Bộ xưa & nay 1997 của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường đã khảo tả chung về đình Nam Bộ, sự hình thành và những biến đổi; nghiên cứu sâu về hệ thống thần linh trong đình, các nghi th
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯƠNG
TRÀ VINH, NĂM 2016
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trà Vinh là tỉnh có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng cộng cư trên một vùng đất Trong đó chùa Khmer, chùa người Hoa và đình của người Việt đã xuất hiện rất lâu và luôn gắn liền trong tâm thức của mỗi người dân khi đến khai phá vùng đất này
Đình là một thiết chế văn hóa truyền thống của người Việt, đình thờ Thành hoàng bổn cảnh Đình làng ở Trà Vinh nói chung, Đình Hiệp Mỹ nói riêng một mặt mang nét chung của đình làng Việt nhưng mặt khác cũng
có nét riêng, đó là có sự giao lưu, hỗn dung văn hóa: dựng Miếu Bà Chúa Xứ trong khuôn viên của đình Hơn thế nữa, lễ Thượng điền (là một lễ đặc trưng của đình) cũng được tổ chức ở Miếu Bà Chúa Xứ Đây là một điều đặc biệt mà khó có thể bắt gặp ở các ngôi đình khác
Đình làng và lễ hội đình làng ở Trà Vinh nói chung,
lễ hội Đình Hiệp Mỹ nói riêng còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu một cách sâu sắc Hiện nay, lễ hội Đình Hiệp
Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị mai một Nhằm góp thêm tiếng nói vào việc gìn giữ truyền thống bản sắc văn hóa lễ
hội đình làng, vì vậy tôi chọn đề tài "Lễ hội Đình Hiệp
Mỹ" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
Trang 3Bộ xưa & nay (1997) của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường đã khảo tả chung về đình Nam Bộ, sự hình thành và những biến đổi; nghiên cứu sâu về hệ thống thần linh trong đình, các nghi thứccúng tế và lễ hội trong đình
Nghiên cứu về Thành hoàng và tín ngưỡng thờ Thành hoàng từ lâu đã có nhiều công trình Ví dụ: chỉ tính từ sau năm 2000 thì cũng có rất nhiều công trình Một số công trình mang tính chất lý luận như Thành hoàng làng Việt Nam của
Vũ Ngọc Khánh, xuất bản năm 2002, cuốn sách đã đề cập đến nguồn gốc của Thành hoàng và việc thờ phụng Thành hoàng
ở Việt Nam trong đó cũng đề cập đến đình làng ở Việt Nam
và cũng trình bày khái quát về kiến trúc và lễ hội của ngôi đình Việt Nam.Về lễ hội đình làng thì trong tác phẩm Lễ hội dân gian ở Nam Bộ của Huỳnh Quốc Thắng (2003), tác giả đã
đã nêu tổng quan về lễ hội dân gian người Việt ở Nam Bộ và đặc điểm lễ hội ở khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc Đây là một công trình nghiên cứu sâu về lễ hội, tác giả luận văn sẽ kế thừa cách tiếp cận và so sánh những điểm tương đồng, khác biệt của đối tượng nghiên cứu trong công trình này
Một trong những tác giả nghiên cứu sớm về Nam Bộ
và đình miếu Nam Bộ khác là nhà văn - nhà nghiên cứu Sơn Nam Năm 2004, nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn Đình miễu
và lễ hội dân gian miền Nam của tác giả Sơn Nam Tác phẩm
đã trình bày các hoạt động thờ cúng và lễ hội dân gian miền Nam Trong đó, nghiên cứu sâu về đình, miễu và lễ bái của người Việt Nam Tác phẩm lược qua việc hình thành đình làng cũng như các nghi lễ được tổ chức trong đình ở Nam Bộ
Năm 2012, cuốn sách Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và
lễ hội dân gian Trà Vinh của hai tác giả Trần Dũng và Đặng Tấn Đức ra mắt công chúng Tác phẩm có phần nêu lên tín
Trang 4ngưỡng và lễ hội dân gian tộc người Việt ở Trà Vinh, trong đó
có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng và ngôi đình Đây là cơ
sở để tác giả luận văn tiếp tục kế thừa và nghiên cứu sâu về lễ hội Đình Hiệp Mỹ Tiếp theo, cuốn Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của Trần Ngọc Thêm (2014), đã trình này những
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ trong đó có vấn đề nghiên cứu về lễ hội đình, nhiều khung lý thuyết của công trình này làm cơ sở
lý luận và những chỉ dẫn quý giá để tác giả luận văn định hướng cho quá trình tiếp cận và khảo cứu một cách có cơ sở
và toàn diện với đối tượng nghiên cứu của mình
Nghiên cứu riêng về đình làng và lễ hội đình làng ở Trà Vinh cũng có một vài tác giả địa phương quan tâm, khảo cứu, tiêu biểu là tác giả Nguyễn Xuân Phong Trong cuốn
"Đình làng ở Trà Vinh" tác giả này có một phần viết về
đình xã Hiệp Mỹ (huyện Cầu Ngang) Tuy nhiên, đề tài chỉ giới thiệu khái quát và sơ lược về Đình Hiệp Mỹ, chưa làm
rõ tín ngưỡng và lễ hội chính trong năm của ngôi đình này
Trên đây tác giả luận văn đã tóm lược những nội dung cơ bản từ một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu bổ ích để tác giả kế thừa khi nghiên cứu lễ hội ở Đình Hiệp Mỹ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lễ hội Đình Hiệp Mỹ, luận văn làm rõ đặc trưng của lễ hội; chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt với lễ hội đình làng ở nơi khác; rút ra ý nghĩa và giá trị lễ hội đối với người dân trong vùng; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo tả thiết chế đình, miếu Hệ thống lại quy trình thực hiện các lễ hội Đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Đình Hiệp Mỹ
bao gồm: Tín ngưỡng, nghi lễ và các hình thức diễn xướng dân gian
- Phạm vi nghiên cứu:Đề tài chỉ nghiên cứu tín
ngưỡng, nghi lễ của các lễ Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền, Khai sơn truyền thống ở Đình Hiệp Mỹ Khảo sát và tiến hành điền dã những nghi thức cũng như diễn trình của
phần lễ và hội của đình
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử:Khảo sát vấn đề có tính lịch
sử cụ thể Đây là phương pháp xem xét các sự việc, hiện tượng trong những mối tương quan đồng đại và lịch đại cụ thể Trong luận văn, tác giả vận dụng phương pháp này để khảo sát về thời gian, lịch sử hình thành cộng đồng người Việt, cũng như nguồn gốc, quá trình phát triển của cơ sở tín ngưỡng dân gian đình thần
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh:
tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để làm nổi bật nội dung cốt lõi của tín ngưỡng và lễ hội đình làng, trình bày các luận điểm trên cơ sở đánh giá, nhận xét việc thờ tự và nghi lễ
- Phương pháp quan sát, tham dự: Trên cơ sở tài
liệu đã nghiên cứu, tác giả quan sát, tham dự, miêu thuật
cụ thể là các ngày chính diễn ra lễ Thượng điền, Hạ điền,
Trang 6Kỳ yên, Khai sơn để tìm hiểu cách tổ chức, nghi thức, diễn trình, thành phần tham gia…
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thông qua việc
tiếp xúc, phỏng vấn sâu cán bộ Bảo tàng, các thành viên Ban hội đình, người tham gia lễ hội (Kỳ yên, Thượng điền
và Khai sơn) để thu thập sưu tầm các tư liệu làm rõ cho nội dung của đề tài
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Bên cạnh
phương pháp chuyên ngành, phương pháp liên ngành được
sử dụng trong việc khai thác các nguồn tư liệu như: ngành
Sử học, Dân tộc học, Thống kê học và khảo sát đối tượng bằng phiếu điều tra xã hội học với các nội dung liên quan đến luận văn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở điền dã và tập hợp, lựa chọn, xử lý các nguồn tư liệu liên quan đến nội dung, luận văn trình bày một cách có hệ thống lễ hội Đình Hiệp Mỹ theo quan điểm nghiên cứu trường hợp Luận văn sẽ tạo cơ sở cho những
đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền các cấp, trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng người Việt vùng Hiệp Mỹ cũng như xem xét đề nghị công nhận Đình
Hiệp Mỹ là di tích lịch sử - văn hóa thời gian tới
Ngoài ra, nội dung của luận văn có thể là nguồn tư
liệu tham khảo cho nghiên cứu về lễ hội đình làng Trà Vinh
Chương 3: Phát huy giá trị văn hóa lễ hội Đình
Hiệp Mỹ trong đời sống cộng đồng
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ HIỆP MỸ VÀ ĐÌNH HIỆP MỸ 1.1 Đất và người Hiệp Mỹ
1.1.1 Lịch sử vùng đất Hiệp Mỹ
Xã Hiệp Mỹ (hiện nay là xã Hiệp Mỹ Đông và Hiệp
Mỹ Tây) nằm cách huyện lỵ Cầu Ngang khoảng 10 km, cách thành phố Trà Vinh khoảng 32 km, cách biển Mỹ Long 5 km Hiệp Mỹ thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bởi lượng phù sa bồi đắp hình thành nên Từ khi hình thành vùng đất này đã có nhiều lớp người (hầu hết là người Việt) đến đây khai hoang lập nghiệp trong đó nhiều nhất là cư dân vùng Gò Công (Tiền Giang), Chợ Lách, Mỏ Cày (Bến Tre)
1.1.2 Về cộng đồng cư dân Hiệp Mỹ
Sự phân chia đơn vị hành chính và thành lập làng, xã trên vùng đất Hiệp Mỹ gắn liền với quá trình các luồng dân di
cư từ các nơi hội tụ về định cư khai hoang lập nghiệp, xây dựng xóm làng, trong đó nhiều nhất là lưu dân vùng Gò Công (Tiền Giang) và Bến Tre Họ vượt sông Tiền bằng tàu thuyền theo dòng nước Những lưu dân đến vùng đất Hiệp Mỹ bằng đường sông từ vàm Thâu Râu (Cầu Ngang) đi vào
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Hiệp Mỹ Tây hiện nay
Năm 2003 xã Hiệp Mỹ chia thành 2 xã là Hiệp Mỹ Đông và Hiệp Mỹ Tây Đất Hiệp Mỹ là đất do phù sa bồi đắp, bị ngập mặn, nhiễm phèn, nên khi mới đến đây cư dân bắt đầu tổ chức sản xuất theo cách thủ công Họ cùng khai hoang, đắp đê, sổ phèn, rửa mặn, trồng trọt, chăn nuôi
Trang 8Ngày nay cơ cấu kinh tế của địa phương nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, có cơ cấu dân số trẻ, lao động dồi dào
Về đời sống văn hóa tinh thần, trong xã có 2 đình, 3 miếu theo tín ngưỡng dân gian, 02 chùa Phật giáo Bắc tông Phật giáo đã ăn sâu vào nếp sống của người dân Hiệp Mỹ
1.2 Đình Hiệp Mỹ xưa và nay
1.2.1 Lịch sử hình thành Đình Hiệp Mỹ
Hiện tại, chưa tìm được tư liệu xác định chính xác ngôi đình được xây cất ngày tháng năm nào Theo các vị cao niên kể lại, trên vùng đất mới ban đầu chỉ có vài mươi người, rồi vài trăm người, rồi vài ngàn người, cho đến khi dân cư đông đúc, cuộc sống ngày càng được ổn định và phát triển Bấy giờ cái ăn, cái mặc đã có, nhưng về phần tâm linh thì chưa có, cư dân chọn vùng đất cao để lập đình, lập miếu Hiện nay, Ban hội đình còn lưu giữ một sắc phong có niên đại Tự Đức ngũ niên Đặt trong bối cảnh ra đời của đình làng Nam Bộ, sắc thần cho thấy: Đình Hiệp Mỹ (Đình Thành Đức) có lẽ được tạo dựng khoảng vào đời Minh Mạng là phù hợp bởi giai đoạn này nhiều đình ở Nam Bộ được xây dựng và đến năm 1852 thì được triều đình sắc phong
Trong khuôn viên đình còn có Miếu thờ Bà Chúa
Xứ Miếu được xây dựng khoảng cùng thời gian với đình làng Hình thức khá đơn giản, cấu trúc theo hình chữ tam,
ba gian hai chái
1.2.2 Đình Hiệp Mỹ ngày nay
Đình Hiệp Mỹ được xây dựng lại hiện nay có kiến trúc truyền thống như nhiều đình làng Nam Bộ trước đây
Trang 9Bên phải sân đình là miếu thờ Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Thần Bên trái sân đình có miếu nhỏ thờ Ông Hổ Qua khoảng sân thì đến nhà võ ca Kế tiếp nhà võ ca là võ quy Nối liền gian võ quy là chính tẩm Chính tẩm được bố trí như sau:
Gian giữa từ ngoài vào có bệ tế thần, bàn thờ Hội đồng và trong cùng là bàn thờ Thành hoàng bổn cảnh Án thờ là chữ “Thần” bằng Hán tự
Gian trái nội thất chính tẩm có bàn thờ Tả ban, gian phải thờ Hữu ban Ngoài ra, ở gian phải còn có bàn thờ Tiên sư, Đông hiến Gian trái có bàn thờ Sơn Quân Thần
Nữ , Tây hiến Phía sau vách chính tẩm có các bàn thờ Tiền hiền, bàn thờ Tiền chức
1.2.3 Các vị thần của Đình Hiệp Mỹ
1.2.3.1 Thần Thành hoàng
Theo quan niệm dân gian, Thành hoàng là vị thần cai quản toàn thể thôn xã, che chở, phù hộ dân làng Dân làng đối với Thành hoàng rất tôn kính và tin tưởng “làng không
có Thành hoàng làng bất an” Có ý nghĩa là cầu mong sự vươn lên trong cuộc sống Thành hoàng được tôn thờ mang tính chất chung là phúc thần
1.2.3.2 Thần Lê Tấn Sỹ
Thần Thành hoàng trước đây là chính thần của Đình Hiệp Mỹ, nhưng những năm cuối thế kỷ XIX thì Ban hội đình đã đưa Lê Tấn Sĩ vào phối tự Đây là một nhân vật lịch sử, là một nghĩa binh yêu nước đã đứng lên chống Pháp Trong một trận đánh ông bị trọng thương và hy sinh trong tư thế đứng thẳng hiên ngang Để ghi nhớ tấm gương
Trang 10oanh liệt của ông cư dân thờ và xem ông như một vị thần theo quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần”
1.3 Miếu thờ Bà Chúa Xứ
1.3.1 Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ
1.3.2 Thờ Bà Chúa xứ trong Đình Hiệp Mỹ
với kiểu kiến trúc tiền đình – hậu miếu của Đình Hiệp Hiệp Mỹ còn để tạo thế cân bằng, khẳng định vị thế người
phụ nữ, thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ xã hội, “Đàn
ông đi hội đình, đàn bà đi hội miễu”
Tiểu kết chương 1
Trong quá trình vào khai khẩn vùng đất hoang Trà Vinh, cư dân gặp không ít khó khăn Cuộc sống ổn định, thiết chế văn hóa làng xã cũng bắt đầu hình thành Việc lập đình, xây miếu là một dạng thức tín ngưỡng bản địa được các lưu dân xác lập trên vùng đất mới Đình làng lúc đầu chỉ có chức năng là ngôi nhà lớn Dần dà về sau, nhà nước phong kiến sắc phong cho các vị có công với nước là thần Thành hoàng Đình cũng là một cơ sở văn hóa tín ngưỡng thể hiện sự tri ân của hậu bối đối với tiền nhân - những vị có công dựng làng, tạo chợ, khai khẩn đất hoang… Ở Đình Hiệp Mỹ ngoài thờ Thành hoàng họ còn phối tự thần Lê Tấn Sĩ một nhân vật lịch sử thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn Trong khuôn viên đình, cư dân lập Miếu thờ Bà Chúa Xứ thể hiện khát vọng của người nông dân về đất đai, mùa màng tươi tốt, cuộc sống phát triển lâu bền
Trang 11CHƯƠNG 2 CÁC LỄ VÀ HỘI ĐÌNH HIỆP MỸ
2.1 Lễ Kỳ yên
2.1.1 Vài nét về nguồn gốc lễ Kỳ yên
2.1.2 Diễn trình lễ Kỳ yên Đình Hiệp Mỹ
Lễ hội Kỳ yên Đình Hiệp Mỹ là cổ lệ đại lễ có từ xa xưa, được tổ chức hàng năm Lễ hội trước đây được tổ chức rất hoành tráng với nhiều nghi thức Tuy nhiên, hiện nay lễ hội đã giản lược đi một số chi tiết Lễ hội tổ chức trong 2 ngày 15-16 tháng 2, (Âl), với trình tự diễn ra như sau: Lễ Khai môn thượng kỳ và mộc dục, Nghi thỉnh sắc, Nghi Thỉnh sanh, Nghi Tiền hiền, Hậu hiền và chiến sĩ, Nghi cúng thần của bá tánh, Nghi chánh tế, Nghi hồi sắc
và Nghi tống khách
2.2 Lễ Hạ điền, Thượng điền và lễ Khai sơn
2.2.1 Lễ Hạ điền: Thời gian cúng 01 ngày (05/5 Âl)
Đây là lễ cúng thần Nông hay gọi là lễ xuống mùa Chương trình lễ như sau: từ 08 giờ đến 10 giờ Ban hội tập trung, chuẩn bị các công việc cho cúng tế; từ 10 giờ đến
11 giờ cúng tế Thần Nông, chiến sỹ
2.2.2 Lễ Thượng điền: Lễ được tổ chức ở Miếu Bà
Chúa Xứ, tổ chức vào ngày 15-16 tháng 10 (Âl) Miếu Bà Chúa Xứ là cơ sở tín ngưỡng dân gian Đình là tín ngưỡng truyền thống Lịch sử di cư vào Nam đã dung hợp hai tín ngưỡng với nhau, miếu đã lọt vào trong khuôn viên đình Lịch sử lập Đình Hiệp Mỹ đã lập miếu trong khuôn viên đình và lễ cúng Thượng điền trở thành lễ vía Bà Chúa Xứ
ở Đình Hiệp Mỹ
Trang 122.2.3 Lễ Khai sơn: Theo tục lệ dân gian, 25 tháng
chạp đến ngày mùng 7 tháng giêng là ngày các gia đình làm lễ đưa Thần, Phật, ông Táo về trời, đình làng cũng tổ chức lễ đưa Thành hoàng về trời để báo cáo công việc của làng Tại Đình Hiệp Mỹ ngày 25 tháng chạp Ban hội đình dựng nêu ở sân đình Đến ngày mùng 7 tháng giêng tiến hành lễ Khai sơn Khi tiếng mõ vang lên, cây nêu được hạ xuống là lễ Khai sơn kết thúc, dân làng bắt đầu công việc cày cấy, trồng trọt
2.3 Các sinh hoạt văn hóa lễ hội
2.3.1 Hát bội
Hát bội – một thành tố không thể thiếu vắng trong
lễ hội đình Nam Bộ trước đây, cụ thể tại Đình Hiệp Mỹ ở những năm 1980 trở về trước thì được biểu diễn hằng năm Tuy nhiên, hiện nay hát bội không còn được duy trì Nhưng trong hồi ức của Ban hội đình và những vị cao niên
ở khu vực Đình Hiệp Mỹ thì trước đây trong lễ Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền luôn có phần hát bội
kỹ Các bà bóng trình diễn múa dâng bông, múa ghế, múa lu…vv Người xem không chỉ thán phục về tài năng và độ