1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo phú yên (Tóm tắt, trích đoạn)

30 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 562,47 KB

Nội dung

Mặc dù Phú Yên có nhiều lợi thế về mặt tài nguyên du lịch biển đảo nhưng việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại Phú Yên chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, sự đa dạng của sản

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục của luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 10

1.1 Các khái niệm 10

1.1.1 Khái niệm biển, đảo 10

1.1.2 Du lịch biển đảo 12

1.1.3 Sản phẩm du lịch biển đảo 12

1.2 Các nhân tố cơ bản tạo nên sản phẩm phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch 14

1.2.1 Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch điểm đến biển đảo 15

1.2.2 Tiện nghi và dịch vụ điểm đến biển đảo 16

1.2.3 Mức độ thuận lợi tiếp cận điểm đến 18

1.3 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch 19

1.3.1 Điều kiện về cung của sản phẩm du lịch biển đảo 19

Trang 4

1.3.2 Điều kiện về cầu sản phẩm du lịch biển đảo 22

1.4 Các sản phẩm du lịch biển đảo 24

1.4.1 Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo 24

1.4.2 Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo 25

1.4.3 Sản phẩm du lịch thể thao biển đảo 26

1.4.4 Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo 27

1.4.5 Sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô 28

1.4.6 Sản phẩm du lịch biển đảo khác 29

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ YÊN 31

2.1 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 31

2.1.1 Điều kiện cung sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 31

2.1.2 Điều kiện về cầu sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 49

2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 57

2.2.1 Mức độ hấp dẫn và thực trạng khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch biển đảo Phú Yên 57

2.2.2 Thực trạng tiện nghi và dịch vụ du lịch biển đảo Phú Yên 59

2.2.3 Mức độ thuận lợi đi tới Phú Yên và các điểm tham quan 61

2.2.4 Các loại sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 62

2.3 Đánh giá chung về sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 67

2.3.1 Ưu điểm 67

2.3.2 Hạn chế 68

2.3.3 Nguyên nhân 69

Trang 5

Tiểu kết chương 2 70

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ YÊN 72

3.1 Cơ sở đề ra giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Yên 72

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 72

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên75 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 75

3.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 83

3.3 Kiến nghị 87

3.3.1 Kiến nghị đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch 88

3.3.2 Kiến nghị đến tỉnh Phú Yên 88

* Tiểu kết chương 3 89

KẾT LUẬN 90

Tài liệu tham khảo 92

Phụ lục 94

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Yên giai đoạn 2005 – 2015 40

Bảng 2.2: Kết quả điều tra về giới tính và độ tuổi của du khách 50

Bảng 2.3: Kết quả điều tra về nghề nghiệp của du khách 50

Bảng 2.4: Kết quả điều tra về nơi đến của du khách 51

Bảng 2.5: Lượng khách đến Phú Yên giai đoạn 2005 – 2015 53

Bảng 2.6: Kết quả về các hoạt động du lịch biển đảo du khách đã trải nghiệm 54

Bảng 2.7: Doanh thu du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005 -2015 55

Bảng 2.8: Khả năng chi trả trung bình của khách du lịch biển đảo Phú Yên giai đoạn 2005- 2015 56

Bảng 2.9: Kết quả điều tra về mức độ hấp dẫn của du lịch biển đảo Phú Yên 57

Biểu đồ 2.10: Đánh giá của du khách về các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của du lịch biển đảo Phú Yên 58

Bảng 2.11: Đánh giá của du khách về công tác bảo tồn tài nguyên du lịch biển đảo Phú Yên 59

Bảng 2.12: Kết quả điều tra về đánh giá về tiện nghi dịch vụ du lịch 60

Bảng 2.13: Đánh giá của du khách về mức độ thuận tiện của giao thông 66

Bảng 2.14: Kết quả điều tra về đánh giá sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 65

Bảng 2.15: Đánh giá chung của du khách về sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo là một xu hướng phát triển du lịch của các quốc gia ven biển Nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch biển đảo chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm du lịch, khoảng 80% tổng lượt khách du lịch trên thế giới

sử dụng sản phẩm du lịch biển đảo và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia ven biển Bên cạnh đó, du lịch biển đảo còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển và góp phần bảo vệ môi trường ven biển Chính vì thế, các quốc gia ven biển với lợi thế của mình đã và đang xây dựng phát triển thành các trung tâm du lịch thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới như: Singapore, Thái Lan,v.v

Việt Nam là quốc gia ven biển với 3260km bờ biển, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, 125 bãi tắm đẹp và nhiều vịnh biển đẹp nổi tiếng như Hạ Long (Quảng Ninh), Lăng Cô (Thừa Thiên), Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hòa), v.v là một lợi thế để Việt Nam phát triển du lịch gắn với biển đảo Hơn nữa chính phủ Việt Nam cũng có chủ chương và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh duyên hải theo hướng dịch vụ du lịch

Phú Yên với 189km bờ biển với vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, cảng Vũng Rô nổi tiếng cùng nhiều bãi tắm đẹp như bãi tắm Tuy Hòa, Long Thủy, v.v và một số hòn đảo gần bờ như đảo Hòn Chùa, Cù lao Mái Nhà,v.v là điều kiện hết sức thuận lợi để Phú Yên xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch

Mặc dù Phú Yên có nhiều lợi thế về mặt tài nguyên du lịch biển đảo nhưng việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại Phú Yên chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, sự đa dạng của sản phẩm du lịch biển đảo chưa cao và chất lượng sản phẩm thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách Hơn nữa, việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là yêu cầu cần thiết Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn

Trang 8

chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài

“Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên” để nghiên cứu hiện trạng các sản phẩm du lịch biển đảo, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên tưng ứng với tiềm năng hiện có của tỉnh

2 Lịch sử nghiên cứu

Trên thế giới

Vấn đề du lịch biển đảo thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trên nhiều phương diện khác nhau Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu:

1 Marine Tourism: Deverlopment, Impacts and Management, Mark Orams

1999 Công trình nghiên cứu về

Marine Du lịch xem xét cả hai du lịch thành công và không thành công trong môi trường biển và ven biển Tác giả cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử, phát triển và tăng trưởng của du lịch biển và mô tả các đặc điểm của khách du lịch biển "và" nhà cung cấp "của những hoạt động du lịch Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu trường hợp của loại hình cụ thể của du lịch biển Phần cuối cùng xem xét tác động của du lịch trên hệ sinh thái biển và cộng đồng ven biển và khám phá các kỹ thuật quản lý nhằm giảm tác động tiêu cực và tối đa hóa lợi ích của du lịch biển

2 Global Trends in Coastal Tourism, Martha Honey and David Krantz, 2007 Trung tâm du lịch sinh thái và phát triển bền vững (CESD), một viện nghiên cứu theo định hướng chính sách cam kết cung cấp phân tích và các công cụ cho phát triển du lịch bền vững, được ủy quyền bởi Chương trình biển của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) tại Washington, DC để phân tích các xu hướng hiện tại

và để kiểm tra giả thuyết của WWF về các trình điều khiển chính đằng sau du lịch biển và ven biển, và từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp sẽ là hữu ích nhất nên WWF phát triển một chương trình du lịch mới

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo được quan tâm có thể kể tới các công trình nghiên cứu như:

Trang 9

1 Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Quy hoạch phát triển tổng thể

du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Đề án đề cập đến các vấn

đề về quan điểm phát triển du lịch, mục tiêu phát triển du lịch, các định hướng phát triển chủ yếu và các nhóm giải pháp thực hiện việc quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam

2 Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Đề án phát triển du lịch biển

đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 Đề án nghiên cứu về các nguồn lực

và hiện trạng phát triển du lịch biển Việt Nam từ đó đưa ra định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tổ chức thực hiện du lịch biển đảo Việt Nam đến năm 2020

3 Cao Mỹ Khanh (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch dải Hà Tiên- Kiên

Lương, tỉnh Kiên Giang, luận văn đề cập đến thực trạng phát triển du lịch Hà Tiên-

Kiên Giang từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển

4 Phạm Đông Nhựt (2015), Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng

Nam, luận văn đề cập đến tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng

Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục Du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo Việt Nam Riêng tại Phú Yên, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đã được quan tâm nhấn mạnh trong quy hoạch phát triển tổng thể du lịch của Tỉnh Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên Chính vì vậy, việc triển khai đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên” là cần thiết, khách quan và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của địa phương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

Trang 10

- Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch biển đảo, các điều kiện phát triển du lịch biển đảo

- Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin

- Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các điều kiện phát triển sản phẩm

du lịch biển đảo Phú Yên và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đề tài tập trung nghiên các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu về các điều kiện phát triển sản phẩm

du lịch biển đảo và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo tại khu vực ven biển và hải đảo trong địa bàn tỉnh Phú Yên

Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chính đã được tác giả sử dụng hoàn thành luận văn:

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước Những thông tin thực tế liên quan đến các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

Trang 11

- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): khảo sát thực địa tại các điểm du lịch, các điểm có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: tác giả đã thực hiện phỏng vấn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch tại Phú Yên, cá nhân làm việc tại sở Văn hóa Thể thao và

du lịch Phú Yên và các chuyên gia làm công tác du lịch tại Phú Yên

Phương pháp bảng hỏi: phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về khách du lịch đến Phú Yên và đánh giá của du khách đối với sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch

Chương 2 Điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú

Yên

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

BIỂN ĐẢO CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm biển, đảo

a Biển

Theo Nguyễn Như Ý trong từ điển tiếng Việt, khái niện biển được hiểu là:

“Biển là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất hay phần đại dương ven lục địa được ngăn cách với các đảo hay đất liền”

Bên cạnh đó biển còn được hiểu là phần đại dương bị giới hạn bởi mép lục địa, các đảo và vùng cao của đáy, có diện tích nhỏ hơn nhiều so với đại dương Biển

có chế độ thủy văn riêng biệt khác với chế độ thủy văn của phần đại dương Biển cũng khác chế đại dương về chế độ nhiệt, độ muối, tính chất triều, các điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu) Khái niệm về biển cũng được hiểu là một phần của đại dương tách ra bởi lục địa hay các vùng nổi cao của địa hình đáy

Biển là một không gian rộng lớn, là một phần của đại dương, tuy nhiên trong luận văn sử dụng khái niệm biển với cách hiểu là vùng bờ biển (coastal zone) Có nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các quan điểm địa động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển, v.v Theo quan điểm phát triển du lịch thì “Vùng bờ biển”

là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển- lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách Đó thường là khu vực vùng bờ có bãi cát, các vách biển và dải đất hẹp ven biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch

Khu vực biển ven bờ được khai thác bao gồm bãi tắm vùng bờ và phong cảnh ven bờ Vùng ven bờ thường được hiểu là nơi tương tác giữa đất và biển bao gồm môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận Theo IUCN (1986), vùng ven

bờ được định nghĩa: “Là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh

Trang 13

giới về biển được xác định bởi các giới hạn của các ảnh hưởng về đất và nước ngọt đến biển.”

Thuật ngữ biển được sử dụng trong luận văn được hiểu là vùng bờ biển bao gồm khu vực biển ven bờ và phần thềm lục địa nông ven quanh các đảo mà ở đó có thể tổ chức được các hoạt động du lịch như tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, các hoạt động vui chơi giải trí, vv

b Đảo

Khái niệm đảo cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Theo từ điển tiếng Việt

“Đảo là khoảng đất đá lớn nổi lên giữa sông, biển” Có quan điểm cho rằng “Đảo là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất trong mối tương tác giữa biển và lục địa” Theo tác giả Nguyễn Văn Phòng trong cuốn bách khoa về biển “Đảo là phần đất bị bao bọc xung quanh bởi nước, thường xuyên nhô cao lên, không bị ngập khi thủy triều lên cao nhất” Về nguồn gốc hình thành đảo có thể là một phần của lục địa do quá trình tách dần và lún xuống của lục địa gây ra hoặc do

hoạt động của núi lửa dưới đáy biển tạo nên

Việt Nam hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích là 1.720,8754 km² và phân bố chủ yếu ở ven bờ biển vùng Đông Bắc (2.321 đảo) Các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có trên 100 đảo còn lại trải rải rác

ở ven biển miền trung Tại Phú Yên có các đảo gần bờ có thể khai thác các hoạt động du lịch như Cù lao Ông Xá, hòn Mù U, Nhất Tự Sơn, Hòn Than, Hòn Dứa, Hòn Chùa, Hòn Nưa Khoảng cách từ đất liền và các đảo rất khác nhau: Đảo Hòn Chùa chỉ cách đất liền 1,2 km, đảo Cát Bà (Hải Phòng) cách đất liền 4 km, Hòn Tre (Nha Trang) cách đất liền 3km, Phú Quôc (Kiên Giang) cách Hà Tiên 45km, Thổ Chu cách cửa Ông Đốc Kiên Giang 146km, Hoàng Sa cách Đà Nẵng 350km, Trường Sa cách Cam Ranh 450km, v.v

Về diện tích tự nhiên, 97% các đảo nhỏ hơn 0,5km2 Các đảo lớn từ 1km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10 km2

đến 567 km2 Trong luận văn khái niệm đảo được hiểu là các đảo ven bờ có tiềm năng du lịch và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch

Trang 14

Vị trí các đảo được nghiên cứu trong luận văn chính là các đảo ven bờ có tiền năng phát triển du lịch biển đảo như các đảo Hòn Chùa, Hòn Than, Nhất Tự Sơn,v.v

1.1.2 Du lịch biển đảo

Du lịch biển đảo có thể được hiểu là loại hình du lịch được phát triển ở khu vực ven biển và các hòn đảo gần bờ nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,v.v trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển đảo bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên biển đảo: Là các điều kiện tự nhiên của biển đảo khai thác vào hoạt động du lịch như: phong cảnh ven biển, hệ sinh thái ven biển và dưới biển, các đặc sản biển, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày, nhiệt

độ trung bình của nước biển, độ mặn của nước biển, độ dốc của các bãi biển, cường

độ gió, thủy triều, sóng biển,v.v

Tài nguyên du lịch nhân văn biển đảo là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch biển đảo như các viện bảo tàng hải dương học, các làng xã ven biển với các nghề thủ công đặc trưng, các di tích đặc trưng của một triều đại hay một nền văn minh cổ xưa,v.v

1.1.3 Sản phẩm du lịch biển đảo

a Sản phẩm du lịch

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm du lịch:

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ du lịch cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [Điều 4, chương 1, luật du lịch,

2005]

Theo Trần Ngọc Nam “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành

phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [Trang 12,11]

Trang 15

Khi phát triển quan niệm các thành phần từ quan điểm du lịch, Medlik và Middleton đã khẳng định từ hai thập kỷ trước đây rằng, “Theo khái niệm của ngành

du lịch, sản phẩm du lịch là trải nghiệm trọn vẹn từ thời gian con người ra khỏi nhà

đến khi họ trở về” Do đó “Sản phẩm du lịch được coi là một hỗn hợp 3 thành phần

chính là sự cuốn hút; trang thiết bị, tiện nghi và khả năng tiếp cận điểm đến”

Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch là hệ thống giao thông vận chuyển khách

du lịch từ điểm xuất phát đến điểm đến tham quan du lịch

Như vậy sản phẩm du lịch có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và được hiểu ở nhiều phạm vi khác nhau:

Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch được gắn với những dịch vụ cụ thể,

đó là: biển, đảo, núi, sông, hồ, di tích, danh thắng, công trình, lễ hội, làng nghề.v.v phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch

Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch được gắn liền với những dịch vụ cụ thể như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm, các dịch

vụ bổ sung,v.v

Ở phạm vi tour du lịch, sản phẩm du lịch được gắn liền với những sản phẩm

cụ thể, đó là những chương trình du lịch, những dịch vụ trọn gói hoặc từng phần bán ra phù hợp với nhu cầu của khách du lịch

Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là tài nguyên du lịch và dịch vụ du

lịch, hàng hóa tiện nghi cung ứng cho khách du lịch Là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ chức kinh doanh

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w