Tài liệu Môi trường lưu vực sông Cầu: Bài học cho sự hài hoà giữa phát triển ... ppt

8 398 2
Tài liệu Môi trường lưu vực sông Cầu: Bài học cho sự hài hoà giữa phát triển ... ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO TRONG MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ - NGHÈO ĐÓI - MÔI TRƯỜNG Th.S Trần Thu Hiền Ban Tuyên giáo Trung ương I- Quan hệ Dân số - Nghèo đói - Môi trường: Trên thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Sự phân hoá giàu- nghèo đó thể hiện rõ trong từng quốc gia, cũng như giữa các quốc gia. Tình trạng nghèo khổ tồn tại trong mọi xã hội, kể cả ở những nước giàu có nhất thế giới, ở đó hiện có hơn 100 triệu người có mức thu nhập dưới mức nghèo khổ. Những nước nghèo đang tụt lại ngày càng xa ở phía sau. Đói nghèo có thể được định nghĩa là tình trạng thiếu khả năng và điều kiện tham gia của người dân vào cuộc sống của quốc gia nói chung, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Có nhiều khái niệm về đói, nghèo và đói nghèo nói chung và cách tính tiờu chớ đói nghèo. Khái niệm Đói ăn- theo Tổng cục Thống kê - là thiếu các khoản để chi phí tối thiểu cho nhu cầu calo của người Việt, khoảng 2100calo/người/ngày; Nghèo nói chung tức là đói ăn và thiếu các khoản chi phí tối thiểu khác. Ngân hàng Thế giới, xem xét khái niệm Nghèo dưới nhiều khía cạnh xã hội khác như vấn đề thiếu cơ hội tiếp cận tài nguyên, cơ hội làm ăn và tăng thu nhập; thiếu năng lực chăm lo sức khoẻ, dinh dưỡng, dịch vụ y tế; các rào cản xã hội như mù chữ, tham nhũng, sự phân biệt đối xử về giới đều là những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống cư dân nghèo. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây đi đôi với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển bền vững môi trường sống. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp đòi hỏi có những đầu tư lớn về phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại hoá chất bảo vệ thực vật. Dân số phát triển nhanh trong khi đất đai lại không tăng cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ đã tạo ra nhiều mối nguy cơ môi trường tiềm ẩn tới sức khoẻ người dân. Chúng ta đều biết rằng, các vấn đề về đói nghèo, môi trường, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đều có quan hệ mật thiết với nhau thông qua phương thức con người tác động đến môi trườngsự tác động giữa chính các yếu tố này với nhau Hiển nhiên rằng, việc thay đổi môi trường có thể tác động tích cực và tiêu cực tới đói nghèo. Môi trường được bảo vệ tốt có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; ngược lại, nếu môi trường bị suy thoái do dân số tăng nhanh, vì sinh ké và vì áp lực tăng trưởng kinh tế bằng nhiều cách mà nó có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và vì vậy nó có thể cản trở công việc giảm nghèo một cách đáng kể. Gia tăng dân số luôn là nỗi lo của nhiều nước, đặc biệt là những nước còn nghèo như nước ta. tăng trưởng kinh tế với đói nghèo và vấn đề môi trường, mối quan hệ giữa con người với tài nguyên thiên nhiên luôn là những vấn đề nhậy cảm, là thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Phát triển kinh tế- xã hội liên quan chặt chẽ đến bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm bảo đảm hài hoà các hoạt động của con người với môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc lồng ghép các yếu tố môi trường vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội là yêu cầu tất yếu và là tiêu chuẩn đánh giá các giải pháp phát triển của địa phương hay quốc gia. Mặc dù công cuộc xoá đói giảm nghèo đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng tình trạng nghèo đói nói chung vẫn còn phổ biến, đói nghèo vẫn đang là một thử thách cấp bách, là một trở lực lớn trên con đường phát triển đất nước cũng như trong sự nghiệp phát triển con người ở Việt Nam. Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông và mật độ dân số khá cao, đặc biệt tập trung ở các đô thị . Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta mấy năm qua là rất ấn tượng, nhưng vẫn tồn tại một khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Dân số tăng nhanh và đẩy mạnh đô thị hoá đã đặt ra thêm nhiều sức ép trong giải quyết vấn đề nghèo đói cũng như môi trường, đặc biệt khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và sử dụng một cách không hợp lý và không bền vững. Hơn một nửa diện tích rừng nguyên sinh đã bị mất; khoảng 700 loài động vật nằm trong danh sách có khả năng bị tuyệt chủng; mức độ ô nhiễm thường xuyên vượt giới hạn cho phép. Một trong những hậu quả của nó là xu hướng giảm sút, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một vòng luẩn quẩn về mối quan hệ giữa tăng nhanh dân số- nghèo đói - sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý, cạn kiệt tài nguyên lại càng làm cho sự nghèo đói trở nên sâu sắc hơn. Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần là sự đói nghèo. Đói nghèo không phải tác nhân duy nhất gây suy thoái môi trường, mà còn do áp lực với đất đai và tài nguyên, dân số tăng nhanh, xây dựng các nhà máy thuỷ điện…Những áp lực này làm ảnh hưởng đến đời sống người dân bản địa vốn quen với cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên truyền thống…là những thách thức đối với sự phát triển bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần xoá đói giảm nghèo là có thể ngăn chặn được suy thoái môi trường và đa dạng sinh học. Trên thực tế, điều này không hẳn đúng. Nhiều công trình, dự án xoá đói, giảm nghèo được thực hiện đã mang lại không ít lợi ích cho người nghèo; song nhìn chung, người nghèo vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên so với người giàu; người nghèo thường tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.Những vùng nghèo nhất là vùng núi phía Bắc, vùng ven biển miền Trung và Tây nguyên. Họ thường ít có cơ hội và điều kiện tác động đến môi trường so với người giàu. Họ cũng dễ bị tổn thương, ít có khả năng tự bảo vệ hoặc đối phó được với nhửng rủi ro do thiên nhiên, môi trường và con người gây ra như các hoạt động phá rừng, khai thác khoáng sản trong lòng đất, đánh bắt hải sản với quy mô lớn…Chúng ta đã từng biết đến “Làng ung thư” do nguồn nước bị ô nhiễm hoá chất độc còn sót lại hồi chiến tranh; ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…Người nghèo nói chung thường phải chịu đựng những thiệt hại do thiên tai nhiều hơn, bởi họ có rất ít cơ hội, nguồn lực đối phó với thiên tai cũng như phục hồi cuộc sống và sinh kế sau khi thiên tai xảy ra nhằm bảo đảm cuộc sống của họ và gia đình. Năm 1798, nhà kinh tế học người Anh là Mal Thus đã báo động :" Sự gia tăng dân số là một tai hoạ đối với nguồn sống có hạn của trái đất". Luận điểm ấy của ông cho đến ngày nay cú ý nghĩa sâu sắc và vẫn luôn luôn đúng. Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã cảnh báo: " Loài người sẽ không có tương lai trừ phi thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn và hoạt động bảo tồn sẽ không xảy ra nếu không có hoạt động phát triển để làm giảm bớt sự nghèo đói và nỗi khổ cực của hàng trăm triệu người".(Trịnh Duy Luân, Viện xã hội học- Vấn đề bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo).Điều ấy có nghĩa là dân số, nghèo đói và môi trường có liên quan đến nhau, các này là hệ quả của cái kia, kể cả tích cực và tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào để có thể vừa cải thiện được đời sống của người nghèo vừa bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, giảm đáng kể sự gia tăng trở lại dân số mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm giải quyết. Chúng ta đều biết rằng phát triển bền vững bao gồm sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của nước ta đã phản ánh rõ điều này. Đó là" cần phải phát triển nhanh và bền vững thông qua bảo đảm tăng trưởng kinh tế, đi đôi với công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Vì vậy, trong các hoạt động của các Chương trình phát triển kinh tế- xã hội cũng như Chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện những năm qua, từ Trung ương đến địa phương, chúng ta đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chủ động lồng ghép thực sự những nội dung bảo vệ môi trường, phương pháp triển khai các hoạt động xoá đói giảm nghèo cùng với các biện pháp giảm tốc độ gia tăng dân số, tiến tới nâng cao chất lượng dân số, vì sự phát triển bền vững đất nước trong sự hài hoà giữa các yếu tố nội tại của sự phát triển bền vững. Cần nâng cao từ nhận thức đến thay đổi hành vi của người nghèo đối với môi trường một cách phù hợp, tương xứng với nội dung và phương pháp của hoạt động xoá đói giảm nghèo. Có như thế mới góp phần lồng ghép đưa vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng lan toả đến mọi vùng, miền, các nhóm xã hội, kể cả nhóm đối tượng khó khăn nhất, dễ bị tổn thương nhất, thông qua những hoạt động đa dạng như xoá đói giảm nghèo, vốn có sức lan toả và hiệu quả trong những năm gần đây. Ở một khía cạnh nào đó, những cải thiện về môi trường có thể góp phần giảm nghèo. Đó là những dự án cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch, vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng cường sức khoẻ. Tăng cường cải thiện và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể giúp người nghèo cải thiện đời sống của họ. Nhận thức đúng đắn về hệ luỵ của vấn đề dân số - đói nghèo - môi trường trong quá trình phát triển đất nước, trước những thực trạng và những thách thức do mối quan hệ này tạo ra, Đảng và Nhà nước ta đã sớm cam kết, đã tích cực định hướng, thể chế hoá và cụ thể hoá nhiều Chiến lược, Chương trình lớn như Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chiến lược Dân số- KHHGĐ, Chiến lược DS-PT/ CSSKSS, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong đó nhấn mạnh công tác bảo vệ môi trường không thể tách rời trong kế hoạch phát triển đất nước, cũng như ở mỗi địa phương. Nhà nước cũng đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam( còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là những cơ sở pháp lý rất cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả nh÷ng quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển bền vững đất nước của Đảng và Nhà nước ta. II - Công tác tuyên giáo tác động vào quan hệ Dân số - Đói nghèo - Môi trường: Những năm vừa qua, nhờ thực hiện tiến trình đổi mới, chất lượng cuộc sống toàn diện của người dân Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt. Chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn đề ra mục tiêu là xoá bỏ tình trạng đói kinh niên vào năm 2000 và tình trạng nghèo khổ vào nam 2010. Giải quyết vấn đề dân số - xoá đói giảm nghèo - môi trường trong phát triển bền vững đất nước đòi hỏi có sự đồng bộ cả ở cấp quốc gia và các địa phương, có sự tham gia của tất cả các cộng đồng và có cam kết thực hiện công bằng thực sự. Một điều hiển nhiên là, phát triển bền vững sẽ không thành hiện thực nếu chỉ thông qua các chính sách và thể chế quốc gia; Nó cần phải đi vào cuộc sống hàng ngày của đông đảo cộng đồng, mọi người, mọi nhà, của tập thể và mỗi cá nhân. Rất cần có sự cam kết chính trị mạnh mẽ từ lãnh đạo đất nu?c và sự tham gia của mọi người, mọi cấp chính quyền, tất cả các chủ thể khác ở các cấp địa phương, cơ sở. Trong bối cảnh đó, những đóng góp của lực lượng, đội ngũ cán bộ tuyên giáo từ Trung ương đến các địa phương những năm qua trong việc tác động đến giảm tốc độ gia tăng dân số, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường đã thực sự có ý nghĩa, đặc biệt là ở các cấp uỷ địa phương. Với tất cả các loại hình hoạt động của các lực lượng như tuyên truyền, khoa giáo, huấn học, báo cáo viên, báo chí, văn hoá văn nghệ…đội ngũ cán bộ tuyên giáo đã thực hiện tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia tổ chức thực hiện lồng ghép các Chương trình, Chiến lược về Xoá đói giảm nghèo, dân số và phát triển, Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước… lồng ghép vào các Chương trình công tác tuyên giáo hàng tháng, hàng quý, thường xuyên. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo với chức năng, nhiệm vụ của mình, đã tập trung vào các hoạt động sau: * Phối hợp với các ngành trong khối tuyên truyền, tư tưởng văn hoá và khoa học xã hội nhân văn, nhất là các cơ quan truyền thông truyền đạt, phổ biến rộng rãi những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về dân số, xoá đói giảm nghèo, môi trườngphát triển bền vững. Từ đó tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, thái độ, hành vi của toàn thể cộng đồng, nhưng trước hết là đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục tính tự nguyện của mỗi người, trên cơ sở có nhận thức và hiểu biết về những lĩnh vực trên. Đây là một nhiệm vụ rất lớn, rất khó khăn phức tạp. Để chuyển biến nhận thức đến thay đổi hành vi, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì kết hợp với những nội dung tuyên truyền phong phú đa dạng, phù hợp từng nhóm đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh, phong tục tập quán của từng vùng, miền, đã được đội ngũ cán bộ tuyên giáo cả nước thực hiện có kết quả. * Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến làm cho mọi người nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, góp phần xoá đói giảm nghèo; sự chuyển biến nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH và công nghệ chất lượng cao, tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ * Phát động phong trào tiêu dùng tiết kiệm, chống lãng phí. Phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò tích cực của các đoàn thể quần chúng vf các tầng lớp nhân dân trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện và giám sát thực hiện phong trào toàn dân tiết kiệm tiêu dùng. * Tuyên truyền đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, tuyên truyền về các chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; Phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ, thiết bị bảo vệ môi trường thích hợp và tiên tiến; các dự án kinh tế đều có luận chứng đầy đủ, chi tiết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Làm cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp hiểu về công nghiệp sạch, qua đó hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch ngày càng cao. * Tham mưu, phối hợp chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về các nội dung của Chương trình, mục tiêu của xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các trường phổ thông; phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí và nhận thức cho mọi đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và tham gia đông đảo của mọi đối tượng vào các phong trào đó một cách hiệu quả, thiét thực. Những hoạt động đó của các lực lượng tuyên giáo từ TW đến cơ sở đều tác động tích cực, trực tiếp hoặc gián tiếp đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng dân cư xã hội. * Định hướng hệ thống thông tin đại chúng, các loại hình báo chí tăng cường truyền thông, giáo duc, phổ biến kiến thức về những chủ đề trên. ở một góc độ nào đó, thông qua báo chí, hướng dẫn dư luận, đồng thời cảnh báo các cơ quan hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội cùng quan tâm đến những vấn đề nhậy cảm đó. Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên không chỉ của riêng ngành tuyên giáo, mà còn ở rất nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật khác của nền kinh tế, ở các địa phương là những lực lượng tích cực trong việc làm lan toả những nội dung các lĩnh vực trên trong xã hội một cách nhanh chóng, đều đặn và có hệ thống. Đơn cử một số đơn vị tuyên giáo địa phương thực hiệncó hiệu quả công tác này: Những năm qua, lực lượng báo cáo viên thường trực ở thành phố, quân, huyện, các ban ngành của thành phố Cần Thơ đã phát huy được vai trò của mình, đi đầu trong viẹc vận động quần chúng nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó đã tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Họ cũng đi đầu trong các Phong trào "3 giảm, 3 tăng" trong sản xuất nông nghiệp. Đó là: giảm lúa giống, giảm phân bón, giảm thuổc trừ sâu; và tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy, hầu hết các quận, huyện của Thành phố Cần Thơ đều đã duy trì tăng trưởng kinh tế, đóng góp đáng kể vào những thành tựu chung trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống cộng đồng ở Cần Thơ. Từ năm 2000, Tỉnh uỷ Cà Mau chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chọn thuỷ sản làm mũi nhọn để phát triển nông thôn- nông nghiệp của mình. Xuất phát từ một chủ trương đúng, được sự nhất trí và đồng tình của nhân dân, những năm qua kinh tế Cà Mau đã có sự khởi sắc, tạo tiền đề cho phát triển bền vững của địa phương. Toàn tỉnh đã chuyển đổi 125.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, sản lượng tôm tăng từ 35.000 tấn năm 2000 lên 72.000 tấn năm 2003. Cà Mau từ một tỉnh nghèo nhất nước, nay đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn một con số(9%). Tuy nhiên, do nhu cầu chuyển dịch quá lớn, vì lợi nhuận từ tôm gấp nhiều lân trồng lúa mà phát sinh vấn đề. Nhiều địa phương và hộ dân phát triển nuôi trồng tự phát, đưa nước mặn vào nuôi tôm, phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái, môi trưòng nước bị ô nhiễm. Đây là khó khăn lớn đặt ra cho sự phát triển kinh tế của tỉnh cần sớm có phương án phải giải quyết. Trước thực trạng đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Tỉnh uỷ tiến hành điều tra, khảo sát tình hình, giải thích cho dân về cái hại của việc làm tràn lan gây tác động xấu cho môi trường, cái nghèo có thể tái phát. Với phương châm " mưa dầm thấm lâu", Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã có kế hoạch chỉ đạo cán bộ toả đi bám dân tại các cơ sở nuôi tôm, "ở đâu có phá đập đưa nước mặn vào ruộng thì ở đó phải có cán bộ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ hội, đoàn thể đến tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân tự giác chấp hành" chủ trương xoá đói giảm nghèo của Tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các báo, đài thường xuyên, kịp thời đưa tin, biểu dương những cá nhân, gia đình gương mẫu làm giàu chính đáng, phê phán những người vi phạm trong công tác này. Vì vậy đã ngăn chặn kịp thời những "tổ, hội" nông dân phá đập, đưa nước mặn vào ruộng nuôi tôm. Những hoạt động này đã hạn chế những thiệt hại về kinh tế, môi trường ở địa phương. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu lại có cách tham mưu sáng tạo khác: Tác động, góp ý kiến để các Nghị quyết hàng năm, hoặc nhiệm kỳ của Tỉnh uỷ, của chính quyền đều có 3 nhóm chỉ tieu, giải pháp về kinh tê, văn hoá, xã hội và môi trường. Nếu xây dựng 7- 10 chỉ tiêu về kinh tế thì cũng đề ra 5-7 chỉ tiêu về xã hội, trong đó có dân số, môi trường, có thể gọi là tiêu chí đa mục tiêu.; Tham mưu cấp uỷ ra Nghị quýet chuyên đề về xóa đói giảm nghèo, về chăm sóc sức khoẻ nhân dân giúp cấp uỷ triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các chỉ thị, nghị quýet củ Đảng, Nhà nước về công tác khoa giáo, đặc biệt về công tác môi trường. Điều đó nói lên vai trò không nhỏ của các lực lượng tuyên giáo vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, góp phần hạn chế gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho địa phương, xã hội, đất nước. Tháng 10 năm 2006 vừầ qua, vào ngày Quốc tế xoá đói nghèo được tổ chức hàng năm, tại Trung tâm hội nghị của Liên Hiệp Quốc(UNCC) ở Bangkok, Uỷ ban Kinh tế- xã hội khu vực Châu á - Thái Bình dương (UNE SCAP) đã công bố bản báo cáo năm 2006 về " Tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ" trong khu vực- bao gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam được xếp hàng đầu trong nhóm 8 quốc gia" đang đi về phía trước" trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đón nhận tin vui này, chúng ta có thể tự hào và hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là về xoá đói giảm nghèo. Chúng ta cũng vẫn ý thức được rằng: những thách thức về nhiều lĩnh vực vẫn ngày càng hiện rõ trong quá trình phát triển của chúng ta khi Việt nam dần bước vào ngưỡng cửa của sân chơi toàn cầu với những điều kiện và luật chơi khắc nghiệt. Y thức được điều này, chúng ta cần chuẩn bị mọi điều kiện để hạn chế thách thức, trong đó có đói nghèo, những vấn đề về môi trường, tận dụng và phát huy lợi thế sẵn có, phấn đấu vì sự lớn mạnh và phát triển của nền kinh tế, cải thiện chất lượng sống của nhân dân ngày càng tốt hơn. . tới nâng cao chất lượng dân số, vì sự phát triển bền vững đất nước trong sự hài hoà giữa các yếu tố nội tại của sự phát triển bền vững. Cần nâng cao từ. triển. Phát triển kinh tế- xã hội liên quan chặt chẽ đến bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm bảo đảm hài hoà các hoạt động của con người với môi trường

Ngày đăng: 24/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan