Tại Điều 24 của Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, được ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thẻ thanh toán mới chỉ được giải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o -
NGUYỄN HOÀNG DŨNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o -
NGUYỄN HOÀNG DŨNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác
NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Học viên Cao học khóa 22
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Ngành: 60340201
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
TRANG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại: 1
1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng: 1
1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thẻ tín dụng: 2
1.1.3 Mô tả và phân loại thẻ tín dụng: 4
1.1.4 Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng thẻ tín dụng: 5
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại: 6
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng: 6
1.2.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 8
1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng: 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại: 10
1.4 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại: 16
1.4.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng : 16
1.4.2 Mô hình chấm điểm : 19
1.4.3 Một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng trên thế giới: 21
1.5 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng đề xuất: 23
Trang 51.5.1 Cơ sở của việc lựa chọn mô hình Logistic: 23
1.5.2 Cơ sở lý thuyết mô hình Logistic: 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 31
2.1.1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 31
2.1.2 Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 32
2.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 35
2.2.1 Sự ra đời và phát triển thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: 35
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Vietinbank: 36
2.2.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: 39
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 47
2.3.1 Kết quả đạt được: 47
2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân: 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 53
3.1 Mô hình nghiên cứu: 53
3.1.1 Mục tiêu: 53
3.1.2 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu: 54
Trang 63.1.3 Phương pháp nghiên cứu: 55
3.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 56
3.1.5 Lựa chọn biến số 57
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 59
3.2.1 Mẫu nghiên cứu: 59
3.2.2 Xử lý các biến độc lập: 60
3.2.3 Kết quả thống kê mô tả: 62
3.2.4 Kết quả hồi quy trong mô hình: 63
3.3.5 Phân tích tác động biên của các yếu tố: 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 70
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 72
4.1 Định hướng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 72
4.2 Giải pháp vận dụng tác động các nhân tố nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietinbank: 74
4.2.1 Nhóm giải pháp về thu nhập: 74
4.2.2 Nhóm giải pháp về hạn mức tín dụng: 75
4.2.3 Nhóm giải pháp về tỷ lệ thanh toán thẻ: 75
4.2.4 Tỷ lệ sử dụng thẻ và ứng tiền mặt: 77
4.2.5 Một số giải pháp khác: 79
4.3 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước: 82
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 83 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank giai đoạn 2009-2014 31
Bảng 2.2: Số thẻ tín dụng của Vietinbank phát hành giai đoạn 2009-2014 36
Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm nợ thẻ tín dụng Vietinbank giai đoạn 2009-2014 39
Bảng 2.4: So sánh lãi suất, chi phí cơ bản thẻ tín dụng của 12 ngân hàng 45
Bảng 3.1: Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu 59
Bảng 3.2: Số lượng khách hàng sử dụng trong nghiên cứu 60
Bảng 3.3: Hệ số tương quan cặp các biến độc lập đưa vào mô hình 61
Bảng 3.4: Giới tính và độ tuổi của khách hàng 62
Bảng 3.5: Số liệu thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 63
Bảng 3.6: Kết quả ước lượng hồi quy Logistic các mô hình 64
Bảng 3.7: Tác động biên của các biến 69
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số thẻ tín dụng Vietinbank phát hành từ năm 2009-2014 38
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thẻ tín dụng Vietinbank phát hành năm 2013 38
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thẻ tín dụng Vietinbank phát hành năm 2014 39
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng Vietinbank từ năm 2009-2014 40
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu 57
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ANZ Ngân hàng Australia và New Zealand
ATM Máy rút tiền tự động
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
Citibank Ngân hàng Citibank
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu
HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
VP Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 9Mặc dù thẻ tín dụng đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng số lượng nghiên cứu về rủi ro tín dụng thẻ và các vấn đề có liên quan còn rất hạn chế, điển hình là nghiên cứu của Erdem (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến thẻ tín dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, R Shenbagavalli (2012) về phân tích rủi ro của chủ thẻ tín dụng, hay nghiên cứu của Phylis M Mansfield (2012) về người tiêu dùng và thẻ tín dụng Ở Việt Nam việc nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ chưa thực sự được quan tâm, chỉ mới có nghiên cứu của Trịnh Hoàng Nam
(2013) đăng ở Tạp chí công nghệ Ngân hàng Do đó, tôi chọn đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng thẻ và đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Trang 103 Đối tượng nghiên cứu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Cụ thể là nghiên cứu rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là chủ thẻ tín dụng thông qua việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ nhưng không thể thanh toán hoặc thanh toán chậm các khoản nợ đến hạn
- Về không gian: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2014
5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng thống kê mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập cơ sở dữ liệu thống kê khách hàng
có sử dụng thẻ tín dụng theo tiêu chí lựa chọn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Trên cơ sở dữ liệu này, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
Trang 11dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, tôi sử dụng mô hình Logistic Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng Cụ thể hơn, mô hình này có thể giúp xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng
Việt Nam
Trang 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng:
Theo các quan điểm kinh tế học, thẻ thanh toán có thể được hiểu là “chìa khóa đa năng để chủ thẻ kết nối với các chủ thể khác tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ được thỏa thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình” Thẻ thanh toán “là công cụ thanh toán do tổ chức phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức phát hành thẻ
và chủ thẻ”
Xét từ góc độ luật học, khái niệm thẻ thanh toán đã xuất hiện trong văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1994 mặc dù chưa được định nghĩa chính thức Tại Điều
24 của Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, được ban hành kèm theo Quyết định
số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thẻ thanh
toán mới chỉ được giải thích là “do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động” Cũng tại Điều
24 Thể lệ này, thẻ thanh toán được phân loại gồm thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán
và thẻ tín dụng Thẻ tín dụng, mặc dù chưa được định nghĩa trong văn bản này,
nhưng cũng đã được mô tả như sau: “Thẻ tín dụng áp dụng đối với khách hàng có
đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay tiền Khách hàng chỉ được thanh toán
số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản”
Mới đây nhất, năm 2007, khái niệm về các loại thẻ đã được sửa đổi lại trong
Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
Trang 1315/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Theo đó, không sử dụng khái niệm thẻ thanh toán mà sử dụng khái niệm thẻ ngân hàng và thẻ ngân hàng được
hiểu là “phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận” Thẻ ngân hàng sẽ bao
gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước Khoản 5 Điều 2 Quy chế này có định
nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép Chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ” Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” được hiểu là “việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng”
Các quan điểm nêu trên đều có những hạt nhân cơ bản thể hiện bản chất của thẻ tín dụng Tuy nhiên theo tác giả, thẻ tín dụng cần được định nghĩa sát với bản chất của thẻ hơn nữa Vì lý do đó, tác giả đưa ra định nghĩa sau về thẻ tín dụng:
“Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng phát hành theo thỏa thuận với Chủ thẻ để đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán trong một hạn mức tiền nhất định thông qua việc xác lập quan hệ thanh toán giữa Chủ thẻ với Đơn vị chấp nhận thẻ, đồng thời cũng xác lập quan hệ vay nợ giữa Chủ thẻ với tổ chức đã phát hành thẻ”
Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sự ưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời ở Mỹ như: Trip
Trang 14Charge, Golden Key, Gourment, Guest Club, Esquire Club Năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh đa số thị trường Trong giai đoạn này, phần lớn các thẻ này chỉ dành cho giới doanh nhân và những người giàu có lúc bấy giờ, nhưng các ngân hàng đã dự báo rằng giới bình dân mới là đối tượng
sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai Năm 1960, một ngân hàng lớn của Mỹ là Bank of America đã phát hành thẻ Bank Americard Để mở rộng qui mô hoạt động, ngân hàng này cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực được phát hành thẻ Bank Americard Năm 1966, để cạnh tranh với sự thành công của ngân hàng Bank of America, mười bốn ngân hàng lớn của Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên hàng quốc tế (Interbank Card Association –ICA) và cho ra đời thẻ Master Charge Vào năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard được đổi tên thành thẻ Visa Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và phát triển nhưng không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên phát hành khiến cho tổ chức thẻ Visa nhanh chóng mở rộng thị trường Đến nay, thẻ Visa
có quy mô lớn nhất và số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới Năm
1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc
tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Visa, góp phần đưa thị trường thẻ thanh toán ngày càng phát triển trên toàn cầu
Sau Mỹ, ở các nước châu Âu và tiếp sau là châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi với chất lượng ngày càng cao nhờ vào sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số Ngày nay, ngoài hai loại thẻ Visa và Master đã và đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới, thị trường thẻ còn có một số loại thẻ JCB, Diners Club và AMEX cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn Nhìn chung, các thẻ trên là những loại thẻ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên thế giới Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn và tiện lợi
Trang 151.1.3 Mô tả và phân loại thẻ tín dụng:
1.1.3.1 Căn cứ vào công nghệ sản xuất:
+ Thẻ từ: Là chiếc thẻ nhựa có một dải từ ở mặt sau ghi thông tin về thẻ, chủ thẻ và một phần dành riêng để chứa chữ ký của chủ thẻ
+ Thẻ thông minh: Sử dụng một con chíp máy tính được gắn lên thẻ nhựa với kích thước tương tự như chiếc thẻ từ Khác biệt duy nhất mà chủ thẻ thấy được là một vùng kim loại nhỏ trên mặt thẻ, chứa tiếp xúc điện tử Thẻ cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ Ngoài ra thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao
1.1.3.2 Căn cứ vào chủ thể phát hành:
+ Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ này do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng Nó hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất và nó có thể lưu hành trên toàn cầu
+ Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành : đó là thẻ du lịch, giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners club, Amex …
1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
+ Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia,
do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó
+ Thẻ quốc tế: là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán Nó được khách du lịch rất ưu chuộng vì sự an toàn, tiện lợi
1.1.3.4 Căn cứ vào đối tượng sử dụng:
+ Thẻ công ty: được phát hành cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó
Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân thuộc tổ chức, công ty sử dụng thẻ và chỉ định rõ việc uỷ quyền trong đơn xin phát hành
Trang 16+ Thẻ cá nhân: là loại thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình Thẻ cá nhân gồm hai loại:
- Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng
và cá nhân đó là chủ thẻ chính
- Thẻ phụ: do chủ thẻ chính đứng tên xin phát hành cho một người khác
sử dụng và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi tiêu
1.1.3.5.Căn cứ vào hạng thẻ:
+ Thẻ thường (Standard card): là một loại thẻ tín dụng mà bất kỳ người dùng phổ thông nảo cũng có thể đăng ký mở thẻ, có các tính năng sử dụng cơ bản đồng thời sẽ có thêm những ưu đãi, tiện ích riêng tùy theo ngân hàng
+ Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ phục vụ cho thị trường cao cấp phù hợp với khách hàng có thu nhập cao, có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn
1.1.4 Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng thẻ tín dụng:
1.1.4.1 Nhỏ gọn và tiện lợi
Một chiếc thẻ nhựa có kích cỡ tương đương danh thiếp thông thường thể hiện yếu tố nhỏ gọn Bên cạnh đó, tại các trung tâm mua sắm và đa số các cửa hàng mua bán sản phẩm, dịch vụ đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ đã thể hiện sự tiện lợi vô cùng lớn Thay vì giữ trong bóp thật nhiều tiền mặt, giờ đây chủ thẻ chỉ cần mang chiếc thẻ tín dụng là có thể thỏa sức mua sắm hàng hóa và dịch vụ
1.1.4.2 An toàn
Với thẻ tín dụng, một khi bị mất, chủ thẻ chỉ cần báo với ngân hàng phát hành thẻ của mình để khóa thẻ lại và hoàn tất các thủ tục để được cấp thẻ mới
1.1.4.3 Chấp nhận trên toàn cầu
Ưu điểm vượt trội của thẻ tín dụng chính là khả năng thanh toán trong phạm
vi toàn cầu, kể cả giao dịch bên ngoài lẫn trên mạng internet Không những thế, nếu cần tiền mặt, chủ thẻ cũng có thể dùng thẻ tín dụng để rút ở các máy ATM đặt khắp mọi nơi
Trang 171.1.4.4 Linh hoạt trong chi tiêu
Với thẻ tín dụng trong tay, chủ thẻ có thể thực hiện mua ngay một món hàng nào đó yêu thích trong trường hợp không có sẵn tiền mặt hay không đủ tiền trong tài khoản để mua chỉ bằng thao tác thanh toán thẻ đơn giản và đem món hàng ấy về nhà Hình thức dùng trước trả sau không tính lãi suất đến 45 ngày (tùy ngân hàng)
sẽ giúp chủ thẻ linh hoạt trong chi tiêu
1.1.4.5 Sử dụng cho các thanh toán đặc biệt
Với thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mua hàng trên mạng, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay trực tuyến trong trường hợp không thể làm điều này bằng tiền mặt hoặc không muốn mang tiền mặt trực tiếp đến nơi thanh toán
1.1.4.6 Theo dõi chi tiêu cụ thể
Vào ngày cố định trong tháng, ngân hàng cấp thẻ tín dụng sẽ gửi bảng sao kê chi tiết những giao dịch đã thực hiện thanh toán trong tháng, bao gồm số tiền, ngày tháng sử dụng, nhà cung cấp ở đâu qua email hoặc thư đảm bảo Nội dung của bảng sao kê còn thông báo hạn mức tín dụng còn lại của bạn cùng với số tiền cần thanh toán Ngoài ra, nếu còn dư nợ tháng trước đó, bảng sao kê sẽ thể hiện rõ khoản lãi suất phát sinh Chủ thẻ có thể xem chi tiết và tự quản lý một cách chính xác hàng tháng
1.1.4.7 Những giá trị ưu đãi cộng thêm
Để khuyến khích người sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi như quà tặng ngay khi đăng ký sử dụng thẻ, tích lũy điểm thưởng, hoàn tiền đã sử dụng, liên kết với các thương hiệu được ưa chuộng và các trung tâm mua sắm để giảm giá cho người sử dụng thẻ của họ Một số các cửa hàng bán trả góp với lãi suất 0% chỉ dành riêng cho khách thanh toán bằng thẻ
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại:
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:
Có nhiều quan niệm về rủi ro tín dụng mà ta có thể dẫn ra là:
Trang 18Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả
năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận; Cũng theo Ủy ban này một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng”, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kì sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN tại khoản 1 điều 3 đề cập khái niệm: Rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết
Theo Thomas P.Fitch– tác giả Từ điển thuật ngữ Ngân hàng do nhà xuất bản
Barron ấn hành năm 1997: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic chuyên viên nghiên
cứu chính sách tài chính – Ngân hàng thế giới: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng
Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các quan niệm về rủi ro tín dụng đều hội tụ với nhau về bản chất đó là: Rủi ro tín dụng
là khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu
do khách hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn, không hoàn trả được một phần hay toàn bộ khoản nợ vay (gồm gốc và/hoặc lãi)
Rủi ro thể hiện ở khả năng hay xác xuất hoàn thành giao dịch tín dụng đó
Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đều chứa đựng rủi ro tín dụng Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng thu hồi
Trang 19được khoản tín dụng ấy hay không, đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi luôn tồn tại song hành cùng hoạt động kinh doanh và chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ
1.2.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng là một loại rủi ro có tác hại rất lớn không những gây ra thiệt hại cho ngân hàng mà còn tác động xấu đến tâm lý và tinh thần của nhân viên kinh doanh thẻ tín dụng Rủi ro này thường xảy
ra khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng khi các khoản chi tiêu này đã đến hạn thanh toán Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số tiền giới hạn bởi hạn mức tín dụng trong thời hạn sử dụng thẻ, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu đã sử dụng, khoản nợ này sẽ được ngân hàng ghi nhận là nợ quá hạn cho dù khoản nợ này có giá trị không đáng kể Đồng thời nếu khách hàng có khoản vay lớn đang ở tình trạng nợ tốt thì khoản vay nợ này cũng bị ghi nhận là nợ quá hạn theo khoản 3 điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng:
Như vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ những phát sinh nợ, khả năng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng và có biện pháp tích cực trong quản lý, đôn đốc khách hàng thanh toán dư nợ đúng hạn Để thực hiện được điều đó, ta cần xác định được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chủ thẻ chậm hoặc không thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhằm han chế tối đa những thất thoát có thể xảy ra Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
Trang 20doanh thẻ tín dụng có thể chia làm ba nhóm: nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài:
Nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn hoặc động đất,… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, làm cho thu nhập giảm sút trong khi nhu cầu chi tiêu lại gia tăng Kết quả là người dân đã mang nợ lại càng thêm nợ và không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ đã chi tiêu
Tình hình kinh tế trong nước, những biến động của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, hối đoái,… cùng với những thay đổi về nhu cầu của xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động và làm cho họ không có khả năng chi trả khoản nợ đã vay trước đó
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:
Chính sách kinh doanh thẻ tín dụng không hợp lý, chỉ chú trọng mở rộng tổng dư nợ thẻ tín dụng để tăng doanh thu từ lãi vay mà ít quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ đem lại nguồn thu không nhỏ về phí sử dụng cho ngân hàng
Chính sách phí, lãi áp dụng với các sản phẩm thẻ tín dụng như con dao hai lưỡi trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng Một mặt, khách hàng được khuyến khích đăng ký mở thẻ tín dụng và sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hay ứng tiền mặt tại máy ATM để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân Mặt khác, ngân hàng luôn trong tình trạng báo động nợ xấu gia tăng do một bộ phận khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không có khả năng thanh toán khi đến hạn
Cán bộ kinh doanh thẻ không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình phát hành thẻ tín dụng, không thẩm định đầy đủ và chính xác hồ sơ đăng ký mở tín dụng của khách hàng, cấp và thay đổi hạn mức tín dụng sai quy định,… gây tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng hết hạn mức tín dụng của thẻ nhưng không có khả năng thanh toán nợ
Trang 211.2.3.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng:
Thẻ tín dụng như là một công cụ tín dụng tiêu dùng cá nhân tiện lợi, sẵn sàng đáp ứng và giải ngân gần như lập tức nhu cầu vay nợ của chủ thẻ trong một hạn mức tín dụng cho phép Sự tiện lợi này đôi lúc có tác động tiêu cực đối với chủ thẻ, khi mà chủ thẻ không kiểm soát được nhu cầu sử dụng thẻ, hoặc không có khả năng quản lý tài chính tốt dẫn tới tình trạng dư nợ phát sinh quá lớn không có khả năng chi trả, hoặc đến thời hạn thanh toán dư nợ mà chủ thẻ lại không có tiền để trả
nợ
Một bộ phận lớn chủ thẻ tín dụng là đối tượng làm công ăn lương trong các
cơ quan, doanh nghiệp Họ sống bằng lương và sử dụng lương để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng Do đó, khả năng thanh toán dư nợ của chủ thẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thu nhập của chủ thẻ bi suy giảm do thất nghiệp tạm thời hoặc chuyển sang công việc khác có mức thu nhập thấp hơn hoặc không còn khả năng lao động
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại:
Thẻ tín dụng đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, do đó có khá nhiều nghiên cứu trong các tài liệu nước ngoài về thẻ tín dụng và các vấn đề có liên quan
Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) về khả năng thanh toán chủ thẻ tín dụng đã xây dựng mô hình hồi quy bội dựa trên việc khảo sát hành vi của hơn 5.300 chủ thẻ tín dụng tại bang Ohio, Hoa Kỳ thông qua việc phân tích các nhân
tố tác động đến số lần chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây nhất Ba nhân tố có ảnh hưởng nhất đến việc chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng: tỷ số giữa số tiền tối thiểu phải thanh toán với thu nhập của chủ thẻ, tỷ số giữa số dư khả dụng với hạn mức tín dụng của chủ thẻ, số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng hết hạn mức Cả ba nhân tố nói trên đều có tác động cùng chiều đối với khả năng chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng
Nghiên cứu của Lee, Lin và Chen (2011) tiến hành phân tích thực nghiệm trên 612 thẻ tín dụng về khả năng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng đối với các
Trang 22ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan Nghiên cứu tập trung vào thông tin chủ thẻ cũng như mối quan hệ giao dịch giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành nhằm mục đích xác định các đại lượng tác động đến nợ quá hạn của chủ thẻ Dựa trên số liệu thu thập được, các tác giả chứng minh được rằng khối lượng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng chịu tác động của các nhân tố: mức độ ổn định của nghề nghiệp, tình trạng sử dụng thẻ, khối lượng tín dụng quay vòng, han mức tín dụng của thẻ, hệ số sử dụng thẻ và tình trạng vay nợ từ ngân hàng khác
Trong một nghiên cứu của Tokunaga (1993), ông nghiên cứu việc có thể phân biệt được người sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả và không hiệu quả bằng các
lý thuyết và nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, tâm lý học, và sử dụng các yếu tố thực tế liên quan Ông thấy rằng những người thường xuyên không thanh toán nợ đúng hạn là do không có khả năng tập trung quản lý tín dụng, không khôn ngoan, không tiết kiệm và dễ bị kích động vì tình hình tài chính hơn những người sử dụng hợp lý Ngoài ra, ông cũng nhận thấy rằng các biến tâm lý làm tăng đáng kể khả năng xác định chính xác một khách hàng thuộc nhóm nào kể trên
Trong một nghiên cứu khác, Cox và Jappelli (1993) cho thấy nhu cầu về tín dụng thì quan hệ tương đồng với thu nhập, quan hệ trái chiều với tiền lương và tuổi tác Nghiên cứu của Duca and Rosenthal (1993) cho thấy nhu cầu tín dụng liên hệ cùng chiều với sự giàu có (tức tài sản), thu nhập và quy
mô gia đình Từ đây, ta cũng nhận thấy khi tăng nhu cầu sử dụng tín dụng, cũng làm ảnh hưởng đến tổng lượng nợ của một cá nhân
Trong nghiên cứu của Venny Sin Woon, Chong và Jason M.S., Lam (2012), các yếu tố tâm lý, thuộc tính thẻ tín dụng được xác định là các biến số quan trọng ảnh hưởng đến thái độ thanh niên ở Malaysia đối với nợ thẻ tín dụng Ngoài ra các yếu tố giáo dục, thu nhập, tình trạng hôn nhân, số lượng thẻ sở hữu và tần số
sử dụng cũng có ảnh hưởng đến nợ thẻ tín dụng
Trang 23Trong nghiên cứu của mình, Black và Morgan (1998) nói rằng nợ xấu và
vỡ nợ thường liên quan tới các yếu tố nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thâm niên công tác, thu nhập và tài sản sở hữu của người sử dụng thẻ
Theo các nghiên cứu của Norvilitis và Wilson (2003) và Norvilitis, Osberg và Roehling (2006), thiếu kiến thức tài chính, tuổi tác, số thẻ tín dụng và thái độ đối với việc sử dụng thẻ tín dụng đều có liên quan đến nợ thẻ tín dụng
Tại một nghiên cứu khác, Kaynak và Harcar (2001) điều tra thái độ của người tiêu dùng và thái độ với việc sử dụng thẻ tín dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ và thấy rằng các nhóm tuổi giữa 36 và 45 có nhiều khả năng để sở hữu thẻ tín dụng hơn bất cứ nhóm khác Barker và Sekerkaya (1992) báo cáo rằng các nhóm tuổi trung niên là có khả năng giữ và sử dụng thẻ tín dụng lớn nhất và trình độ giáo dục, thu nhập là các yếu tố cần quan tâm
Theo Theresa M Wilson (2008), các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ thẻ tín dụng/thu nhập của đàn ông và phụ nữ có thể khác nhau Những người trẻ tuổi thì
có tỷ lệ nợ thẻ tín dụng thấp hơn và phụ nữ có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn nam giới Nam giới và phụ nữ rất khác nhau về việc tiếp nhận, sử dụng và quan niệm về giá trị của tiền bạc Sự khác biệt giới tính được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cách thức sử dụng thẻ tín dụng
Trong bài nghiên cứu của Cumhur Erdem về các nhân tố ảnh hưởng đến
vỡ nợ thẻ tín dụng và ý định sử dụng thẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu 520 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong thành phố Tokat ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách phỏng vấn trực tiếp Và kết quả phân tích thống kê tổng quan của các biến cho thấy rằng các mẫu quan sát sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán 55% chi tiêu tiêu dùng của họ, thu nhập trung bình của gia đình các quan sát là 1000 USD, nữ chiếm 23% trong mẫu quan sát; hầu như toàn bộ mẫu đều
đã có gia đình, tốt nghiệp trung học hay đại học và có công việc ổn định Mức
dư nợ trung bình mỗi thẻ là 470 USD và trung bình trong 6 tháng gần nhất họ không thanh toán thẻ 1 đến 2 lần Bài nghiên cứu của ông cũng thể hiện rằng biến
tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình và biến phần trăm thanh toán cho chi
Trang 24tiêu bằng thẻ tín dụng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 10% Biến
tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình có ảnh hưởng đồng biến với biến phụ thuộc, khi biến tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình tăng thêm một đơn vị
sẽ làm tăng xác suất không thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu trong 6 tháng gần nhất lên 7.36% Biến phần trăm thanh toán cho chi tiêu bằng thẻ tín dụng tác động nghịch biến tới biến phụ thuộc, khi phần trăm thanh toán bằng thẻ tín dụng tăng lên 1% thì sẽ làm giảm xác suất không thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu trong 6 tháng gần nhất lên 13.54%
R Shenbagavalli (2012) đã có bài nghiên cứu về phân tích rủi ro của chủ thẻ tín dụng và kết luận rằng thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng, tỷ lệ thanh toán thẻ tín dụng và lãi suất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng
Phylis M Mansfield (2012) có bài nghiên cứu về người tiêu dùng và thẻ tín dụng và nhận định rằng các yếu tố như phương thức thanh toán nợ thẻ, số lượng thẻ, hạn mức thẻ, chủ sở hữu thẻ, tần suất sử dụng thẻ đều có liên quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Hoàng Nam (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam với
bộ số liệu gồm 1969 thẻ tín dụng nội địa và sử dụng phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam gồm: thu nhập, đặc tính nghề nghiệp của chủ thẻ, hệ số thanh toán thẻ, hệ số sử dụng thẻ, thời gian sử dụng thẻ bình quân và
hệ số ứng tiền mặt
Qua những nghiên cứu trước đây, dù mỗi nghiên cứu có những biện pháp cũng như cách tiếp cận riêng và kết quả không đồng nhất tùy theo phạm vi nghiên cứu và cách thức ước lượng biến, tất cả họ đều cho thấy rằng vấn đề rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng luôn
là một vấn đề quan tâm Đúc kết từ những nghiên cứu trước đây, theo quan điểm của tác giả, có thể thấy các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng gồm có nhiều nhân tố:
Trang 25+ Giới tính: Theo nghiên cứu của Theresa M Wilson được thực hiện vào
năm 2008, phụ nữ có mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thẻ tín dụng cao hơn so với nam giới
+ Tuổi tác: Tuổi của khách hàng là một yếu tố ảnh hưởng đến nợ thẻ tín
dụng Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người lớn tuổi thì ít chấp nhận rủi ro và ít dùng thẻ, trong khi đó những người trong độ tuổi từ
18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận mở thẻ vì ở độ tuổi này, họ khá nhạy đối với những sự thay đổi công nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những ứng dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình Nghiên cứu của hai tác giả Norvilitis và Wilson vào năm 2003 và Norvilitis, Osberg và Roehling vào 2006 đều có đề cập đến vấn đề này
+ Trình độ giáo dục: Theo nghiên cứu của Venny Sin Woon, Chong và
Jason M.S., Lam năm 2012, nó được giải thích rằng những người có trình
độ giáo dục thì có ảnh hưởng nhất định đến nợ thẻ tín dụng Khách hàng
có trình độ giáo dục cao sẽ có nhiều hiểu biết hơn về sử dụng thẻ tín dụng
và quản lý việc chi tiêu khi sử dụng thẻ đạt hiệu quả hơn Ngân hàng sẽ tin tưởng hơn trong việc cấp thẻ tín dụng và quy định hạn mức tín dụng thẻ cho những đối tượng khách hàng này vì đây là những khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ
+ Số người phụ thuộc: Đây là những thành viên ngoài độ tuổi lao động
trong gia đình Số người phụ thuộc trong gia đình càng nhiều thì khả năng được cấp thẻ tín dụng sẽ thấp
+ Tình trạng hôn nhân: Người độc thân thì ít phải chịu khủng hoảng tài
chính hơn các cặp vợ chồng, các cặp vợ chồng thường bị nợ thẻ tín dụng nhiều hơn người độc thân Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng những người có gia đình thường cẩn trọng hơn trong chi tiêu so với những người độc thân Đây cũng là một yếu tố cần xem xét cân nhắc
+ Đặc tính nghề nghiệp: Trong thực tế, khả năng trả nợ của khách hàng
là nhà lãnh đạo sẽ cao hơn vì họ có uy tín nhất định trong xã hội và đã
Trang 26tích lũy được một lượng tài sản, của cải nhất định Họ sẽ cố gắng không để mất uy tín mà mình đã gầy dựng được trong xã hội
+ Tài sản đảm bảo: Là tài sản của khách hàng đem thế chấp cho ngân hàng
để đảm bảo cho việc cấp tín dụng Khách hàng muốn mở thẻ tín dụng nếu
có tài sản đảm bảo thì là Một trong những yếu tố tiên quyết để ngân hàng làm căn cứ quyết định xem để cấp thẻ tín dụng là có tài sản đảm bảo hay không Sự mất khả năng trả nợ thẻ tín dụng cũng có thể sẽ giảm bớt, ngân hàng cũng sẽ giảm bớt rủi ro hơn
+ Thu nhập: Thu nhập được xem là căn cứ quan trọng của ngân hàng trong
việc quyết định cấp thẻ tín dụng cho khách hàng Khách hàng có mức thu nhập càng cao thì được xem như là mạnh về tài chính và được đánh giá là
có khả năng trả nợ
+ Hạn mức tín dụng: Nhu cầu vay vốn của người vay, tình hình tài chính và
uy tín của người vay ảnh hưởng trực tiếp tới hạn mức thẻ tín dụng được cấp Các NHTM thường căn cứ vào tình hình tài chính của khách hàng có tốt hay không, uy tín của họ với các tổ chức tài chính để ra quyết định hạn mức tín dụng Do đó chủ thẻ được cấp hạn mức tín dụng cao hay thấp đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Phylis M Mansfield vào năm
2012 cũng đã nghiên cứu và cho ra kết luận hạn mức tín dụng có liên quan ảnh hưởng đến thẻ tín dụng
+ Tỷ lệ thanh toán và sử dụng thẻ tín dụng: Tỷ lệ thanh toán và tỷ lệ sử
dụng thẻ tín dụng là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng Các tác giả Venny Sin Woon, Chong; Jason M.S., Lam; R Shenbagavalli; Phylis
M Mansfield vào năm 2012 đều đồng loạt khẳng định vấn đề này là có tồn tại
+ Giá trị giao dịch bình quân: Giá trị giao dịch bình quân cao chứng tỏ chủ
thẻ tín dụng có nhu cầu chi tiêu nhiều từ đó họ sẽ có ý thức thanh toán đúng hạn, không để phát sinh nợ thẻ để duy trì đủ hạn mức tín dụng nhằm
Trang 27tiếp tục thực hiện các giao dịch thanh toán mua hàng hóa dịch vụ khi cần thiết
+ Ứng tiền mặt: Giao dịch ứng tiền mặt trên thẻ tín dụng thường có tính rủi
ro cao và các ngân hàng không khuyến khích khách hàng dùng thẻ tín dụng cho nhu cầu tiền mặt nên thường áp dụng chính sách phí rút tiền khá cao Các giao dịch ứng tiền mặt cũng sẽ bị tính lãi ngay kể từ thời điểm thực hiện giao dịch, từ đó chủ thẻ tín dụng nếu không kiểm soát tốt khả năng tài chính của mình sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lạm chi thậm chí
nợ nần dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ
+ Thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến rủi ro thẻ tín dụng Nếu không thanh toán đúng hạn, chủ thẻ tín dụng
sẽ phải chịu các khoản chi phí phát sinh thêm và trở thành gánh nặng cho việc trả các khoản nợ thẻ tín dụng
1.4 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ở ngân hàng thương mại:
Các nhà kinh tế, các nhà quản trị phân tích ngân hàng sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lường mức độ rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng từ đơn giản đến phức tạp, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định tính, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định lượng và mỗi một mô hình đều có những ưu thế và những hạn chế nhất định Các mô hình này không loại trừ nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng Do đó, tùy vào đặc điểm của mỗi NHTM mà các NHTM tự chọn cho mình mô hình phù hợp
1.4.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng :
1.4.1.1 Phân tích tín dụng:
Khi nhận được giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng của khách hàng thì cán
bộ tín dụng phải trả lời 3 câu hỏi cơ bản sau :
+ Câu hỏi thứ nhất là người xin cấp thẻ tín dụng có thể tín nhiệm hay không?
Có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Để trả lời được câu
Trang 28hỏi này ta bắt đầu phân tích “6C” của người vay : Tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), tài sản bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control) Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới xem được là khả thi
+ Câu hỏi thứ hai mà cán bộ tín dụng cần phải trả lời là hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ hay không? Có đáp ứng được nhu cầu của người vay và ngân hàng không? Nếu nhu cầu vay thực tế của khách hàng lớn hơn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp thì khách hàng sẽ không
có đủ nguồn để thực hiện phương án của mình, ngược lại nếu nhu cầu vay thực tế của khách hàng nhỏ hơn mức tín dụng mà ngân hàng cấp thì sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng số tiền dư vào mục đích khác Bên cạnh
đó nếu việc xác định thời hạn vay không phù hợp, có thể ngắn hơn hay dài hơn so với dự kiến đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Khi khách hàng gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng, RRTD sẽ xảy ra Một hợp đồng tín dụng được thiết lập một cách đúng đắn và hợp lệ là phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản khi rủi ro xảy ra
+ Câu hỏi thứ ba là trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thì ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng hay không? Ngoài một số khách hàng có hệ số tín nhiệm cao được ngân hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì những khách hàng còn lại thường khi được cấp tín dụng phải có tài sản bảo đảm dưới hình thức cầm cố, thế chấp tài sản hay được sự bảo lãnh của bên thứ ba Việc ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích phòng ngừa trong trường hợp người vay không trả được nợ theo quy định thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu hồi nợ Mặt khác khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay vì họ sợ mất tài sản của mình
Trang 291.4.1.2 Kiểm tra tín dụng:
Việc kiểm tra tín dụng không chỉ xảy ra trước khi cho vay mà còn được thực hiện trong và sau khi cho vay Việc kiểm tra giúp cán bộ tín dụng phát hiện được kịp thời những thay đổi của khách hàng vay do những tác động của nền kinh tế, của đối tác…Việc kiểm tra tín dụng không chỉ xảy ra giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay mà còn diễn ra trong nội bộ của ngân hàng Việc kiểm tra này không phải thừa hay lãng phí mà nó rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh Nó không những giúp nhà quản lý ngân hàng nhận ra được vấn đề một cách nhanh chóng mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không Với lý do này và đồng thời tăng cường tính khách quan trong công tác kiểm tra tín dụng, một số ngân hàng lớn đã thành lập phòng quản lý rủi ro hay phòng thẩm định độc lập Phòng này giúp cho ban điều hành nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn, từ
đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách để đầu tư
1.4.1.3 Xử lý tín dụng có vấn đề:
Cho dù các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng nhưng đều không thể tránh khỏi rủi ro xảy ra, nó thể hiện những khoản tín dụng có vấn đề Rủi ro có thể xảy ra như khách hàng không trả nợ đúng hạn của một hay nhiều kỳ hạn, phải thường xuyên thay đổi thời hạn trả nợ hoặc xin gia hạn, giá trị tài sản bảo đảm giảm không đủ để bảo đảm khoản vay, đối với doanh nghiệp thì các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng không bình thường, dấu hiệu cho vay đảo nợ
… Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề thì ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số nội dung như sau :
+ Luôn đặt mục tiêu là phải tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi vay
+ Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay
Trang 30+ Các cán bộ xử lý tín dụng phải cần hội ý với khách hàng về các biện pháp
xử lý có thể nhằm giảm thiểu chi phí, tăng nguồn thu Ví dụ như khi tiến hành xử lý tài sản thì ngân hàng sẽ cho phép khách hàng tự bán tài sản thế chấp trong thời gian nhất định, sau thời gian đó nếu việc bán không thành công thì ngân hàng sẽ tiến hành đưa ra tòa và bán đấu giá
+ Dự tính các nguồn có thể dùng để thu nợ bao gồm cả thu từ thanh lý tài sản
và các nguồn thu khác của khách hàng
+ Ngoài ra các cán bộ xử lý phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề bao gồm cả việc thỏa thuận với khách hàng cho gia hạn nợ tạm thời trong trường hợp khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng Các khả năng khác là bổ sung tài sản bảo đảm trong trường hợp giá trị tài sản giảm đáng kể không đủ để đảm bảo cho khoản vay
1.4.2 Mô hình chấm điểm :
Ngày nay bên cạnh phương pháp định tính, để xử lý hồ sơ đăng ký cấp phát thẻ tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng mô hình chấm điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng Đây là mô hình nhằm đánh giá khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng khách hàng Tùy vào từng loại khách hàng mà sử dụng các tiêu chí để tính điểm Đối với khách hàng cá nhân thì tiêu chí
là thu nhập, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, tài sản hiện có… đối với khách hàng doanh nghiệp thì sử dụng các tiêu chí tài chính như hệ số khả năng thanh toán, hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số lãi (ROA, ROE)… Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để lượng hóa (cho điểm)
và phân hạng rủi ro tín dụng
1.4.2.1 Các chỉ tiêu tài chính:
Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:
Trang 31+ Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh; Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả
lãi…
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc
sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho;
Vòng quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay tổng tài sản
+ Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ so với tổng tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn; Phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ + Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp như hệ số thu nhập trên tổng tài sản; Khả năng sinh lời so với doanh thu; ROE; ROA…
1.4.2.2 Các chỉ tiêu phi tài chính:
Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các nguồn thông tin trong và
ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control):
- Mô hình này có nhiều lợi thế, cụ thể là:
+ Tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hóa
Trang 32+ Vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính trung bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được
- Tuy nhiên mô hình này vẫn tồn tại những bất lợi, cụ thể là:
+ Mô hình này có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, mang tính đặc thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu tố định lượng, không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
+ Các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian
để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng Mô hình này rất khó khăn đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm của khách hàng và vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay
+ Mô hình này phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của cán bộ tín dụng
1.4.3 Một số mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng trên thế giới:
1.4.3.1 Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào các chỉ số tài chính của người vay (Xj) Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1,X2,X3,X4,X5
Trong đó:
X1 = tỷ số “ vốn lưu động ròng/ tổng tài sản”
X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”
X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản”
X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
Trang 33X5 = tỷ số “doanh thu/ tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì khả năng vỡ nợ của người vay càng thấp và ngược lại
Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào
nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I Altman
đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh
nghiệp, như sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2X 1 + 1.4X 2 + 3.3X 3 + 0.64X 4 + 0.999X 5
Nếu Z > 2.99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.8 < Z < 2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z <1.8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất:
Z’ = 0.717X 1 + 0.847X 2 + 3.107X 3 + 0.42X 4 + 0.998X 5
Nếu Z’ > 2.9: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z’ <1.23: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
doanh nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa
ra Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau
Z’’ = 6.56X 1 + 3.26X 2 + 6.72X 3 + 1.05X 4
Nếu Z’’ > 2.6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z” <1.1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Đây là một mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định
lượng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng Với mô hình này đã mang lại nhiều ưu
thế khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm Cụ thể là:
- Với mô hình này, kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản
- Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố
Trang 34để lượng hoá xác suất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được các nhược điểm của
mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM
- Mô hình điểm số Z đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng đối với từng doanh nghiệp vay vốn
- Mô hình xếp hạng tín dụng còn thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cán bộ tín dụng
- Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông tin đầy đủ cập nhật của tất cả các khách hàng Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường không đầy đủ
1.4.3.2 Mô hình toán hồi quy Logistic:
Mô hình Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân (Y) vào các biến độc lập khác Mục tiêu của các mô hình này là sử dụng những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo trả nợ (biến độc lập) để xác định khả năng trả được nợ (biến phụ thuộc) là bao nhiêu Đây là một mô hình toán học nên mô hình Logistic cũng có nhiều ưu điểm như mô hình của Altman, ngoài ra mô hình này cho phép ngân hàng tính toán được được khả năng vỡ nợ đối với từng khoản cho vay
1.5 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng đề xuất:
1.5.1 Cơ sở của việc lựa chọn mô hình Logistic:
Hiện nay, các phương pháp dự báo rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu thống kê đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Từ mô hình xác suất tuyến tính LPM và phương pháp MDA đã’ được sử dụng từ những năm 1930, đến phương pháp hồi quy Logistic, Probit đang được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1980 và gần đây thì xuất hiện các cách thức tiếp cận mới sử dụng phương pháp thống kê phi thông số (non-parametric) phức tạp như lân cận gần nhất K (K-Nearest Neighbor), mạng nơ ron (Neural network)
Trang 351.5.1.1 Mô hình xác suất tuyến tính:
Mô hình xác suất tuyến tính (Linear probability model - LPM) là mô hình ước lượng đa biến dùng phương pháp bình phương tối thiếu OLS Mô hình này gặp phải nhiều hạn chế:
- Sai số hồi quy không phân phối chuẩn
- Phương sai thay đổi
- Không thỏa mãn điều kiện cơ bản của xác suất trong khoảng 0-1
- Tác động biến không đổi, trong khi bản chất của mô hình xác suất là tác động biến thay đổi theo từng giá trị của biến độc lập
Chính vì vậy, mô hình này hầu như không còn được sử dụng trong dự báo rủi
ro tín dụng
1.5.1.2 Phân tích biệt số đa nhân tố MDA, Logistic và Probit:
Phân tích biệt số đa nhân tố (MDA) là dạng tổng quát của hàm phân biệt tuyến tính MDA có các giả định cơ bản:
- Số lượng các nhóm rời rạc và được định nghĩa trước
- Biến độc lập có phân phối chuẩn; tương quan giữa các biến độc lập thấp hoặc không tương quan
- Ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau
- Hàm phân biệt là tuyến tính
Năm 1968, MDA đã được Altman sử dụng để dự báo khả năng phá sản rất hiệu quả Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở lại đây thì hồi quy Logistic lại được sử dụng phổ biến Lý do là Logistic không có bất cử giả thiết nào về phân phối của các biến độc lập, kiểm định thống kê không phức tạp, có thể điều chỉnh hàm phi tuyến
dễ dàng, các biến độc lập định tính thông qua việc thiết lập biến giả có thể chuyển thành định lượng
1.5.1.3 Lân cận gần nhất K và mạng nơ ron:
Machine learning (nhiều tác giả dịch là “học máy”) là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo mà nó liên quan đến thiết kế và phát triển các thuật toán cho phép cải thiện khả năng thực thi các chức năng dựa trên cơ sở dữ liệu Mục tiêu chính trong
Trang 36nghiên cứu machine learning là đưa ra những mô hình có kết quả được tạo ra một cách tự động từ những quy luật hay kiểu mẫu từ dữ liệu Do đó, các mô hình này đòi hỏi phải có dữ liệu đầu vào lớn Các thuật toán của machine learing đang được
sử dụng để xếp hạng tín nhiệm trên thế thới như là những kỹ thuật riêng lẻ tốt nhất: lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh
+ Lân cận gần nhất K: Là một trong số những thuật toán machine learning
đơn giản nhất Thuật toán này phân loại dựa trên phương pháp chọn những quan sát gần nhau trong không gian vectơ đa chiều của các biến độc lập thành một nhóm, mức độ gần nhau của các quan sát phụ thuộc vào K K là một số nguyên dương và có đặc trưng là nhỏ Tương tự đối với hồi quy, bằng cách phân giá trị của quan sát gần với trung bình giá trị của nhóm các quan sát nằm trong khoảng lân cận gần nhất K Giá trị của bên nào càng gần mức trung bình thì tỷ trọng của nó càng lớn
+ Mạng nơ ron: Là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng mô hình dự báo
Mạng nơ ron thần kinh có thể bắt chước và nhận thức được các trạng thái thực đối với dữ liệu đầu vào không đầy đủ hoặc dữ liệu với một số lượng biến rất lớn Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không
có công thức toán học nào được biết để miêu tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra Hơn nữa nó hữu dụng khi mục tiêu dự báo là quan trọng hơn giải thích Một trong những thuận lợi của mô hình mạng là nó có thể giải quyết mối quan hệ phi tuyến
Stone và Rasp (1991), Maddala (1991) trong các nghiên cứu của mình đã so sánh Logistic với ước lượng OLS và cho cùng kết quả Logistic thích hợp hơn OLS Martin (1977), Press và Wilson (1978), Wiginton (1980) chỉ ra rằng Logistic thì vượt trội hơn MDA; Yesilvaprak (2004) khi so sánh mạng nơ ron thần kinh với MDA và Logistic cũng cho kết quả mạng nơ ron dự báo tốt nhất, thứ hai là Logistic
và sau cùng là MDA Theo nghiên cứu của Maria Aparecida Gouvêa và Eric
Bacconi Gonçalves (2007) về áp dụng mô hình hồi quy Logistic, Neutral network và mô hình Genetic Algorithm để phân tích rủi ro tín dụng, tác giả thấy
Trang 37rằng mô hình hồi quy Logistic cho kết quả tốt hơn so với hai mô hình được xây dựng bởi mạng nơ ron Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình Logistic
là mô hình chấm điểm tín dụng cho mục tiêu nghiên cứu của bà
Vậy các nghiên cứu đã cho ta một kết luận: Mô hình ước lượng và dự báo dựa trên phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơ ron tốt hơn mô hình Logistic
và Probit, sau đó mới là MDA và LPM Nhưng do lân cận gần nhất K và mạng nơ ron đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, các phương pháp này cũng rất phức tạp nên việc lựa chọn mô hình tốt Logistic là hợp lý vì yêu cầu mẫu không quá cao, ít ràng buộc về mặt giả thiết, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới
Như vậy phương pháp xây dựng mô hình rủi ro tín dụng dựa trên hàm Logistic là phương pháp phù hợp đối với các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
1.5.2 Cơ sở lý thuyết mô hình Logistic:
Mô hình Logistic là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1 Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng Cụ thể hơn, mô hình này có thể giúp Ngân hàng xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng (biến độc lập) Trong mô hình này, cấu trúc dữ liệu các biến như sau:
Y đóng vai trò là biến phụ thuộc và là biến nhị phân, chỉ có thể nhận hai giá trị là 0 hoặc 1, cụ thể là:
0 : nếu không trả được nợ (có rủi ro tín dụng)
Y =
1 : nếu trả được nợ (không có rủi ro tín dụng)
+ Xi là biến độc lập, thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng, ví dụ như giới tính, thu thập, tình trạng nhà,… đối với khách hàng cá nhân, hoặc ROE, ROA, vốn chủ sở hữu,… đối với khách hàng doanh nghiệp
Trang 38+ Y^ là giá trị ước lượng của Y, thu được khi hồi quy Y theo các biến độc lập Một điều cần lưu ý là giá trị của chưa chắc đã thỏa mãn điều kiện do là giá trị ước lượng phụ thuộc vào các biến độc lập
Khi đó, xác suất một khách hàng trả được nợ (tức là xác suất Y = 1) được tính theo công thức sau, trong đó e là hằng số Euler (xấp xỉ 2,718) :
Như vậy, với các nhân tố có ảnh hưởng tới khách hàng được xác định trước chúng ta có thể xác định được xác suất khách hàng đó trả được nợ Với xác suất trả được nợ càng cao thì khách hàng đó càng ít có rủi ro tín dụng và ngược lại Dựa vào bảng dự báo xác suất của khách hàng, đối chiếu với thực tế trả nợ, Ngân hàng có thể xây dựng các mức xếp hạng rủi ro tín dụng phù hợp
1.5.2.1 Phương pháp ước lượng:
Như đã đề cập ở mục trên, phương trình tính xác suất khách hàng trả được nợ:
Hàm xác suất trên được gọi là hàm phân bố logistic Trong hàm logistic này khi Xβ nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì pi nhận giá trị từ 0 đến 1 Do pi là phi tuyến đối với X và các tham số β, vì vậy ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng, người ta dùng ước lượng hợp ý tối
đa để ước lượng β Do Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 – 1, do vậy Y có phân bố nhị thức nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n có dạng sau:
Chúng ta cần ước lượng hợp lý tối đa của β Để làm được điều này chúng ta lấy logarit cơ số tự nhiên hàm hợp lý, sau đó cho các đạo hàm riêng ứng với các
Trang 39βi bằng 0, thu được 1 hệ phương trình Sau đó chúng ta sử dụng phương pháp Newton-Raphson để giải hệ phương trình trên và thu được 1 công thức của β Cuối cùng chúng ta sử dụng quá trình lặp để ước lượng hệ số β
Ngày nay, phương pháp ước lượng các hệ số đã được tự động hóa dựa trên một số phần mềm kinh tế lượng như Eviews, R, Stata, SPSS, … Trong nghiên cứu thực nghiệm, người ta có thể tìm cách bỏ đi một số biến mà vai trò giải thích cho biến Y không đủ lớn (hệ số không có ý nghĩa thống kê), nhằm tránh hiện tượng các biến độc lập có tương quan lẫn nhau làm sai lệch kết quả của mô hình
1.5.2.2 Kiểm định mô hình:
Khi chúng ta đã ước lượng được các hệ số β , lúc này trước khi tiến hành dự báo xác suất khả năng trả nợ của khách hàng, điều cần thiết là chúng ta tiến hành một số kiểm định để xem xét mô hình hồi quy đó đã hợp lý chưa, liệu có tồn tại khuyết tật nào của mô hình không Để giải quyết vấn đề này chúng ta tiến hành một
số kiểm định như sau:
Kiểm định tính ngẫu nhiên của phần dư
Các sai số thu được từ mô hình ước lượng so với giá trị thực tế là Y phải là sai số ngẫu nhiên Để kiểm định tính ngẫu nhiên của các sai số này, người ta có thể sử dụng kiểm định Dickey-Fuller hoặc kiểm định Philip-Perron
Kiểm định tính định dạng đúng của mô hình
Mô hình hợp lý là mô hình được định dạng đúng, việc định dạng sai mô hình có thể dẫn đến các kết quả sai lệch và làm kết quả dự báo bị méo mó Để kiểm định xem mô hình được định dạng đúng hay chưa, người ta sử dụng thống kê Hosmer-Lemeshow
Nếu mô hình có các phần dư là sai số ngẫu nhiên và được định dạng đúng thì
mô hình được coi là phù hợp, có thể sử dụng để dự báo Ngược lại, nếu không thỏa mãn 2 điều kiện trên chúng ta cần hồi quy lại mô hình với các biến độc lập khác hoặc tiến hành một số hiệu chỉnh cần thiết như tăng cỡ mẫu, điều chỉnh định dạng hàm, …
Trang 401.5.2.3 Xác định độ chính xác của kết quả dự báo:
Một mô hình được coi là thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào tính chính xác của kết quả dự báo thu được từ mô hình đó Do biến Y chỉ có thể nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1, do vậy người ta đưa vào 1 ngưỡng xác suất để xếp khách hàng vào mức 0 hoặc 1 (tương ứng với không trả nợ đúng hạn – trả nợ đúng hạn) Ngưỡng xác suất ở đây thường được lấy là 0,5; tức là, nếu xác suất khách hàng trả được nợ đúng hạn từ 0,5 trở lên, khi đó xếp khách hàng vào nhóm trả được nợ đúng hạn Nếu xác suất khách hàng trả được nợ đúng hạn nhỏ hơn 0,5, khi đó xếp khách hàng vào nhóm không trả được nợ đúng hạn Sau đó so sánh việc xếp loại khách hàng này với thực tế trả nợ của họ xem tỷ lệ đúng là bao nhiêu, đó chính là độ chính xác của kết quả dự báo
Hiện nay những phần mềm chuyên dụng như Eviews, SPSS đều tự động tính toán cho chúng ta độ chính xác của mô hình dự báo, với ngưỡng xác suất do chúng
ta tùy ý lựa chọn
1.5.2.4 Ưu điểm:
+ Do mô hình này cũng là mô hình toán học nên có những ưu điểm giống như
mô hình điểm số Z Do đây là mô hình định lượng nên khắc phục được những nhược điểm của mô hình định tính, thể hiện sự khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng
+ Mô hình Logistic này có kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng khá đơn giản, dễ thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng (như Eviews) Đây là lợi thế nếu so với mô hình KMV có kỹ thuật đo lường và các bước tính toán khá phức tạp + Mô hình Logistic có thể là cơ sở để ngân hàng phân loại khách hàng và nhận riện rủi ro Thông qua kết quả từ mô hình, chúng ta có thể ước lượng được xác suất không trả được nợ của khách hàng, từ đó Ngân hàng có thể xác định được khách hàng nào đang nằm trong vùng an toàn, khách hàng nào nằm trong vùng cảnh báo và giúp ngân hàng chủ động trong việc đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro