1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thực thi pháp luật về tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần qua thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - BIDV

39 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 854,23 KB

Nội dung

Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đo

Trang 1

đại học quốc gia hà nội

khoa luật

nguyễn ngọc trang

thực thi pháp luật về tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng th-ơng mại cổ phần qua thực tiễn ngân hàng th-ơng mại cổ phần

đầu t- và phát triển - bidv

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2016

Trang 2

đại học quốc gia hà nội

khoa luật

nguyễn ngọc trang

thực thi pháp luật về tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng th-ơng mại cổ phần qua thực tiễn ngân hàng th-ơng mại cổ phần

Trang 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Trang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRI ̣ NỘI BỘ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

8

1.1 Khái n iê ̣m, đă ̣c điểm về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ngân hàng thương

mại cổ phần

1.2 Các mô hình quản trị nội bộ ngân hàng thương mại cổ phần 17

1.2.2 Mô hình quản tri ̣ theo hướng chuyên môn hóa 19 1.3 Khái quát về pháp luật quản trị nội bộ ngân hàng thương mại

cổ phần

20

1.3.1 Sự cần thiết của viê ̣c điều chỉnh pháp luâ ̣t đối với quản tri ̣ nô ̣i

bô ̣ ngân hàng thương ma ̣i cổ phần

20

1.3.2 Nô ̣i dung của pháp luâ ̣t về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ngân hàng thương

mại cổ phần

25

Chương 2: QUY ĐI ̣NH CỦA PH ÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ NỘI BỘ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

29

2.1 Quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ngân hàng thương

mại cổ phần hiê ̣n nay

29

Trang 5

2.1.1 Quy đi ̣nh về đa ̣i hô ̣i đồng cổ đông 29 2.1.2 Quy đi ̣nh về Hô ̣i đồng quản tri ̣ 35

2.1.5 Mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n điều hành đă ̣c biê ̣ t trong ngân hàng thương

mại cổ phần

43

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ta ̣i Ngân hàng

thương ma ̣i cổ phần đầu tư và phát triển Viê ̣t Nam

2.2.3 Những ha ̣n chế bất câ ̣p trong quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ta ̣i Ngân hàng

thương ma ̣i cổ phần đầu tư phát triển hiê ̣n nay

60

LUẬT VỀ QUẢN TRI ̣ NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

69

3.1 Đi ̣nh hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ngân

hàng thương ma ̣i cổ phần

69

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị nội bộ ngân hàng

thương ma ̣i cổ phần

73

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BKS : Ban kiểm soát ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ dông HĐQT : Hội đồng quản trị

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

và Nghị định số 59/2009/NĐ-CP

51

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM

đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính ngân hàng không thể thiếu được

Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) là cách gọi ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khi hoạt động

Từ khi Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề quản trị doanh nghiệp đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế Quản trị doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tài chính, đầu tư, nâng cao giá trị tăng trưởng… Các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng với đặc thù là các tổ chức kinh doanh "tiền", có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng có ý nghĩa hơn, nhất là trong trường hợp của nước ta khi ngân hàng đóng vai trò là kênh cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp

Một ngân hàng yếu kém trong quản trị không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền trong hệ thống và ngược lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Hiện nay, tình hình thanh khoản, nợ xấu của các NHTMCP đang rất căng thẳng Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự yếu kém trong quản trị, điều hành của các ngân hàng

Trang 9

Vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng hiện nay đang được điều chỉnh bằng Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM Trong đó, sự

ra đời của Luật các TCTD năm 2010 đã khắc phục được một số quy định tồn tại về quản trị, điều hành NHTM như: nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng giám đốc chưa được phân định rõ ràng và hợp lý dẫn đến tình trạng có những ngân hàng, HĐQT can thiệp quá sâu vào việc điều hành hoặc ngược lại, có những ngân hàng Ban điều hành lấn át HĐQT , hay chưa

có chế độ báo cáo và công bố thông tin rõ ràng, minh bạch dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng Tuy nhiên, hệ thống văn bản điều chỉnh vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng hiện nay thực sự vẫn chưa tương đồng, chưa nghiên cứu áp dụng triệt để các nguyên tắc chung về quản trị của thế giới (các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Ủy ban Basel; các nguyên tắc của OECD) và còn nhiều bất cập như quy định về thành viên HĐQT độc lập, về số vốn tối thiểu của chủ tịch HĐQT,…làm hạn chế hiệu quả quản trị, điều hành ngân hàng

Trước tình trạng số lượng các NHTMCP đang ngày một tăng [11], thì dường như việc quan tâm đến vấn đề quản trị của các ngân hàng đang tồn tại cũng như kế hoạch quản trị cho các ngân hàng sắp được thành lập đang bị bỏ rơi Nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế như HĐQT và Ban điều hành là một, quyền lợi của cổ đông thiểu số không được coi trọng hay sự mâu thuẫn giữa HĐQT và Ban điều hành trên thực tế đã là một trong những lý do làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào các NHTMCP cũng như ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trong điều kiện thị trường tài chính có các yếu tố bất lợi, việc giám sát rủi ro của cơ quan quản lý còn thiếu và yếu, tình hình quản trị của các

Trang 10

TCTD còn hạn chế, bất cập như hiện nay, đối với các NHTMCP ngoài điều kiện vốn, còn cần đến các điều kiện khác như năng lực quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin và nhân lực Trong bối cảnh hiện tại, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ sau đây viết tắt là BIDV ) đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là NHTM nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng luôn đi tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực Do đó nhiều năm liền BIDV không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề

tài nghiên cứu: "Thực thi pháp luật về tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần qua thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV" để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn

công tác tổ chức quản trị của ngân hàng này

2 Tình hình nghiên cứu

Về vấn đề quản trị, thì quản trị trong công ty cổ phần đã được nghiên

cứu trong tổng thể nhiều vấn đề của công ty như: "Quản trị công ty: Giám sát

người quản trị các doanh nghiệp", được in trong sách "Chuyên khảo Luật kinh tế" của tác giả Phạm Duy Nghĩa; "So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam", Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia

do PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (chủ biên); "Báo cáo nghiên cứu rà soát văn

bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp", của

CIEM; "Quản trị công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn

vốn trên thị trường toàn cầu", sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ; các

tài liệu nghiên cứu của CIEM và Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về

dự án xây dựng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thống nhất… và các công

Trang 11

trình có đề cập tới quản trị công ty như: "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty

cổ phần theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", Luận án tiến sĩ Luật học của Ngô Viễn Phú; "Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của

Đậu Anh Tuấn, Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu có đề cập đến

quản trị công ty như: "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp

luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công hoà nhân dân Trung Hoa",

Luận án tiến sĩ Luật học của Ngô Viễn Phú, năm 2004; "Tổ chức quản lý nội

bộ công ty cổ phần - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" Luận văn thạc sĩ Luật

học của Cao Thị Kim Trinh, năm 2004; "Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong

công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"

Luận văn thạc sĩ Luật học của Bùi Minh Nguyệt, năm 2010; Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ

Luâ ̣t ho ̣c của Nguyễn Ngo ̣c Ki m Cương: "Pháp luật về quản lý sử dụng vốn

của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Ba Đình ", bảo vệ tại Khoa Luật - Đa ̣i ho ̣c

Quốc gia Hà Nô ̣i, năm 2014; Luâ ̣n văn thạc sĩ Luâ ̣t ho ̣c của Nguyễn Thi ̣ Lan

Anh: "Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở Viê ̣t

Nam", bảo vệ tại Khoa Luật - Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i, năm 2015

Tuy nhiên, những công trình cu ̣ thể nghiên cứu về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ NHTMCP đă ̣c biê ̣t là nghiên cứu dưới khía ca ̣nh mô ̣t đơn vi ̣ cu ̣ thể như BIDV còn chưa nhiều Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề quản trị nô ̣i bô ̣ và hoạt động trong NHTMC P, và các công trình nghiên cứu về quản trị trong công ty cổ phần như kể trên, thì các đề tài nghiên cứu đầy đủ về vấn đề quản trị nói riêng cho NHTMCP vẫn chưa nhiều Đặc biệt pháp luật quản trị nội bộ ngân hàng gắn liền với việc nghiên cứu thực tiễn áp du ̣ng với ngân hàng thương ma ̣i nhà nước chưa được nghiên cứu Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các quy định về

Trang 12

hoạt động quản trị và điều hành trong NHTMCP Những kiến nghị của đề tài

hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam để quản trị và hoạt động trong NHTMCP được thực hiện một cách tốt hơn, trợ giúp cho hoạt động ngân hàng - tài chính đang phát triển với tốc độ rất nhanh hiện nay đă ̣c biê ̣t là trong bối cảnh nghiên cứu mô ̣t ngân hàng cu ̣ thể là BIDV Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị

3 Mục đích, nhiê ̣m vu ̣ nghiên cƣ́u

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của vấn đề hoạt động và quản trị nô ̣i bô ̣ trong NHTMCP của Việt Nam trên cơ

sở so sánh, phân tích các quy định pháp luật của Việt Nam và các quy tắc của thế giới Trong đó tá c giả có nghiên cứu về tình hình thực tiễn ta ̣i BIDV Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động và quản trị của NHTMCP của nước Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế áp dụng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế Cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ta ̣i BIDV

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn thực hiện những mục tiêu cụ thể như sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM cổ phần , tổ chức quản trị của NHTMCP

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức quản trị của NHTMCP và thực thi pháp luật về tổ chức quản trị của NHTMCP thông qua thực tiễn BIDV Để thực hiện được nhiệm vụ này, luận văn đi sâu vào phân tích thế nào là tô chức quản trị của NHTMCP, việc thực thi pháp luật về

tô chức quản trị của NHTMCP có vai trò như thế nào đối với BIDV nói riêng

Trang 13

và nền kinh tế đang phát triển của nước ta nói chung đồng thời qua đó nắm bắt được thực trạng hệ thống pháp luật về tô chức quản trị của NHTMCP cũng như thực trạng thực thi pháp luật hiện nay

- Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tô chức quản trị của NHTMCP ở Việt Nam cho phù hợp với thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP và thực tiễn áp dụng tại BIDV

Phạm vi nghiên cứu: tác giả sẽ tập trung vào phân tích thực trạng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam, trong đó có đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật về quản trị, điều hành ở BIDV

Phạm vi nghiên cứu về pháp lý của luận văn là các quy định trong

Luâ ̣t các TCTD năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp dụng các quy định về quản trị và hoạt động trong NHTMCP ở Việt Nam, từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình trên thế giới về vấn đề vấn đề này; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam

để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp đô ̣ luâ ̣n văn tha ̣c sĩ luâ ̣t học về vấn đề quản trị nội bộ đối với NHTMCP và thực tiễn áp dụng tại một ngân hàng cu ̣ thể là BIDV

Kết quả nghiên cứu của luâ ̣n văn có thể là tài liê ̣u tham khảo tr ong các trường đa ̣i ho ̣c chuyên ngành luâ ̣t cũng như tài liê ̣u thực tiễn cho hoa ̣t đô ̣ng quản trị nội bộ tại các NHTMCP cụ thể

Trang 14

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị nội bộ ngân hàng thương

mại cổ phần

Chương 2: Quy định của pháp luật về quản trị nội bộ ngân hàng

thương mại cổ phần và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực thi pháp luật về quản trị nội

bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 15

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRI ̣ NỘI BỘ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1 Khái niê ̣m, đă ̣c điểm về quản tri ̣ nô ̣i bô ̣ ngân hàng thương ma ̣i cổ phần

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ngân hàng thương mại cổ phần

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần

Khác với NHNN, là một chủ thể kinh doanh trong đời sống kinh tế, trước tiên NHTM là một loại hình doanh nghiệp Cũng như những doanh nghiệp khác, NHTM sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm dưới hình thức là cung cấp dịch vụ tài chính Tuy nhiên, không giống những doanh nghiệp khác, ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đó vốn và tiền vừa là phương tiện, mục đích và cũng là đối tượng kinh doanh của ngân hàng Vốn tự có của ngân hàng thường thấp và ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, nên kinh doanh ngân hàng thường gắn với rủi ro và ngân hàng phải chấp nhận mức độ mạo hiểm nhất định Các ngân hàng không những phải đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả như những doanh nghiệp khác, mà còn phải đảm bảo nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, tình hình tài chính và rủi ro của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế cũng như tâm lý người dân do bản chất lây lan rủi ro ngân hàng có thể làm rung chuyển toàn hệ thống kinh tế

Như vậy, có thể hiểu NHTM là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận Trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NHTM Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Đạo luật Ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: "Ngân

Trang 16

hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp

vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính" Ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác… [30, tr 14] Như vậy, dù khác nhau song các định nghĩa trên đây đều tiếp cận khái niệm NHTM thông qua hoạt động nghiệp vụ của nó

Với những nghiệp vụ nhiều rủi ro và mang tính ảnh hưởng lớn đến cả một nền kinh tế, các ngân hàng đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước trong hoạt động Bởi vì, nếu một ngân hàng kinh doanh thua lỗ hay bị sụp đổ, sẽ kéo theo hàng loạt những hệ quả và ảnh hưởng nặng nề khác, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến dân chúng gửi tiền Trên thế giới vẫn xảy ra những tranh chấp trong việc định nghĩa ngân hàng là gì Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) được thực hiện trong nền kinh

tế Tuy nhiên, vấn đề là không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi [30, tr 18] Đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng ở đây bao gồm các tổ chức tài chính phi ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Do đó, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh này bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác Do vậy, nếu định nghĩa không rõ ràng, thì một

số tổ chức sẽ luôn tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang lĩnh vực ngân hàng, vốn là ngành cần phải được Nhà nước quản lý chặt chẽ

Trang 17

Pháp luật Việt Nam cũng đã dự liệu được điều này, vấn đề tên gọi các

"ngân hàng" đã được ghi nhận trong văn bản luật gần đây nhất là Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ:

Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng thuật ngữ "ngân hàng" trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng [4]

Ở Việt Nam, tại khoản 2, Điều 4 Luật các TCTD 2010 quy định:

"Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng" Theo đó, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận Như vậy, cơ sở phân biệt NHTM với các hình thức ngân hàng khác là ở "mục tiêu lợi nhuận"

Luật các TCTD không trực tiếp đưa ra khái niệm về NHTM, mà chỉ định nghĩa thông qua các khái niệm ngân hàng và hoạt động ngân hàng Khái niệm NHTM được đề cập ở Nghị định 59/2009/NĐ-CP: "Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật" [4] Trong đó "Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần" [4]

Việc thành lập các ngân hàng ở Việt Nam cũng khác so với các tổ chức khác Sau khi nhận được Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của NHNN, ngân hàng vẫn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Về cơ bản, cơ cấu quản trị ngân hàng vẫn được áp dụng theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngoài ra, với tính chất đặc thù

Trang 18

của ngân hàng nên Luật các TCTD và các văn bản chuyên ngành khác có quy định một số yêu cầu khác chi tiết hơn về các cơ quan tham gia quản trị cũng như điều kiện để trở thành thành viên của các cơ quan này

Trong khi đó theo định nghĩa tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, có định nghĩa các ngân hàng:

- Ngân hàng thương mại nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở

hữu trên 50% vốn điều lệ NHTM nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước

sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ

- Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được tổ chức dưới hình

thức công ty cổ phần

- Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành

lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ) NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam

- Ngân hàng thương mại liên doanh là NHTM được thành lập tại Việt

Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ

sở hợp đồng liên doanh NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam,

có trụ sở chính tại Việt Nam Như vậy, qua từng thời kỳ, cách phân loại về ngân hàng đã có sự khác nhau

Sau đó, trong giai đoa ̣n cơ cấu la ̣i tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của hê ̣ thống ngân hàng nên các NHTM nhà nước đã được chuyển đổi hoạt động với tên gọi thống nhất là các NHTMCP, còn tất các NHTM không phải của nhà nước đều hoạt động dưới mô hình NHTMCP

Trang 19

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu NHTMCP là loại hình TCTD được tổ

chức dưới hình thức công ty cổ phần; được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Thứ nhất, bản thân NHTMCP là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động

của ngân hàng cũng có những "đặc thù" so với các công ty Đó là sự đa dạng về các đối tượng thụ hưởng nên khó quản lý Thành phần tham gia điều hành hoạt động của loại hình doanh nghiệp này hết sức đa dạng, phức tạp và chủ yếu phân chia lợi ích (cổ tức) theo tỷ lệ góp vốn (cổ phần) Các cá nhân, tổ chức góp vốn sẽ đều có những quyền hạn nhất định trong việc tham gia điều hành, quản trị hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, việc điều chỉnh hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể là quan trọng nhưng hết sức phức tạp Nếu không có những quy định hợp lý, sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng phi tổ chức, thiếu thống nhất, hoặc xuất hiện lợi ích nhóm

Thứ hai, NHTMCP là loại hình TCTD kinh doanh nhằm mục đích lợi

nhuận, song vốn tự có thường không ổn định Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn huy động từ xã hội, nhưng nguồn huy động này lại chịu tác động

từ nhiều yếu tố biến động như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế… hoặc đôi khi chỉ là hoạt động của một ngành, một lĩnh vực lớn như bất động sản, chứng khoán… Chính vì vậy, hoạt động của NHTMCP thường chứa đựng tính rủi ro cao Do nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro trong hoạt động thường cao và dễ dẫn đến phá sản Điều này đặt ra những yêu cầu nhất định của việc quản trị điều hành nhằm đưa hoạt động của NHTMCP đi vào ổn định và phát triển

Do đó, việc đưa ra những quy định pháp luật về NHTMCP hợp lý là cực kỳ quan trọng, tạo hành lang pháp lý thống nhất để các chủ thể khi tham gia hoạt động này thực hiện

Thứ ba, NHTMCP là loại hình doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng

trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội, các hoạt động của

Ngày đăng: 11/05/2017, 05:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bích (2007), "Mô hình quản trị trong công ty đại chúng", Hội thảo khoa học: Chuyển đổi mô hình quản trị trong công ty đại chúng, do Thời báo kinh tế Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu phối hợp tổ chức, ngày 06/3/2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản trị trong công ty đại chúng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Năm: 2007
2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2012
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 về đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 về đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
4. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổchức và hoạt của ngân hàng thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổchức và hoạt của ngân hàng thương mại
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
5. Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
6. Stijn Claessens (2010), Tại sao quản trị doanh nghiệp lại quan trọng với Việt Nam: Tầm quan trọng với ngân hàng, Hội nghị bàn tròn Châu Á vềquản trị doanh nghiệp do OECD phối hợp WB tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao quản trị doanh nghiệp lại quan trọng với Việt Nam: Tầm quan trọng với ngân hàng
Tác giả: Stijn Claessens
Năm: 2010
7. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khôi (2003), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Trung tâm Đào tạo từ xa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh
Tác giả: Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khôi
Năm: 2003
8. Bùi Xuân Hải (2006), "So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới", Khoa học pháp lý, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới
Tác giả: Bùi Xuân Hải
Năm: 2006
9. Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông, pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông, pháp luật và thực tiễn
Tác giả: Bùi Xuân Hải
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
10. Bùi Xuân Hải (2011), "Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam", Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Hải
Năm: 2011
11. "Họp đại hội đồng cổ đông và vốn điều lệ của ngân hàng cần được thực tiễn kiểm nghiệm", Ngân hàng, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họp đại hội đồng cổ đông và vốn điều lệ của ngân hàng cần được thực tiễn kiểm nghiệm
12. Khúc Quang Huy (Biên dịch) (2008), Basel II, sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basel II, sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn
Tác giả: Khúc Quang Huy (Biên dịch)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2008
13. Trịnh Thanh Huyền (2009), "Vấn đề quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam", Cổng thông tin điện tử Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Thanh Huyền
Năm: 2009
14. Cao Đình Lành (2007), Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
Tác giả: Cao Đình Lành
Năm: 2007
15. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2010
16. Ngân hàng phát triển Châu Á (2001), Bộ hướng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam, Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19/10/2001, Dự án TA 3353-VIE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ hướng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng phát triển Châu Á
Năm: 2001
17. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo về Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về Luật Kinh tế
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
18. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam, Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam
19. Bùi Minh Nguyệt (2010), Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công tycổ phần theo pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công tycổ phần theo pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Bùi Minh Nguyệt
Năm: 2010
21. Ngô Viễn Phú (2003), "Bàn về tính chất của quyền cổ đông", Nghiên cứu lập pháp, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tính chất của quyền cổ đông
Tác giả: Ngô Viễn Phú
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w