1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo thực tập Cơ sở vật chất kỹ thuật

30 3,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 204,51 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập cơ sở vật chất kỹ thuật tại một doanh nghiệp sản xuấtBáo cáo bao gồm những chương chính:1. Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại phòng tài chínhkế toán, sơ đồ tổ chức tại bộ phận sản xuất3. Quy trình sản xuất và cơ sở vật chất tại bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BGS.5 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 5

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5

1.3 VỊ THẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG 7

1.4 NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 8

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BGS 10

2.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY Ở PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 12

2.3 SƠ ĐỒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ BỘ PHẬN SẢN XUẤT 20

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, SƠ ĐỒ VẬN HÀNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 23

3.1 CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH THU THẬP ĐƯỢC 23

3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY 23

3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY 24

3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 24

CHƯƠNG 4: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 27

4.1 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 27

4.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY 27

KẾT LUẬN 29

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 30

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay những doanh nghiệp sản xuất chiếm đa số và cónhững đóng góp to lớn đối với mỗi một nền kinh tế Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máytrong doanh nghiệp cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.Chính vì vậy mà em đã làm báo cáo thực tập cơ sở vật chất kĩ thuật tại CÔNG TY CỔPHẦN CÔNG NGHỆ BGS để có thể hiểu được cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệpcũng như cách vận hành của một doanh nghiệp sản xuất

Báo cáo thực tập ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận còn bao gồm 4 chương

Chương 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Công nghệ BGS

Chương 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS

Chương 3: Tình hình sản xuất kinh doanh, sơ đồ vận hành và kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp qua một số chỉ tiêu

Chương 4: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 Bảng biểu

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong năm 2015 và 2016

Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS và toàn ngành nhựa trong năm 2015 và 2016

Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS vàtoàn ngành nhựa trong năm 2015 và 2016

Bảng 4: Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS và toànngành nhựa trong năm 2015 và 2016

2 Sơ đồ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty

Sơ đồ 2.2.1 Sơ đồ tổ chức thu tiền mặt tại Công ty

Sơ đồ 2.2.2 Sơ đồ tổ chức chi tiền mặt tại Công ty

Sơ đồ 2.2.3 Sơ đồ tổ chức nhập kho tại Công ty

Sơ đồ 2.2.4 Sơ đồ tổ chức xuất kho tại Công ty

Sơ đồ 2.2.5 Sơ đồ tổ chức bán hàng tại Công ty

Sơ đồ 2.2.6 Hình thức ghi sổ Nhật ký chung tại Công ty

Sơ đồ 4.2 Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ BGS

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BGS 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.1 Giới thiệu về Công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BGS

Tên tiếng Anh: BGS TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY

Với phương châm “Hợp tác để cùng thành công”, “Chất lượng phải tốt nhất”, “ Giá cảphải rẻ nhất”, “Thời gian giao hàng phải nhanh nhất”, “Sự hài lòng của khách hàng làquan trọng nhất”; và định hướng “Liên tục cải tiến” BGS đã lỗ lực cả về nhân lực, vật lực,xây dựng uy tiến thương hiệu, niềm tin với khách hàng với những sản phẩm doanh nghiệpcung cấp

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Trang 6

1.2.1 Chức năng

Công ty chuyên cung ứng ra ngoài thị trường những sản phẩm nhựa cao cấp như Hộpthực phẩm Biozone, phụ kiện vệ sinh, cốc hai màu cao cấp Biozone, mũ bảo hiểm…1.2.2 Nhiệm vụ

Với trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ quản lý sản xuất chuyên nghiệp, kỹ thuậtlành nghề, công ty BGS mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, tiến độ giao hàngđảm bảo, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu khác nhau của khách hàng.Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật

về sản phẩm của Công ty Tìm hiểu thị trường để xây dựng và thực hiện kế hoạch, nângcao và mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước là nhữngnhiệm vụ cơ bản của Công ty

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh

Ngày 16 tháng 9 năm 2015, Công ty Cổ phần Công nghệ BGS đã thay đổi thông tinđăng ký doanh nghiệp theo số 7189 đến Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kếhoạch Đầu tư Hà Nội

Hiện tại doanh nghiệp đã đăng ký những ngành nghề kinh doanh như sau:

 Sản xuất hóa chất cơ bản – Mã ngành 2011

 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh – Mã ngành 2013

 Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tư; sản xuất mực in và ma tít – Mãngành 2022

 Sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh – Mã ngành 2310

 Sản xuất các cấu kiện kim loại – Mã ngành 2511

 Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy

vi tính) – Mã ngành 2817

 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn – Mã ngành 3311

 Sửa chữa máy móc, thiết bị - Mã ngành 3312

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp – Mã ngành 3320

 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế - Mã ngành 3100

 Xây dựng nhà các loại – Mã ngành 4100

 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ - Mã ngành 4210

 Xây dựng công trình công ích – Mã ngành 4200

Trang 7

 Hoàn thiện công trình xây dựng – Mã ngành 4330

 In ấn – Mã ngành 1811

 Dịch vụ liên quan đến in – Mã ngành 1812

 Quảng cáo – Mã ngành 7310

 Hoạt động tư vấn quản lý – Mã ngành 7020

 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – Mã ngành 8230

 Sản xuất vali, túi xách, yên đệm và các loại sản phẩm tương tự - Mã ngành 1512

 Bán buôn thiết bị linh kiện điện tử viễn thông – Mã ngành 4652

 Bán buôn vật liệu, thiết bị khác lắp đặt trong xây dựng – Mã ngành 4663

 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu – Mã ngành 4669

 Bán buôn thiết bị, máy móc và phụ tùng khác – Mã ngành 4659

 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình – Mã ngành 4649

 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửahàng chuyên doanh – Mã ngành 4752

 Sản xuất sản phẩm plastic – Mã ngành 2220

1.2.4 Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất những sản phẩm nhựa giadụng cao cấp cung ứng cho thị trường trong nước như: Hộp thực phẩm Biozone, phụ kiện

vệ sinh, cốc hai màu cao cấp Biozone, mũ bảo hiểm… với những kích thước đa dạng vàkhác nhau

Dây chuyền công nghệ từ Hàn Quốc và được chuyển giao từ Công ty TNHH HomtexNăng suất của Công ty đạt: 120.000 Hộp/tháng

1.3 VỊ THẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Đối với khách hàng

Với những sản phẩm mà Doanh nghiệp mang tới cho khách hàng như Hộp thực phẩmBiozone, cốc hai màu cao cấp Biozone được sản xuất hoàn toàn bằng nhựa PP cao cấpkhông chứa Bisphenol (BPA-chất gây ung thư) và các sản phẩm của Công ty được Cục

An toàn Vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn tuyệt đối khi sử dụng

trong lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa bát đĩa đã chiếm được sự tin tưởng tuyệt đối từ phíakhách hàng và những người tiêu dùng

Trang 8

Với cách thiết kế bộ sản phẩm với các kích cỡ khác nhau, có thể đặt hộp ở mọi ngănchứa trong tủ lạnh như ngăn đá, các ngăn dưới hay cánh tủ lạnh để tiết kiệm diện tích, cácsản phẩm nhựa gia dụng của Công ty lại càng được khách hàng ưu chuộng bởi sự tiện ích,tiết kiệm và an toàn.

Hộp bảo quản thực phẩm Biozone tuy là một sản phẩm mới nhưng đã nhanh chóng đượctin dùng của các bà nội trợ và trở thành giải pháp tối ưu trong việc bảo quản thực phẩm.1.3.2 Đối với nhà cung cấp

Công ty luôn cam kết thanh toán đúng hạn ghi trong hợp đồng với những nhà cung cấpnguyên vật liệu, các đối tác cung cấp khác và luôn luôn tuân thủ những quy định, cam kếtvới nhà cung cấp

Từ khi thành lập và trải qua quá trình hoạt động cho tới thời điểm hiện tại, Công ty rấthiếm khi xảy ra những trường hợp vi phạm hợp đồng đối với nhà cung cấp và điều nàyđảm bảo cho Công ty những nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh liên tục

1.3.3 Đối thủ cạnh tranh

Ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam mặc dù mới phát triển khoảng hơn 20 năm trở lại đâynhững đã có những bước tiến mạnh mẽ, đóng góp to lớn cho nền kinh tế Chính vì vậynhững doanh nghiệp sản xuất trong ngành nhựa đang cạnh tranh nhau gay gắt trên thịtrường sản xuất nhựa nhằm chiếm lĩnh được thị trường Ngoài một số doanh nghiệp lớnnhư nhựa Bình Minh, nhựa An Phát đã có những thị phần vững chắc thì những doanhnghiệp vừa và nhỏ như Công ty Cổ phần Công nghệ BGS đang gặp phải sự cạnh tranhkhốc liệt từ những đối thủ cùng ngành Điều này dẫn tới việc Công ty cần có những hoạchđịch chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình để không gặp phải những khó khăn từnhững đối thủ cạnh tranh

1.4 NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

1.4.1 Lợi thế

Những sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt, an toàn và giá cả cạnh tranh trên thịtrường; chính vì vậy mà những sản phẩm này được người tiêu dùng đánh giá cao và rấtđược ưu chuộng Đây chính là một lợi thế quan trọng khi sản phẩm của Công ty đã chiếmlĩnh được vị thế trong lòng người tiêu dùng

Trang 9

Với công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị đến từ Hàn Quốc đã đảm bảo cho quá trìnhsản xuất của Công ty diễn ra liên tục, ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của kháchhàng.

Thị trường sản phẩm nhựa Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, không nhữngthế thị trường xuất khẩu nhựa cao cấp sang các khu vực trên thế giới cũng đang hìnhthành mạnh mẽ; điều này là một lợi thế khi Công ty mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp cơ

sở vật chất và hướng tới những sản phẩm nhựa xuất khẩu

1.4.2 Khó khăn

Hiện nay, không chỉ đối với riêng Công ty mà toàn ngành nhựa Việt Nam đang phảinhập khẩu 70-80% nguyên vật liệu đầu vào (như Polypropylen-PP, nhựa Polyetylen-PE,Polystyrene-PS cùng một số phụ gia khác) và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất từ cácnước trong khu vực Châu Á, Châu Âu Điều này khiến quá trình sản xuất nhựa gặp nhiềukhó khăn khi có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài.Một khi nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài bị ảnh hưởng từ những yếu tố như kinh tế,chính trị, xã hội khiến quá trình sản xuất nhựa gặp phải khủng hoảng trầm trọng khikhông có đủ nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất và đây chính là khokhăn mà Công ty cũng như toàn ngành nhựa Việt Nam cần có những biện pháp khắc phụcnhanh chóng trong thời gian sắp tới

1.4.3 Chiến lược phát triển của Công ty

Trong khoảng thời gian ngắn hạn sắp tới, Công ty đang tiến hành nghiên cứu những sảnphẩm nhựa gia dụng cao cấp khác phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn có thểxuất khẩu ra nước ngoài

Đối với chiến lược phát triển dài hạn, Công ty đang chuẩn bị tiến hành mở rộng quy môsản xuất kinh doanh, mở thêm 2-3 xưởng sản xuất tại một số cụm công nghiệp ở các tỉnhthành phía Bắc

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BGS 2.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Công ty cổ phần Công Nghệ BGS có 40 cán bộ công nhân viên chuyên môn bao gồm:

 Ban giám đốc công ty: Giám đốc và phó giám đốc

 Phòng ban nghiệp vụ gồm: Phòng Hành Chính Nhân Sự, Phòng Tài Chính Kế Toán,Phòng Kinh Doanh, Phòng Quản Lý Chất Lượng và Bộ phận Sản Xuất

 Xưởng sản xuất gồm: Quản lý và các trưởng ca

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty

.

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu trong Công ty

a) Giám đốc

 Chịu trách nhiệm về việc phát triển công ty

 Định hướng chiến lược phát triển

 Đưa ra tầm nhìn sứ mệnh công ty

 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

 Tìm kiếm khách hàng và nhà phân phối

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

BỘ PHẬN SẢN XUẤT

P QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

P KINH DOANH

P TÀI CHÍNH

Trang 11

 Đào tạo giáo dục nhân viên

 Cải tiến liên tục tối ưu hiệu suất tối đa lợi nhuận

 Làm công việc kế toán chính xác

 Làm báo cáo lỗ lãi, chi phí, nợ phải thu, nợ phải trả

 Quản lý xuất nhập vật tư, nguyên liệu

 Quản lý kết quả doanh thu hàng ngày đề xuất cho Giám đốc và người quản lý khithấy bất thường

 Làm báo cáo thuế

 Cảnh báo chi phí bất hợp lý , về dòng tiền, về công nợ…

 Dự báo khoản phải chi, khoản phải thu

 Chủ động liên hệ với khách hàng về thu công nợ, thanh toán, giao hàng làm đối tác,khách hàng hài lòng

d) Phòng Kinh doanh

+ Trưởng phòng bán hàng

 Đưa ra chiến lược bán hàng và marketing

 Tìm kiếm khách hàng và nhà phân phối

 Bán hàng

+ Nhân viên kinh doanh

 Chăm sóc khách hàng

 Quản lý nhà phân phối, thúc đẩy nhà phân phối bán hàng

 Quản lý vật tư tồn kho, đề xuất kế hoạch sản xuất, theo dõi công nợ

 Tổng hợp báo cáo bán hàng và thông tin thị trường, đề xuất phương án kinh doanh

 Quản lý website hiệu quả, cập nhật thông tin, viết bài để thu hút khách hàng

 Bán hàng dự án

Trang 12

 Đề xuất mua vật tư sản xuất

 Đề xuất mua nguyên liệu

2.2 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY Ở PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Công ty có 1 kế toán tổng hợp với chức năng và nhiệm vụ như sau:

 Làm công việc kế toán chính xác

 Làm báo cáo lỗ lãi, chi phí, nợ phải thu, nợ phải trả

 Quản lý xuất nhập vật tư, nguyên liệu

 Quản lý kết quả doanh thu hàng ngày đề xuất cho Giám đốc và người quản lý khithấy bất thường

 Làm báo cáo thuế

 Cảnh báo chi phí bất hợp lý , về dòng tiền, về công nợ

 Dự báo khoản phải chi, khoản phải thu

 Chủ động liên hệ với khách hàng về thu công nợ, thanh toán, giao hàng làm đối tác,khách hàng hài lòng

2.2.2 Chuẩn mực, chế độ và chính sách kế toán

 Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm

Trang 13

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồngViệt Nam (VNĐ)

 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ thuế

 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hànhtheo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

 Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Báo cáo tài chínhcủa Công ty được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam vàChế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

 Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Đếnthời điểm khoá sổ lập Báo cáo tài chính Công ty đã in đầy đủ Báo cáo tài chính, sổ

kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Giá gốchàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, các chi phí liên quan trực tiếp khác phátsinh để có được hàng tồn kho ở trong kho

 Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình: Nguyên giá tài sản cố định hữuhình mua sắm bao gồm giá mua, các khoản thuế và các chi phí liên quan trực tiếpđến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định hữuhình

 Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác theo quy định

2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế đã thực sự diễn

ra và hoàn thành trong một hoàn cảnh về không gian và thời gian nhất định

Kế toán của Công ty tổ chức thực hiện hệ thống chứng từ như sau:

a Lựa chọn chứng từ

Các chứng từ phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản cần thiết và có thể có hoặc không cónhững yếu tố bổ sung trên chứng từ

+ Các yếu tố cơ bản

Trang 14

 Tên chứng từ: phản ánh khái quát nội dung của chứng từ hay nội dung của cácnghiệp vụ kinh tế được ghi chép trên chứng từ

 Tên địa chỉ, dấu của đơn vị: họ tên, chữ ký của các cá nhân có liên quan đến nghiệpvụ

 Nội dung kinh tế của nghiệp vụ

 Ngày, tháng và số liệu của chứng từ

 Quy mô của nghiệp vụ

+ Các yếu tố bổ sung

 Phương thức thanh toán

 Thời gian bảo hành

 Định khoản nghiệp vụ kinh tế

b Lập chứng từ

 Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toánđều lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụkinh tế, tài chính

 Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ kịp thời, chính xác theo nội dung

 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không viết tẳ, không tẩyxóa, sửa chữa; khi viết kế toán không dùng bút mực; số và chữ viết liên tục, khôngngắt quãng, chỗ trống gạch chéo Khi viết sai kế toán đã hủy bỏ bằng cách gạchchéo vào chứng từ viết sai

 Chứng từ kế toán lập theo số liên quy định

 Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán chịutrách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán

 Chứng từ được in ra giấy và lưu trữ tại Công ty

Một số chứng từ Công ty thường xuyên sử dụng

 Khi mua hàng: Phiếu nhập kho

 Khi thu, chi tiền: Phiếu thu, phiếu chi

 Khi bán hàng: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho

c Kiểm tra chứng từ

 Kiểm tra chứng từ thông qua việc kiểm tra các yếu tố cơ bản, các yếu tố bổ sung đểxác minh tính đúng đắn và sự chính xác của thông tin được ghi trên chứng từ kế toán

Trang 15

 Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chế độ chứng từ do Nhànước ban hành

 Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ thông quan việc kiểm tra chữ ký của các cá nhânhoặc bộ phận có liên quan đến nghiệp vụ trên chứng từ

d Luân chuyển chứng từ

 Tổ chức chứng từ thu tiền mặt tại Công ty

Sơ đồ 2.2.1 Sơ đồ tổ chức thu tiền mặt tại Công tyTrách nhiệm

(1): Người nộp tiền chuẩn bị nộp tiền, đề nghị nộp tiền

(2): Kế toán viết phiếu thu làm 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký phiếu thu(3): Phiếu thu trình lên giám đốc ký duyệt

(4): Phiếu thu chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ tiền mặt

(5): Thủ quỹ chuyển phiếu thu cho kế toán ghi sổ kế toán

(6): Kế toán lưu phiếu thu

 Tổ chức chứng từ chi tiền mặt tại Công ty

Sơ đồ 2.2.2 Sơ đồ tổ chức chi tiền mặt tại Công ty

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w