1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trương lưu vực sông cầu

19 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 44,62 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Lưu vực sông là một địa điểm chứa, luân chuyển và tuần hoàn nguồn nước cần phải có sự quản lý một cách chặt chẽ và khoa học do lưu vực sông có một vai trò

Trang 1

M Đ u ở Đầu ầu

1.Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 3

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông cầu 3

1.1.Vị trí địa lý 3

1.2 Điều kiện tự nhiên 3

1.3.Điều kiện kinh tế xã hội 6

1.4.Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực sông cầu 7

1.4.1 Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và xói mòn bồi lấp nghiêm trọng 8

1.4.2 Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu 9

1.5.Các mâu thuẫn xung đột lưu vực sông cầu 12

1.5.1 Tài nguyên rừng suy giảm 12

1.5.2.Đa dạng sinh học bị suy giảm 12

1.5.3.Mẫu thuẫn về các nguồn tài nguyên 13

1.5.5.Mâu thuẫn giữa các nhà máy, làng nghề 13

1.6.Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong lưu vực sông cầu 14

1.6.1.Tai biến xói mòn và thoái hoá đất 14

1.6.2 Tai biến sạt lở bờ sông 14

1.63.Tai biến lũ quét và lũ bùn đá 14

CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 15

1.Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông cầu 15

1.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy hiện có 15

1.1.2.Hiện trạng phương thức quản lý 16

1.2 Các định hướng trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường 16

Trang 2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Lưu vực sông là một địa điểm chứa, luân chuyển và tuần hoàn nguồn nước cần phải có sự quản lý một cách chặt chẽ và khoa học do lưu vực sông có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khu vực địa lý mà nó đi qua Nước nói chung và nước ở lưu vực sông nói riêng có mối quan hệ mật thiết với các thành phần khác của môi trường tự nhiên Vì vậy muốn quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông một cách hiệu quả ta cần thực hiện việc quản lý tổng hợp, tức là xem xét các mối quan hệ giữa tài nguyên nước và các tài nguyên khác,từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp Lưu vực sông Cầu là một lưu vực sông lớn và quan trọng của vùng Bắc Bộ Năm 2006, Ủy ban Quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu được Thủ Tướng ký quyết định thành lập nhằm quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một cách quản lý mới được áp dụng trong việc quản lý Môi trường tại nước ta Việc gặp phải những khó khăn và thách thức là điều được dự báo trước Để có sự nhìn nhận và tổ chức quản lý một cách phù hợp hơn cần có những đánh giá về thực trạng quản lý lưu vực sông theo từng giai đoạn

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

-Nghiên cứu cơ sở lý luận trong công tác quản lý lưu vực sông, cụ thể tại lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay

-Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý tài nguyên nước mặt tại LVS ở Việt Nam nói chung và LVS Cầu nói riêng

-Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện những thực trạng trong công tác quản lý tài nguyên tại lưu vực sông Cầu

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông cầu

1.1.Vị trí địa lý

- Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH của các tỉnh nằm trên lưu vực Đây là lưu vực quan trọng nhất trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình (chiếm khoảng 8 % diện tích LVS Sồng – Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam)

-Lưu vực sông Cầu là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam

(Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch

sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó

-Lưu vực có diện tích 6030 km2 bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kan, Thái Nguyên, và một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn) được giới hạn bởi : cánh cung sông Gâm ở phía Tây , cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông , phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi những dãy núi cao hơn 1000m

- Dòng chính của sông có hướng chảy Bắc –Nam từ Bắc Kạn về Thái Nguyên sau

đó đổi hướng Tây Bắc – Đông Nam , chảy qua Chợ Đồn , Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Giang , Bắc Ninh và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại – Hài Dương Lưu vực

có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1600 km

1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1.Địa hình

- Địa hình sông Cầu đa dạng và phức tạp , bao gồm cả 3 dạng địa hình miền núi ,

trung du và đồng bằng Ở phía Bắc và Tây Bắc có những đỉnh núi cao trên 1000m

Ở phía Đông có những đỉnh núi cao trên 700m Dãy núi Tam Đảo ở phía Tây có đỉnh Tam Đảo cao 1592m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

Trang 5

- Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có thể chia ra làm 3 vùng thượng lưu , trung lưu và hạ lưu

+ Thung lũng sông phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa cánh cung sông Gâm

và cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc

+ Trung lưu có thể kể từ chợ Mới, nơi sông Cầu cắt qua cánh cung Ngân Sơn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên một đoạn khá dài rồi lại trở lại hướng

cũ cho tới Thái Nguyên

+ Hạ lưu kể từ dưới Thác Huống cho tới Phả Lại Hướng chảy của dòng sông lại chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam

1.2.2.Đất

Trong lưu vực có những nhóm đất chính dưới đây:

- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch và biến chất Đây là nhóm đất tốt, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, nhưng trên một nửa diện tích của nhóm đất này có tầng dày không quá 50 cm

- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bổ tập trung ở suờn một dãy núi nằm ở phía tây và nam lưu vực, độ dày tầng đất vào loại trung bình hoặc mỏng

- Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic) Loại đất phát triển trên đá vôi (như ở huyện Bạch Thông), đất tốt, thích hợp cho cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho cây trồng công nghiệp

- Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, tập trung ở phần hạ lưu, đất có tầng sâu dày, nhưng đã bạc màu tập chung ở các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Sóc Sơn…canh tác nông nghiệp tốt

- Nhóm đất trồng lúa phân bố ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Dũng, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ hay trung bình, dinh dưỡng khá

Trang 6

1.2.3.Khí hậu

- khí hậu lưu vực thuộc dạng khí hậu nhiệt đới được quyết định bởi chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến, với một nền nhiệt độ khá cao Ở các vùng thấp (dưới 100m), nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210C (là tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, Miller-1965)

- Chế độ gió mùa đã đem lại sự phân hoá mùa khá sâu sắc.Trước hết phải kể đến một sự hình thành một mùa đông lạnh khác thường với nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 00C ngay trên các vùng thấp phía Bắc của lưu vực Đó là một dị thường đối với khí hậu nhiệt đới Với biên độ của nhiệt độ trung bình năm lên tới 12-130C, hàng năm trên lưu vực đã hình thành hai mùa nóng, lạnh đối lập nhau rõ rệt Đối với hầu hết các yếu tố khí hậu khác nhau như giá, mưa, ẩm…chế độ gió mùa cũng đem lại sự phân hoá mùi khá sâu sắc Một mùa mưa tập trung tới trên 80% lượng mưa cả năm vào thời kỳ gió mùa hè, tương phản hẳn với một mùa ít mưa ứng với thời kỳ gió mùa đông, đây là một nét khá tiêu biểu về phân mùa khí hậu trên phạm

vi lưu vực

- Khí hậu phân hoá mạnh mẽ theo không gian trên phạm vi của lưu vực Riêng ở phần bắc thuộc trung và thượng lưu của lưu vực, địa hình chia cắt mạnh đã đem đến sự phân hoá sâu sắc đối với chế độ nhiệt Trên một phạm vi không lớn, nhiệt

độ trung bình tháng cũng như cả năm có thể chênh lệch nhau 100C Tác động của các dãy và khối núi ở hai phía lưu vực đã dẫn đến sự phân hoá mạnh mẽ của chế độ mưa, với chênh lệch lượng mưa hàng năm giữa các khu vực đến 500 – 1000 mm Khó có thể tìm thấy một đặc trưng khí hậu nào đồng nhất trên phạm vi toàn lưu vực

- Chịu tác động chung của một cơ chế gió mùa không thuần nhất của khu vực Đông Nam Á, khí hậu của lưu vực sông Cầu cũng như cả nước ta có mức độ biến động khá mạnh mẽ từ năm này qua năm khác Tính biến động không chỉ đối với giá trị định lượng của các đặc trưng khí hậu mà cả đối với cấu trúc mùa hàng năm

Sự bắt đầu kết thúc, diễn biến của mùa nóng lạnh, mùa mưa, mùa bão, mưa giông, mưa phùn… đều có sự thay đổi đáng kể giữa các năm Chính đặc trưng dao động

Trang 7

này đã tạo ra những dị thường khí hậu và nhiều năm dị thường này đã dẫn tới thiên tai, gần đây có thêm nhiều thiên tai biến đổi rõ rệt, đột ngột

1.2 3.1.Gió

- Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên đặc điểm của cơ chế gió mùa Sự tương phản của hướng gió thịnh hành giữa các tháng trong năm đã thể hiện sự chuyển đổi của hoàn lưu chung Hướng gió thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông thể hiện ảnh hưởng của luồng gió mùa đông từ phía bắc tới ngược với hướng thịnh hành đông nam thể hiện ảnh hưởng từ phía nam đi lên cũng như từ phía tây tràn sang sau khi đã đổi hướng khi tới lãnh thổ Bắc Bộ

- Tốc độ gió nói chung khá thấp Tốc độ gió chung bình năm chỉ khoảng 2-3 m/s Riêng những khu vực núi cao, trên các địa hình lồi, thoáng hoặc các hành lang gió tốc độ gió trung bình có thể tăng lên 4-5 m/s

-Còn những khu vực thung lũng kín tốc độ gió trung bình xuống khá thấp 1-2 m/s trong đó tần xuất lặng có thể lên tới 40 – 50%

1.2.3.2.Nhiệt độ

- Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực

- Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực Với gradien nhiệt độ trung bình theo chiều cao địa hình ở khoảng 0.5-0.60C/100m, có thể thấy nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp (độ cao dưới 100m) ở khoảng 22.5 – 230C, thì ở độ cao 500m sẽ xuống xấp xỉ 200C Tương tự như vậy các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình ở độ cao 500m sẽ giảm xuống 12-130C; ở 1000m xuống 100C Ngược lại vào các tháng mùa hè khi lên tới độ cao trên 1000m nhiệt độ sẽ giảm xuông dưới 240C

1.3.Điều kiện kinh tế xã hội

- Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực

Trang 8

- Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,9 triệu người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người Mật độ dân số 30 trung bình khoảng

427 người/km2 , cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia Vung núi thấp

và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 15% dân số lưu vực sông Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng Thành phần dân

cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người Kinh chiếm đa số Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy sản đóng góp không đáng kể vào

cơ cấu này GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại hầu hết các tỉnh; Hải Dương có GDP cao nhất Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

- Trên địa bàn lưu vực sông đang diễn ra nhiều các hoạt động kinh tế-xã hội, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân Chiến lược phát triển của nhà nước là đến năm 2020 đưa sông Cầu trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực,

hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp

chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

1.4.Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực sông cầu

-Sông Cầu là phụ lưu của Sông Hồng:Lưu vực sông Cầu clà một phần của lưu vực sông Hồng – Thái Bình (chiếm khoảng 8 % diện tích lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam) Lưu vực có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1.600 km Lưu vực bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kan, Thái Nguyên, và một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn)

Trang 9

- Lưu vực sông Cầu có cả 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển

-Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 10 km trở lên Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m 3 /năm, trong đó đóng góp của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m 3 /năm Dòng chảy các sông thuộc LVS Cầu được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10; lượng dòng chảy trong mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm Mùa kiệt dài 7 đến 8 tháng, chiếm khoảng 18 – 20% lượng dòng chảy cả năm Ba tháng kiệt nhất là tháng 1, 2, 3 dòng chảy chỉ chiếm 5,6 – 7,8% Trong lưu vực có vườn quốc gia Ba Bể vàvườn quốc gia Tam Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, và các khu văn hóa – lịch sử môi trường với giá trị sinh thái cao Lưu vực sông Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa 29 dạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú…Độ che phủ của rừng trong lưu vực sông Cầu được đánh giá là trung bình, đạt khoảng 45 %

-Tuy nhiên, rừng bị phá hủy mạnh mẽ cùng những hoạt động phát triển kinh tế, xã hội khác như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề thủ công và hoạt động nông nghiệp gây áp lực lớn lên môi trường trong lưu vực

1.4.1 Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và xói mòn bồi lấp nghiêm trọng.

-Hoạt động khai thác khoáng sản 6 tỉnh lưu vực sông Cầu tuy quy mô và mức độ

có khác nhau do các loại hình sản xuất khác nhau, nhưng phải khẳng định rằng môi trường đã và đang bị tàn phá, ô nhiễm ngày một bị nghiêm trọng

-Môi trường sinh thái ở các khu vực khai thác khoáng sản đã và đang bị suy thoái nặng, với các biểu hiện mất hàng nghìn ha rừng, hàng nghìn ha khu vực lân cận bi ảnh hưởng do chặt cây, lấy gỗ, đào bới…Ở một số mỏ thuộc Bắc Kạn và Thái

Trang 10

-Nguyên như kẽm Chợ Điền, than Khánh Hoà, than núi Hồng, than Phấn Mễ, sắt Trại Cau…những vành đai rừng phòng hộ biến thành những bãi thải, đã bi xói mòn, sạt nở đất cát Hầu hết các mỏ tại khu vực này đều sử dụng bãi thải ngoài, gây ô nhiễm môi trường, có nhiều vụ trôn lấp bãi thải, gây lũ bùn làm thiệt hại nhiều người

-Ở các mỏ khai thác vàng, thiếc nhiều năm tình trạng đào bới khoáng sản bừa bãi, thu hẹp hàng ngàn ha đất canh tác, làm cảnh quan thiên nhiên biến dạng Hầu hết các mỏ khai thác thuộc khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên đều chưa được hoàn thổ, san lấp đất trở lại Việc dùng hoá chất tuyển rửa gây ô nhiễm độc hại, đã ảnh hưởng lớn đến nước sinh hoạt, làm thiếu nước sinh hoạt Các bãi thải có độ dốc lớn, không được đầm nén và cũng không có thảm thực vật nên dễ bị sụt nở cùng với việc đổ thải bừa bãi đã làm bồi lấp sông suối, ruộn vườn, cản trở dòng chảy mặt gây úng lụt vào mùa mưa, làm thiệt hại mùa màng có nơi có lúc lên đến hàng trăm ha ruộng lúa Các mỏ khai thác chì, kẽm và một số kim loại khác, nguồn nước chảy qua tầng rửa quặng có nồng độ chì kẽm cao như mỏ Lang Hít, xưởng tuyển

có sử dụng thuốc tuyển, nhưng không được xử lý làm cho nước thải có nồng độ chì kẽm và xianua cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép

-Ở các mỏ khai thác đá và vật liệu xây dựng như khu vực Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh phần lớn bị ô nhiễm bụi Nhiều nơi lớp bụi dày tới vài phân Một trong những vấn đề cần phải giải quyết triệt để là việc khai thác cát sỏi tại bờ sông khu vực Phổ Yên (Thái Nguyên) Sóc Sơn (Hà Nội) đoạn sông Cầu tiếp giáp giữa Bắc Ninh và Bắc Giang…

1.4.2 Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu

1.4.2.1 Nguồn gây ô nhiễm:

a.Ô nhiễm công nghiệp:

-Các hoạt động kinh tế - xã hội xâm phạm trên lưu vực sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu Theo thống

kê chưa đầy đủ trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp Nhà nước và hàng ngàn cơ sở tư nhân đang hoạt động ở hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công

Ngày đăng: 10/05/2017, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w