1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

210 594 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch .... Tác động của niềm tin đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hà Nội – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch)

Mã số: 62340410

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tất cả số liệu và những trích dẫn đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng Những phân tích của luận án cũng chưa được công bố ở một công trình nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Người hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

Tác giả luận án

NCS Trần Thị Huyền Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học – cũng là người Thầy mà tôi rất kính trọng Lời

cảm ơn đầu tiên, xin trân trọng dành cho PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh!

Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này cũng như quá trình làm việc tại Khoa Du lịch và Khách sạn – trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tôi luôn nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của các Thầy Cô giáo trong Khoa và các đồng nghiệp khác trong trường Tôi luôn cảm thấy tự hào và biết ơn khi được làm việc trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp và năng động Xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô và đồng nghiệp!

Tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ rất nhiều thế hệ cựu sinh viên và sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong việc thu thập dữ liệu Xin ghi nhận những tình cảm của các bạn và xin chân thành cảm ơn

Xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ và khích lệ tôi hoàn thành luận án này Không có họ và những hy sinh của họ, chắc chắn không có tôi ngày hôm nay

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận án

NCS Trần Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, MÔ HÌNH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1

1.1 Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 6

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 7

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 7

1.3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án 7

1.4 Kết cấu của luận án 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH 10

2.1 Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ hợp tác 10

2.1.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành 10

2.1.2 Khái niệm và phân loại nhà cung cấp của công ty lữ hành 11

2.1.3 Khái niệm chuỗi cung ứng du lịch 12

2.1.4 Khái niệm sự hợp tác 15

2.2 Phân loại hợp tác và mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 17

2.2.1 Phân loại hợp tác trong lĩnh vực du lịch 17

2.2.2 Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch 19

2.3 Các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 21

2.3.1 Lý thuyết chi phí giao dịch 21

2.3.2 Lý thuyết vốn xã hội 24

2.3.3 Lý thuyết dựa trên nguồn lực 28

2.3.4 Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực 29

Trang 6

2.4 Các yếu tố đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà

cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 31

2.4.1 Sự chia sẻ thông tin 32

2.4.2 Đồng bộ hóa quyết định 34

2.4.3 Tích hợp hệ thống khuyến thưởng 35

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 36

2.5.1 Tính chuyên biệt của tài sản 37

2.5.2 Sự không chắc chắn về hành vi 38

2.5.3 Niềm tin 40

2.5.4 Sự cam kết 43

2.5.5 Mối quan hệ cá nhân 45

2.5.6 Chính sách định hướng khách hàng 48

2.5.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi 49

2.5.8 Văn hóa hợp tác trong chuỗi 51

2.6 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 52

2.6.1 Mô hình nghiên cứu 52

2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 59

3.1 Thiết kế nghiên cứu 59

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 59

3.1.2 Quy trình nghiên cứu 60

3.2 Nghiên cứu định lượng 63

3.2.1 Quy trình xây dựng bảng hỏi 63

3.2.2 Mẫu nghiên cứu 64

3.2.3 Xây dựng thang đo 65

3.3 Nghiên cứu định tính 72

3.3.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu 72

3.3.2 Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu 72

3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính 74

3.3.4 Diễn đạt và mã hóa lại thang đo 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 83

Trang 7

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 84

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát 84

4.1.1 Thực trạng các công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn HN 84

4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 85

4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha 88

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 89

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 90

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 91

4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 92

4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Ứng dụng CNTT trong chuỗi 93

4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chính sách định hướng khách hàng 94

4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Văn hóa hợp tác trong chuỗi 95

4.2.8 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính chuyên biệt của tài sản 96

4.3 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 98

4.4 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 104

4.4.1 Kết quả kiểm định mô hình 1 bằng phân tích CFA 104

4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình 2 bằng phân tích CFA 107

4.5 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 110

4.5.1 Kiểm định mô hình 1 bằng phân tích SEM 110

4.5.2 Kiểm định mô hình 2 bằng phân tích SEM 115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 123

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT 124

5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu 124

5.1.1 Tác động của niềm tin đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 124

5.1.2 Tác động của sự cam kết đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 125

5.1.3 Tác động của mối quan hệ cá nhân đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 125

Trang 8

5.1.4 Tác động của ứng dụng CNTT trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của

công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 126

5.1.5 Tác động của chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 126

5.1.6 Tác động của niềm tin đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 126

5.2 Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 127

5.2.1 Xây dựng niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 127

5.2.2 Tăng cường sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 128

5.2.3 Thiết lập mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 129

5.2.4 Phát triển chính sách định hướng khách hàng nhằm mang lại giá trị vượt trội cho du khách 130

5.2.5 Ứng dụng CNTT nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch 131

5.3 Các khuyến nghị 132

5.3.1 Khuyến nghị với các cơ quan Quản lý Nhà nước 132

5.3.2 Khuyến nghị với các công ty lữ hành 133

5.3.3 Khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch 134

5.4 Những đóng góp của luận án 134

5.4.1 Đóng góp về mặt lý luận 134

5.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 135

5.5 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 136

TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 137

KẾT LUẬN 138

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 153

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT (Nghiên cứu chính thức) 155

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 161

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AS Asset specificity Tính chuyên biệt của tài sản

BU Behavioral uncertainty Sự không chắc chắn về hành vi

CC Collaborative culture in the chain Văn hóa hợp tác trong chuỗi

CCR Composite Construct Reliability Độ tin cậy tổng hợp

CCƯDL Tourism supply chain Chuỗi cung ứng du lịch

CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định

CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh

CMIN/df (Viết tắt của từ tiếng Anh) Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do CNTT Information technology Công nghệ thông tin

CTLH Travel companies Công ty lữ hành

CUO Customer orientation policy Chính sách định hướng khách hàng

DS Decision synchronization Đồng bộ hóa quyết định

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

GFI Goodness of Fit Index Chỉ số phù hợp GFI

IA Incentive alignment Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

IS Information sharing Sự chia sẻ thông tin

IT Application of information

technology in the chain Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi KMO Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy Index Hệ số KMO

MQHHT Collaborative relationship Mối quan hệ hợp tác

PR Personal relationship/Guanxi Mối quan hệ cá nhân

RBV Resource based view Lý thuyết dựa trên nguồn lực

RDT Resource dependence theory Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực

RMSEA Root Mean Square Error

Approximattion Khai căn trung bình số gần đúng bình phương

Trang 10

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

SC

The collaborative relationship of

travel companies with suppliers in

the tourism supply chain

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng

du lịch SCT Social capital theory Lý thuyết vốn xã hội

SEM Structual Equation Modeling Phân tích mô hình cấu trúc

SL Standardized loadings Trọng số nhân tố chuẩn hóa

TCT Transaction cost theory Lý thuyết chi phí giao dịch

TLI Tucker-Lewis index Chỉ số TLI

VE Variance extracted Phương sai trích

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, MÔ HÌNH BẢNG

Bảng 2.1 Các khái niệm về chuỗi cung ứng du lịch 13

Bảng 3.1 Đặc điểm của các đối tượng được phỏng vấn 73

Bảng 3.2 Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo trong mô hình nghiên cứu 76

Bảng 3.3 Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại thang đo 78

Bảng 4.1 Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế theo loại hình doanh nghiệp 84

Bảng 4.2 Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành nội địa theo loại hình doanh nghiệp 85

Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (N=370) 86

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá thang đo SC 89

Bảng 4.5 Kết quả đánh giá lại thang đo SC 90

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá thang đo TR 90

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá lại thang đo TR 91

Bảng 4.8 Kết quả đánh giá thang đo CO 91

Bảng 4.9 Kết quả đánh giá lại thang đo CO 92

Bảng 4.10 Kết quả đánh giá thang đo PR 92

Bảng 4.11 Kết quả đánh giá lại thang đo PR 93

Bảng 4.12 Kết quả đánh giá thang đo IT 93

Bảng 4.13 Kết quả đánh giá lại thang đo IT 94

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá thang đo CUO 94

Bảng 4.15 Kết quả đánh giá lại thang đo CUO 95

Bảng 4.16 Kết quả đánh giá thang đo CC 95

Bảng 4.17 Kết quả đánh giá thang đo AS 96

Bảng 4.18 Kết quả đánh giá lại thang đo AS 96

Bảng 4.20 Kết quả đánh giá lại thang đo BU 97

Bảng 4.21 Kiểm định KMO và Bartlett 98

Bảng 4.23 Kết quả đánh giá thang đo nhóm mới (TC) 100

Bảng 4.24 Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1 104

Bảng 4.25 Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 2 107

Bảng 4.26a Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1 111

Trang 12

Bảng 4.27 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

hiệu chỉnh 1 114

Bảng 4.28a Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 116

Bảng 4.28b Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 118

Bảng 4.29 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 121

HÌNH VÀ MÔ HÌNH Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng du lịch 14

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 53

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 60

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 101

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 102

Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 1 106

Hình 4.4 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2 109

Hình 4.5 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1 110

Hình 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 112

Hình 4.7 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 2 115

Hình 4.8 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 119

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu

- Về mặt lý luận

“Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau (Theo Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2014)” Muốn cho ngành này phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác (MQHHT) của công ty lữ hành (CTLH) với các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng du lịch (CCƯDL) CCƯDL được hiểu như một mạng lưới các tổ chức kinh doanh tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ cung cấp các đầu vào sản phẩm/dịch vụ du lịch như dịch vụ hàng không, dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối

và marketing sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể (Zhang và cộng sự, 2009) Đây là một đòi hỏi khách quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản

lý và kinh doanh dịch vụ du lịch

Trong vài thập kỷ gần đây đã ghi nhận sự phát triển của ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa Điều đó mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng cơ hội hợp tác và phát triển Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đồng thời đối mặt với không ít thách thức do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia vào ngành, các CTLH phải tìm kiếm những cách thức mới để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh Một số CTLH đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhờ áp dụng các công nghệ mới Ngoài ra, một số ít CTLH đã tăng khả năng cạnh tranh của mình nhờ cách thức tổ chức và quản lý CCƯDL một cách có hiệu quả

Đối với mỗi CTLH, để đạt hiệu quả tối ưu từ hoạt động quản lý các đầu vào, đến hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ, đến tổ chức phân phối, đến người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng, các doanh nghiệp tham gia vào CCƯDL phải đảm bảo sự trao đổi, chia sẻ thông suốt các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ đầu vào (material input flows) cũng như các luồng thông tin (information flows) giữa các bên liên quan Với quan điểm này, những nhà cung ứng dịch vụ đầu vào không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà

là một phần không thể tách rời trong tổng thể quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng Do đó, các nhà cung cấp phải xây dựng và duy trì MQHHT lâu dài

Trang 14

với các doanh nghiệp khác với tư cách là đối tác của nhau trong CCƯDL Trong mối quan hệ này, các bên cần chia sẻ các thông tin về khách hàng cũng như các đối tác, cùng nhau xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình (Whipple và cộng sự, 2010) Thông qua đó, các bên sẽ cùng chia sẻ, khai thác kiến thức chuyên môn và kỹ năng của nhau, tạo thành mạng lưới liên kết chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cuối cùng Theo nghiên cứu của Fawcett và cộng sự (2008), tầm quan trọng của sự hợp tác còn được thể hiện ở mức độ ảnh hưởng giữa các bên đối tác trong quá trình xây dựng và áp dụng các cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề, mang lại sự hài lòng cho khách hàng Bên cạnh đó, các bên đối tác ngày càng hướng tới mối quan hệ mang tính dài hạn, qua

đó giúp họ nhận biết được khả năng, nhu cầu của nhau; đồng thời cùng đưa ra các phương thức mới để cải thiện MQHHT này

Theo quan điểm của Ku và cộng sự, (2013) cho thấy việc thiết lập MQHHT với các đối tác sẽ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận từ đầu tư; nâng cao lợi thế cạnh tranh, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp những định hướng hành động để tăng tính linh hoạt khi đối phó với những cơ hội mới trên thị trường Nếu hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp lữ hành có thể thu được nhiều lợi ích như cung ứng dịch vụ với chất lượng cao hơn, và với mức giá thấp hơn; rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm trong giai đoạn suy thoái, từ đó thúc đẩy các nhà cung cấp tìm cách đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn Để tạo ra những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù, mang đậm bản sắc dân tộc; chất lượng sản phẩm du lịch cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng

và ngày càng cao của du khách, các CTLH cần xây dựng và duy trì MQHHT hiệu quả với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ chi phí thấp và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trong CCƯDL (Lysons và Farrington, 2006) Do đó, tính bền vững của CCƯDL và lợi ích thu được của mỗi doanh nghiệp thành viên trong chuỗi sẽ được quyết định bởi khả năng phối hợp hiệu quả giữa các đối tác (Park và cộng sự, 2001) Hơn nữa, nhờ có những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) như internet, thương mại điện tử đã làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà cung cấp liên kết hiệu quả hơn trong CCƯDL Ứng dụng CNTT mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích có thể kể ra như tăng cường sự hài lòng, thỏa mãn cho người tiêu dùng cuối cùng và giảm chi phí do loại bỏ được các hoạt động trùng lặp và lãng phí trong khai thác nguồn lực

Trang 15

Một số nghiên cứu đã chỉ ra MQHHT giữa các doanh nghiệp nói chung và trong CCƯDL nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định Frankel và cộng

sự (2002) (trích dẫn trong Simatupang và Sridharan, 2004) đã xác định năm yếu tố chính được coi như là chìa khóa cho MQHHT thành công, bao gồm sự sẵn sàng đổi mới, thấu hiểu hoạt động kinh doanh của các đối tác khác, cùng đạt được mục tiêu chung, áp dụng hệ thống khuyến thưởng phù hợp, và chia sẻ thông tin Bên cạnh đó,

mô hình đo lường sự hợp tác của Simatupang và Sridharan (2005) đưa ra ba yếu tố cấu thành, gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định, và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Trong nghiên cứu của mình, Min và cộng sự, (2005) đã nghiên cứu dựa trên phương pháp khảo sát và phỏng vấn định tính Kết quả chỉ ra sáu yếu tố tác động, đó là

dự định chiến lược, tích hợp nội bộ, định hướng quan hệ, đầu tư vào các mối quan hệ

cụ thể, luồng thông tin được di chuyển tự do và khả năng trao đổi thông tin giữa các đối tác, cũng như sự chính thức hóa Fawcett và cộng sự, (2008) đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đó và thực hiện phỏng vấn định tính và xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng, bao gồm quản trị sự cam kết, lập bản đồ chuỗi cung ứng và xác định vai trò của chuỗi, chia sẻ thông tin và tích hợp hệ thống, quản trị nguồn nhân lực, áp dụng các biện pháp đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, quản trị mối quan hệ

và xây dựng niềm tin giữa các đối tác, hợp lý hoá và đơn giản hoá Đây là những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc sử dụng mô hình lý thuyết để giải thích MQHHT giữa các đối tác trong CCƯDL Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy chất lượng của MQHHT không chỉ góp phần đáng kể vào thành công của chuỗi mà còn có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp (Mohaghar và Ghasemi, 2011) Tuy nhiên các nghiên cứu đó còn phân tán và thiếu mục tiêu nghiên cứu rõ ràng Hiện nay, các nghiên cứu về MQHHT giữa các đối tác thường được phân thành ba loại lớn,

đó là: (1) điều tra mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (khách sạn, khu du lịch, điểm đến du lịch, và các hãng hàng không) và các CTLH; (2) đánh giá mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và bán lẻ, và (3) xác định các vấn đề lựa chọn nhà cung cấp

Các nghiên cứu trước đây của Buhalis (2000); Medina-Muñoz và García-Falcón (2000) (trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2009) chủ yếu tập trung vào các yếu tố tác động nhất định đến MQHHT giữa các khách sạn và các CTLH hoặc đại lý lữ hành và mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá MQHHT giữa các bên tham gia mà chưa nghiên cứu

cụ thể trong bối cảnh của CCƯDL Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến MQHHT giữa các đối tác như niềm tin, sự cam kết, công nghệ thông tin mà thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đặc biệt, thiếu những

Trang 16

nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến MQHHT lâu dài của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Vì vậy, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận

và Dương Anh Hùng, 2014) cho rằng “Tính thời vụ du lịch không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch mà còn tác động tiêu cực đến sử dụng các nguồn lực trong hoạt động du lịch, như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động” Trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, cầu

du lịch tăng mạnh mẽ về quy mô, đa dạng phong phú về cơ cấu đã gây ra khó khăn và

áp lực lớn cho các doanh nghiệp lữ hành trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ

du lịch để thực hiện quy trình cung cấp chương trình du lịch Sự mất cân đối giữa cung

và cầu du lịch thường dẫn đến việc giá dịch vụ tăng cao; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh cho du khách cũng gặp nhiều trở ngại Mặt khác, trong mùa thấp điểm, các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất

kỹ thuật và lao động không được sử dụng hết công suất gây nên sự lãng phí nguồn lực rất lớn

Để khắc phục và hạn chế tình thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nhằm tạo ra sự liên kết, hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng vận chuyển, các cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua sắm Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì họ cũng phần nào tạo được niềm tin với khách hàng bởi họ có khả năng kiểm soát chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so với việc thiết lập MQHHT với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện các chính sách kích cầu, ưu đãi giá dịch vụ cho từng đối tượng khách khác nhau vào mùa thấp điểm như khách đi theo đoàn, khách tham quan khách

Trang 17

quốc tế, khách vãng lai, khách lưu trú dài ngày, khách công vụ, khách chữa bệnh Việc quản lý giá cả nói chung và điều tiết giá trong mùa thấp điểm nói riêng cần tuân theo quy luật giá trị, tránh hiện tượng phá giá thu hút du khách bằng mọi cách

Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt hơn 400.000 tỉ đồng (Vụ thị trường – Tổng cục Du lịch, 2016) Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn bộc lộ một vài hạn chế liên quan đến sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới cho thấy cần có sự tham gia và hợp tác của các bên trong hoạt động phát triển du lịch, như các CTLH, khách sạn, vận chuyển, vui chơi giải trí…để từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi ngành, nghề đều có liên quan đối với sự phát triển của ngành du lịch Các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với việc tìm ra các cách thức mới để đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng với chi phí quản lý cố định Hơn nữa, để tồn tại trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, việc cải thiện khả năng cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua các cách thức khác nhau như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đưa ra các chương trình khuyến mại, hậu mãi nhằm nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng…nhưng các phương thức này thường được tiến hành riêng lẻ ở từng doanh nghiệp nên hiệu quả mang lại chưa cao Phương thức hiệu quả nhất để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là các doanh nghiệp cần phải liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp khác trong CCƯDL Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng tầm quan trọng của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những nhận thức đúng đắn Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các CTLH cần phải thiết lập và củng cố MQHHT với các nhà cung cấp trong chuỗi Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu, tìm kiếm các cách thức tăng cường hợp tác với nhau để góp phần xây dựng chuỗi cung ứng bền vững Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả MQHHT trong chuỗi đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch Đặc biệt, cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được đi sâu làm rõ đặc biệt là trong bối cảnh của ngành du lịch ở Việt Nam

Trang 18

Do vậy, nghiên cứu liên quan đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã

lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành

với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch” nhằm giúp các nhà quản lý du

lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp phù hợp giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa CTLH với các nhà cung ứng trong chuỗi; nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam

1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT

của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch nhằm giúp các nhà quản

lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc xây dựng và tăng cường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Mục tiêu cụ thể:

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng)

- Kiểm định sự tác động của các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

Để góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu trước cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; dựa trên MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân,

ứng dụng CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản

và sự không chắc chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách

hàng có ảnh hưởng như thế nào đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

Trang 19

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân,

ứng dụng CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản

và sự không chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến từng thành phần của

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng)?

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là bản chất của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: chỉ bao gồm MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp

là các tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận

- Không gian nghiên cứu: các CTLH đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội vì đây

là địa bàn tập trung hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam có các chi nhánh và các văn phòng đại diện được đóng ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước

- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến

2016, thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát về MQHHT của CTLH trên địa bàn Hà Nội với các nhà cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2016 Hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ đúng đắn trong một khoảng thời gian nhất định Để có thể đưa ra các kết luận về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, các nhà nghiên cứu khác có thể mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu và tiếp tục khảo sát ở những thời điểm nghiên cứu khác trong tương lai

1.3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án

Thứ nhất, Ý nghĩa về mặt lý thuyết trong luận án này sẽ minh chứng các thang

đo được xây dựng và kiểm định trên thế giới có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại Việt Nam thông qua sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Việt Nam Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ xây dựng và phát triển các tiêu chí đo lường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên ba thành phần cấu thành là sự chia sẻ thông tin, đồng

bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy

Thứ hai, Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu

về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Nghiên cứu này một mặt,

Trang 20

đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; mặt khác đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp

hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL

Thứ ba, Luận án kết hợp giữa các lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà

cung cấp để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả đo lường các nhân tố này không chỉ góp phần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của ngành du lịch ở Việt Nam mà nó còn

mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này Vì vậy, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đảm bảo cho MQHHT lâu dài và hiệu quả

Thứ tư, Luận án sẽ kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định

lượng với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước và những nhà quản lý của các CTLH; và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Thứ năm, Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và

các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương cần phải hiểu rõ về lợi ích của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích MQHHT này như: đóng vai trò cầu nối giữa các bên, tạo ra sân chơi bình đẳng và minh bạch để các bên có thể làm việc cùng nhau; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời Đối với các CTLH, cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các đối tác, và không ngừng nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp

Trang 21

vụ phục vụ khách Mỗi nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và tạo ra những trải nghiệm đồng bộ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách

1.4 Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:

Chương 1 Giới thiệu đề tài luận án gồm có lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu;

mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án

Chương 2 Tổng quan tài liệu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với

các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch trình bày cụ thể về: (1) các khái niệm

cơ bản về công ty lữ hành, nhà cung cấp của công ty lữ hành, chuỗi cung ứng du lịch; (2) sự hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (3) các lý thuyết nghiên cứu

về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (4) các yếu tố đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án trình bày các nội dung: (1)

Thiết kế nghiên cứu, (2) nghiên cứu định lượng; (3) nghiên cứu định tính

Chương 4 Kết quả nghiên cứu đề tài luận án trình bày có liên quan đến: (1) các

đặc điểm liên quan đến nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu; (2) Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; (3) Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA; (4) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

nghiên cứu chính của luận án đồng thời đưa ra các đề xuất và khuyến nghị đối với các

cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đồng thời chỉ ra những đóng góp cũng như các hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 22

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG

CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH

2.1 Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ hợp tác

2.1.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành

Theo nghĩa rộng, “kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư vào việc thực hiện một hoặc một vài hay các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục tiêu lợi nhuận (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)”

Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức, xây dựng, bán

và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và có đủ ba điều kiện Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và có đủ năm điều kiện (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)

Trong thực tế “CTLH không chỉ liên kết các dịch vụ của từng nhà cung cấp đơn

lẻ thành chương trình du lịch trọn gói để chào bán cho khách du lịch mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm

du lịch để hưởng hoa hồng (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)” Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về CTLH như sau:

Công ty lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009, tr.52)

Lợi ích của kinh doanh lữ hành

Vừa đóng vai trò là trung gian thị trường vừa đóng vai trò phân phối sản phẩm

du lịch, CTLH mang lại lợi ích đồng thời cho cả nhà sản xuất, khách du lịch, điểm đến

du lịch và nhà kinh doanh lữ hành

Trang 23

Thứ nhất, CTLH sẽ giúp cho các nhà sản xuất tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn, đảm bảo cung cấp dịch vụ thường xuyên, liên tục; chủ động trong kinh doanh; tránh lãng phí nguồn lực, và nâng cao chất lượng dịch vụ; giảm bớt chi phí xúc tiến, quảng cáo sản phẩm (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009);

Thứ hai, CTLH sẽ giúp cho khách du lịch tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức; tăng cường khả năng mở rộng, giao lưu và củng cố các mối quan hệ xã hội;

có kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện chương trình du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009);

Thứ ba, CTLH sẽ giúp cho các điểm du lịch giới thiệu và bán sản phẩm cho khách du lịch quốc tế tại chỗ;

Thứ tư, CTLH có thể nâng cao được uy tín và vị thế trên thị trường nhờ vào lượng khách lớn cũng như sự ưu đãi từ các nhà cung cấp và điểm đến du lịch

2.1.2 Khái niệm và phân loại nhà cung cấp của công ty lữ hành

Nhà cung cấp dịch vụ du lịch là các đơn vị có tư cách pháp nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch cho các CTDL để các công ty này thực hiện việc cung ứng các chương trình du lịch cho khách du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự, 2009)

Có rất nhiều cách để phân loại nhà cung cấp của CTLH, tuy nhiên, trong luận

án này, tác giả chỉ tập trung làm rõ cách phân loại nhà cung cấp theo các thành phần dịch vụ chính cấu thành chương trình du lịch Theo cách phân loại này có các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống và tham quan, giải trí

+ Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: cung ứng dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không nhằm đảm bảo nhu cầu di chuyển của khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên tới các điểm đến du lịch, giữa các điểm đến khác nhau hoặc trong từng điểm đến cụ thể

+ Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống: cung ứng các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ăn, ở cho du khách trong chuyến đi Các NCC này rất đa dạng, như: khách sạn, nhà nghỉ du lịch, homestay, biệt thự du lịch, làng du lịch, nhà hàng, quầy bar, v.v

+ Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan và giải trí: cung ứng các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí tại các điểm đến du lịch, khu du lịch, làng nghề thủ công mỹ nghệ, v.v

Trang 24

2.1.3 Khái niệm chuỗi cung ứng du lịch

Theo Tapper và Font (2004), “CCƯDL bao gồm các nhà cung cấp hàng hóa

và dịch vụ nhằm mục đích phân phối các sản phẩm du lịch đến người tiêu dùng (khách du lịch) Trong CCƯDL, các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp với các CTLH hoặc các đại lý lữ hành hoặc các nhà cung cấp (dịch vụ lưu trú, v.v.)” Như vậy, chuỗi không chỉ bao gồm các dịch vụ lưu trú; vận chuyển; thăm quan, vui chơi giải trí, mà còn bao gồm quán bar và nhà hàng, cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải, và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch ở các điểm đến

Nói cách khác, CCƯDL là “một mạng lưới các công ty tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ việc cung cấp các thành phần của sản phẩm/dịch vụ du lịch như chuyến bay và dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và tiếp thị các sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể, và có liên quan đến một loạt các thành viên tham gia trong cả khu vực tư nhân và khu vực công” (Zhang

và cộng sự, 2009)

Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Peng, Xu và Chen (2011) (trích trong Zhang và cộng sự, 2009) cũng cho rằng CCƯDL bao gồm một loạt các tổ chức như các nhà cung cấp dịch vụ thăm quan giải trí, các công ty vận chuyển, cơ sở lưu trú, cửa hàng lưu niệm, đại lý lữ hành, các nhà cung cấp dịch vụ công, cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho du khách

Các khái niệm trên tiếp cận khái niệm CCƯDL trên khía cạnh các đối tượng tham gia, trong khi đó các tác giả khác cho rằng cần xem xét khía cạnh MQHHT giữa các nhà cung cấp diễn ra như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể Theo Piboonrungroj và Disney (2009), CCƯDL được hiểu là MQHHT giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Theo lý giải của tác giả, MQHHT này là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện sự chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác, với mục đích tiết giảm các chi phí, cũng như gia tăng sự thiết lập các giá trị của khách hàng trong toàn bộ hoạt động du lịch bao gồm các sản phẩm, tài chính và luồng thông tin có ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch và trải nghiệm của khách du lịch

Trang 25

Bảng 2.1 Các khái niệm về chuỗi cung ứng du lịch

Sigala

(2008)

CCƯDL bao gồm các nhà cung cấp tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra đồng thời tiến hành phân phối sản phẩm du lịch đến khách du lịch, bởi vì khách du lịch tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch

cộng sự,

(2012)

CCƯDL được thiếp lập bởi một mạng lưới những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (bao gồm các doanh nghiệp, chính phủ, nhà cung ứng) thực hiện việc cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ du lịch khác nhau cho khách du lịch

Guo và

cộng sự,

(2014)

CCƯDL bao gồm công ty du lịch du lịch thực hiện việc bán các sản phẩm

du lịch trọn gói trên thị trường và một công ty du lịch ở địa phương đóng vai trò cung cấp các dịch vụ du lịch tại các điểm đến

Tựu chung, các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nội hàm của khái niệm CCƯDL đề cập đến hai khía cạnh, đó là sự tồn tại của nhiều chủ thể hay các thành phần tham gia và MQHHT giữa các chủ thể trong chuỗi nhằm chia sẻ kiến thức, cải

thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại sự hài lòng cho khách du lịch

Mô hình chuỗi cung ứng du lịch của Piboonrungroj và Disney (2009) đã phân tích MQHHT giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng du lịch dựa trên ba luồng chính là luồng vật chất (physical flow), luồng thông tin (information flow) và luồng khách (customer flow) Ngoài ra, nghiên cứu này cũng được phân chia theo ba giai đoạn là trước, trong và sau chuyến đi

Trang 26

Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng du lịch

Nguồn: Piboonrungroj và Disney, (2009)

+ Giai đoạn 1: Trước chuyến đi

Đầu tiên, sau khi nhận thức được nhu cầu đi du lịch của mình, khách hàng tiến hành tìm kiếm thông tin qua các nguồn khác nhau như Internet, đại lý lữ hành hoặc các nguồn thông tin cá nhân, v.v Qua quá trình tìm hiểu thông tin và xem xét lại nhu cầu,

đồ uống

Nước

và năng lượng

Trang thiết

bị

Quản lý chấEQ thải

Vận chuyển hàng hóa

Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Cơ sở lưu trú

Vận chuyển

Vui chơi, giải trí

Cơ sở kinh doanh dịch vụ

Vận chuyển hành khách (đường hàng không)

Vận chuyển hành khách (đường hàng không)

Vận chuyển hành khách (đường bộ)

Trang 27

mong muốn của mình, khách hàng quyết định đặt chuyến đi của mình Sau đó, họ có thể đặt trước các chuyến đi (toàn bộ hoặc các dịch vụ riêng lẻ) với CTLH hoặc đại lý lữ hành Khách hàng cũng có thể đặt dịch vụ trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ như vận chuyển, lưu trú hoặc các điểm tham quan du lịch (Piboonrungroj và Disney, 2009)

+ Giai đoạn 2: Trong chuyến đi

Giai đoạn thứ hai diễn ra sự phối hợp của toàn bộ các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng Các nhà cung cấp cấp một và cấp hai đóng vai trò chính: các nhà cung cấp cấp một cung ứng dịch vụ phục vụ trực tiếp khách du lịch; các nhà cung cấp cấp hai cung ứng nguồn lực cho các hoạt động dịch vụ như thực phẩm và nước giải khát hoặc trang thiết bị Trong giai đoạn này, CTLH chỉ có nhiệm vụ điều phối, đảm bảo các dịch vụ được thực hiện như cam kết và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh (Piboonrungroj và Disney, 2009)

+ Giai đoạn 3: Sau chuyến đi

Khi chuyến đi kết thúc, có một số hoạt động xảy ra giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ hoặc đại lý lữ hành hoặc CTLH Những hoạt động này bao gồm trao đổi thông tin về chuyến đi, xử lý các tình huống cần giải quyết như thất lạc hành lý, tai nạn, bảo hiểm hoặc chăm sóc, tri ân khách hàng nhằm điều chỉnh, thực hiện các chiến lược marketing cho các chuyến đi trong tương lai (Piboonrungroj và Disney, 2009)

Để tạo ra chương trình du lịch trọn gói hoàn chỉnh, các CTLH cần thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của du khách Đặc biệt, việc liên kết hiệu quả giữa CTLH với các nhà cung ứng ở các cấp không chỉ mang lại giá trị gia tăng cho khách

du lịch mà còn mang lại lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp du lịch Do đó, việc nghiên cứu MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp vai trò hết sức quan trọng không chỉ cho các nhà nghiên cứu hàn lâm mà còn cả cho những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

2.1.4 Khái niệm sự hợp tác

• Khái niệm hợp tác

Hợp tác được hiểu là sự xây dựng mối quan hệ giữa các đối tác để cùng đầu tư vào nguồn lực, chia sẻ thông tin, trách nhiệm và lợi ích thu được nhằm đạt được mục tiêu chung (Barrat và Oliveira, 2001) đồng thời giải quyết được những vấn đề trong quản lý (Spekman và cộng sự, 1998) Sự hợp tác được hình thành trên cơ sở chia sẻ các khoản đầu tư lớn, cùng chịu rủi ro, và tiếp cận với các nguồn lực bổ sung nhằm

Trang 28

mang lại lợi thế cạnh tranh, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động tốt hơn so với trường hợp khi không có sự tham gia hợp tác giữa các bên liên quan Do đó, các doanh nghiệp thường thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với nhà cung cấp và khách hàng của mình Đồng thời, nhà cung cấp và khách hàng cũng phụ thuộc vào nhiều doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh Các nhà cung cấp thường cùng nhau thực hiện việc chia sẻ thông tin, cùng nhau cố gắng giải quyết các vấn đề thường gặp trong quá trình thiết kế sản phẩm mới, cùng nhau lên kế hoạch cho tương lai, và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp (Spekman và cộng sự, 1998)

Malhotra và cộng sự, (2005) khẳng định rằng sự liên kết, hợp tác giữa các nhà cung cấp với nhau nhằm giúp cho các luồng thông tin hữu ích được chia sẻ giữa các bên và việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT cho phép xử lý các thông tin thu được từ các bên để từ đó tạo ra các tri thức mới phong phú hơn Tương tự, Bowersox (2003) cũng cho rằng khi tham gia vào quá trình hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được những lợi ích như tăng lợi nhuận và tăng tính linh hoạt nhằm thích nghi với tính không chắc chắn của nhu cầu

Hơn nữa, Soonhong và cộng sự, (2005) cho thấy rằng việc chia sẻ các thông tin định kỳ chính thức hoặc không chính thức được coi là thành phần thiết yếu cho các đối tác tham gia hợp tác tiếp nhận được các luồng thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời có liên quan đến các yêu cầu của khách hàng để từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp Tương tự như vậy, lập kế hoạch chung có liên quan đến việc chia sẻ thông tin là cần thiết để cùng điều chỉnh các quy trình và năng lực của những người tham gia vào các nỗ lực hợp tác Nó được thực hiện bởi các nhóm chức năng chéo và tổ chức chéo

để cùng nhau giải quyết các vấn đề hoạt động khác nhau, từ đó giúp giảm thiểu và khắc phục các rào cản giữa các công ty

• Mức độ hợp tác giữa các đối tác

Thứ nhất, hợp tác được hiểu như một quá trình thiết lập mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty với nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên (Mentzer và cộng sự, 2001) Quá trình hợp tác này bao gồm việc ra các quyết định chung (Stank và cộng sự, 2001); cùng nhau giải quyết vấn đề (Spekman và cộng sự, 1998) cũng như thực hiện chia sẻ thông tin giữa các nhà cung cấp độc lập trong chuỗi cung ứng (Stank và cộng sự, 2001) Như vậy, hợp tác trong chuỗi cung ứng có liên quan đến "hai hoặc nhiều công ty độc lập làm việc cùng nhau

để lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ đem lại sự thành công lớn hơn so với trường hợp công ty hoạt động độc lập, riêng lẻ" (Simatupang và Sridharan, 2002)

Trang 29

Thứ hai, sự hợp tác được hiểu như là sự hình thành các mối liên kết giữa các công ty với nhau hoặc quan hệ đối tác trong đó các bên tham gia hợp tác làm việc cùng nhau và cùng chia sẻ thông tin, nguồn lực, và sự rủi ro nhất định khi cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung (Bowersox và cộng sự, 2003) Theo đó, các doanh nghiệp "tự nguyện đồng ý liên kết các nguồn lực như nguồn nhân lực, tài chính, hoặc các nguồn lực kỹ thuật với các đối tác tham gia hợp tác để tạo ra một mô hình kinh doanh tốt hơn" (Bowersox và cộng sự, 2003)

• Nội dung hợp tác

Narus và Anderson, 1996 (trích dẫn trong Bowersox và cộng sự, 2003) cho rằng

“Hợp tác được hiểu là sự chia sẻ các nguồn lực giữa các bên tham gia hợp tác nhằm tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng” Tuy nhiên, quá trình chia sẻ cần phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định Nguyên tắc chung là mỗi doanh nghiệp thành viên không được vì lợi ích của mình mà ảnh hưởng đến các thành viên khác Nói cách khác, các thành viên của nhóm phải cân bằng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung ứng (Croom và cộng sự, 2000)

Sự hợp tác đề cập đến mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, thể hiện qua nguyên tắc đảm bảo lợi ích của các đối tác Hay, sự hợp tác có thể được hiểu là mối quan hệ liên tổ chức, trong đó các bên tham gia vào các hoạt động khác nhau như chia sẻ thông tin, hoạch định và cùng giải quyết vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định chung (Soosay và cộng sự, 2008) Trong quá trình giải quyết vấn đề chung, các cá nhân phải chia sẻ rủi ro và chi phí, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sự cởi mở; nhờ đó mà các bên sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể bởi vì các đối tác có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với khi không có sự hợp tác Để có thể đạt được tính hiệu quả của hoạt động hợp tác, theo Ellinger và cộng sự, (2000) các thành viên tham gia hợp tác cần có sự tin tưởng lẫn nhau, sự chia sẻ thông tin

để cùng đưa ra các quyết định chung, và cùng chia sẻ các lợi ích cũng như những rủi ro trong quá trình hợp tác giữa các bên Như vậy, việc xác định đúng bản chất, nguyên tắc và điều kiện hợp tác giúp các bên tham gia xây dựng được mối quan hệ bền vững, hiệu quả cũng như đảm bảo lợi ích riêng có của các thành viên tham gia hợp tác

2.2 Phân loại hợp tác và mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

2.2.1 Phân loại hợp tác trong lĩnh vực du lịch

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp được hiểu là sự liên kết chặt chẽ các lợi ích, các hoạt động khác nhau giữa các bên liên quan trong quá trình lên kế hoạch, cùng chia sẻ các thông tin, quy trình, cùng tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện

Trang 30

các hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng, giúp các thành viên thu được lợi ích như tăng lợi nhuận và tăng tính linh hoạt để thích nghi với các nhu cầu không chắc chắn (Bowersox, 2003) Trong quá trình chia sẻ thông tin, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và ra các quyết định chung, các nhà cung cấp cần phải chia sẻ lợi ích và rủi ro dựa trên sự tin tưởng và sự cam kết Khác với ngành sản xuất, trong ngành du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch

vụ du lịch diễn ra đồng thời tại mỗi liên kết trong chuỗi MQHHT này có thể được phân làm 2 loại: hợp tác theo chiều ngang và hợp tác theo chiều dọc

+ Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal collaborations)

Hợp tác theo chiều ngang được hiểu là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Quá trình hợp tác này diễn ra với mục đích cùng nhau sẻ chia các nguồn thông tin liên quan đến khách hàng Vì vậy, hợp tác theo chiều ngang xảy ra giữa các bên liên quan trong quá trình cùng tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong mỗi công đoạn với mục tiêu giảm chi phí và tăng giá thành của sản phẩm, dịch vụ

Hợp tác theo chiều ngang đề cập đến sự hợp tác giữa các công ty trong cùng một cấp của chuỗi cung ứng (Barratt, 2004) Mặc dù các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực có thể được công nhận là đối thủ kinh doanh chủ yếu cung cấp các sản phẩm tương tự, họ vẫn có thể thực hiện các hành động hợp tác để tăng khả năng thương lượng của họ với một nhà cung cấp phổ biến hoặc thu được lợi ích nhờ tính kinh tế của quy mô (Mentzer và cộng sự, 2001)

Hợp tác theo chiều ngang cũng có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành - giữa một CTLH với một CTLH hay các nhà cung cấp dịch vụ khác (Selin, 1994) Trong khi đó, hợp tác liên ngành là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan trong cùng một lớp, như giữa các cơ sở vụ lưu trú với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí cho khách (Zhang và cộng

sự, 2009)

+ Hợp tác theo chiều dọc (Vertical collaborations)

Hợp tác theo chiều dọc được hiểu là sự hợp tác giữa hai hay nhiều doanh nghiệp như các CTLH, các đại lý lữ hành cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, luồng thông tin có liên quan đến khách hàng cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng Do đó, loại hợp tác này xảy ra giữa các doanh nghiệp trong chuỗi nhằm giảm chi phí của chuỗi, tạo ra

sự nhất quán trong việc ra quyết định và đảm bảo thông tin đến các đối tác nhanh chóng

Trang 31

và kịp thời Sự hợp tác này một mặt giúp các đối tác hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, mặt khác xây dựng niềm tin giữa các đối tác tham gia vào chuỗi

Loại hợp tác này xảy ra giữa doanh nghiệp và đối tác cung cấp các yếu tố đầu vào (hợp tác đầu vào – upstream collaborations) hoặc đối tác phân phối sản phẩm (hợp tác đầu ra - downstream) (Barratt, 2004)

• Hợp tác đầu vào (Upstream collaborations)

Hợp tác đầu vào có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, hợp tác đầu vào diễn ra giữa CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ thường phát triển kế hoạch hoặc chính sách đặt hàng hàng năm với nhau Nhân sự của hai bên đối tác có thể cùng tham gia quá trình lập kế hoạch và hợp đồng

• Hợp tác đầu ra (Downstream collaborations)

Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, CTLH có thể bán sản phẩm, đặc biệt là tour trọn gói, trực tiếp cho khách du lịch hoặc thông qua các nhà phân phối như đại lý lữ hành Các đại lý lữ hành thường được lựa chọn hợp tác khi họ có năng lực marketing, bán hàng hiệu quả hơn CTLH

+ Hợp tác đa chiều (Lateral Collaborations): mang đặc trưng của cả hợp tác theo chiều ngang và chiều dọc nhằm đạt được sự linh hoạt cho các đối tác thông qua quá trình cạnh tranh và chia sẻ nguồn lực giữa các bên tham gia

Phân loại hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch có thể được chia thành hợp tác theo chiều ngang, hợp tác theo chiều dọc và hợp tác đa chiều, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này tác giả hướng đến sự liên kết, hợp tác dọc nhiều hơn, cụ thể đó là MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Tuy nhiên,

sự liên kết, hợp tác theo chiều dọc và ngang đều có ý nghĩa nhất định, cụ thể là: hợp tác theo chiều dọc nhằm đẩy nhanh luồng vật chất di chuyển trong chuỗi trên cơ sở đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; trong khi hợp tác theo chiều ngang nhằm chia sẻ các nguồn lực giữa các đối tác với mục đích nâng cao chất lượng đồng thời tinh giảm giảm chi phí

2.2.2 Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ

du lịch

Để tham gia vào quy trình tổ chức, sản xuất và cung ứng dịch vụ cho khách hàng, các CTLH cần tích cực và chủ động thiết lập MQHHT với các nhà cung cấp dịch

Trang 32

vụ du lịch nhằm tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sự chia sẻ các nguồn thông tin một cách hiệu quả Do đó, các bên tham gia cần phải xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin với nhau nhằm đảm bảo sự hiểu biết tốt nhất về tất cả các khía cạnh như: yêu cầu của khách hàng về hàng hóa dịch vụ; khả năng đáp ứng về chất lượng, thời gian, số lượng các nguyên vật liệu đầu vào của các nhà cung cấp; khả năng, công suất đáp ứng của các thành viên tham gia Tất cả những thông tin trên nếu được chia sẻ một cách hiệu quả sẽ giúp cho các thành viên tham gia tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng cũng như các đối tác liên quan (stakeholders): chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất (Zhang và cộng sự, 2009) Việc xây dựng tốt MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chia sẻ thông tin và kiến thức giữa các doanh nghiệp, mà còn giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại sự hài lòng cho khách du lịch

Trên thực tế, CTLH vừa đóng vai trò là trung gian thị trường vừa đóng vai trò phân phối sản phẩm du lịch, “CTLH liên kết các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ của từng nhà cung cấp để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh (chương trình du lịch) hay từng phần và bán cho khách du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu du lịch của du khách dịch vụ trọn gói (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)” Vì vậy, nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp thì các CTLH khó có thể tổ chức được các chương trình du lịch MQHHT của CTLH với các bên liên quan có thể được phân chia thành: mối quan hệ của CTLH với khách hàng mục tiêu; mối quan hệ của CTLH với đại lý lữ hành; mối quan hệ của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này tác giả chỉ tập trung vào làm rõ mối quan hệ hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch “Ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình là tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, CTLH còn là một nhà trung gian bán và tiêu thụ các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua hệ thống kênh phân phối của mình, đáp ứng tối đa nhu cầu và mang lại sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)” Để gia tăng sự hài lòng cho khách du lịch, CTLH cần chủ động trong việc theo dõi, kiểm soát và hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch cũng như mang lại những trải nghiệm cho du khách Do đó, chất lượng dịch vụ du lịch của các nhà cung cấp không chỉ tác động trực tiếp đến sự hài lòng của du khách mà còn ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong tương lai Mặt khác, giữ vị trí trung gian trong việc chắp nối cung cầu du lịch, CTLH đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phân phối sản phẩm du lịch và tạo điều kiện cho sự chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch

Trang 33

2.3 Các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

2.3.1 Lý thuyết chi phí giao dịch

Lý thuyết Chi phí giao dịch (TCT) có nguồn gốc từ Ronald Coase (1937) – là người đã phát triển lý thuyết từ các tác phẩm của Chester Barnard và Herbert Simon (Williamson, 2005b) TCT đã được phát triển thêm bởi một loạt các công trình nghiên cứu của Williamson (1971, 1973, 1981, 1985, 1996, 2005a, 2005b, 2008, 2009, 2010) Sau đó Coase và Williamson đã được trao giải thưởng Nobel dựa trên sự đóng góp về mặt lý thuyết Chi phí giao dịch vào năm 1991 và 2009 (Williamson, 2010)

Khái niệm chi phí giao dịch được đưa ra lần đầu tiên bởi Ronald Coase trong tác phẩm “Bản chất của hãng (Nature of Firms)” (Coase, 1937) Mục đích chính của lý thuyết này nhằm giải thích tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao có một số hoạt động lại được tiến hành bên ngoài thị trường Khi đó doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định lựa chọn để cho thị trường cung cấp cho mình những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp từ bỏ việc sản xuất hay doanh nghiệp sẽ

tự huy động và tổ chức sản xuất Coase (1937) (trích dẫn trong Williamson, 2010) cho rằng công ty tồn tại khi việc chuẩn bị, thiết lập và theo dõi các hợp đồng để trợ giúp cho việc huy động và tổ chức sản xuất sẽ ít tốn kém hơn so với việc tìm mua các nguồn lực được sản xuất bên ngoài doanh nghiệp Và quy mô của hãng sẽ tăng cho đến khi chi phí tổ chức sản xuất trong nội bộ hãng lớn hơn các chi phí giao dịch gắn với việc thị trường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển lý thuyết của Coase, Williamson (1975) đã chỉ ra khái niệm chi phí giao dịch trong tác phẩm “Những thị trường và thứ bậc (Markets and Hierarchies)” Việc vận dụng khái niệm chi phí giao dịch đã trở thành hòn đá tảng trong các lý thuyết của ông

về sau này, cụ thể là hai tác phẩm nổi bật The Economic Institutions of Capitalism (Những thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản, 1985) và The Mechanisms of Governance (Những cơ chế điều hành, 1986) Trong lý thuyết những thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản (1985) Williamson cho rằng nền kinh tế thị trường được thể hiện bằng những đánh đổi giữa những cách thức tổ chức các giao dịch và những quan hệ hợp đồng giữ một vai trò then chốt trong các đánh đổi trên và ý tưởng cho rằng doanh nghiệp quyết định hợp nhất các hoạt động chủ yếu bị chi phối bởi những nhận định về tính hiệu quả của các giao dịch Hay nói cách khác, lý thuyết này đã giải thích cơ chế quản lý các giao dịch khác nhau trong quá trình trao đổi giữa các đối tác với mục tiêu tối ưu hóa lợi ích kinh tế của mỗi tổ chức

Trang 34

Theo TCT, chi phí giao dịch bị chi phối bởi ba thành phần chính là tính chuyên biệt của tài sản (asset specificity), sự không chắc chắn (uncertainty) và tần suất giao dịch (frequency) Williamson, 1991 (trích dẫn trong Williamson, 2010) phân chia chi phí giao dịch thành bốn loại chi phí riêng biệt liên quan đến giao dịch, bao gồm; (1) chi phí tìm kiếm (search costs) bao gồm các chi phí thu thập, tìm kiếm thông tin để xác định và đánh giá các đối tác thương mại tiềm năng; (2) chi phí ký kết hợp đồng (contracting costs) bao gồm các chi phí đàm phán và thực hiện thỏa thuận với các đối tác; (3) chi phí giám sát (monitoring costs) được hiểu là các chi phí liên quan đến quá trình giám sát một thỏa thuận nhằm đảm bảo rằng mỗi bên sẽ thực hiện tốt các nghĩa

vụ đã được quy định trước; (4) Chi phí thực thi (enforcement costs) gồm các chi phí liên quan đến thương lượng và xử phạt đối tác trong trường hợp họ không tuân thủ hợp đồng đã được ký kết

Hơn nữa, lý thuyết chi phí giao dịch được xây dựng dựa trên hai giả định cơ

bản đó là tính duy lý giới hạn (bounded rationality) và hành vi cơ hội (opportunism of

human agents) Khái niệm tính duy lý bị giới hạn được đưa ra lần đầu tiên bởi Herbert Simon vào năm 1957, đề cập đến sự hạn chế về tri thức và ngôn ngữ của các cá nhân

Lý thuyết này cho rằng người ra quyết định bị hạn chế về khả năng tiếp nhận, lưu trữ,

xử lý và truyền đạt thông tin.Chính những hạn chế này sẽ buộc nhà quản trị phải ra quyết định trong điều kiện thông tin không đầy đủ, hoặc không chắc chắn Tính duy lý giới hạn sẽ gia tăng chi phí giao dịch trong quá trình ra quyết định và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp Giả định thứ hai là hành vi cơ hội Hành vi xảy ra khi con người đưa ra các thông tin không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ liên quan đến các hợp đồng trong tương lai Theo TCT, hành vi này sẽ làm phát sinh chi phí giao dịch như chi phí giám sát hành vi, bảo vệ tài sản nhằm đảm bảo rằng các bên tham gia vào các giao dịch không thực hiện các hành vi cơ hội của mình

Theo lý thuyết chi phí giao dịch của Williamson (1975), khi chi phí giao dịch thấp, các bên tham gia giao dịch có thể soạn thảo văn bản hợp đồng về những tình huống phát sinh nhằm bảo vệ lợi ích chặt chẽ của các bên Khi đó, các giao dịch này sẽ được tiến hành ở bên ngoài thị trường và thị trường sẽ khuyến khích các bên tham gia giao dịch tối đa hóa hành vi hợp tác Ngoài ra, các bên có thể dựa vào thông tin thị trường để xác định giá trị tài sản cũng như chi phí cơ hội Do thông tin cân xứng đối với các bên tham gia hợp tác nên sẽ giúp gia tăng niềm tin đồng thời giảm thiểu nguy

cơ của những hành vi cơ hội Ngược lại, khi chi phí giao dịch cao, các mối quan hệ sẽ được đưa vào bên trong doanh nghiệp, và sẽ được quản lý dựa trên cơ cấu quản trị thứ bậc trong nội bộ doanh nghiệp Những giao dịch có chi phí cao là những giao dịch liên

Trang 35

quan đến những tài sản có tính chuyên biệt cao, giao dịch được diễn ra thường xuyên trong một thời gian kéo dài Và tính chuyên biệt của tài sản là nhân tố trọng tâm vì nó

sẽ quyết định cường độ của những yếu tố khác như tần suất giao dịch hay sự không chắc chắn Chính vì vậy, đối với những tài sản có tính chuyên biệt càng cao thì những giao dịch đó sẽ được đưa vào bên trong doanh nghiệp càng lớn Và đây chính là nhân

tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Theo Clemons và cộng sự, 1993 (trích dẫn trong Williamson, 2010) chi phí giao dịch (transaction costs) bao gồm hai phần chính là chi phí phối hợp (coordination costs) và rủi ro giao dịch (transaction risk) Trong đó, chi phí phối hợp là các chi phí

có liên quan đến việc trao đổi và hợp nhất các thông tin có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của doanh nghiệp Bên cạnh đó, chi phí giao dịch có thể phát sinh trước và sau khi ký kết hợp đồng (bao gồm chi phí soạn thảo, thương lượng và bảo vệ hợp đồng, chi phí kiểm soát các sai sót có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng, chi phí thương lượng khi giải quyết các vấn đề phát sinh sau ký kết hợp đồng, chi phí thực hiện cam kết, v.v.) Rủi ro trong giao dịch gồm các rủi ro liên quan đến việc các bên tham gia giao dịch trốn tránh trách nhiệm của mình Ngoài ra, nghiên cứu của Clemons và cộng sự, 1993 (trích dẫn trong Williamson, 2010) đã nhấn mạnh đến hai khía cạnh của rủi ro giao dịch là chi phí thương lượng và sự mất kiểm soát các nguồn lực, từ đó dẫn đến hành vi cơ hội của các đối tác tham gia giao dịch Chẳng hạn, khi đối tác sản xuất ra sản phẩm độc quyền và không có sản phẩm thay thế trên thị trường thì đối tác sẵn sàng tăng giá bán của sản phẩm để thu được lợi nhuận, từ đó gia tăng hành vi cơ hội của đối tác, kết quả là rủi ro giao dịch tăng lên và chi phí giao dịch tăng Maia và cộng sự (2010) cho rằng có thể giảm hành vi cơ hội này bằng cách: (1) phải

có sự đầu tư ngang bằng giữa các đối tác tham gia; (2) thiết lập cơ chế bảo vệ hợp đồng; (3) xây dựng niềm tin giữa các bên tham gia hợp tác Các tác giả khác đồng ý rằng niềm tin là một trong những nhân tố quan trọng để giảm chi phí giao dịch; khuyến khích đầu tư vào các mối quan hệ liên quan đến các tài sản chuyên biệt; thúc đẩy việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các đối tác (Dyer, 1997)

Dyer (1997) cho rằng việc xây dựng niềm tin sẽ giúp gia tăng hiệu quả MQHHT giữa các doanh nghiệp Bởi vì niềm tin giúp giảm chi phí giao dịch và qua đó gia tăng khả năng doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản chuyên biệt Hơn nữa, chính việc sự đầu tư này sẽ tạo điều kiện củng cố niềm tin cũng như sự tín nhiệm giữa các doanh nghiệp Ngoài ra, chi phí giao dịch thấp hơn và mức đầu tư lớn hơn vào tài sản chuyên biệt giữa các đối tác sẽ giúp tối đa hóa giá trị giao dịch và nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động giao dịch chung Do đó, việc xây dựng cơ chế quản lý hiệu

Trang 36

quả (dựa trên niềm tin giữa các đối tác) sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty tham gia hợp tác

Lý thuyết chi phí giao dịch được áp dụng trong luận án này nhằm lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch phải tham gia hợp tác với nhau Do xây dựng niềm tin giúp giảm chi phí giao dịch và đồng thời kiểm soát hành

vi cơ hội nên niềm tin (sự tín nhiệm) được xác định như một lợi thế về nguồn lực Việc xây dựng niềm tin được thể hiện qua: (1) sự cam kết trong các giao dịch tương lai (biểu hiện bằng sự gia tăng khối lượng các giao dịch giữa các bên), (2) số lượng các thông tin chia sẻ tăng lên, (3) sử dụng các biện pháp thực thi nhằm quản lý các MQHHT Mặt khác, tham gia vào MQHHT giúp doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

du lịch giảm thiểu chi phí so với tự sản xuất và các doanh nghiệp chưa có MQHHT trên thị trường Ngoài ra, việc doanh nghiệp quyết định sử dụng cơ chế hợp tác theo chiều dọc hoặc theo cơ chế thị trường sẽ phụ thuộc vào chi phí giám sát bắt nguồn từ tính duy lý giới hạn và tính không chắc chắn do các đối tác ưu tiên quyền lợi của mình

và thực hiện các hành vi cơ hội (Kaufman và cộng sự, 2000) Trong trường hợp này, CTLH sẽ lựa chọn chiến lược liên kết dọc với các nhà cung cấp, mà ở đó các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng những dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ tham quan và giải trí Việc vận dụng lý thuyết TCT vào nghiên cứu thực tiễn MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL sẽ giúp cho các quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách đề xuất những chính sách khuyến khích sự liên kết và hợp tác giữa các bên tham gia Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết chi phí giao dịch không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch (như chi phí giám sát) của các khoản đầu tư vào các tài sản cụ thể,

mà còn giúp giảm bớt những hành vi cơ hội của các đối tác (Son và cộng sự, 2005)

2.3.2 Lý thuyết vốn xã hội

Theo quan niệm truyền thống, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn con người tạo nên cơ sở cho sự phát triển kinh tế của quốc gia và hiệu quả hoạt động cho các công ty hoặc các quốc gia Bên cạnh vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người, một số nghiên cứu gần đây cho rằng vốn xã hội là một loại vốn đóng vai trò quan trọng Năm 1916, Hanifan là người đầu tiên đưa ra khái niệm về vốn xã hội, và khái niệm này được dùng

để chỉ mối quan hệ tình thân, sự cảm thông lẫn nhau, cũng như sự tương tác giữa các

cá nhân, hay giữa các gia đình trong đời sống xã hội Hơn bốn mươi năm sau, Jane Jacobs (1960) đã nhắc đến khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu về môi trường sống đặc thù của xã hội thành thị Jane Jacobs (1960) cho rằng vốn xã hội là “một hệ thống các mối quan hệ phức tạp của con người được xây dựng theo thời gian, nhằm hỗ trợ

Trang 37

lẫn nhau khi cần thiết đồng thời đảm bảo sự an toàn của đường phố cũng như nâng cao

ý thức trách nhiệm của người dân” Tuy nhiên, khái niệm này thực sự đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu sau khi Bourdieu công bố tác phẩm “Các hình thức của vốn” vào năm 1986 Bourdieu (1986) (trích dẫn trong Nguyễn Quang A, 2006) cho rằng “vốn xã hội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau

và nhận ra nhau, những mối liên hệ này ít nhiều đã được thể chế hóa” Hơn nữa, Bourdieu (1986) (trích dẫn trong Lê Thu Hà, 2012) cũng khẳng định “Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội Bất cứ ai cũng có thể thu thập vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy và hơn nữa bất kỳ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để mang lại những lợi ích kinh tế thông thường Tuy nhiên, khả năng thực hiện điều ấy tùy thuộc vào trách nhiệm xã hội, sự kết nối và mạng lưới xã hội của người ấy” Bourdieu (1986) cho rằng vốn xã hội của một cá nhân chính là mối quan hệ và danh tiếng của cá nhân đó trong xã hội và thực chất nó là mạng lưới xã hội của cá nhân Một cá nhân có mạng lưới quen biết (trực tiếp hoặc gián tiếp) lớn thì sẽ

có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm và khẳng định vị thế của họ trong xã hội Cá nhân có thể tạo dựng thêm vốn xã hội cho mình bằng các hoạt động của bản thân và có thể sử dụng vốn xã hội để chuyển hóa thành vốn kinh tế

James Coleman (1988) (trích dẫn trong Trần Hữu Quang, 2006) lại cho rằng

các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội là những cái giúp cho các thành viên có thể

Coleman đã gắn các giá trị của vốn xã hội với sự sáng tạo trong vốn con người cùng với các chuẩn mực xã hội khi đề cập đến khái niệm vốn xã hội Trong khi đó, Robert Putnam (1995) đề cập đến lý thuyết vốn xã hội như là “giá trị cốt lõi của các mạng lưới xã hội Và vốn xã hội cũng như vốn vật chất hay vốn con người đều là những loại vốn có khả năng làm tăng năng suất từ những tác động tương hỗ của các mối tương tác thông qua các mạng lưới xã hội, các quy tắc xã hội cũng như niềm tin của con người trong xã hội Đóng góp quan trọng của Putnam đối với cách tiếp cận lý thuyết vốn xã hội chính là việc ông coi niềm tin của con người trong xã hội như một giá trị cốt lõi của vốn xã hội Ngoài ra Putnam (1995) (trích dẫn trong Trần Hữu Quang, 2006) khẳng định “Vốn xã hội là những phương tiện và những kĩ năng đào tạo có tác dụng làm gia tăng năng suất cá nhân Vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội Vốn

xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ

giải khác nhau về vốn xã hội, song đều có một số điểm chung như sau:

Trang 38

Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với hệ thống các mạng lưới xã hội Theo Bourdieu (1986), “vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực thực tế hay tiềm ẩn xuất phát từ mạng lưới quan biết trực tiếp hay gián tiếp”; hoặc vốn xã hội chứa đựng những liên hệ

xã hội (Coleman, 1988), vốn xã hội gắn với những mạng lưới xã hội và những quan hệ

có đi có lại trong xã hội (Putnam, 2000)

Thứ hai, coi vốn xã hội là một dạng nguồn lực Bourdieu (1986) cho rằng vốn

xã hội là một sự hòa quyện giữa các nguồn lực và chính nó là yếu tố quyết định khả năng thành đạt của từng cá nhân Hơn nữa, Bourdieu (1986) cũng khẳng định nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết

Thứ ba, vốn xã hội gắn liền với khả năng kết nối để thực hiện công việc trong

xã hội Theo Bourdieu (1986), vốn xã hội là toàn bộ các nguồn, các tiềm năng liên quan đến các quan hệ bền vững của một thực thể xã hội, tạo nên niềm tin, sự cảm thông, sự gắn kết, hợp tác và những hàng động mang tính tập thể Coleman (1988) khẳng định rằng “vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội với mục đích thiết lập và duy trì các mối quan hệ chung một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung cũng như tìm kiếm các khoản lợi ích”

Thứ tư, khi bàn về vốn xã hội nhiều tác giả đã đề cập đến sự tin cậy và sự trao đổi qua lại lẫn nhau (trust and reciprocity) Bourdieu (1986) coi “vốn xã hội nằm trong các mối quan hệ của con người và được biểu hiện ra bên ngoài bằng niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau; sự tương hỗ, có đi có lại; các quy tắc, hành vi mẫu mực và các thể chế;

sự kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới xã hội” Coleman (1988) khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và niềm tin là các hình thức của vốn xã hội; trong đó trách nhiệm

và sự mong đợi lẫn nhau là cơ sở để tạo ra niềm tin giữa các cá nhân với nhau Putnam (2000) lại cho rằng vốn xã hội gồm các chuẩn mực của mối quan hệ trao đổi qua lại và

sự tin tưởng

Fukuyama (2001) cho rằng “phần lớn các khái niệm về vốn xã hội chỉ đề cập đến những mặt biểu hiện của vốn xã hội hơn là bản thân vốn xã hội” Ông cho rằng vốn xã hội chính là thành tố văn hóa của các xã hội hiện đại, và “vốn xã hội là những quy tắc, chuẩn mực không chính thức nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân” Theo ông, trong các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội Ngoài ra, trong khái niệm này Fukuyama còn nhấn mạnh hơn đến yếu tố “chuẩn mực xã hội” Đây chính là hướng tiếp cận mang tính tổng thể đối với lý thuyết vốn xã hội bởi vì từ những chuẩn mực xã hội mà con người tạo ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà con người đã sáng tạo nên những giá trị mang

Trang 39

tính xã hội Và những giá trị mang tính xã hội đó chính là sự tổng hợp cao nhất của vốn xã hội

Lý thuyết vốn xã hội cho rằng các bên tham gia mạng lưới xã hội đạt được lợi ích bằng cách khai thác các nguồn lực nhờ vào các mối quan hệ (Bourdieu, 1986) Mỗi

cá nhân tham gia vào các mối quan hệ ở mức độ khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau trong từng mức độ Ở cấp độ cá nhân, vốn xã hội mang lại sự nghiệp thành công và tạo

ra vốn tri thức (Coleman, 1988) Ở cấp độ trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp, vốn xã hội là cơ sở giúp trao đổi nguồn lực (như nguồn thông tin) và giúp doanh nghiệp đổi mới Ở cấp độ quốc gia, vốn xã hội đóng góp vào phát triển kinh tế và tăng trưởng trong dài hạn (Putnam, 2000) Mặc dù có ba cấp độ của vốn xã hội, song trong luận án này xem xét vốn xã hội ở cấp độ giữa các doanh nghiệp

Luận án này vận dụng lý thuyết vốn xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa niềm tin và mối quan hệ cá nhân đến MQHHT của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng du lịch Nhiều nghiên cứu cho rằng niềm tin giúp làm giảm chi phí giao dịch đồng thời tăng cường MQHHT và tạo điều kiện cho sự thiết lập các mối quan hệ mới cũng như củng cố các mối quan hệ hiện tại giữa các nhà cung cấp (Uzzi, 1997) Hơn nữa, niềm tin còn gắn liền với các mối quan hệ cá nhân cũng như sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, đồng thời niềm tin cũng gắn với sự chia sẻ các giá trị lợi ích có liên quan đến các mối quan hệ cá nhân Ngoài ra, lý thuyết này cũng cho rằng mạng lưới các mối quan hệ cá nhân giúp cung cấp các giá trị và lợi ích cho các bên tham gia bằng cách khai thác các nguồn lực nhờ tận dụng các mối quan hệ cá nhân Vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đóng một vai trò trung tâm trong việc giảm chi phí giao dịch giữa các bên (Fukuyama, 2001) Nó cũng tạo điều kiện cho các bên phối hợp hành động để đạt được các mục tiêu mong muốn Tuy nhiên, những lợi ích thu được từ vốn xã hội có thể không tồn tại nếu không

có được niềm tin giữa các cá nhân cũng như giữa các cá nhân và các tổ chức Nếu thiếu niềm tin, vốn xã hội không thể phát triển để kết nối các mối quan hệ giữa các bên với nhau Vì vậy, niềm tin được coi như là một điều kiện tiên quyết để tạo ra vốn xã hội – mối quan hệ cá nhân Những lợi ích thu được từ việc kết hợp giữa niềm tin và vốn xã hội trong một tổ chức được coi như một thuộc tính nhằm nâng cao vai trò của mối quan hệ cá nhân trong quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên tham gia Niềm tin giữa cá nhân sẽ giúp quá trình trao đổi thông tin diễn ra một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thích nghi nhanh với môi trường, đồng thời góp phần tích cực vào MQHHT giữa các bên Việc vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong luận án này nhằm khẳng định vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển MQHHT của CTLH với

Trang 40

các nhà cung cấp trong CCƯDL Nhờ có vốn xã hội mà các bên tham gia hợp tác có thể hình thành các mối tương tác và trao đổi xã hội trong đó các giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành Kết quả là, các thành viên tham gia vào mạng lưới xã hội có thể chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như sự ràng buộc lẫn nhau về mặt lợi ích nhằm theo đuổi những mục tiêu chung Ngoài ra, khi tham gia vào mạng lưới xã hội, các cá nhân không chỉ đóng vai trò gắn kết xã hội mà còn giúp cung cấp các thông tin chính xác, cần thiết góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới

2.3.3 Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV) được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nghiên cứu về quản lý có liên quan đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau Người đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng lý thuyết nguồn lực của các doanh nghiệp là Wernerfelt (1984) Lý thuyết dựa trên nguồn lực phát triển nhanh chóng với

sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, và đáng chú ý hơn cả là Barney (1991) Barney, 1991 (trích dẫn trong Nguyễn Vũ Hùng, 2015) cho rằng “một doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị mà các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp không thể thực hiện được” Hơn nữa, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nguồn lực mà

nó giúp doanh nghiệp hình thành và thực hiện chiến lược tăng cường hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Các nguồn lực bao gồm: nguồn vốn vật chất, nguồn vốn con người và nguồn vốn tổ chức (Barney, 1991) Lợi thế cạnh tranh sẽ được duy trì khi các doanh nghiệp khác không thể thu được lợi ích tương tự bằng việc thực hiện chiến lược mà doanh nghiệp đã thực hiện Tuy nhiên, để thực hiện các chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có các nguồn lực đảm bảo một số điều kiện cơ bản như có giá trị, khan kiếm, không thể bắt chước hoàn toàn, và không thể thay thế Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị mà không được thực hiện bởi các đối thủ cạnh tranh khác (Dyer và Singh, 1998)

Nền tảng chính của lý thuyết dựa trên nguồn lực bao gồm nguồn lực của công

ty, năng lực hoạt động, và tài sản chiến lược (Barney, 2001), theo đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên chiến lược Những nguồn lực này bao gồm năng lực cốt lõi – là những đặc điểm quan trọng của các sản phẩm chính của công ty, năng lực thúc đẩy có liên quan đến cách thức mà các doanh nghiệp tạo ra và thu hút khả năng từ các nguồn lực và năng lực hấp thụ - là khả năng của công ty trong việc tận dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả và sáng tạo ra kiến thức Trong các nguồn lực đã được đề cập ở trên, thì năng lực hấp thụ được

Ngày đăng: 06/05/2017, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allen, N.J. & Meyer, J.P. (1991), “The measurement and antecedents of affective, continuance and normative commitment to the organization”, Journal of Occupational Psychology, 63(1), 1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The measurement and antecedents of affective, continuance and normative commitment to the organization”, "Journal of Occupational Psychology
Tác giả: Allen, N.J. & Meyer, J.P
Năm: 1991
2. Anderson, J. C. and Narus, J. A. (1990), “A model of distributor firm and manufacturer firm working partnerships”, Journal o f Marketing, 5(41), 42-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A model of distributor firm and manufacturer firm working partnerships”, "Journal o f Marketing
Tác giả: Anderson, J. C. and Narus, J. A
Năm: 1990
3. Anderson, E.W. and Weitz, B. (1992), “The use of pledges to build and sustain commitment in distribution channels”, Journal of Marketing Research, 58, 1-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of pledges to build and sustain commitment in distribution channels”, "Journal of Marketing Research
Tác giả: Anderson, E.W. and Weitz, B
Năm: 1992
4. Atuahene-Gima, K. & Li, H. (2002), “When does trust matter? Antecedents and contingent effects of supervisee trust on performance in selling new products in China and the United States”, Journal o f Marketing, 66(3), 61-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: When does trust matter? Antecedents and contingent effects of supervisee trust on performance in selling new products in China and the United States”, "Journal o f Marketing
Tác giả: Atuahene-Gima, K. & Li, H
Năm: 2002
5. Aulakah, P.S., Kotabe, M. and Sahay, A. (1996), “Trust in cross-border marketing partnerships: A behavioral approach”, Journal of International Business, 27(5), 1005-1032 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trust in cross-border marketing partnerships: A behavioral approach”, "Journal of International Business
Tác giả: Aulakah, P.S., Kotabe, M. and Sahay, A
Năm: 1996
6. Barney, J.B. (1986), “Organizational culture: can it be a source of sustained competitive advantage?”, Academy of Management Review, 11(3), 656-665 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational culture: can it be a source of sustained competitive advantage?”, "Academy of Management Review
Tác giả: Barney, J.B
Năm: 1986
7. Barney, J.B. (2001), “Resource-based theories of competitive advantage: A ten- year retrospective on the resource-based view”, Journal of Management 27(6), 643–650 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Resource-based theories of competitive advantage: A ten-year retrospective on the resource-based view”, "Journal of Management
Tác giả: Barney, J.B
Năm: 2001
8. Barney, J.B. (2012), “Purchasing, supply chain management and sustained competitive advantage: The relevance of resource-based theory”, Journal of Supply Chain Management 48(2), 3–6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Purchasing, supply chain management and sustained competitive advantage: The relevance of resource-based theory”, "Journal of Supply Chain Management
Tác giả: Barney, J.B
Năm: 2012
9. Barratt, M. (2004), “Understanding the meaning of collaboration in the supply chain”, Supply Chain Management: An International Journal, 9(1), 30-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding the meaning of collaboration in the supply chain”, "Supply Chain Management: An International Journal
Tác giả: Barratt, M
Năm: 2004
10. Barrat, M.A. and Oliveira, A. (2001), “Exploring the experiences of collaborative planning: the enablers and inhibitors”, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 31(2), 266-289 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exploring the experiences of collaborative planning: the enablers and inhibitors”, "International Journal of Physical Distribution & Logistics Management
Tác giả: Barrat, M.A. and Oliveira, A
Năm: 2001
11. Batt, P.J. and Purchase, S. (2004), “Managing collaboration within networks and relationships”, Industrial Marketing Management, 33, 169-174 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing collaboration within networks and relationships”, "Industrial Marketing Management
Tác giả: Batt, P.J. and Purchase, S
Năm: 2004
12. Bentler, P.M. and Bonett, D.G. (1980), Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures, Psychological Bulletin, 88(3), 588–606 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures
Tác giả: Bentler, P.M. and Bonett, D.G
Năm: 1980
13. Beth, S., Burt, D.N., Copacino, W., Gopal, C., Lee, H.L., Lynch, R.P. & Morris, S. (2003), “Supply chain challenges: building relationship”, Harvard Business Review, 81(7), 64-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain challenges: building relationship”, "Harvard Business Review
Tác giả: Beth, S., Burt, D.N., Copacino, W., Gopal, C., Lee, H.L., Lynch, R.P. & Morris, S
Năm: 2003
14. Bourdieu, P. (1986), “The form of capital”, Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, Greenwood, NewYork, 241-258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The form of capital”, "Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education
Tác giả: Bourdieu, P
Năm: 1986
15. Bowersox, D.J., Closs, D.J. and Stank, T.P. (2003), “How to master cross- enterprise collaboration”, Supply Chain Management Review, 7(4), 18-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to master cross-enterprise collaboration”, "Supply Chain Management Review
Tác giả: Bowersox, D.J., Closs, D.J. and Stank, T.P
Năm: 2003
16. Browne, M.W. and Cudeck, R. (1992), Alternative ways of assessing model fit, Sociological Methods and Research, 21, 230–58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alternative ways of assessing model fit
Tác giả: Browne, M.W. and Cudeck, R
Năm: 1992
17. Buhalis, D. (2003), “E-Tourism: Information Technology for Strategic Tourism Management”, Cambridge, Pearson Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-Tourism: Information Technology for Strategic Tourism Management”, "Cambridge
Tác giả: Buhalis, D
Năm: 2003
18. Cai, S., Jun, M. and Yang, Z. (2010), “Implementing supply chain information integration in China: the role of institutional forces and trust”, Journal of Operations Management, 28(3), 257-268 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing supply chain information integration in China: the role of institutional forces and trust”, "Journal of Operations Management
Tác giả: Cai, S., Jun, M. and Yang, Z
Năm: 2010
19. Cao, M. and Zhang, Q. (2011), “Supply chain collaboration: Impact on collaborative advantage and firm performance”, Journal of Operations Management, 29(3), 163–180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain collaboration: Impact on collaborative advantage and firm performance”, "Journal of Operations Management
Tác giả: Cao, M. and Zhang, Q
Năm: 2011
20. Carnevale, P.J. and Probst, T. (1998), “Social values and social conflict in creative problem solving and categorization”, Journal of Personality and Social Psychology, 74, 1300-1309 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social values and social conflict in creative problem solving and categorization”, "Journal of Personality and Social Psychology
Tác giả: Carnevale, P.J. and Probst, T
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w