1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TIỂU LUẬN QLTHTNMT lưu vực sông Hồng đoạn chạy qua Thái Bình

14 705 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 42,75 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOAsdb TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT TIỂU LUẬN MÔN HỌC Quản lý tổng hợp Tài nguyên và Môi trường Số tín chỉ: 03 Tên đề tài: "QUẢN LÝ TỔNG H

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

sdb

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

Quản lý tổng hợp Tài nguyên và Môi trường

Số tín chỉ: 03

Tên đề tài:

"QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG

HỒNG CHẢY QUA TỈNH THÁI BÌNH"

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

- Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường lưu vực sông đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu

- Việt Nam có ba phần tư lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi và một phần tư là địa hình bồi tụ sông biển.từ bắc xuống nam có trên 100 lưu vực sông bắt nguồn

từ vùng đồi núi đổ ra biển đông

- Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Viêt Nam và đổ ra biển đông Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510km, sông cung cấp một lượng nước và phù sa hàng năm phục vụ cho đời sống sản xuất

và sinh hoạt của người dân nhất là vùng hạ lưu sông ở Nam Định và Thái Bình

- Những hoạt động khai thác tài nguyên trên lưu vực sông chưa có sự quản lý thống nhất, các hoạt động đó còn phụ thuộc vào chiến lược riêng của mỗi địa phương chưa thực hiện quản lý tổng hợp thống nhất theo lưu vực sông cũng như chư có sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Bởi vậy việc khai thác tài nguyên chưa hợp lý hiệu quả còn thấp, một số nơi xuất hiện dấu hiệu suy thoái môi trường Bởi vậy quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường là rất cần thiết nhằm khắc phục và giảm nhẹ các hạn chế như đã nêu

2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xác định được hiện trạng quản lý tài nguyên môi trường trong khu vực, các vấn đề gặp phải khi quản lý lưu vực sông Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường một cách có hiệu quả

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI

TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG TỈNH THÁI BÌNH

1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực.

1.1.1. Vị trí địa lý

- Lưu vực sông Hồng tỉnh Thái Bình nằm ở phía Tây và phía Tây Nam tỉnh Thái Bình, lưu vực kéo dài 67km, đây là khu vực hạ lưu của sông Hồng trước khi đổ ra biển, chạy qua 4 huyện là Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải

1.1.2. Điều kiện tự nhiên.

a. Địa hình.

- Địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Loại địa hình ven sông qua quá trình bồi tụ được diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài, kết hợp vói gió bão nên có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng

b. Địa chất.

- Theo tài liệu của Viện Địa lý (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) thì đất Thái Bình có phần nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4000-6000m, được phủ bởi các lớp trầm tích Trên cùng là trầm tích phù sa hiện đại đnag hình thành lớp phủ thổ nhưỡng dày 1-2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến đổi do được bồi đắp Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống sông đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn Những vùng trũng ở độ sâu 1-2m hay gặp xác thực vật

- Chia làm 3 tầng:

• Tầng cuội, sỏi, cát khô, xen sét sâu 100 đến 150-190m

• Tầng cát mịn dưới dày từ 40-60m đến 100m

• Tầng trên dày trên 40-60m

c. Thổ nhưỡng

- Đất phù sa có thành phần cơ giới dao động chủ yếu từ thịt nhẹ đến thịt trung bình

do đó phù hợp với nhiều loại cây trồng Trầm tích sông Hồng có độ phì nhiêu tự nhiên cao, có phản ứng và độ no bazơ cao do đó đất thường giàu các kim loại kiềm

và kiềm thổ

d. Thảm phủ.

- Khu vực này có thảm phủ không lớn với ít loài cây sú, vẹt, bần có vai trò phòng

hộ đe biển, tạo điều kiện cho lắng đọng phù sa của các sông bối đắp ra biển, tăng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

e. Khí tượng

- Có khi hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô ít mưa và mù hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu tác động của cơ chế gió mùa Đông Nam Á với hai mùa gió: gió mùa hạ và gió mù đông

Trang 4

- Đăc trưng khí hậu là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô Mùa xuân có thời tiết mưa phùn Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm, vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ uân, vụ hè thu và vụ mùa

f. Thủy văn

- Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp một lượng nước dồi dào cho tưới tiêu và sinh hoạt của người dân

- Hệ thống thủy văn thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, kker cả vào mùa khô và bồi dắp phù sac ho vùng đất ngoài đê Sông Hồng chảy ra biển tạo

sự lắng đọng phù sa và bồi đắp ven biển mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư sức người, sức của vào việc đắp đê, tu bổ đê sông, đê biển đồng thời phải thau chua rửa mặn đất nông nghiệp ở ven biển do bị ảnh hưởng của thủy triều

1.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Kinh tế trên lưu vực

- Nông nghiệp đứng vai trò chủ đạo, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế,

cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, mức sống người dân từng bước được nâng cao Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

- Sự phát triển về kinh tế đã có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất xã hội được phát triển tương ứng với sự phát triển kinh tế cưa các khu vực kinh tế, đã cơ bản đapr ứng được nhu cầu vật chất-tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn nhằm cách biệt giữa nông thôn –thành thị Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ và ngày một nâng cao Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển Chương trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc có chuyển biến tích cực Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn đã được nâng lên từng bước

b. Dân cư và lao động

- Mật độ dân số khá lớn, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn lớn Tổng dân số các huyện là:

• Hưng Hà có tổng dân số là 248,6 nghìn người (năm 2013)

• Tiền Hải có tổng số dân là 209,8 nghìn người (năm 2013)

• Kiến Xương có tổng số dân là 212,2 nghìn người (năm 2013)

• Vũ Thư có tổng số dân là 218,2 nghìn người (năm 2013)

1.1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực.

a. Tài nguyên và môi trường đất

- Đất đai được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông lớn sông Hồng, sông Trà lý(chi lưu của sông Hồng), sông Luộc (cũng là một chi lưu của sông Hồng), Sông Thái Bình Sựu bồi tụ được tiến hành trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ khá bằng phẳng, độ cao trên dưới 2m so với mực nước biển

Trang 5

Đất được hình thành từ các trầm tích phù sa cổ, phù sa mới và xác thực vật trôi dạt

từ thượng nguồn về

- Các loại đất:

• Đất phù sat rung tính không được bồi dắp hàng năm: phần lớn ở độ cao 1-2m, thoát ảnh hưởng của thủy triều do hệ thống thủy lợi tốt vá nước ngọt từ các sông đưa về, ngăn chặn mặt ngầm đất có thành phấn cơ giới từ trung bình đến nặng, có màu nâu đỏ, đây là đất có độ dinh dưỡng khá cao chế độ nước ngầm tương đối ổn định và ít bị nhiễm mặn

• Đất nhiễm mặn ít: Phân bố ở huyện tiền hải , độ mặn ở đây do ảnh hưởng của nước biển ngầm và kênh rạch ven biển Mức độ nhiễm mặn thay dổi theo mũa lũ- cạn, ở các độ sâu khác nhau Đất mặn có hàm lựng hữu cơ cao, dinh dưỡng khá Tuy nhiên, độ mặn là yếu tố không thể sản xuất Đất thường chưa

ổn định, phân tầng chưa rõ rệt, thường có tầng hữu cơ là xác thực vật

• Đất ngoài đê: là loại đất được phù sa bồi đắp hàng năm, loại đất này có diện tích rộng, đất có độ kiềm yếu, đất phù sa được bồi dắp do lũ dâng cao của sông Ngoài ra còn có đất cát sa bồi ngoài sông, hình thành nên các bãi trên sông, thường bị ngập trong mùa lũ và nổi lên trong mùa cạn diện tích thay đởi hàng năm, đát có thành phấn cơ giơi nhẹ, có độ pH trung bình

• Đất nội đồng không nhiễm mặn: chiếm diện tích lớn, đây là đất phù sa không dược bồi đắp hàng năm , bị biến đổi do quá trình canh tác Tùy theo sự cao thấp và quá trình khai thác mà mức độ biến đổi của đất khác nhau Nhìn chung đất được sử dụng để trồng lúa, nên thườn xuyên có mức độ gley từ yếu đến mạnh

b. Tài nguyên khoáng sản

- Khu mỏ khí đốt Tiền Hải thuộc huyện Tiền Hải đây là mỏ khí dốt đầu tiên được khai thác tại việt nam Mỏ khí đốt Tiền Hải là mỏ nhò, áp suất vỉa trung bình, cấu trúc địa chất phức tạp mỏ khí đót Tiền Hải có 13 vỉa có giá trị công nghiệp, nằm trong phụ hệ tầng tiên Hưng dưới và giữa Mỏ bắt đầu khai thác từ năm 1981 Mỏ khí Tiền Hải được khai thác phục vụ cho khu công nghiệp Tiền Hải gồm 16 doanh nghiệp (sản xuất xi măng, gạch ốp lát, thủy tinh, sứ mỹ nghệ xuất khẩu, thủy tinh…)

- Than nâu: điểm than nâu dưới lòng các huyện Tiền Hải và Kiến Xương, diện tích chứa than là hố sụt địa hào neogen dài 70km, rộng 7-10km khu vực chứa than là nếp đồi thoải có phương thức kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam Than có cấu tạo dạng lớp, vỉa, thấu kính không liên tục, số vỉa than có khoảng 50-58 vỉa, chiều dày vỉa than từ 1m (Tiền Hải) đến 5m (kiến Xương) Than có chat lượng tôt, màu nâu đen, ánh nhựa, rắn chắc, nghèo tro, nghèo lưu huỳnh, cấu tạo dạng khối, nhiệt lượng tương đối cao, khả năng bốc cháy bốc nóng khó Đây là loại than nâu lửa dai, dùng trong công nghệ hóa học, công nghệ xi măng và làm phối liệu trong luyện côc Điểm quặng có triển vọng nhưng do than phân bố bố quá sâu nên điều kiện khai thác khó khan

Trang 6

- Sa khoáng ven biển: ở các cửa sông, độ sâu lớp đất từ 1-1,5m cát màu xá, hạt nhỏ, phần trên có các ititan sa khoáng hàm lượng nghèo

- Sét gạch ngói: Sét gạch ngói xã Kim Trung huyện Hưng Hà, sét có nguồn gốc sông phụ hệ tầng Thái Bình trên Sét gạch ngói phân bố ở ven bờ sông Tiên Hưng

Mỏ sét có chiều dài 6000-7000m, rộng 1000-3500m, dày 0,9-1,1m Sét có chất lượng tốt, hiện nay xí nghiệp gạch ngói Kim Trung và nhân dân đang khai thác và

sử dụng quy mô điểm quặng khá lớn Ngoài ra còn có một số điểm gạch ngói có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông biển, nguồn gốc sông ở huyện Kiến Xương, ven sông Hồng, ven sông Trà Lý, sông Kiến Giang

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: là nguyên liệu chính để sản xuất gạch ngói, thường nằm ở dưới tầng đất canh tác, vì vậy cần phải có quy hoạch khai thác sử dụng hợp

lý đảm bảo cho việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguyên lệu xây dựng

- Nước khoáng nóng: Nước khoáng nóng Tiền Hải: Thuộc xã Duyên Hải huyện Hưng Hà, nước khoáng nóng gặp ở độ sâu 64-65m Các lỗ khoan ở Hưng Hà đã gặp nước nóng trong trầm tích đệ tứ Khu vực phân bố nước khoáng nòng có phương kéo dài tây bắc – đông nam, dài 2250m, rộng 120-1000m Nước khoáng được khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bán lẻ, bán cho các nhà máy nước khoáng, công ty bia

- Mỏ cát: Cát là nguồn tài nguyên rất dồi dào ở lưu vực, có tất cả 13 mỏ cát với tổng diện tích là 3.890.682m2 là các mỏ:

• Huyện Hưng Hà:có các mỏ cát xã Tân Lễ, mỏ cát xã Tiến Đức, mỏ cát Dốc Vân thị trấn Hưng Nhân, mỏ cát xã Hồng An

• Huyện Kiến Xương: Mỏ cát xã Hồng Tiến, mỏ cát xã Bình Thanh

• Huyện Vũ Thư: mỏ cát xã Tự Tân, mỏ cát gò non xã Hòa Bình, xã Nguyên

Xá, mỏ cát xã Bách Thuận, mỏ cát Việt Thuận, mỏ cát xã Việt Hùng, mỏ cát xã Nam Phú

c. Hiện trạng quản lý, khai thác và bảo vệ tài ngyên nước

- Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt rất phong phú, mật độ song ngòi đay đặc chứa và lưu thông một lượng nước lớn, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong lưu vực Các dòng chảy mặt đã được sử dụng để tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy

- Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ cho sinh hoạt của cư dân, còn mang mang chất thải ở thể lỏng chảy ra biển đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng)

- Hệ thống dòng chảy mặt, hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng vườn cây trái, hài hòa, yên bình

d. Đặc điểm khí hậu và môi trường không khí trên lưu vực

Trang 7

- Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, các nhà may, các khu mỏ và các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng

- Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng làm ô nhiễm không khí Cần đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khu vực

e. Tài nguyên và môi trường nước dưới đất

- Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép Hầu hết các giếng khoan đếu đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của xác thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, PO4, S

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát – cuội – sỏi có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây

ô nhiễm nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa phía trên

- Nước ngầm tầng mặt về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m tuy nhiên đây chỉ là nước ngầm trên mặt nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay

mà cần phải được xử lý Càng sâu trong đất lền thì mức độ mặn và chua giảm hơn 1.1.5. Các mâu thuẫn, xung đột trên lưu vực

- Mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân: những hoạt động khai thác tài nguyên trái phép không chấp hành đúng luật pháp Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường Gây cản trở, chống đối chính quyền trong việc thu hồi, xử lý những hoạt động làm ô nhiễm môi trường Mâu thuẫn còn xảy ra khi chính quyền không đền

bù hợp lý cho người dân, chính quyền chưa quan tâm đến việc quản lý môi trường

ở lưu vực

- Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với địa phương: hoạt động khai thác, sản xuất của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường trên lưu vực sông gây ảnh hưởng tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân

1.1.6. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trên lưu vực

- Lũ lụt: những dợt mưa lớn 200-300mm trở lên thường xảy ra trong mùa mưa thường gây úng lụt luông gắn liền với những nhiễu động mạnh của khi quyển như bão, áp thấp nhiệt đới, rãnh thấp, hội tụ nhiệt đới Những thiên tai này xảy ra hàng năm khó tránh khỏi, mưa lớn thường xảy ra trong vụ mùa giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9

- Xâm nhập mặn: lưu lượng về hạ lưu giảm, mực nước sông Hồng xuống thấp và nước biển dâng cao kết hợp với triều cường dẫn đến xâm nhập mặn ngày càng phức tạp Vào mùa kiệt nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản có độ mặn vượt quá giới hạn cho phép làm giảm năng suất cây trồng Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ và nước biển dâng cao, ngoài ra còn do tính phức tạp của dòng chảy sông ở hạ du về mùa kiệt và nhu cầu dùng nước của các ngành kinh

tế tăng cao làm cho xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu về thượng nguồn Nguyên nhân chủ quan là do lưu lượng thượng giảm, vận hành khai thác không hợp lý các công trình phục vụ đa mục tiêu và đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành sử dụng

Trang 8

nước chưa hợp lý dẫn đến tranh chấp nguồn nước giữa nhu cầu sản xuất nông nghiệp và cho phát điện, giao thông thủy và môi trường sinh thái trong đó chưa quan tâm đúng mức đến việc thau chua rửa mặn

- Hạn hán: dòng chảy mùa kiệt nhỏ đã gây trở ngại cho các nhu cầu kinh tế, dân sing và môi trường ở hạ lưu Mực nước các cống lấy nước tự chảy vào hệ thống và các trạm bơm tưới hai bên bờ sông Hồng luôn thấp, gây khó khăn hạn chế công suất của các trạm bơm tưới, giảm số lượng máy và kéo dài thời gian bơm Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của việc khai thác của các công trình lấy nước

- Dịch bệnh: các bệnh truyền nhiễm ở người như là bệnh chân tay miệng, bệnh liên cầu lợn, bệnh sôt xuất huyết, sốt phát ban Một số dịch bệnh ở gia súc, gia cầm: dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm…

CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÍ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực

2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có

- Trong những năm gần đây việc thực hiện cụ thể hóa các văn bản pháp luật, quy định, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch BVMT quốc gia đã quan tâm ban hành và chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn cụ thể hóa các văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn thực hiên cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường ở địa phương và đã phát huy hiệu quả tích cực góp phần vào công tác quản

lý và bảo vệ môi trường

- Từ năm 2011 đến nay: tỉnh đã ban hành 01 kết luận (số 02-KL/TU ngày

02/3/2012); 01 kế hoạch (số 16/KH-UBND nhày 26/3/2015 về triển khai luật bảo

vệ môi trường); UBND tỉnh đã ban hành 01 chỉ thị, hàng chụ quyết định có liên quan đến lĩnh vực môi trường Cùng với các văn bản trên , UBND tỉnh ban hành các công văn triển khai nghị định số 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo

vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản 02 lần điều chỉnh, bổ sung

bộ đơn giá sản phẩm quan trắc, phân tích môi trường; đồng thời tổ chức rà soát, kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản pháp quy, chương trình do bộ tài nguyên môi trường, các bộ ban, ngành chủ trì soạn thảo Sở tài nguyên môi trường tập hợp các văn bản pháp luật của nhà nước, của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về bảo vệ môi trường in thành sách trang bị cho cán

bộ lãnh đạo, nghiệp vụ các sở, ngành cấp huyện, xã làm tài liệu tuyên truyền và thực hiện

2.1.2. Hiện trạng phương thức quản lý

- Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường ở địa Phương được hình thành theo

hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài

nguyên thiên nhiên Hệ thống tổ chức ngày càng được kiện toàn; chức năng nhiện

vụ được phân định cụ thể theo quy định của luật bảo vệ môi trường và các thông

tư liên tịch giữa bộ tài nguyên môi trường và bộ nội vụ

Trang 9

- Cấp huyện biên chế, hợp đồng từ 2-3 cán bộ chuyên trách về môi trường thuộc phòng tài nguyên môi trường, thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nuocs về bảo vệ môi trường ở địa phương

- Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ban , ngành; bộ phận quản lý nhà nước về môi trường ở các sở, ban, ngành cũng được điều chỉnh bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình tổ chức mới

- Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải, tư vấn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải đã được triển khai thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh có tải lượng ô nhiễm cao, có khả năng làm ô nhiễm môi trường xung quanh, một số điểm ô nhiễm môi trường đã được phát hiện và có các giải pháp xử lý phù hợp

- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề; đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp khí mỏ Tiền hải;

- Thực hiện quan điểm “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người” trong Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bước đầu đã được cộng đồng ở các địa phương (đặc biệt là cấp xã) tham gia tích cực qua việc lấy tham vấn cộng đồng thông qua UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã về dự án đầu tư; giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về BVMT ở địa phương; trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường; phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT xẩy ra tại các địa

phương

2.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý

- Tổ chức bộ máy quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp Tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải giải quyết Ở một Sở, Ngành chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chưa thực hiện; còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế Cấp huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chưa đúng quy định tạiNghị định số 81/2007/NĐ- CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ (mỗi huyện, thành phố biên chế, hợp đồng từ 01 - 02 cán bộ chuyên trách về môi trường thuộc phòng Tài nguyên môi trường Cán bộ được phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc (địa chính, xây

dựng ) không có nghiệp vụ về bảo vệ môi trường, thời gian và công việc dành cho nhiệm vụ này quá ít nên hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cơ sở Nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường

- Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi

trường chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế, triển khai chậm; nhiều chính sách

Trang 10

phát triển ngành ở địa phương chưa tính đến bảo vệ môi trường; Một số văn bản,

cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế Chương trình, kế hoạch BVMT dài hạn ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức;

- Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện bảo

vệ môi trường sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và trước khi cơ sở SX,KD,DV đi vào hoạt động chưa được quan tâm đúng mức.Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế; một số huyện chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện; việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ; chưa quan tâm hoạt động phúc tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trường nhưng chưa được tập trung giải quyết triệt để

- Trong thời gian ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên, cao hơn, đã tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; tuy nhiên còn mang tính hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của xã hội do vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền một số địa phương và sở, ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, văn bản của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh còn xem nhẹ; chưa xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, khi triển khai thực hiện chậm trễ vướng mắc, nhất là trong tình hình hiện nay bảo vệ môi trường đang là vấn đề rất “nhạy cảm” phải tập trung giải quyết gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị Công tác tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm kịp thời; chưa xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí xét thi đua khen thưởng việc thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị

- Nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị Ý thức chấp hành pháp luật bảo

vệ môi trường trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ môi trường do địa phương, cơ quan phát động; một số trường hợp vi phạm bị xử lý hành chính Công tác

truyền thông về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng (ở cấp huyện, xã) nhất là đưa tin viết bài về gương tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn ít Mặt khác việc thay đổi tư duy, nhận thức của con người về bảo vệ môi trường là việc làm khó, cần kiên trì và có thời gian.

2.2. Các định hướng chính trong quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường

lưu vực

Ngày đăng: 10/05/2017, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w