Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” được chọn nghiên cứu trong luận văn này là vì tính cấp thiết nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÝ THỊ BÉ LUYỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60340403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS LÊ SỸ THIỆP
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU……… 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ……… ……… 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài ……… 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài….……… 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài….………4
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài……… 4
6 Ý nghĩa của đề tài ……… 5
7 Kết cấu đề tài ….……… …….………5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI……… ……… 6
1.1 Nông thôn mới ……… 6
1.1.1 Khái niêm………6
1.1.2 Đặc điểm ….……… …… 8
1.1.3 Vai trò.……… 11
1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới……….12
1.2.1 Khái niệm……… ……… … 12
1.2.2 Nội dung……… 13
1.2.3 Sự cần thiết của QLNN về xây dựng nông thôn mới ………17
1.3 Kinh nghiệm XDNTM ở một số địa phương………… …… …20
1.3.1 Tổng quan sự QLNN về XDNTM ở một số địa phương… 20
1.3.1.1 Thái Bình……… 20
1.3.1.2 An Giang……… 22
Trang 31.3.1.3 Thành phố Hồ Chí Minh………22
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm ……….23
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH……… ……… 26
2.1 Tổng quan về huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh……… 26
2.2 Tình hình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Càng Long……….……….……… 30
2.2.1 Về công tác chỉ đạo……… … 30
2.2.2 Về tổ chức thực hiện 32
2.2.2.1 Kết quả xây dựng nông thôn mới……… 32
2.2.2.2 Công tác vận động nông dân XDNTM………43
2.2.2.3 Công tác thu hút nguồn lực vào XDNTM……… 44
2.2.2.4 Công tác quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng…………45
2.2.3 Về kiểm tra, giám sát ……… 48
2.3 Đánh giá……….49
2.3.1 Những kết quả đạt được……….49
2.3.2 Những bất cập, yếu kém………50
2.3.3 Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém……… 57
2.3.3.1 Nguyên nhân từ cấp trên……….57
2.3.3.2 Nguyên nhân từ bản thân huyện………58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ……… …… 61
3.1 Phương hướng ……….61
3.1.1 Phương hướng của kết quả XDNTM……… 61
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện cách QLNN về XDNTM……… 62
Trang 43.2 Giải pháp ……… ………….… …71
3.2.1 Những giải pháp thuộc nội bộ huyện Càng Long……… 71
3.2.2 Kiến nghị……… 75
3.2.2.1 Đối với cấp tỉnh……….75
3.2.2.2 Đối với Trung ương……… 75
PHẦN KẾT LUẬN……… 80
PHỤ LỤC………85
Trang 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
KH&CN Khoa học và công nghệ
CN&XD-TM&DV Công nghiệp và xây dựng – Thương mại và dịch vụ CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
SXNN Sản xuất nông nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
SXKDNN Sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của các xã trong huyện
Bảng 2.2 Tổng hợp công tác thu hút nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới
Trang 71
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” được chọn nghiên cứu trong luận văn này là
vì tính cấp thiết nhiều mặt của nó, điển hình là:
Thứ nhất, vì việc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là vấn đề có ý
nghĩa sinh tồn của quốc gia, dân tộc ta
Nói đến nông thôn là phải nói đến nông nghiệp, do đó, việc xây dựng nông thôn mới là việc động chạm đến nông nghiệp, mà nông nghiệp đã từng
là mặt trận hàng đầu với lương thực là vấn đề số một của đất nước ta Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh trong nhiều văn kiện chính trị, pháp lý của mình điển hình là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” Cùng với đó còn có nhiều văn kiện pháp lý của Nhà nước nhằm cụ thể hóa sự chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết trên
Xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo lợi ích của nông dân Tuy nhiên, tính tự phát, tự tư, tự lợi của nông dân trong XDNTM rất dễ trỗi dậy,
có thể đi ngược lợi ích quốc gia Nếu xét từng việc cụ thể trong từng địa điểm
và thời điểm cụ thể, hai lợi ích trên có khi không thống nhất, mà rơi vào tình thế được bên này, thiệt bên kia Chẳng hạn, để hợp lý hóa tổ chức đồng ruộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc sản xuất nông nghiệp, tình trạng thổ canh, thậm chí cả thổ cư, của một số nông hộ có thể bị thay đổi, làm đảo lộn sinh kế và sinh hoạt của những hộ này Đối với họ, lợi đâu chưa thấy, còn việc đảo lộn nếp làm, nếp
Trang 82
sống của họ là họ thấy ngay sự bất lợi và sẽ phản đối bằng cách này, cách khác Ngay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dồn điền đổi thửa có lợi cho cả xã, cả huyện, nhưng rất có thể bất lợi cho một số hộ nào đó, vốn đang có lợi thế trong cơ cấu kinh tế cũ Và vì thế, các hộ này đương nhiên là
sẽ đi ngược trào lưu chung Những tình huống như trên không hiếm trong quá trình CNH-HĐH Và nếu để mạnh ai nấy làm, chắc chắn xây dựng nông thôn mới sẽ khó thành
Thứ hai, việc XDNTM ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh tuy cũng có
đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập
Những năm qua, việc XDNTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong đó có huyện Càng Long đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên; kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, nhiều công trình được kiên cố hóa, nhờ thế, chúng đã phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng tốt hơn
Tuy nhiên, việc XDNTM ở Càng Long còn một số hạn chế như công tác lập quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn tuy có phát triển nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, các hình thức sản xuất chưa theo kịp nhu cầu phát triển thị trường, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu, nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị còn cách biệt lớn; một số vấn đề bức xúc xã hội phát sinh chậm được giải quyết, nhất là trong tranh chấp, khiếu nại của công dân,…
Với những lý do trên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình
Trang 93
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Theo tác giả được biết ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới, trong đó có các công trình như:
- Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam” của Hoàng Sỹ Kim, luận văn thạc sĩ hành chính công năm 2001 đã chú trọng đến những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp của Việt Nam
- Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới – Từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Trần Huy, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công năm 2013 đã chú trọng đến những giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Chánh;
- Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” của Nguyễn Việt Triều, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công năm 2013 đã chú trọng phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở U Minh và đưa ra các giải pháp mới hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh
Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, vẫn còn có những điều mà tác giả luận văn thấy cần nghiên cứu thêm
Đó là:
Thứ nhất, các đề tài nói trên chỉ tiếp cận thực tiễn địa phương của tác giả, chưa có đề tài nào tiếp cận nghiên cứu quản lý nhà nước (QLNN) về xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Thứ hai, về lý luận, cũng còn những khía cạnh nào đó chưa được luận giải đủ sức thuyết phục, như: Tính chất toàn diện của khái niệm nông thôn với vấn đề nông nghiệp là trung tâm; sự cần thiết phải thường xuyên đổi mới
Trang 104
nông thôn; ý nghĩa chiến lược của việc XDNTM; một số công tác then chốt, cần làm trong QLNN đối với việc XDNTM
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Đề xuất giải pháp QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn này là:
Thứ nhất, hệ thống hoá các lý thuyết của QLNN về XDNTM
Thứ hai, mô tả, phân tích thực trạng QLNN về XDNTM trên địa bàn
huyện Càng Long Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Càng Long
Thứ ba, trên cơ sở định hướng chung của Đảng và Nhà nước về
XDNTM đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Càng Long, tỉnh
Trà Vinh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2012 đến 2014
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Về phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng
- Về phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
Trang 115
+ Phương pháp thu thập tài liệu
6 Ý nghĩa của đề tài
Đó là ý nghĩa về các mặt sau đây:
- Đối với các CBCC trực tiếp làm công tác QLNN về XDNTM, đó là những kiến thức khoa học về nông thôn mới và về QLNN về XDNTM được tập hợp, hệ thống hóa, những nhận định, đánh giá có căn cứ khoa học về Quản lý nhà nước đối với việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, những đề xuất về hướng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện được các định hướng mới đó về QLNN đối với việc XDNTM ở huyện Càng Long, Trà Vinh
- Đối với xã hội nói chung, luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy, và vận dụng vào quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở các địa phương khác, có hoàn cảnh tương đồng với huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh