luật hiện hành, luật sư Việt Nam được hiểu là:
Người có quốc tịch Việt Nam;
Có bằng cử nhân luật, có chứng nhận đào tạo nghề luật sư ;
Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư đạt kết quả của kỳ Kiểm tra hết tập sựhoặc được miễn đào tạo và miễn tập sự theo quy định của pháp luật;
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đã gianhập một Đoàn Luật sư, được cấp Thẻ Luật sư và cung cấp dịch vụ pháp lý chokhách hàng trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc với tư cách cá nhân
Như vậy, Luật sư là người có chứng chỉ hành nghề luất sư và Thẻ luật sư nhưngphải gia nhập đoàn luật sư, đăng ký hoạt động hoặc ký hợp đồng làm việc cho tổ chứchành nghề luật sư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên thực tế
2 Hành nghề luật sư
2.1 Khái niệm nghề luật sư
Trang 4Nghề luật sư là nghề luật, trong đó luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lýchuyên nghiệp Nghề luật sư là nghề bổ trợ tư pháp và là nghề có tính chất dịch vụ,cung cấp dịch vụ pháp lý gắn liền với hệ thống tư pháp.
2.2 Đặc thù của nghề luật sư
Luật sư khi tham gia bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội, bảo về quyền
tự do dân chủ của công dân, đảm bào quyền và lợi ihcs hợp pháp của cá nhân tổ chứcbằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý Các nước trên thế giới và Việt Nam đều công nhậnnghề luật sư là một nghề đặc biệt so với các ngành nghề khác Tính chất đặc thù củaluật sư được thể hiện như sau:
Thứ nhất, nghề luật sư không dựa chủ yếu vào vốn mà chủ thể tham gia vào
nghề này dựa vào kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề Để hành nghề luật sư uy tín,chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quyết định sự thànhcông của nghề
Thứ hai, nghề luật sư yêu cầu luật sư phải có hiểu biết và kỹ năng thực thụ áp
dụng pháp luật Chính vì vậy, luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền , lợi ích hợppháp của các chủ thể pháp lý nên luật sư có nhiệm vụ đảm bảo sự công bằng, kháchquan của pháp luật thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý Các luật sư hànhnghề luật sư đang góp phần thực thi pháp luật trực tiếp, vì thế nghề luật sư là công cụhữu hiệu đảm bảo công lý
Thứ ba, nghề luật sư cần phải độc lập, trung thực, nhân đạo và dũng cảm Nghề
luật sư là nghề không chịu sự chi phối của quyền lực mà đề cao tính khách quan Vì thế
uy tín và vai trò của cá nhân luôn được luật sư chú trọng và xây dựng Đó cũng là yếu
tố cần thiết để luật sư hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Thứ tư, sự độc lập và tự do trong việc hành nghề, tự chịu trách nhiệm về việc
hành nghề của mình theo quy định của pháp luật Việc hành nghề không những đòi hỏi
Trang 5chuyên môn giỏi mà còn bị điều chỉnh khắt khe của bộ quy tác đạo đức và ứng xử nghềnghiệp.
Cuối cùng, quá trình hành nghề luật sư gắn liền với hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng Do đó, có thể khẳng định nghề luật sư mang tính giám sát tương đốihoạt động của cán bộ và các cơ quan chức năng của nhà nước
II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI-NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ
1 Vai trò của việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư.
Nghề luật sư là một nghề tự do và có tính đặc thù riêng nên việc quán lý luật sư
và hành nghề luật sư có vai trò cần thiết Cũng chính vì tính đặc thù nghề nghiệp nênviệc quản lý luật sư và hành nghề luật sự cũng có điểm khác biệt so với quản lý cácngành nghề khác Các nước trên thế giới có cách quản lý luật sư và hành nghề luật sưkhác nhau, nhưng ghi nhận vai trò kết hợp giữa nhà nước và tổ chức xã hội- nghềnghiệp, tổ chức hành nghề luật sư của luật sư Ở Việt Nam việc kết hợp giữa quản lýnhà nước và tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ghi nhận tại khoản 1 điều 6Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
Sự phát triển của nghề luật sư kéo theo các tổ chức xã hội- nghề nghiệp cũng được hình thành và phát triển tương ứng Tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư đượchình thành trên cơ sở tự nguyện của các luật sư và đóng vai trò quản lý đối với luật sư
và hành nghề của luật sư như: bảo đảm luật sư hành nghề đúng pháp luật và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư; kiểm tra giám sát việc hành nghề của luật sư trong phạm vi lãnh thổ của mình; kiểmtra giám sát tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc hành nghề luật sư; giải quyết các vấn đề khó khăn, khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật luật sư Ở Việt Nam, tổ
Trang 6chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư có hai cấp là cấp Trung ương và địa phương Cụ thể ở cấp Trung ương là Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định tại Mục 2 Chương V, từĐiều 64 đến Điều 67 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 Cấp địa phương là các Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức luật sư toàn quốc theo điều 7 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012.
Nghề luật sư dựa trên sự hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật, nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ công lý và mục đích cao cả của hoạt động tư pháp Chính vì thế rất cần
sự quản lý của nhà nước Việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư không thể giao phó toàn bộ cho tổ chức xã hội- nghề nghiệp mà nhà nước cần đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nghề luật sư, nhất là các quy định về đầu vào của nghề Nhà nước quản lý luật sư và hành nghề luật sư bằng các quy định pháp luật liên quan tới mối quan hệ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư với khách hàng, với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng với tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư và cơ quan tổ chức khác, phát sinh trong quá trình
tổ chức và hoạt động nghề nghiệp của luật sư
2 Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
Trên thế giới vấn đề quản lý nhà nước về luật sư đều được đặt ra Các hệ thốngpháp luật và tư pháp của các nước khác nhau thì vấn đề quản lý nhà nước về luật sưcũng khác nhau, vai trò và mức độ quản lý nhà nước về luật sư cũng khác nhau Vấn
đề phát triển nghề luật sư ở Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì vai tròquản lý của nhà nước cần được tăng cường hơn theo hướng bảo đảm sự quản lý chặtchẽ của Nhà nước, nhưng vẫn bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cácluật sư trong hành nghề và khuyến khích hoạt động nghề nghiệp của luật sư Nghịquyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đãchỉ rõ: “đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị,đạo đức, có trình độ chuyên môn Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực
Trang 7hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ, trách nhiệmđối với luật sư Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của
tổ chức luât sư; đề cao trách nhiệm của tổ chức luật sư đối với thành viên củamình”
Để nhà nước quản lý luật sư bằng pháp luật một cách hiệu quả thì đòi hỏi phápluật về luật sư và hành nghề luật sư được xây dựng, ban hành phải hoàn thiện Cụ thểnhất là Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quản lý nhà nước đối với luật sư vàhành nghề luật sư được thể hiện bằng việc Nhà nước thực hiện các nội dung quản lýnhư sau:
Thứ nhất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chiến lược và
chính sách phát triển nghề luật sư; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hànhnghề luật sư và hướng dẫn thi hành các văn bản đó nhằm đảm bảo việc thực thi nhữngquy định cảu pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư một cách đúng đắn, kịp thời vàhiệu quả cao trong việc quản lý của nhà nước
Thứ hai, quy định về đào tạo nghề luật sư, quản lý và tổ chức việc đào tạo nghề
luật sư nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, đạođức nghề nghiệp tốt để tạo nguồn phát triển luật sư và hành nghề luật sư trong tươnglai Tổ chức đào tạo nghề luật sư cũng được xem xét và quy định chi tiết trong luậtnhằm đảm bảo chất lượng đào tạo
Thứ ba, cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
tại Việt Nam; cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức luật sư nước ngoài hành nghềtại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; cho phép thành lập và Phê duyệtĐiều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư Quy định trên thể hiện rõ về mặtquản lý của nhà nước đối với các tổ chức hành nghề trong và ngoài nước nhằm đảmbảo về điều kiện cũng như phạm vi của các tổ chức hành nghề luật sư
Trang 8Thứ tư, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ
chức luật sư và hành nghề luật sư Việc đưa ra các quy định trên của nhà nước nhằmtạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến tổ chức luật sư và hành nghềluật sư Nghề luật sư là một nghề đặc thù nên cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
là điều cần thiết
Thứ năm, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy phép hành nghề tại
Việt Nam cho luật sư nước ngoài Trong thời kỳ hội nhập, các luật sư nước ngoài cần
cơ chế pháp lý để hành nghề luật sư tại Việt Nam về phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý,điều kiện để được cung cấp dịch vụ pháp lý Việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghềluật sư cũng được quy định rõ nhằm cung cấp các thông tin pháp lý về luật sư và hànhnghề luật sư
Cuối cùng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; Quản lý nhà
nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư Quy định trên hết sức ý nghĩa trong
xu thế hợp tác quốc tế đang được đẩy mạnh Việc giao thoa các nền pháp lý và việc ápdụng linh hoạt pháp luật là vấn đề đang đặt ra Nhà nước hỗ trợ phát triển nghề luật sưthông qua các quy định trong pháp luật về Luật sư
Như vậy nhà nước có vai trò nền tảng trong việc quản lý luật sư và hành nghệluật sư, tạo ra cơ sở pháp lý quy định về luật sư và hành nghề luật sư một cách hợp lý
và chặt chẽ Ngoài ra định hướng phát triển của nghề luật sư cũng bị ảnh hưởng rất lớnbởi các quy định của pháp luật về luật sư
3 Chế độ tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư đối với luật sư và hành nghề luật sư
3.1 Chế độ tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư
Ngoài việc quản lý bởi nhà nước, luật sư và hành nghề luật sư còn có chế độ tự
Trang 9quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp Tổ chức này là một bộ phận của tổ chức xã hộitrong hệ thống chính trị, được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa luật sư, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn luật sư, giám sát việc tuân thủ pháp luật
và quy tắc đạo đức , ứng xử nghề nghiệp luật sư, thực hiện quản lý hành nghề luật sưtheo quy định của pháp luật
Đối với Đoàn luật sư được quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư tại điều
61 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề
Giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát việc tuân theopháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư là thành viên,luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chứchành nghề luật sư tại địa phương; xử lý kỷ luật đối với luật sư
Giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát hoạt động của
tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hànhnghề luật sư; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành vi vi phạm phápluật và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
Tổ chức đăng ký và giám sát người tập sự hành nghề luật sư
Nhận hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và đề nghị Bộ Tư pháp cấpChứng chỉ hành nghề luật sư
Tổ chức đăng ký việc gia nhập Đoàn luật sư; tổ chức việc chuyển, tiếp nhậnluật sư; đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư
Phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc trực tiếp cử luật sư hànhnghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
Trang 10tố tụng.
Hoà giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chứchành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư
Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền
Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiệncác biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư
Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luậtsư
Tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Báo cáo tổ chức luật sư toàn quốc về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sưNhư vậy, thông qua quyền hạn và nhiệm vụ được pháp luật quy định Đoàn luật sư
đã thực hiện việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư Đây được xem là sự quản lýtrực tiếp và có tính hiệu quả cao dựa vào mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của luật sư vàĐoàn luật sư trong quá trình hành nghề
Đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điều
65 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, các Đoàn luật sư trongphạm vi cả nước
Ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpluật sư
Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật