1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chùa ông (quảng triệu hội quán) của người hoa thành phố cần thơ (tóm tắt trích đoạn)

17 443 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Nội dung luận văn chúng tôi vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu Văn hóa học tiêu biểu như: phương pháp hệ thống và liên ngành, so sánh, phỏng vấn sâu, khảo sát thực địa để t

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2008

HÀ HỒNG NGỌC

CHÙA ÔNG (QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN) CỦA NGƯỜI HOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ CHÍ QUẾ

TRÀ VINH, NĂM 2016

Trang 2

-iii-

TÓM TẮT

Với những đặc trưng riêng biệt về địa lý, kinh tế - xã hội, Nam Bộ nói chung

và thành phố Cần Thơ nói riêng đã và đang là nơi hội tụ, tiếp biến nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần dân tộc khác nhau Trong số những dòng văn hóa đó thì văn hóa của người Hoa có lẽ là mạnh mẽ nhất Với nhiều nguyên nhân khác nhau, người Hoa đã di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ và có một bộ phận đã định cư lâu dài ở Cần Thơ

Và trong quá trình định cư trên vùng lãnh thổ mới, người Hoa đã tiếp tục phát triển những đặc trưng văn hóa của mình trên cơ sở những yếu tố văn hóa truyền thống Những cơ sở tín ngưỡng với kiến trúc thờ tự thường là nơi biểu hiện rõ, sâu sắc và tập trung nhất những đặc trưng văn hóa và những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của

cộng đồng người Hoa Vì thế tôi chọn đề tài “Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán)

của người Hoa thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu

Nội dung luận văn chúng tôi vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu Văn hóa học tiêu biểu như: phương pháp hệ thống và liên ngành, so sánh, phỏng vấn sâu, khảo sát thực địa để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt nổi bật về kiến trúc, tín ngưỡng của chùa Ông nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Bố cục kết cấu gồm có ba chương, trong quá trình viết các chương có sự so sánh với chùa Phước Minh Cung – Trà Vinh và miếu Quan Thánh Đế Quân – An Giang

Bước đầu chúng tôi trình bày tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn, đặc biệt là các khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, phân loại tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng và giá trị kiến trúc, mỹ thuật, đặc trưng và giá trị của tín ngưỡng, biến đổi văn hóa và biến đổi sinh hoạt tín ngưỡng và một số lý thuyết tiếp cận như thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa, thuyết sinh thái văn hóa để làm cơ sở lí luận nghiên cứu chùa Ông Dựa cơ sở đó, chúng tôi trình bày tổng quan chùa Ông ở thành phố Cần Thơ Ngoài ra, chúng tôi còn trình bày sơ lược vị trí của di tích chùa Ông và sinh hoạt tín ngưỡng tại chùa Ông trong tổng thể văn hóa phi vật thể ở Cần Thơ để có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về chùa Ông

Trang 3

-iv-

Trên cơ sở lý luận đã trình bày, chúng tôi vận dụng vào việc nghiên cứu mang tính thực tiễn cao Đó là chúng tôi trình bày đặc trưng kiến trúc, mỹ thuật của chùa Ông tại thành phố Cần Thơ, một ngôi chùa hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc và thờ tự đều được đưa từ Quảng Đông sang, như: cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương… Đặc biệt, các diềm mái, bao lam, bức phù điêu và quần thể tiểu tượng gốm trên nóc được chạm lộng, đắp nổi, rất sắc sảo còn bảo tồn, lưu giữ đến ngày nay

Chúng tôi cũng làm rõ nhận thức, đức tin của công chúng về Quan Thánh và chùa Ông cũng như tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng của Ban Quản trị chùa, cơ chế quản

lý và công chúng Riêng về lễ hội, chúng tôi trình bày các lễ hội ở chùa Ông như lễ vía Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Tài Bạch Tinh Quân,

Đồng thời, chúng tôi chỉ ra sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa qua nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật giữa người Hoa với các dân tộc khác rõ nét hơn Ngoài ra, nhiều tộc người khác cũng tiếp thu yếu tố văn hóa của người Hoa như hình thức thờ Quan Thánh trong gia đình, chức năng là vị thần độ mạng Sự tiếp thu văn hóa được xem như là một quy luật tất yếu của các tộc người sống cộng cư với nhau trong một khu vực gần hai thế kỷ

Song song đó, chúng tôi cũng khái quát bối cảnh kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ hiện nay và những biến đổi trong sinh hoạt văn hóa – xã hội để làm nổi

rõ những giá trị bất biến của tín ngưỡng Quan Thánh và chùa Ông ở Cần Thơ Qua

đó, góp phần khẳng định vai trò của chùa Ông trong đời sống tinh thần của người Hoa, là điểm giao lưu văn hóa giữa người Hoa với các dân tộc Kinh, Khmer trên mảnh đất Cần Thơ

Để chùa Ông giữ nguyên hiện trạng và tồn tại lâu dài, chúng tôi đưa ra hướng quản lý để bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách tham quan đến chùa Ông nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung để xứng tầm là thành phố trung tâm động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 4

-v-

ABSTRACT

With the distinct features of geography, economy – society, Southern region, especially Can Tho City, is the place gathering and acculturating cultural flow from different ethnic groups In that, Chinese culture is the strongest Due to varied reasons, Chinese people migrated to Vietnam by time-period and some of them settled in Can Tho long time ago

During settle process in new land, Chinese people continue to develop their culture based on the available traditional culture Creed structures with worship architecture manifest clearly, deeply Chinese culture and art achievements

Therefore, I choose the theme “Ong Pagoda (Quang Trieu Association) of Chinese

people in Can Tho City”

In the content of this thesis, we apply some typical research methods of culturology such as: systematic method, interdisciplinary method, comparative method, deep interview method and field research to find out the outstanding similar and different features about the architecture and creed of Ong Pagoda in order to serve for preserving and developing vestige values Outline of thesis includes three chapters There is the comparison with Phuoc Minh Cung Pagoda – Tra Vinh and Quan Thanh De Quan Temple – An Giang

First of all, we present general basic theories and reality, especially concepts

of creed and creed culture, creed classification, creed basis, values of architecture, art and specificity, creed value, cultural change, creed life change and some approaching theories such as theory of acculturation exchange, theory of eco-culture to be basis theories for researching Ong Pagoda Based on them, we give the overview about Ong Pagoda in Can Tho City Moreover, we present briefly the location and creed life at Ong Pagoda in the overall intangible culture in Can Tho for the general, deep and comprehensive view of Ong Pagoda

Trang 5

-vi-

Based on the above theories, we apply to research with high practicality We present typical features of architecture and art of Ong Pagoda in Can Tho City which building materials were transported from Guang Dong, China such as: wood pillars, stone pedestal, couplet board, rafter, purlin, bronze bell, censer,… Especially, roof edgings, bao lam, relieve pictures and pottery symbol complex on the roof are curved and relieved finely which preserved until now

We also explain the awareness and belief of people about Quan Thanh and Ong Pagoda as well as organizing creed life of pagoda administrative board, management mechanic and public As for festival, we present festivals at Ong Pagoda such as Birthday festival of Quan Thanh, Thien Hau Thanh Mau, Tai Bach Tinh Quan,…

At the same time, we show the contact and cultural exchange by comparison Chinese architecture and art with the other ethnic groups In addition, some ethnic groups acquire Chinese culture as worshiping Quan Thanh in family to protect them The cultural acquirement is regarded as inevitable rule when ethnic groups live together in a region in two centuries

Besides, we generalize economic – social background of Can Tho City presently and changes in cultural – social life in order to highlight constant value of Quan Thanh creed and Ong Pagoda in Can Tho whereby affirming the role of Ong Pagoda in spirit life of Chinese people and being the place exchanging culture between Chinese people and Kinh people, Khmer people in Can Tho

For the purpose of preserving actual state, we propose some management methods in order to preserve and develop vestige value so that Can Tho City, especially Ong Pagoda, attracts more and more tourists in the context that Can Tho becomes the development center of Mekong Delta

Trang 6

-vii-

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG xii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

7 Bố cục của luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.1.1 Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng 7

1.1.2 Phân loại tín ngưỡng 11

1.1.3 Đặc trưng và giá trị của tín ngưỡng 12

1.1.4 Biến đổi văn hóa và biến đổi sinh hoạt tín ngưỡng 13

1.1.5 Một số lý thuyết tiếp cận văn hóa tín ngưỡng 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Người Hoa ở Cần Thơ – quá trình lịch sử và hiện trạng 19

Trang 7

-viii-

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Ông ở Cần Thơ 26

1.3 Vị trí của di tích chùa Ông và sinh hoạt tín ngưỡng tại chùa Ông trong tổng thể văn hóa phi vật thể ở Cần Thơ 27

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT VÀ SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG Ở CHÙA ÔNG 31

2.1 Nghệ thuật kiến trúc – mỹ thuật 31

2.1.1 Đặc điểm kiến trúc 31

2.1.2 Đặc điểm mỹ thuật 39

2.2 Giá trị văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng tại chùa Ông 42

2.2.1 Nhận thức, đức tin của công chúng về Quan Thánh và chùa Ông 42

2.2.2 Các thành tố tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng 46

2.2.3 Lễ hội chùa Ông 48

2.2.3.1 Lễ vía Quan Thánh 49

2.2.3.2 Lễ vía Bà Thiên Hậu 54

2.2.3.3 Các lễ hội khác 55

CHƯƠNG 3: DI TÍCH CHÙA ÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CẦN THƠ HIỆN NAY 59

3.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Cần Thơ và những biến đổi trong sinh hoạt văn hóa – xã hội 59

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 59

3.1.2 Những biến đổi trong sinh hoạt văn hóa – xã hội 62

3.2 Những giá trị bất biến của tín ngưỡng Quan Thánh và chùa Ông ở Cần Thơ 64

3.2.1 Chùa Ông – trung tâm giáo dục truyền thống văn hóa tộc người Hoa ở Cần Thơ 64

3.2.2 Chùa Ông – điểm giao lưu văn hóa các tộc người ở Cần Thơ 67

3.3 Những vấn đề còn bàn thảo trong nhận thức và tổ chức quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Ông ở Cần Thơ 73

3.3.1 Nhận thức của người dân 73

3.3.2 Quản lý văn hóa 75

Trang 8

-ix-

KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC

Trang 9

-x-

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHXH & NV Khoa học xã hội & Nhân văn

VHTT Văn hóa thông tin

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

NV TPHCM Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 10

-xi-

DANH SÁCH CÁC HÌNH

(Phụ lục)

Hình 1.2 Chùa Ông (Quảng Triệu Hội quán) – Thành phố Cần Thơ,

Hình 1.3 Bảng ghi danh công đức những người đóng góp xây chùa,

Hình 2.1 So sánh sự khác biệt giữa ngạch cửa chùa Ông – Cần Thơ

Hình 2.2 Thuyền Bát Nhã bằng gỗ chạm lọng 4 lớp 10

Hình 2.8 Lễ vật người dân cúng ngày vía Quan Thánh 14

Trang 11

-xii-

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

(Phụ lục)

Cung – Trà Vinh, miếu Quan Thánh Đế Quân – An Giang 6

Trang 12

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngay từ đầu thế kỷ XX, Cần Thơ được xem là một trong những vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù Cần Thơ không có những thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, , nhưng Cần Thơ lại có những điểm du lịch mang đặc trưng tự nhiên miền sông nước như chợ nổi trên sông, vườn trái cây (như Mỹ Khánh, Phong Điền…), cánh đồng phù sa, cù lao ven sông và nhiều điểm du lịch khác, bên cạnh là các di sản văn hóa phi vật thể (đờn

ca tài tử, dù kê ), di sản văn hóa vật thể (nhà cổ, đình cổ, chùa cổ, miếu cổ v.v.) Trong số các di tích văn hóa vật thể, tiêu biểu phải kể di tích kiến trúc – mỹ thuật Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) tại Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ (Tên gọi Quảng Triệu Hội Quán, là hội quán của một nhóm người Hoa ở hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc lập ra Tuy nhiên, tên gọi chùa Ông là thông dụng, vì đối tượng được thờ giữa chính điện là Quan Thánh) Đó là những tài sản vô giá chứa đựng đầy đủ những tinh hoa, trí tuệ, tài năng của người dân Cần Thơ nói riêng, người Việt Nam nói chung và là bằng chứng cụ thể, sinh động về lịch sử lâu đời của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền Chùa Ông là điểm thu hút khá đông khách

du lịch trong và ngoài nước đến thăm vùng đất Tây Đô Ngôi chùa là nơi lưu giữ cho đời sau những giá trị mà người đi trước đã tạo nên, và cùng với các danh thắng khác làm nên vẻ đẹp phong phú của mảnh đất này Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất và giá trị văn hóa trong kiến trúc và tín ngưỡng của một di tích lịch sử là một phần không thể thiếu trong xu hướng hiện nay Điều đó đã tạo cơ hội và thách thức cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di tích góp phần vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại

Khi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa chùa Ông tôi nhận thấy có khá nhiều bài viết liên quan đến kiến trúc chùa Ông và tín ngưỡng của người Hoa ở vùng đất

Trang 13

-2-

Cần Thơ Song các bài viết, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó hay dừng lại ở từng lĩnh vực Do vậy, việc nghiên cứu một cách tòan diện, đầy

đủ về chùa Ông là một việc làm có ý nghĩa Nó góp phần hiểu rõ vai trò, giá trị và định hướng bảo tồn chùa Ông, đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài thành phố

Là người có nhiều năm công tác trong ngành văn hóa, có những tìm hiểu bước đầu về chùa Ông nên được nghiên cứu sâu hơn về chùa Ông dưới gốc độ kiến trúc và

tín ngưỡng là một thôi thúc đối với tôi Vì thế tôi chọn đề tài “Chùa Ông (Quảng

Triệu Hội Quán) của người Hoa thành phố Cần Thơ” làm luận văn thạc sĩ ngành

văn hóa học, với mong muốn luận văn sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn chuẩn xác hơn và phát huy tốt hơn các giá trị của chùa Ông trong đời sống xã hội hiện tại thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học từ nhà trường vào hoạt động thực tiễn tại chùa Ông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về đề tài kiến trúc chùa Ông của người Hoa ở thành phố Cần Thơ đã có một

số công trình ấn phẩm đề cập như sau:

1 Trần Phỏng Diều (2008), Chùa Hoa ở Cần Thơ, NXB Văn nghệ, Hội Văn

học Nghệ thuật TP Cần Thơ Trình bày sơ lược về quá trình hình thành vùng đất Cần Thơ, quá trình định cư của người Hoa ở Cần Thơ và sự hình thành các ngôi chùa Khảo sát các vị thần được thờ trong chùa, các lễ hội trong các ngôi chùa Hoa, cách bày trí, kiểu kiến trúc…

2 Tống Kim Sơn (2004), Văn hóa vật chất và tổ chức xã hội của người Hoa

ở Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Tp Hồ Chí Minh Luận văn nghiên cứu

về đời sống văn hóa, xã hội, phong tục, trang phục,… của người Hoa ở thành phố Cần Thơ

3 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2012), Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông, NXB

Đại học Cần Thơ Giới thiệu chung về kiến trúc, mỹ thuật, các vị thần được phối tự,

Ngày đăng: 10/05/2017, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w