Trong thực tế, Tâm lý học là một ngành khoa học rất đặc thù và người hành nghề trợ giúp trong tâm lý học cũng là người phải đối diện với rất nhiều nguy cơ về việc vi phạm đạo đức nghề ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ THỊ NGA
ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ TRỢ GIÚP TÂM LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS Trần Thị Minh Đức
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Trần Thị Minh Đức đã hướng dẫn tận tình từ khi hình thành ý tưởng, triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản hoàn chỉnh Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài này
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi đã dạy tôi những tri thức khoa học từ khi tôi là học viên và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ đề tài
Mặc dù nhận được sự hướng dẫn rất tận tình từ giáo viên hướng dẫn cùng với sự nỗ lực của bản thân trong quá trình hoàn thành luận văn, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét
và góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Vũ Thị Nga
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MQHTGTL Mối quan hệ trợ giúp tâm lý
CCPA Hiệp hội tƣ vấn và trị liệu tâm lý Canada
BACP Hiệp hội tƣ vấn và trị liệu tâm lý Anh
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA TÂM LÝ HỌC 6
1 Tổng quan các nghiên cứu đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học 6
1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.1 Những nghiên cứu lý luận về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 6
1.1.2 Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 19
1.2 Những nghiên cứu trong nước 26
1.2.1 Các nghiên cứu về lý luận về đạo đức trong tâm lý học 27
1.2.2 Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong tâm lý học 27
2 Một số khái niệm cơ bản 30
2.1 Đạo đức 30
2.2 Đạo đức nghề nghiệp 31
2.3 Đạo đức nghề tâm lý 32
2.3.1.Mối quan hệ trợ giúp tâm lý 32
2.3.2.Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học 34
Tiểu kết chương 1 40
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 42
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 42
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 42
2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu 42
2.2 Tổ chức nghiên cứu 43
2.2.1 Tiến trình nghiên cứu 43
Trang 72.2.2 Nội dung nghiên cứu 44
2.3 Phương pháp nghiên cứu 44
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 44
2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 44
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 47
2.3.4 Phương pháp mô tả trường hợp 47
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (SPSS) 47
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ TRỢ GIÚP TÂM LÝ 51
3.1 Thực trạng đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của nhà tâm lý học thực hành 51
3.1.1 Thực trạng nhận thức của nhà tâm lý học thực hành về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 51
3.1.2 Thực trạng hành vi đạo đức của nhà tâm lý học thực hành trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 66
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 82
3.2.1 Yếu tố chủ quan 82
3.2.2 Các yếu tố khách quan 84
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Khuynh hướng tiếp cận dựa trên giá trị đạo đức cá nhân và đạo đức hành nghề 39 Bảng 2.1: Phân loại mẫu nghiên cứu 42 Bảng 2.2: Thang đánh giá điểm trung bình hành vi đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của nhà tâm lý học thực hành 49 Bảng 3.1: Nhận thức của nhà tâm lý thực hành về đạo đức nghề nghiệp trong khía cạnh tôn trọng khách hàng 52 Bảng 3.2: Nhận thức của nhà tâm lý về khía cạnh bảo mật thông tin 54 Bảng 3.3: tương quan về nhận thức về các khía cạnh khác nhau trong việc tránh tham gia vào các mối quan hệ kép của nhà tâm lý học thực hành 61 Bảng 3.4: Nhận thức của nhà tâm lý học thực hành về khía cạnh Tránh tìm kiếm lợi ích cá nhân trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý 65 Bảng 3.5: Hành vi đạo đức của các nhà tâm lý học thực hành về việc tôn trọng khách hàng (% số người vi phạm các hành vi đạo đức) 67 Bảng 3.6: Hành vi đạo đức của các nhà tâm lý học thực hành về khía cạnh bảo mật thông tin của khách hàng 69 Bảng 3.7: Hành vi đạo đức của nhà tâm lý học thực hành trong việc tránh tham gia vào các mối quan hệ kép 74 Bảng 3.8: Hành vi đạo đức của nhà tâm lý học thực hành trong khía cạnh tránh tìm kiếm lợi ích cá nhân 80 Bảng 3.9: Mối tương quan giữa hứng thú làm việc và các hành vi đạo đức của nhà tâm lý học thực hành 83 Bảng 3.10: Mối tương quan giữa các yếu tố khách quan từ nơi làm việc và
hành vi đạo đức của nhà tâm lý 84 Bảng 3.11: Mối tương quan giữa các yếu tố khách quan và hành vi đạo đức của nhà tâm lý học 85
Trang 9DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Nhận thức của nhà tâm lý thực hành về khía cạnh Quyền được thông tin 57 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của nhà tâm lý thực hành về đạo đức trong khía cạnh tránh tham gia vào mối quan hệ kép 60 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của nhà tâm lý thực hành về đạo đức trong khía cạnh tránh làm tổn hại cho khách hàng 63 Biểu đồ 3.4: Phần trăm số người chưa từng vi phạm đạo đức trong các tình huống
về bảo mật thông tin của khách hàng 70 Biểu đồ 3.5: Hành vi đạo đức của nhà tâm lý thực hành trong việc bảo vệ thông tin của thân chủ 72 Biểu đồ 3.6: Hành vi đạo đức của nhà tâm lý học trong việc tránh làm tổn hại tới khách hàng 77
Trang 10mà ta gọi là đạo đức nghề nghiệp Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu
bộ quy điều đạo đức nghề nghiệp Có thể nói, đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp
Riêng với ngành Tâm lý học, các nhà tâm lý trên khắp thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề đạo đức cả trong đào tạo và thực hành Các bộ quy điều đạo đức nghề tâm lý được xây dựng căn cứ vào những giá trị trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người với tư cách là một tập hợp những kiến thức và các kỹ năng thực hành của khoa học Tâm lý; không chỉ với tầm vóc của một ngành khoa học nghiên cứu con người mà còn thể hiện các mối quan hệ chính trị và đạo đức xã hội Tuy nhiên, trong nghiên cứu về: “Đạo đức của nhà thực hành trị liệu: những niềm tin và hành vi của các nhà tâm lý học thực hành” của Pope, Kenneth S, Barbara G Tabachnick và Patricia Keith-Spiegel, nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa ra 83 hành
vi về vi phạm đạo đức nghề nghiệp khảo sát trên 1000 người làm tâm lý thực hành tại Mỹ năm 1987 Nghiên cứu chỉ ra rằng: hầu hết số người được hỏi có tham gia vào ít nhất một trong số 83 hành vi được xem là có vi phạm đạo đức – phi đạo đức [26]
Trong thực tế, Tâm lý học là một ngành khoa học rất đặc thù và người hành nghề trợ giúp trong tâm lý học cũng là người phải đối diện với rất nhiều nguy cơ về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là đạo đức trong mối quan hệ với khách hàng Khi một người đang bị tổn thương tâm lý, sợ hãi hay bối rối họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu, tham vấn tâm lý Họ có thể nói chuyện với các nhà tham vấn, trị liệu của họ về những suy nghĩ, cảm xúc, sự kiện và hành vi
mà họ sẽ không bao giờ tiết lộ cho bất cứ ai khác Cũng chính vì điều này mà các
Trang 11mối quan hệ tham vấn, trị liệu trở nên cực kỳ nhạy cảm giữa người làm trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp và khách hàng do đặc trưng của sự tổn thương tâm lý sẵn có
từ khách hàng và niềm tin tuyệt đối của họ vào nhà tâm lý của mình Thực tế, vẫn
có một thiểu số tương đối nhỏ các nhà tâm lý thực hành tận dụng sự tin tưởng của khách hàng và sức mạnh vốn có trong vai trò của người trợ giúp đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho khách hàng Trong mỗi bản quy điều đạo đức ở các nước
có ngành tâm lý học phát triển đều đưa ra những điều lệ cấm việc lạm dụng niềm tin của khách hàng, lợi dụng việc dễ bị tổn thương và quyền lực của người làm trợ giúp thông qua các quy định cấp phép Tùy vào từng mức độ, sự vô tình hay cố ý những vi phạm đạo đức đó bị cáo buộc là một sai lầm cá nhân, một số quốc gia đã hình sự hóa các hành vi phạm tội
Ở Việt Nam, mặc dù các hoạt động của nghề tâm lý vẫn đang diễn ra và trên
đà phát triển nhưng ở góc độ chăm chữa rối nhiễu tâm lý chưa được chính thức cấp
mã nghề Mặt khác, hiện tại Việt Nam cũng chưa có bất kỳ bộ quy điều đạo đức nào quy định về hành vi đạo đức nghề tâm lý Vì vậy, thực trạng vấn đề đạo đức trong tham vấn, trị liệu tâm lý đang là vấn đề bỏ ngỏ
Xuất phát từ những trăn trở nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý” nhằm góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hành vi đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý thực hành Qua đó, nhìn nhận khách quan về những khó khăn mà các nhà tâm lý đang gặp phải trong việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề và tìm ra các biện pháp để nâng cao đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của những người làm trợ giúp chuyên nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý thực hành; các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức trong quá trình trợ giúp tâm lý cho khách hàng Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng của tham vấn,
Trang 12trị liệu và tránh được một số các sơ suất đạo đức trong quá trình trợ giúp cho khách hàng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp nói chung, đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của người làm tâm lý thực hành nói riêng
3.2 Điều tra, đánh giá thực trạng về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm
lý của tâm lý học và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của các nhà tâm lý trong quá trình trợ giúp khách hàng
3.3 Đóng góp những đề xuất cho việc nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp với khách hàng nói riêng
4 Đối tượng nghiên cứu
Khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý thực hành Trong đó bao gồm các vấn đề về: bảo mật thông tin; quyền được thông tin; mối quan hệ kép – sóng đôi; tôn trọng khách hàng; tránh làm tổn hại tới khách hàng
và tránh tìm kiếm lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với khách hàng
5 Khách thể nghiên cứu
90 người làm tham vấn, trị liệu tâm lý cho khách hàng tại các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý; trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có phòng tư vấn, trị liệu tâm lý; tổng đài tư vấn, hỗ trợ tâm lý hoặc tại phòng khám bệnh viện tâm thần Trong đó, có khoảng 60 người làm việc trực tiếp với khách hàng và 30 người làm việc với khách hàng qua điện thoại
6 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung nghiên cứu, trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của các nhà tâm lý học thực hành trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý giữa các nhà tâm lý học thực hành và khách hàng của họ
Về mặt địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các trung tâm tư vấn; phòng
tư vấn, trị liệu tâm lý; một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có phòng
Trang 13tư vấn, trị liệu tâm lý; một số tổng đài tư vấn - hỗ trợ tâm lý và một số phòng khám bệnh viện có chuyên khoa, phòng tư vấn, trị liệu tâm lý trong địa bàn thành phố Hà Nội
7 Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý thực hành có tương quan thuận với hành vi đạo đức thực tế trong mối quan hệ trợ giúp cho khách hàng của họ cụ thể ở các vấn đề về: bảo mật thông tin; quyền được thông tin; mối quan hệ kép – sóng đôi; tôn trọng khách hàng; tránh làm tổn hại tới khách hàng và tránh tìm kiếm lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với khách hàng Có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề đạo đức hành nghề trong đó yếu tố chủ quan
là nhận thức và hứng thú làm việc và một số yếu tố khách quan: vấn đề chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm làm việc, vấn đề về giám sát chuyên môn là có ảnh hưởng nhiều nhất
8 Ý nghĩa của nghiên cứu
Ở những nước mà ngành tâm lý học tương đối phát triển đều có những bản Quy điều đạo đức riêng được thiết lập và liên tục điều chỉnh bởi các hiệp hội ngành nghề hay Ủy ban cấp bằng Điều tra của Heilein và cộng sự năm 2003 đã chỉ ra là các nhà tham vấn chuyên nghiệp được cấp phép hành nghề bậc cao có mức độ chấp hành các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao hơn đáng kể so với những người hành nghề chưa có chứng nhận [dẫn theo 3] Trong khi đó, tại Việt Nam nhiều người tham gia công việc trợ giúp tâm lý cho khách hàng nhưng không được đào tạo chuyên về tâm lý và những người được đào tạo về tâm lý thì chất lượng đào tạo cũng không ổn định ở những môi trường đào tạo khác nhau Chính vì vậy, việc chỉ
ra thực trạng đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học sẽ góp phần cho bức tranh toàn cảnh của thực trạng tham vấn, trị liệu tâm lý tại Việt Nam Qua
đó, có những đề xuất nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp và cải thiện tình trạng đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý
9 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Trang 149.1 Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản
Sử dụng phương pháp này nghiên cứu lý luận về đạo đức nghề tâm lý nói chung và đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học nói riêng
9.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phiếu hỏi dành cho các nhà tâm lý đang làm công việc trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp cho khách hàng
có thâm niên trong nghề tâm lý trong các lĩnh vực: giảng dạy, thực hành trợ giúp tâm lý và nghiên cứu tâm lý
9.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích những số liệu thu được phục
vụ cho đề tài
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý học thực hành
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ TRỢ GIÚP
TÂM LÝ CỦA TÂM LÝ HỌC
1 Tổng quan các nghiên cứu đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học
1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Những nghiên cứu lý luận về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý
Bản quy điều đầu tiên ra đời đánh dấu sự phát triển chuyên nghiệp của nghề tâm lý vào năm 1953, được viết bởi Donald Super – chủ tịch hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ; được đưa ra thảo luận và thông qua vào năm 1961 Năm 1967 bản nguyên tắc này được sửa lại lần thứ hai và từ đó cứ khoảng 7 năm lại được điều chỉnh một lần [35] Từ đó cho đến nay, rất nhiều các hiệp hội các nhà tâm lý học được thành lập
và hình thành nên những bộ quy diều đạo đức nghề tâm lý mang những đặc thù riêng của quốc gia, khu vực Những tiêu chí cụ thể trong các bộ quy điều đạo đức hành nghề là sự cụ thể hóa các nguyên tắc chung để đưa ra các quy định về năng lực, trách nhiệm của nhà tâm lý; mối quan hệ giữa nhà tâm lý và khách hàng của họ; tính bí mật, các phương pháp trong đánh giá sử dụng trắc nghiệm; mối quan hệ nghề nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy Xuất phát từ đặc trưng nghề nghiệp, một nhà tâm
lý thường có những công việc chính thuộc vào những nhóm như: đánh giá tâm lý, trị liệu, giảng dạy và nghiên cứu Chính vì vậy, có nhiều nét tương đồng về các nhóm quy điều đạo đức trong hầu hết các bản quy điều đạo đức tâm lý các nước khác nhau và phần đa tập trung vào bốn nhiêm vụ này
Yếu tố con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định giá trị, vị thế của bất kể một ngành nghề nào đặc biệt là các ngành nghề trợ giúp Tâm lý học cũng vậy, trong hầu hết các bộ quy điều đạo đức nghề nghiệp những yếu tố về năng lực, trách nhiệm và phẩm chất của người làm nghề luôn được đặt lên hàng đầu Về phần trách nhiệm, bộ quy điều đạo đức của hiệp hội tâm lý Mỹ (2010) có viết: “nhà tâm lý học cần lập được mối quan hệ tin cậy với những người mà họ làm việc Họ
Trang 16nhận thức được trách nhiệm chuyên nghiệp và khoa học của mình cho xã hội và cộng đồng cụ thể mà họ làm việc” Bên cạnh đó, “các nhà tâm lý duy trì các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của ứng xử, làm rõ vai trò và nghĩa vụ nghề nghiệp của mình, chấp nhận trách nhiệm phù hợp với hành vi của họ và tìm cách quản lý xung đột lợi ích mà có thể dẫn đến việc khai thác hoặc gây tổn hại cho khách hàng Các nhà tâm
lý tham khảo ý kiến hoặc hợp tác với các chuyên gia và các tổ chức trong phạm vi cần thiết để phục vụ lợi ích tốt nhất của những người mà họ làm việc” Ngoài ra hầu hết các bản quy điều đạo đức cũng có quy định khá cụ thể về vấn đề năng lực và thẩm quyền của nhà tâm lý học, trong đó điều B.1.2 của (APS – 2007) có viết “các nhà tâm lý chỉ cung cấp dịch vụ trong khả năng chuyên môn của họ” Chính vì vậy
“nhà tâm lý học cần tới sự giám sát chuyên nghiệp hoặc được tham vấn để luôn duy trì được năng lực chuyên môn phù hợp”
Là một ngành khoa học nhân văn, các quy điều đạo đức tâm lý được thiết lập dành riêng trong “mối quan hệ với con người” thường rất chặt chẽ Các mối quan hệ người - người trong tâm lý học có thể kể đến như: mối quan hệ với khách hàng; mối quan hệ với đồng nghiệp; mối quan hệ với cấp trên Trong hầu hết các bộ quy điều đạo đức một số nước như: Canada, philipines, Úc… đều có sự phân chia và quy định rõ ràng các quy điều dành cho các nhà tâm lý trong từng mối quan hệ nêu trên, duy chỉ có bản sửa đổi năm 2010 của hiệp hội tâm lý Mỹ gộp chung lại thành các quy điều đạo đức về “quan hệ con người” Trong phần này, bản quy điều có quy định rõ về việc tránh việc phân biệt đối xử; tránh việc quấy rối, sách nhiễu; tránh làm tổn hai đến khách hàng; các vấn đề về mối quan hệ kép; việc hợp tác với các chuyên gia khác; xung đột lợi ích; về việc tìm kiếm lợi ích cá nhân cho đến quyền được thông tin và một số các quy định về dịch vụ trợ giúp
Bên cạnh các quy định về “con người”; “mối quan hệ” các bản quy tắc đều tập trung đưa ra quy định về chuyên môn như các vấn đề về phương pháp đánh giá; can thiệp, viết báo cáo; các quy định về nghiên cứu; đào tạo Một phần đặc biệt quan trọng khác trong các bản quy điều đạo đức ngành tâm lý đó là “Tính bí mật” Tính
bí mật được quy định xuyên suốt trong hầu hết các quy định về “hồ sơ”, “mối quan
Trang 17hệ với khách hàng” về “quyền thông tin”… Cuối cùng là các quy định về dịch vụ như: phí và thù lao; yêu cầu về bản cam kết Mỗi bản quy điều đạo đức đều cung cấp các quy tắc được sử dụng làm quy chuẩn áp dụng trong quá trình làm công việc trợ giúp
Tuy nhiên, tất cả các bản quy điều đạo đức nghề tâm lý nói trên hay ngay cả những bản quy tắc đạo đức của các nước có ngành tâm lý phát triển bậc nhất trên thế giới cũng không thể và không nhằm mục đích cung cấp câu trả lời cho tất cả các
“các tình huống khó xử đạo đức” về vấn đề đạo đức một nhà tâm lý học có thể phải đối mặt Chính vì vậy, trong phần kết luận của bộ quy điều đạo đức ngành tâm lý của hiệp hội tâm lý Anh có viết: “Điều quan trọng là phải nhớ được, hiểu được các quy điều đạo đức để áp dụng và để giải quyết các tình huống khó xử đạo đức” [39] Nhìn chung, có thể nói tùy vào mỗi quốc gia khác nhau thì cấu trúc và nội dung của bản quy điều đạo đức nghề tâm lý có khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản mỗi bản quy điều đạo đức nghề này đều đáp ứng được các nội dung về: một số nguyên tắc chung về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, vấn đề tôn trọng; thẩm quyền; quan hệ con người; các vấn đề liên quan đến bảo mật; các vấn đề về xung đột lợi ích hay đưa ra các quyết định đạo đức; các vấn đề về quảng cáo; thu phí; các vấn đề về giáo dục, đào tạo và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, công bố, xuất bản
Hầu hết các nước có ngành tâm lý học tương đối phát triển đến phát triển ở trên thế giới đều đã có bộ quy điều đạo đức riêng cho hiệp hội các nhà tâm lý học quốc gia đó Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tham khảo và trích dẫn các nghiên cứu về mặt lý luận là các quy tắc đạo đức nghề nghiệp về khía cạnh “đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp của các nhà tâm lý học” từ một số các bản Quy điều đạo đức từ các nước có ngành tâm lý phát triển trên thế giới như sau: Hiệp hội tâm
lý Mỹ (2010); Hội tham vấn và Trị liệu tâm lý Canada (2007); Hiệp hội tâm lý Úc ( 2007); Hiệp hội tâm lý Anh (2009); Hiệp hội tư vấn và trị liệu tâm lý Anh (2016); Hiệp hội tâm lý của Philippines (2009) Riêng phần đạo đức về “Mối quan hệ trợ giúp – mối quan hệ với khách hàng” ở mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội tâm lý lại có một cấu trúc khác nhau và một số quy định khác nhau Tuy nhiên, vẫn có những điểm
Trang 18quy định tương đối đồng nhất cho người làm trợ giúp chuyên nghiệp trong mối quan hệ với khách hàng của mình ở các quốc gia này Xem xét bảng thống kê những quy điều đạo đức về mối quan hệ trợ giúp chuyên nghiệp – mối quan hệ với khách hàng (xem bảng 1.1 ở phụ lục) của nhà tâm lý thực hành trong quá trình cung cấp dịch vụ tâm lý của năm nước: (1) Philipines, (2) Mỹ, (3) Úc, (4) Canada, (5) Anh cho thấy:
Thứ nhất, trong các vấn đề liên quan đến “lợi ích của khách hàng”, phúc lợi
được hiểu là lợi ích mà mọi người có thể được hưởng không phải trả tiền hoặc chỉ phải trả một phần Trong mỗi bản quy điều đạo đức, vấn đề phúc lợi được đặt ra với mục đích hướng tới việc tối đa hóa quyền lợi của khách hàng Điều 1 mục “cam kết với khách hàng” của BACP (2016) có viết: “Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu tiên” Trong đó, phúc lợi của khách hàng được thực hiện bằng cách nhà tâm lý làm việc trong phạm vi thẩm quyền của mình; thường xuyên cập nhật những kỹ năng và kiến thức để nâng cao tay nghề; thực hiện việc cộng tác với các đồng nghiệp khác để nâng cao chất lượng của dịch vụ [40]
Một khi quyền lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu thì các vấn đề về tìm kiếm lợi ích cá nhân của nhà tâm lý trong mối quan hệ với thân chủ cũng như các vấn đề về xung đột lợi ích đều cần xem xét và giải quyết với quyền ưu tiên thuộc về khách hàng Về vấn đề xung đột lợi ích và tìm kiếm lợi ích cá nhân trong CAC -
2010 điều 3.06 có viết “nhà tâm lý học không tham gia vào một mối quan hệ nghề nghiệp khi cá nhân, khoa học, nghề, pháp lý, tài chính hay lợi ích hoặc các mối quan hệ có thể sẽ (1) làm giảm tính khách quan, thẩm quyền hoặc hiệu quả của họ trong việc thực hiện chức năng của một nhà tâm lý hoặc (2) với mục đích tìm kiếm lợi ích cá nhân, làm tổn hại cho cá nhân hoặc tổ chức dựa trên mối quan hệ chuyên nghiệp” Cùng bàn về điều này, PAP – 2009 điều F quy định về vấn đề xung đột cá nhân: “Khi chúng ta nhận thức được các vấn đề cá nhân có thể ảnh hưởng vai trò, nhiệm vụ trong công việc chúng ta phải có biện pháp thích hợp như tham khảo ý kiến chuyên gia và xác định xem chúng ta nên hạn chế, tạm ngừng hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ” Mỗi bản quy điều đạo đức tâm lý đều hướng tới việc giảm
Trang 19thiểu tối đa các tổn hại, đồng thời tối đa hóa lợi ích của khách hàng; điều này được thể hiện rất rõ trong phần lợi ích của khách hàng nói chung, phúc lợi nói riêng của mỗi bản quy điều đạo đức nghề tâm lý
Thứ hai, Tôn trọng khách hàng được đánh giá thông qua một số tiêu chí như:
Tôn trọng phẩm giá và giá trị; tôn trọng khách biệt; tôn trọng quyền tự quyết và tôn trong quyền riêng tư Trong nguyên tắc E quy định về việc Tôn trọng quyền và nhân phẩm của APA (2010) có viết: “nhà tâm lý học tôn trọng nhân phẩm, giá trị của tất
cả mọi người, quyền của riêng tư cá nhân, bảo mật và quyền tự quyết Các nhà tâm
lý học cần nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ các quyền và phúc lợi của khách hàng trên nền tảng tôn trọng quyền tự quyết của họ Các nhà tâm lý nhận thức
và tôn trọng văn hóa, cá nhân dựa vào tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, khuyết tật, ngôn ngữ và tình trạng kinh tế xã hội và xem xét các yếu tố này khi làm việc với các thành viên của các nhóm này” Bên cạnh đó, bộ quy điều này cũng có quy định: “các nhà tâm
lý học cố gắng loại bỏ thành kiến và không cố ý tham gia vào hoặc bỏ qua các hoạt động của đồng nghiệp khi họ có định kiến về thân chủ của họ” Định kiến hay thành kiến được hiểu là quan điểm cá nhân hoặc nhóm người về một số người, nhóm người hoặc vấn đề Trong thực tế, một sự vật, sự việc, người hoặc nhóm người có thể bị định kiến đối với nhóm người này, ở nền văn hóa này những lại hoàn toàn bình thường với một số đối tượng khác hoặc ở nền văn hóa khác
Thông thường, phần đa mọi người có xu hướng tin hoặc dễ bị củng cố niềm tin vào những định kiến có sẵn Riêng với nhà tâm lý học trước khi trợ giúp được cho người khác thì bản thân nhà tâm lý bắt buộc phải phá bỏ hoặc không tham gia vào việc có định kiến, thành kiến về sự vật, sự việc, người hoặc một nhóm người trong
xã hội; chấp nhận thân chủ và vấn đề của họ như nó vốn có Điều C.3 khi quy định các vấn đề về khách hàng trong PAP – 2009 có viết: “Chúng tôi không cung cấp dịch vụ cho khách hàng của chúng tôi trong trường hợp khi chúng tôi có thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc không thích hợp để làm trợ giúp” và điều D.4 quy định về mối quan hệ với khách hàng như sau“Chúng tôi không cho phép mối quan hệ trị
Trang 20liệu của chúng tôi với khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm
cá nhân nào về lối sống, giới tính, tuổi tác, khuyết tật, tình dục định hướng, tín ngưỡng và văn hóa” Tương tự như vậy, điều A10 trong quy định về tôn trọng khách hàng của CCPA (2007); điều 3.01 trong bản quy điều đạo đức nghề tâm lý của APA (2010); điều A.1.1 của hiệp hội tâm lý học Úc và điều 1.1.(i) trong nguyên tắc đạo đức thứ IV của BPS (2009) cũng có những quy định tương tự về việc tôn trọng khác biệt và không phân biệt đối xử đối với khách hàng Vậy để có thể tôn trong khách hàng hay ít nhất là không phân biệt đối xử thì điều cơ bản nhất là bản thân nhà tâm lý phải là một người cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần Tôn trọng khách hàng còn thể hiện ở việc tôn trọng quyền tự quyết của khách hàng Trong tham vấn tâm lý Tham vấn được hiểu là “tiến trình giúp đỡ chứ không làm hộ cho thân chủ Quá trình tự quyết sẽ giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầu với vấn đề khó khăn của chính mình” [2, 22] Điều 1.4 trong nguyên tắc thứ IV khi quy định về việc tôn trọng khách hàng của BPS (2009) có quy định đối với Tiêu chuẩn
về quyền tự quyết: “các nhà tâm lý nên hỗ trợ để khách hàng thực hiện quyền tự quyết, bên cạnh đó, tùy vào những đặc điểm cá nhân hoặc các hoàn cảnh bên ngoài, nhà tâm lý cố gắng thông cảnh báo về các giới hạn và tôn trọng quyền tự quyết của khách hàng dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể”[40]
Một vấn đề khác trong việc tôn trọng khách hàng là tôn trọng quyền riêng tư Trong lĩnh vực trợ giúp, người làm trợ giúp có vai trò hỗ trợ khách hàng còn việc đón nhận tiếp nhận hoặc quyết định lại hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng của họ giống như câu chuyện về nhà tâm lý và củ hành Khi được hỏi cần bao nhiêu nhà tâm lý học để có thể chuyển dời một củ hành thì câu trả lời là chỉ cần một người nhưng củ hành phải thực sự muốn di chuyển [2, 9] Trong quá trình thu thập thông tin người làm trợ giúp chuyên nghiệp có thể gặp phải rất nhiều trở ngại và một trong những trở ngại đó có thể đến từ chính khách hàng của họ, vì vậy nhà tâm
lý học đôi khi cần tôn trọng và chấp nhận khách hàng - thân chủ của mình vô điều kiện Bởi lẽ đôi khi việc cố tình thu thập thông tin khi thân chủ chưa thực sự sẵn sàng có thể dẫn tới việc gây tổn thương hoặc làm mất niềm tin của khách hàng vào
Trang 21nhà tâm lý Chính vì vậy, việc thu thập thông tin khi khách hàng - thân chủ chưa sẵn sàng hoặc chưa có sự đồng ý của họ được xếp vào việc vi phạm đạo đức về quyền riêng tư Hiệp hội các nhà tâm lý học Úc đã quy định về việc “Thu thập thông tin khách hàng từ các bên lên quan” trong bản quy tắc đạo đức nghề tâm lý tại điều A.7.1 như sau: “trước khi thu thập thông tin về một khách hàng từ một bên liên quan, các nhà tâm lý cần có được sự đồng ý của khách hàng hoặc một người được
uỷ quyền của pháp luật để đại diện cho khách hàng (nếu cần)” Bên cạnh đó, để nhận được sự đồng ý của khách hàng về việc thu thập thông tin từ các bên liên quan điều A.7.4 quy định rõ: “nhà tâm lý cần làm rõ nguồn mà nhà tâm lý có ý định lấy thông tin; đưa ra các giải thích về bản chất, mục đích của việc thu thập thông tin, cách thức thu thập thông tin, việc lưu trữ thông tin và quyền truy cập vào các thông tin được lưu trữ” Đồng thời nhà tâm lý đưa ra quyền lựa chọn và giải thích cho khách hàng của mình về những dự đoán có thể xảy ra khi họ chấp thuận hoặc không chấp thuận, hơn hết quyết định hoàn toàn thuộc về khách hàng đó và nhà tâm lý có nghĩa vụ tôn trọng quyết định từ khách hàng của mình
Thứ ba, về quyền được thông tin, tại điều A.5.3 của APS (2007) có quy định
về việc thông báo về giới hạn bảo mật như sau: “Các nhà tâm lý thông báo cho khách hàng ngay từ đầu bản chất mối quan hệ và hạn chế để bảo mật” Tương tự như vậy trong APA (2010) điều 10.1 có quy định nhà tâm lý cần thông báo “về bản chất và dự đoán liệu trình điều trị, chi phí, sự tham gia của các bên và các giới hạn của bảo mật và cung cấp đầy đủ cơ hội cho các khách hàng để được giải đáp thắc mắc” Bên cạnh đó, các nhà tâm lý cũng cần thông báo cho khách hàng của họ tính chất phát triển của điều trị, những rủi ro tiềm năng liên quan, phương pháp điều trị thay thế có thể có sẵn [35] Về vấn đề hồ sơ, các ghi chép, đánh giá theo điều B7 của CCPA (2007) quy định: “nhà tâm lý hiểu rằng khách hàng có quyền tiếp cận các hồ sơ tư vấn của mình” Quyền được thông tin không chỉ giúp cho tiến trình trị liệu diễn ra thuận lợi khi việc nắm bắt thông tin của cả hai bên được thuận lợi và thông suốt mà còn góp phần tránh làm tổn hại cho chính những người khách hàng Chính vì vậy, việc thực hiện thông báo, cảnh báo các thông tin, các nguy cơ tiềm ẩn
Trang 22là rất quan trọng, theo điều 3.10.B trong APA (2010) “Nhà tâm lý học cần (1) cung cấp một lời giải thích thích hợp, (2) tìm kiếm sự đồng ý của TC, (3) xem xét sở thích của người đó và lợi ích tốt nhất và (4) cần có sự đồng ý của người ủy quyền hợp pháp” Bên cạnh đó, đối với người không có khả năng đưa ra quyết định, cần có người giảm hộ hợp pháp và nhà tâm lý học có nghĩa vụ thông báo phù hợp với khách hàng và người giám hộ hợp pháp của họ Điều B.5 của CCPA (2007) khi quy định về làm việc với trẻ em và người có năng lực giảm bớt có viết: “Tư vấn hiểu rằng cha mẹ hoặc người giám hộ quyền đồng ý, quyết định thay mặt cho trẻ em giảm đi tương xứng với khả năng phát triển của trẻ để tự quyết định”, đồng nghĩa với việc đối với những trẻ lớn hơn có khả năng nhận thức và đưa ra quyết định thì việc có được các thông tin trong các buổi tham vấn, trị liệu vẫn cần sự đồng ý, chấp thuận từ phía trẻ
Thứ tư, về vấn đề bảo mật, đề tài tìm hiểu về “bảo mật thông tin và lưu trữ hồ
sơ” dựa trên một số căn cứ sau: Điều A.5.1 của APS (2009) có viết “Các nhà tâm lý bảo vệ tính bảo mật của thông tin thu được trong quá trình cung cấp các dịch vụ tâm
lý Nhà tâm lý học: (a) đưa ra quy định cho việc duy trì bảo mật trong bộ sưu tập, ghi âm, truy cập, lưu trữ, phổ biến, và xử lý thông tin; và (b) thực hiện các bước hợp
lý để bảo vệ tính bảo mật của thông tin sau khi họ rời khỏi mối quan hệ trợ giúp, hoặc ngừng cung cấp các dịch vụ tâm lý” Điều B2.2 và B2.3 thuộc APS (2007) có quy định: “Các nhà tâm lý giữ hồ sơ tối thiểu bảy năm kể từ lần cuối tiếp xúc khách hàng trừ phi pháp lý hoặc yêu cầu tổ chức của họ chỉ định khác Trong trường hợp
hồ sơ thu thập được trong khi các khách hàng là ít hơn 18 tuổi, tâm lý giữ lại các hồ
sơ ít nhất là cho đến khi khách hàng đó 25 tuổi”.Bên cạnh đó là các giới hạn của bảo mật, CCPA (2007) điều B2 có viết về các trường hợp ngoại lệ của việc bảo mật:“ (1) khi tiết lộ là cần thiết để ngăn chặn mối nguy hiểm rõ ràng và sắp xảy ra cho khách hàng hoặc những người khác; (2) khi yêu cầu pháp lý yêu cầu rằng tài liệu mật được tiết lộ; (3) khi một đứa trẻ cần được bảo vệ” Ngay cả khi bảo cần cần phải phá vỡ nhà tâm lý cũng cần phải có trách nhiệm “Giải thích rõ ràng cho khách hàng tất cả dự kiến của thông tin mà họ sẽ tiết lộ” trích từ điều B2 của PAP (2009)
Trang 23Về việc thu thập thông tin của khách hàng từ các bên liên quan APS (2007) có quy định trong điều A.7.1: “Trước khi thu thập thông tin về một khách hàng từ một bên liên quan, các nhà tâm lý có được sự đồng ý của khách hàng hoặc, nếu có thể, một người được uỷ quyền của pháp luật để đại diện cho khách hàng”
Thứ năm, vấn đề “Tránh tham gia vào mối quan hệ kép”, theo APA (2010) có
quy định: Mối quan hệ kép hay nhiều mối quan hệ xảy ra khi “một nhà tâm lý là trong một vai trò trợ giúp chuyên nghiệp với một người và (1) tại cùng một thời điểm là tham gia một vai trò khác với người đó, (2) cùng một lúc là có quan hệ với
cả người thân hoặc người có mối liên hệ với khách hàng của mình - người mà nhà tâm lý cung cấp dịch vụ tâm lý hoặc (3) hứa hẹn sẽ nhập vào một mối quan hệ trong tương lai với chính khách hàng hoặc một người có liên quan chặt chẽ với khách hàng” Như vậy, một nhà tâm lý cần tránh tham gia vào mối quan hệ kép nếu mối quan hệ đó có thể dự kiến được sẽ làm giảm sự khách quan, thẩm quyền hoặc hiệu quả trong việc thực hiện chức năng của trợ giúp của nhà tâm lý, hoặc có nguy cơ tìm kiếm lợi ích cá nhân hoặc gây tổn hại cho khách hàng Cùng quan điểm trong việc đưa ra quy đinh cho nhà tâm lý học thực hành về việc tránh tham gia vào các mối quan hệ kép, điều B8 trong bộ luật đạo đức nghề tâm lý của CCPA (2014) quy định rằng: “nhà tâm lý làm mọi cách để tránh các mối quan hệ kép với khách hàng, những mối quan hệ có thể làm suy yếu đánh giá chuyên môn hoặc làm tăng nguy cơ gây hại cho khách hàng” Ví dụ về các mối quan hệ kép bao gồm các mối quan hệ không giới hạn có thể là về gia đình, xã hội, tài chính, kinh doanh hoặc quan hệ với người có mối quan hệ, liên hệ với khách hàng của mình
Bên cạnh đó, trong phần quy định các quy điều đạo đức dành cho trị liệu của PAP (2009), khoản D quy định về các mối quan hệ có viết: “nhà tâm lý không tham gia vào các mối quan hệ kép mà có thể lường trước được lợi hay tác động bất lợi đối với khách hàng của mình; duy trì một mối quan hệ chuyên nghiệp với khách hàng, tránh sự tham gia của cảm xúc, không tham gia vào thân mật tình dục với khách hàng điều trị hiện tại, người thân của họ hoặc những người quan trọng của họ; không tham gia vào thân mật tình dục với khách hàng cũ, thân nhân của họ hoặc
Trang 24những người quan trọng với họ trong ít nhất 2 năm sau khi ngưng điều trị” Tuy nhiên, điều E trong PAP (2009) có quy định “nếu các yếu tố là không lường trước được về việc gây hại, mối quan hệ phát sinh nhà tâm lý cần thực hiện các bước hợp
lý để giải quyết sao cho bảo vệ tốt nhất lợi ích của người bị ảnh hưởng và tuân thủ tối đa các luật đạo đức” Quy định về mối quan hệ với khách hàng cũ, điều 10.08 PAP (2010): “Các nhà tâm lý không tham gia vào thân mật tình dục với cựu khách hàng ít nhất là hai năm sau khi ngừng hoặc chấm dứt điều trị” Trong khi đó, CCPA (2007) có quy định tại điều B11 về mối quan hệ với cựu khách hàng: “nhà tâm lý thận trọng về việc gia nhập bất kỳ mối quan hệ nào bao gồm một tình bạn, mối quan
hệ tài chính, xã hội hay kinh doanh” Trong mọi trường hợp, nhà tâm lý cần tìm kiếm tư vấn về quyết định đó và đảm bảo việc giải quyết đầy đủ và chấm dứt mối quan hệ chuyên nghiệp đúng quy định Tuy nhiên sau thời gian quy định người làm trợ giúp chuyên nghiệp muốn chuyển đổi mối quan hệ đối với khách hàng cũ của mình cần đạt các yêu cầu: “sau khi hai năm ngừng hoặc chấm dứt điều trị và không
có quan hệ tình dục với khách hàng cũ, phải chứng minh rằng không có sự khai thác
và chúng minh tất cả các yếu tố có liên quan đều minh bạch bao gồm (1) số lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi điều trị chấm dứt; (2) bản chất, thời gian và cường độ của các liệu pháp;(3) các trường hợp chấm dứt; (4) lịch sử cá nhân của khách hàng; (5) Tình trạng tâm thần hiện tại của khách hàng; (6) khả năng tác động xấu đối với khách hàng và (7) bất kỳ tuyên bố hoặc hành động thực hiện bởi người làm trợ giúp chuyên nghiệp trong quá trình điều trị cho thấy một mối quan hệ tình dục hay lãng mạn kết thúc với khách hàng”
Nhìn chung, khi ở trong một mối quan hệ trợ giúp, việc xuất hiện các mối quan
hệ khác ngoài mối quan hệ chuyên nghiệp như: bạn bè, đối tác kinh doanh, các mối quan hệ xã hội hoặc các mối quan hệ thân thiết trở thành anh chị em, con nuôi… sẽ
ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ trị liệu và hiệu quả trị liệu; một số khác
có thể gây ra tổn thương cho khách hàng Chính vì vậy nhà tâm lý thực hành cần tránh tuyệt đối việc tham gia vào các mối quan hệ kép.Trong phần tôn trọng khách hàng chúng tôi chú trọng vào hai vấn đề: phân biệt đối xử và thu thập thông tin từ
Trang 25các bên liên quan Về việc hiểu biết văn hóa và không phân biệt đối xử tại khoản 3.01 của APA (2010) có viết: “trong hoạt động công việc liên quan của họ, các nhà tâm lý không tham gia vào phân biệt đối xử không công bằng dựa trên tuổi tác, giới tính, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, khuyết tật, tình trạng kinh tế xã hội hoặc cơ sở nào bị cấm bởi luật” hơn thế nữa khi làm việc với khách hàng ngoài vấn đề về con người nhà tâm lý phải chịu rất nhiều những áp lực khác tuy nhiên, điều C.3 khi quy định các vấn đề về khách hàng trong PAP (2009) có viết: “Chúng tôi không cung cấp dịch vụ cho khách hàng của chúng tôi trong trường hợp khi chúng tôi có thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc không thích hợp để làm trợ giúp” và điều D.4 quy định về mối quan
hệ với khách hàng như sau“Chúng tôi không cho phép mối quan hệ trị liệu của chúng tôi với khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm cá nhân nào về lối sống, giới tính, tuổi tác, khuyết tật, tình dục định hướng, tín ngưỡng và văn hóa” Vậy để có thể tôn trong khách hàng và không phân biệt đối xử thì điều cơ bản nhất là bản thân nhà tâm lý phải là một người cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần
Thứ sáu, vấn đề “Tránh làm tổn hại tới khách hàng” trong mối quan hệ trợ
giúp tâm lý Trong vấn đề bảo vệ khách hàng có hai cách thức để bảo vệ: một làm tránh làm tổn hại và hai là làm tăng lợi ích.Việc một nhà tâm lý công tác với những chuyên gia khác trong một vài tình huống cần thiết sẽ giúp cho việc bảo vệ khách hàng và lợi ích của họ Chính vì vậy mà từ chối việc trao đổi vấn đề của khách hàng với các chuyên gia đang làm việc với khách hàng của mình (bác sĩ, luật sư, nhân viên công tác xã hội) cũng được xem là hành động phi đạo đức khi nó làm giảm, có nguy cơ làm giảm lợi ích hoặc làm tổn hại đến khách hàng Điều B8 trong APS (2007) có quy định về việc cộng tác với các chuyên gia khác vì lợi ích của khách hàng: “Để tăng cường và thúc đẩy lợi ích của khách hàng, nhà tâm lý học hợp tác với các chuyên gia khác khi thích hợp và cần thiết để cung cấp hiệu quả trị liệu cho khách hàng của họ” Có cùng nội dung trong việc quy định về “tránh gây hại cho khách hàng”; điều D trong PAP (2009) và điều 3.04 trong APA (2010) quy định: