1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại nhà máy xi măng an giang

80 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu quy trình kế toán chi phí sản xuất, các tài khoản sử dụng, phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XI MĂNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

Sinh viên thực hiện

LÊ NGUYỄN TUYẾT HỒNG MSSV: 12D340301028 LỚP: ĐHKT7

Cần Thơ, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XI MĂNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

MSSV: 12D340301028 LỚP: ĐHKT7

Cần Thơ, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường đại học Tây Đô, đặc biệt trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô, tôi đã tiếp thu rất nhiều kiến thức

bổ ích Đây cũng là nền tảng vững chắc giúp tôi xây dựng con đường thành công sau này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nhất là bộ môn Kế toán tài chính

đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian học tập từ trường Những kiến thức mà tôi nhận được từ Quý Thầy Cô là hành trang để tôi mang theo trong quá trình làm việc sau này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Thầy Bùi Đức Hoàn – Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Tôi không quên gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà máy xi măng An Giang đã cho tôi thực tập tại nhà máy Cảm ơn cô Hoàng – Kế toán trưởng Nhà máy xi măng An Giang đã tận tình hướng dẫn và cho số liệu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Tuyết Hồng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này hoàn toàn được dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi Các nội dung trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Khoá luận này không trùng với bất cứ đề tài nào tại Nhà máy xi măng An Giang trong thời gian thực tập vừa qua

Cần Thơ, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Tuyết Hồng

Trang 5

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài tốt nghiệp “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang” được thực hiện trong thời gian 03 tháng và nội dung của đề tài gồm 5 chương:

+ Chương 1: Giới thiệu Nội dung gồm: đặt vấn đề để hình thành đề tài, đưa

ra một số mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và định ra bố cục trình bày nhằm đảm bảo các nội dung được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học

+ Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Trình bày các khái niệm, phân loại, nội dung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành sản phẩm

+ Chương 3: Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang Nội dung bao gồm:

-Giới thiệu tổng quan về nhà máy như: giới thiệu chung, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý nhà máy, tổ chức kế toán và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong giai đoạn 2013 – 2015, đưa ra những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của nhà máy

- Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang: đi sâu vào nghiên cứu

+ Chương 4: Nhận xét và giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm

+ Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Long Xuyên, ngày…….tháng…….năm 2016

Xác nhận của cơ quan thực tập

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2016

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

1.2.1 Mục tiêu chung: 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 2

1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: 2

1.4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: 2

1.4.2 Giới hạn không gian: 2

1.4.3 Giới hạn thời gian: 2

1.5 Cấu trúc khoá luận: 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀKẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4

2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất: 4

2.1.1 Khái niệm: 4

2.1.2 Phân loại: 4

2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: 4

2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng: 5

2.1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất, công việc sản xuất trong kỳ: 5

2.1.2.4 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: 5

2.1.2.5 Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí: 6

2.2 Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm: 6

2.2.1 Khái niệm: 6

2.2.2 Phân loại: 6

2.2.2.1 Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: 6

Trang 9

2.2.2.2 Phân loại theo phạm vi tập hợp chi phí: 6

2.3 Tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: 7

2.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: 7

2.3.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 7

2.3.1.2 Đối tượng hạch toán giá thành sản phẩm: 8

2.3.2 Kỳ tính giá thành: 8

2.3.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 8

2.3.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 9

2.4 Kế toán chi phí sản xuất: 9

2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 9

2.4.1.1 Khái niệm: 9

2.4.1.2 Phương thức tập hợp và phân bổ: 9

2.4.1.3 Tiêu thức phân bổ: 10

2.4.1.4 Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán: 10

2.4.1.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản: 10

2.4.1.6 Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản: 11

2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 12

2.4.2.1 Khái niệm: 12

2.4.2.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ: 12

2.4.2.3 Tiêu chuẩn phân bổ: 12

2.4.2.4 Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán: 12

2.4.2.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản: 12

2.4.2.6 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: 13

2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 14

2.4.3.1 Khái niệm: 14

2.4.3.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ: 14

2.4.3.3 Tiêu chuẩn phân bổ: 14

2.4.3.4 Chứng từ sử dụng: 14

2.4.3.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản: 14

Trang 10

2.4.3.6 Nguyên tắc phản ảnh vào tài khoản: 15

2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 16

2.5.1 Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán: 16

2.5.2 Nội dung và kết cấu tài khoản: 16

2.5.3 Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản: 17

2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: 18

2.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 18

2.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: 18

2.6.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 50%: 19

2.6.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức: 19

2.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 19

2.7.1 Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp): 20

2.7.2 Tính giá thành theo phương pháp hệ số: 20

2.7.3 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ: 21

2.7.4 Tính giá thành theo phương pháp loại trừ: 21

2.7.5 Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí: 22

2.7.6 Tính giá thành theo phương pháp liên hợp: 22

2.7.7 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng: 22

2.7.8 Tính giá thành theo phương pháp định mức: 23

2.7.9 Tính giá thành theo phương pháp phân bước: 23

2.7.9.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất 23

2.7.9.2 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất 24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XI MĂNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 25

3.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy Xi măng An Giang: 25

3.1.1 Giới thiệu chung về Nhà máy: 25

Trang 11

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 25

3.2 Tổ chức công tác quản lý của Nhà máy: 26

3.2.1 Sơ đồ tổ chức: 26

3.2.2 Chức năng – nhiệm vụ các bộ phận: 26

3.3 Tổ chức công tác kế toán của Nhà máy: 28

3.3.1 Sơ đồ tổ chức: 28

3.3.2 Chức năng – nhiệm vụ của từng kế toán: 28

3.3.3 Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy: 29

3.3.4 Hình thức kế toán: 29

3.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy: 31

3.4.1 Báo cáo KQHĐKD của Nhà máy qua 3 năm từ 2013 – 2015: 31

3.4.2 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Nhà máy: 33

3.4.2.1 Thuận lợi: 33

3.4.2.2 Khó khăn: 33

3.4.2.3 Phương hướng phát triển: 34

3.5 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy Xi măng An Giang: 34

3.5.1 Quy trình sản xuất xi măng: 34

3.5.2 Tài khoản sử dụng: 35

3.5.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 35

3.5.4 Kỳ tính giá thành: 36

3.6 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 36

3.6.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 36

3.6.2 Chứng từ sử dụng: 37

3.6.3 Tài khoản sử dụng: 37

3.6.4 Xuất kho nguyên liệu sản xuất: 37

3.6.5 Tình hình thực tế tại Nhà máy: 38

3.7 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 39

3.7.1 Chi phí nhân công trực tiếp: 39

3.7.2 Chứng từ sử dụng: 40

Trang 12

3.7.3 Tài khoản sử dụng: 40

3.7.4 Kế toán tính lương và trích các khoản theo lương: 40

3.7.5 Tình hình thực tế tại Nhà máy: 40

3.8 Kế toán chi phí sản xuất chung: 42

3.8.1 Chi phí sản xuất chung: 42

3.8.2 Chứng từ sử dụng: 42

3.8.3 Tài khoản sử dụng: 42

3.8.4 Tình hình thực tế tại Nhà máy: 43

3.9 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm và ghi vào sổ kế toán: 44

3.9.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 44

3.9.2 Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: 44

3.9.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm: 45

3.9.4 Ghi vào sổ kế toán: 46

3.10 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được: 47

3.10.1 Phân tích chung: 47

3.10.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành: 50

3.10.2.1 Nhân tố sản lượng sản phẩm: 51

3.10.2.2 Nhân tố kết cấu mặt hàng: 51

3.10.2.3 Nhân tố giá thành đơn vị: 52

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 54

4.1 Nhận xét: 54

4.1.1 Quy mô của Nhà máy: 54

4.1.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán: 54

4.1.3 Hình thức của chứng từ, sổ kế toán: 55

4.1.4 Công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 55

4.1.5 Công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 56

Trang 13

4.1.6 Công tác kế toán chi phí sản xuất chung: 56

4.1.7 Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 56

4.2 Giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm: 57

4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 57

4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp: 57

4.2.3 Chi phí sản xuất chung: 58

4.2.4 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận: 60

5.2 Kiến nghị: 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 14

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỀU ĐỒ

*************

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2013-2015 32Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận qua các năm 2013–2015 32Bảng 3.2: Bảng báo cáo thực hiện sản xuất trong kỳ kế hoạch và thực tế 47

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

*************

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 13

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí sản xuất chung 16

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang theo phương pháp kê khai thường xuyên 17

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán phương pháp kết chuyển tuần tự 23

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán phương pháp kết chuyển song song 24

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy 26

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Nhà máy xi măng An Giang 28

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ kế toán hình thức chứng từ ghi sổ 30

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ phần mềm kế toán V6 31

Sơ đồ 3.5: Quy trình sản xuất xi măng 34

Trang 16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

*************

Trang 17

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vấn đề các doanh nghiệp quan tâm đầu tiên là các loại chi phí đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có được ghi đầy đủ và chính xác hay không Khi đã sản xuất ra một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí sản xuất là bao nhiêu nếu chi phí nằm trong giới hạn cho phép thì lợi nhuận mang lại có thể lãi hoặc hoà vốn; còn nếu chi phí vượt qua giới hạn, doanh nghiệp sẽ bị phá sản Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm, do đó doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến chi phí sản xuất đầu tiên

Do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của xã hội ngày càng tăng, đồng thời theo chủ trương của chính phủ, những năm gần đây có rất nhiều nhà máy, trạm nghiền xi măng mới lần lượt ra đời, làm cho thị trường cạnh tranh của ngành xi măng ngày càng khốc liệt hơn, các doanh nghiệp phải chịu sự áp lực gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Sự cạnh tranh chủ yếu xoay quanh chất lượng và giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm được định ra dựa trên sự hao phí về nguyên vật liệu, lao động, … thực tế của từng doanh nghiệp Do đó, để sản phẩm của công ty đứng vững trên thị trường thì giá thành là yếu tố cần phải quan tâm hàng đầu và công ty phải có biện pháp để giảm giá thành

Nhiệm vụ của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp sản xuất là tập hợp và tính chính xác giá thành sản phẩm Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, quyết định của các nhà quản trị

mà còn ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Công tác kế toán còn có ý nghĩa hơn đối với nhà máy có lịch sử phát triển gần 40 năm, kinh doanh, sản xuất nhiều mặt hàng được tiêu thụ trên khắp đồng bằng sông Cửu Long, …

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xác định giá bán sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất nên tôi đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy

Trang 18

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu quy trình kế toán chi phí sản xuất, các tài khoản sử dụng, phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy

- Đề xuất giải pháp cho công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Thu thập dữ liệu thực tế của Nhà máy, mà chủ yếu là phòng Kế toán,

phòng Kế hoạch và phòng Tổ chức

- Tìm hiểu tình hình thực tế tại Nhà máy bằng cách trao đổi với các cán bộ

đang công tác tại Nhà máy

- Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

Phân tích, so sánh số liệu về chi phí sản xuất, giá thành thu thập được thông

qua sổ sách kế toán của Nhà máy

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận:

1.4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

Các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy

1.4.2 Giới hạn không gian:

Nghiên cứu được thực hiện tại Nhà máy xi măng An Giang

1.4.3 Giới hạn thời gian:

- Thời gian thực hiện khoá luận từ ngày 04/01/2016 đến ngày 09/4/2016

- Tập trung nghiên cứu cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng PCB30 và PCB40 đã thực hiện được trong kỳ thực tế tháng 4 năm

2015 tại Nhà máy Xi măng An Giang

1.5 Cấu trúc khoá luận:

Cấu trúc đề tài bao gồm:

- Chương 1: Giới thiệu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Trang 19

- Chương 3: Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xi măng tại Nhà máy xi măng An Giang

- Chương 4: Nhận xét và giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

(Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) 2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất:

2.1.1 Khái niệm:

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống (Tiền lương, BHXH,…), lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định,…) và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra được biểu hiện bằng tiền để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

hành phân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức phân loại chủ yếu như sau:

2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố:

Chi phí sản xuất phát sinh có cùng nội dung kinh tế được sắpvào một yếu

tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và sử dụng vào mục đích gì

Theo quy định hiện nay chi phí sản xuất được phân thành năm yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo (Ngoại trừ: Nguyên liệu, vật liệu,…xuất bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản) Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo từng loại: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu

- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động (thường xuyên, tạm thời) như tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo lương Tuỳ theo yêu cầu, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo các khoản như tiền lương, bảo hiểm xã hội…

Trang 21

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao tất cảtài sản của doanh nghiệp dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại và các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo

- Chi phí bẳng tiền khác: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi trả bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội nghị, …

2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng:

Chi phí sản xuất được chia ra thành những khoản mục nhất định, có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình

hình thực hiện kế hoạch giá thành

Theo quy định hiện nay chi phí sản xuất được phân thành ba khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản chi phí được trích theo tỷ lệ tiền lương của bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại trong phạm vi phân xưởng (Trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)

2.1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất, công việc sản xuất trong kỳ:

Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chia thành hai loại:

- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

2.1.2.4 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:

Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chia làm hai loại:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể tính trực tiếp vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm

Trang 22

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau và được tính vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm thông qua phân bổ thích hợp

2.1.2.5 Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí:

- Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố chi phí cấu thành như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí tổng hợp: là chi phí do nhiều yếu tố chi phí cấu thành như chi phí sản xuất chung

2.2.2.1 Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:

- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bắt đầu tiến hành sản xuất của kỳ kế hoạch, trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

- Giá thành định mức: được xác định trên cơ sở những định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho một đơn

vị sản phẩm Giá thành định mức là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao và những yếu tố khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất, giá thành này được xây dựng trước khi tiến hành sản xuất

- Giá thành thực tế: được xác định trên cơ sở những khoản chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ để sản xuất sản phẩm Giá thành thực tế chỉ tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành này là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2.2 Phân loại theo phạm vi tập hợp chi phí:

- Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): bao gồm các chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử

Trang 23

dụngđể ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng Giá thành sản xuất của sản phẩm là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất

- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

2.3 Tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm:

2.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

2.3.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:

Tuỳ theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất có thể:

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất

- Từng giai đoạn của quy trình công nghệ (phân xưởng, tổ đội sản xuất)

Trang 24

2.3.1.2 Đối tượng hạch toán giá thành sản phẩm:

Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là từng chi tiết sản phẩm, từng công đoạn quá trình sản xuất, từng sản phẩm hoàn chỉnh hoặc là từng đơn đặt hàng cụ thể

Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để tổ chức việc tính giá thành phù hợp, bao gồm: lựa chọn phương pháp tính giá thành, thiết lập các bảng tính giá thành, phân tích biến động giá thành nhằm tìm ra phương pháp hạ giá thành, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.2 Kỳ tính giá thành:

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, vào đặc điểm và chu

kỳ sản xuất kinh doanh để lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp Kỳ tính giá thành

có thể là tháng đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường; là quý (thậm chí là năm) đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài; là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng nếu doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là các đơn đặt hàng cụ thể

2.3.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Trên cơ sở đó, tổ chức ghi chép ban đầu và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về những khoản mục chi phí, yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế của các đối tượng tính giá thành theo đúng những khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định

- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và những dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Trang 25

2.3.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo các khoản mục tính

giá thành

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm

- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm

- Tập hợp chi phí sản xuất chung

Bước 2: Phân bổ và tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng tính

giá thành

- Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm

- Kết chuyển chi phí NCTT vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm

- Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm

Bước 3:Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Bước 4:Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho thành phẩm

2.4 Kế toán chi phí sản xuất:

2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

2.4.1.1 Khái niệm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm

Nguyên vật liệu chính là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm

Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm tăng giá trị của sản phẩm

Nhiên liệu là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thuờng Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng và khí

2.4.1.2 Phương thức tập hợp và phân bổ:

Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì phân bổ theo phương pháp trực tiếp

Trang 26

Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp

2.4.1.3 Tiêu thức phân bổ:

 Chi phí nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất

 Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí

kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất

Công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế:

kỳ trước chưa

sử dụng hếtchuyển sang

kỳ này

+

Trị giá thực tếcủa NVL xuấtđưa vàotrực tiếpSXSPtrong kỳ

Trị giá thực tếcủa NVL dùng

để SXSPcòn lại cuối

kỳ chưa

sử dụng

− Giá trị phếliệu thu hồi

2.4.1.4 Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán:

- Hoá đơn mua hàng

- Phiếu chi

- Giấy báo nợ

- Phiếu yêu cầu xuất vật tư

- Phiếu xuất kho

- Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Sổ cái

2.4.1.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản:

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Công dụng: Sử dụng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm

Nội dung ghi chép:

- Bên Nợ: trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ

- Bên Có:

 Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

Trang 27

Xuất kho NVL dùng trực

tiếp cho sản xuất sản phẩm

NVL mua về đưa ngay vào sử dụng

TK 133

Vật liệu xuất dùng không hết nhập lại

Kết chuyển chi phí NVLTT vào

TK tính giá thành

Chi phí NVL vượt trên mức bình thường

 Giá trị phế liệu, phế phẩm thu hồi

 Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí

và kết chuyển vào tài khoản liên quan

- Số dư: không có

2.4.1.6 Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản:

Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên vật liệu thực tế được

sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong kỳ theo giá thực tế và phương pháp tính giá hàng xuất kho của doanh nghiệp

Trong kỳ, kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản này theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá thành tương ứng

Trang 28

2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

2.4.2.1 Khái niệm:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền ăn ca, những khoản quy định tính theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ

2.4.2.3 Tiêu chuẩn phân bổ:

 Tiền lương chính của công nhân sản xuất phân bổ theo: chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công

thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất

 Tiền lương phụ phân bổ theo: tiền lương chính

 Các khoản trích theo lương căn cứ vào tỷ lệ trích theo quy định tính trên số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất đã tập hợp và phân bổ cho

từng đối tượng

2.4.2.4 Chứng từsử dụng, sổ sách kế toán:

- Bảng chấm công

- Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền ăn ca

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

- Sổ cái

2.4.2.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản:

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Công dụng: Sử dụng để phản ảnh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm

Trang 29

Tiền lương, tiền công, phụ cấp,

tiền ăn giữa ca phải trả cho công

nhân trực tiếp SXKD dịch vụ

Trích trước tiền lương nghỉ phép

của công nhân trực tiếp sản xuất

Các khoản trích theo lương về

Nội dung ghi chép:

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ phát sinh trong kỳ

- Bên Có: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan

- Số dư: không có

2.4.2.6 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:

Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương và phụ cấp cho nhân viên quản lý, nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp

Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh

Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển hoặc tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành tương ứng

Trang 30

2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung:

2.4.3.3 Tiêu chuẩn phân bổ:

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: theo định mức chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất hoặc giờ máy chạy thực tế

 Chi phí năng lượng dùng sản xuất sản phẩm: theo định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy chạy thực tế kết hợp với công suất tiêu hao của máy

 Những chi phí còn lại: theo tiền lương phải trả công nhân sản xuất, định mức chi phí công nhân sản xuất

2.4.3.4 Chứng từsử dụng:

- Bảng tổng hợp thanh toán lương

- Bảng thanh toán tiền ăn ca

- Phiếu xuất kho

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

2.4.3.5 Nội dung và kết cấu của tài khoản:

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”

Trang 31

Công dụng: Sử dụng để phản ảnh chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất, … trong quá trình sản xuất sản phẩm Nội dung ghi chép:

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

- Bên Có:

 Những khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

 Những khoản chi phí sản xuất chung cố định vượt định mức

 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vào tài khoản liên quan

- Số dư: không có

- Tài khoản cấp 2: có 6 tài khoản cấp 2:

 TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

 TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu

 TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

 TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

 TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

 TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

2.4.3.6 Nguyên tắc phản ảnh vào tài khoản:

Tài khoản này chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lâm-ngư nghiệp, XDCB, giao thông, bưu điện, dịch vụ, du lịch và được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

nông-Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành tương ứng

Trang 32

Chi phí nhân viên

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ

Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất

Kết chuyển vào TK tính giá thành

Chi phí SXC cố định không tính vào giá thành sản phẩm

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí sản xuất chung

2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

2.5.1 Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán:

- Phiếu kết chuyển chi phí

- Sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

- Thẻ tính giá thành sản phẩm

2.5.2 Nội dung và kết cấu tài khoản:

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” Công dụng: Sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm

Trang 33

Nội dung ghi chép:

- Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất

- Bên Có:

 Giá trị phế phẩm thu hồi, khoản xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng không tính vào giá thành

 Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ

 Giá trị vật liệu, công cụ, hàng hoá gia công xong nhập lại kho

- Số dư bên Nợ: chi phí của sản phẩm, dịch vụ còn dở dang cuối kỳ

2.5.3.Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản:

Cuối tháng, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp theo khoản mục chi phí, theo từng đối tượng và được kết chuyển vào tài khoản 154 cho từng sản phẩm, đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, làm căn cứ để tính giá thành

sản phẩm hoàn thành

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang theo

phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 34

2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình giá công, sản xuất trong phạm vi toàn doanh nghiệp

Để tính được giá thành sản phẩm đã sản xuất hoàn thành, kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

2.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn những chi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

dở dangcuối kỳPhương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ

2.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ sản xuất hoàn thành của chúng quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó, lần lượt tính từng khoản mục chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, cụ thể như sau:

- Đối với chi phí sản xuất bỏ ra một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

dở dangcuối kỳ

Trang 35

- Đối với những chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

2.6.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 50%:

Đối với những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang ở các công đoạn trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể vận dụng chung mức độ chế biến hoàn thành 50% để giảm bớt công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn

2.6.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

Chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang

đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm, trên cơ sở đó tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm

Trang 36

Công thức tính:

Giá thành sảnphẩm sản xuấttrong kỳ

=CPSX dởdang ĐK+

CPSX phátsinh TK −

CPSX dởdang CK

Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ

Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳTuỳ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương pháp tính giá thành sau:

2.7.1 Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp):

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo

+

Chi phíSXPStrong kỳ

Chi phíSXDDcuối kỳ

Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)

Trị giá sảnphẩm phụ(nếu có)

2.7.2 Tính giá thành theo phương pháp hệ số:

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong,… Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành

Công thức tính:

Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản phẩm tiêu chuẩn:

Tổng sản lượng

thực tếhoàn thành

=

Sản lượng sảnxuất thực tếcủa SP thứ i

×

Hệ số quy đổicủa sản phẩmthứ i

Trang 37

Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:

CPSX phát

CPSX dởdang CKTổng sản lượng thực

Giá thànhđơn vịcủa SP thứ i

=

Tổng giá thànhsản phẩm thứ iSản lượng SX thực tếcủa SP thứ i

2.7.3 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất ra được nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều quy cách và phẩm chất khác nhau như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích thước, đường kính khác nhau, sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau,… Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính gia thành là từng quy cách, phẩm chất trong nhóm sản phẩm Công thức tính:

Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:

CPSX phát

CPSX dởdang CK−

Các khoảngiảm trừ

Tính giá thành thực tế từng quy cách theo từng khoản mục:

2.7.4 Tính giá thành theo phương pháp loại trừ:

Áp dụng trong những trường hợp sau:

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, thu được sản phẩm chính

và sản phẩm phụ như nhà máy đường, nông trường chăn nuôi heo thịt,…

- Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, những khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành

Trang 38

- Đối với những phân xưởng sản xuất phụ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài

+

Chi phíSXPStrong kỳ

Chi phíSXDDcuối kỳ

Chi phí cầnloại trừ ra khỏi giá thành

 Chi phí cần loại trừ thường được tính như sau:

 Đối với sản phẩm phụ: tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán của sản phẩm phụ trừ lợi nhuận định mức

 Đối với sản phẩm hỏng: tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ vào quyết định xử lý của lãnh đạo

 Đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp lẫn cho nhau, có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc theo chi phí ban đầu

2.7.5 Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí:

Áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều công đoạn, có sản phẩm dở dang như doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí, may mặc,…

Công thức tính:

Tổng giáthànhsản phẩm

=

Chi phíSXDDđầu kỳ

+

Chi phí tổng hợpđược ở từng giaiđoạn sản xuất

Chi phíSXDDcuối kỳ

2.7.6 Tính giá thành theo phương pháp liên hợp:

Kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giày, may mặc,…

2.7.7 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng:

Áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song (lắp ráp), tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ hoặc vừa, theo các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài

Trang 39

2.7.8 Tính giá thành theo phương pháp định mức:

Áp dụng cho những doanh nghiệp sau:

- Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất

±

Chênh lệch

do thay đổiđịnh mức

±

Chênh lệchthoát lyđịnh mức

2.7.9 Tính giá thành theo phương pháp phân bước:

2.7.9.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất, trước khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành (Phương pháp kết chuyển tuần tự):

Z và z bán thành phẩm giai đoạn 2

Z bán thành phẩm

gđ n-1 chuyển sang

Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n

Z và z của thành phẩm

Trang 40

2.7.9.2 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất (Phương pháp kết chuyển song song):

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán phương pháp kết chuyển song song

CPSX phát sinh

ở giai đoạn n

CPSX của gđ n trong Z thành phẩm

Giá thành sản xuất của thành phẩm

Ngày đăng: 04/05/2017, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w