1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bia rượu sài gòn

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất
Tác giả Nguyễn Thi Huệ
Trường học Học viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Chuyên đề cuối khóa
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:...............................................................................................................1 (1)
    • 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (1)
    • 1.2 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (2)
      • 1.2.1 Chi phí sản xuất (2)
      • 1.2.2 Giá thành sản phẩm (6)
      • 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (8)
      • 1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (9)
      • 1.2.5 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (10)
    • 1.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (11)
      • 1.3.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (11)
      • 1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp (12)
      • 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (20)
    • 1.4 KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ (21)
      • 1.4.1 Khái niệm sản phẩm dở dang (21)
      • 1.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (22)
    • 1.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (23)
      • 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm (23)
      • 1.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (24)
    • 1.6 TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY (26)
    • 1.7 HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP (29)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN ĐỒNG XUÂN (29)
    • 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN-ĐỒNG XUÂN (44)
      • 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (44)
      • 2.2.2 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty (86)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN- ĐỒNG XUÂN (95)
    • 3.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨCCÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN- ĐỒNG XUÂN (95)
    • 3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN - ĐỒNG XUÂN (99)
      • 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất (99)
      • 3.2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân (100)

Nội dung

Bên cạnh đó số liệu về chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm đã được tập hợp từ kỳ trước là tài liệu để lập kế hoạch chi phí sản xuất vàgiá thành trong kỳ tới.Như vậy, cơng tác kế tốn tậ

SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Chớnh vì thế, doanh nghiệp phải tự quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? thị trường tiêu thụ ra sao? Điều đó đòi hỏi cần phải đưa ra thị trường những sản phẩm có tớnh cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận vẫn được quan tõm hàng đầu Để làm được điều này ngoài việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tối đa húa lợi nhuận.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh quyết định đến giá thành sản phẩm đầu ra, bởi vậy sử dụng chi phí hiệu quả sẽ hạ được giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, đặc biệt là sức cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao,đõy chớnh là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới Bởi vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, đòi

Tài ChÝnh hỏi kế toán phải tập hợp đầy đủ, kịp thời và chớnh xác các khoản chi phí để tớnh đúng, tớnh đủ, hợp lý vào giá thành sản phẩm.

Việc xác định tổng chi phí sản xuất và chi phí đơn vị cho một sản phẩm giúp nhà quản lý xác định được điểm hòa vốn Đõy là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt lợi nhuận mong muốn và đưa ra các quyết định quan trọng khác trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định giúp doanh nghiệp đi sõu phõn tích sự biến động và tỡm hiểu nguyên nhõn gõy biến động đối với từng khoản mục chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Bên cạnh đó số liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được tập hợp từ kỳ trước là tài liệu để lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành trong kỳ tới.

Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản xuất là một tất yếu của chế độ hạch toán kinh tế, là khõu trọng tõm của toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và tính cho một thời kỳ nhất định. Trong đó chi phí về lao động vật húa là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu Cũn chi phí về lao động sống chớnh là chi phí về sức lao động được biểu hiện ra là chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tớnh toán và tập hợp theo từng thời kỳ(tháng, quý, năm) phù hợp với kỳ báo cáo Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tớnh vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tớnh giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2.1.2 Phõn loại chi phí sản xuất:

1.2.1.2.1 Phõn loại chi phí sản xuất theo nội dung, tớnh chất kinh tế của chi phí

Theo cách phõn loại này, những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phõn biệt chi phí đó phát sinh ở đõu và có tác dụng như thế nào được xếp vào một loại gọi là yếu tố chi phí Vì vậy, cách phõn loại này cũn gọi là phõn loại chi phí sản xuất theo yếu tố Số lượng các yếu tố chi phí sản xuất được phõn chia trong từng doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm sản xuất ra, đặc điểm yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào đặc điểm từng thời kỳ và quy định cụ thể của từng quốc gia… Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chớnh, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…

- Chi phí nhõn công: Yếu tố chi phí nhõn công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả người lao động, các khoản trích Bảo hiểm xã hội( BHXH),kinh phí công đoàn(KPCĐ), bảo hiểm y tế(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp(BHTN) theo tiền lương của người lao động.

- Chi phí khấu hao về máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua mgoài: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước…

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố nói trên.

Ngoài ra, tựy theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp có thể phõn chia chi phí sản xuất thành các yếu tố chi tiết hơn.

Cách phõn loại này có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xõy dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xõy dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản… trong doanh nghiệp Nó cũn là cơ sở để phõn tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyết minh BCTC, từ đó để tớnh và tổng hợp thu nhập quốc dõn…

1.2.1.2.2 Phân loại chi phí theo hoạt động, công dụng của chi phí:

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích, công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất Theo cách phõn loại này người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí sản xuất khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm các chi phí có cùng mục đích, công dụng Vì vậy cách phõn loại này cũn gọi là cách phõn loại chi phí sản xuất theo khoản mục Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

- Chi phí nhõn công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN cho công nhõn trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phõn xưởng, đội sản xuất:

+ Chi phí nhõn viên phõn xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhõn viên tại phõn xưởng sản xuất

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phõn xưởng sản xuất với mục đích phục vụ và quản lý sản xuất

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phõn xưởng sản xuất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ thuê tài chớnh sử dụng ở phõn xưởng sản xuất

TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vị và giới hạn đó Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí trong các doanh nghiờp có thể là:

- Từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ.

- Toàn bộ quy trình sản xuất…

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất khoa học, hợp lý chính là cơ sở để nâng cao năng suất, hiệu quả của công tác kế toán Đồng thời còn là cơ sở để tính giá thành theo đối tượng tính giá thành đã xác định.

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

T ựy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất , kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp.

 Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt Do đó ngay từ khâu hạch toán đầu tiên, chi phí sản xuất được phản ánh riêng từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép.

 Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí phát sinh riêng cho từng đối tượng được Trong trường hợp này phải tập hợp chi phí cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Trình tự phân bổ như sau:

Bước 1: xác định hệ số phân bổ

Bước 2: xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng

Trong đó: Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i

H là hệ số phân bổ Với phương pháp này, mức độ chính xác của chi phí sản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn được lựa chọn phân bổ.

1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp

1.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.

Tổng chi phí cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn cần phân bổ

- Chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng

Chi phí nguyên v t li u tr c ti p th c t trong kì ệu trực tiếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: ực tiếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: ếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: ực tiếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: ếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: được xác định theo công thức: c xác nh theo công th c: định theo công thức: ức:

NVL trực tiếp trong kỳ

Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở địa điểm SX

Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ -

Trị giá NVL còn lại cuối kỳ -

Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Để kế toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

Tài khoản này phản ánh toàn bộ hao phí về NVL chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết cấu của TK621 như sau:

Bên Nợ : -Trị giá thực tế của NVLTT cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kì hạch toán.

Bên Có : -Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho.

-Trị giá phế liệu thu hồi.

-Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL thực sử dụng cho sản xuất trong kì vào các tài khoản liên quan

Tài khoản 621 không có số dư.

 Phương pháp tập hợp: Đối với những chi phí NVL trực tiếp có liên quan trực tiếp tới một đối tượng tập hợp chi phí thường được tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp.

Trong trường hợp NVL sử dụng để sản xuất sản phẩm có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau thì kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo cỏc tiờu thức hợp lý Đối với chi phí nguyên liệu chính có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất Với chi phí vật liệu phụ, tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu chính

 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau: (sơ đồ 1 và sơ đồ 2)

* Theo phương pháp kê khai thường xuyên: (Sơ đồ 1)

Xuất kho NVLTT Kết chuyển chi phí đưa vào sản xuất NVLTT trong kỳ

Mua NVLTT đưa vào sản NVLTT không sử dụng sản xuất (*) hết nhập lại kho

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(**) kết chuyển chi phí

Nhận cấp phát, vay mượnNVLTT đưa vào sản xuất

*Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: (Sơ đồ 2)

Kết chuyển vật tư, hàng hoá tồn cuối kỳ

Kết chuyển vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ TK621 TK631

TK111,112,141 Giá trị NVL dùng Cuối kì k\c

Nhập kho hàng hoá cho chế tạo sản CPNVLTT mua ngoài (*) phẩm, thực hiện lao

Nhập kho vật tư, hàng hoá kết chuyển chi phí vượt được cấp phát, biếu tặng định mức

Chú thích: (**): ở đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

(*): ở đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

1.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất…

Chi phí tiền lương (tiền công) được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kết toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương Trên cơ sở đú cỏc khoản trích theo lương(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản

KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ

1.4.1 Khái niệm sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo, đang nằm trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu.

1.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, kế toán có thể vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp theo một trong số các phương pháp sau:

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

- Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và ổn định giữa các kỳ.

Theo phương pháp này, việc đánh giá sản phẩm dở dang chỉ tính giá trị vốn của NVL chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) đã bỏ vào các sản phẩm dở dang đó mà không tính đến các chi phí khỏc Cỏc CPSX chung và chi phí nhân công trực tiếp được tính cả cho thành phẩm.

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiếu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.

- Ưu điểm: tình toán đơn giản, khối lượng tớnh toán ít

- Nhược điểm: độ chớnh xác không cao

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

- Điều kiện áp dụng: áp dụng ở những doanh nghiệp có đặc điểm là chi phí NVL chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm, các chi phí khác chiếm tỷ trọng

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chi phí của SPDD đầu kỳ + Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳSản lượng thành phẩm +SPDD cuối kỳ

Tài ChÝnh tương đối đồng đều, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn và không ổn định giữa các kỳ.

- Nội dung: theo phương pháp này, phải tính tất cả các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng.

- Ưu điểm: độ chớnh xác cao

- Nhược điểm: khối lượng tớnh toán lớn, phức tạp

1.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp đã xây dựng được định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì có thể thực hiện đánh giá sản phẩm dở theo chi phí sản xuất định mức

Nội dung phương pháp: kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo định mức.

Phương pháp này phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, là cơ sở để xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm làm dở, đây là tiền đề đảm bảo tính đứng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh

TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.5.1.1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm,cụng việc,lao vụ,nhóm sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Để xác định được đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm hoạt độngSXKD, đặc điểm sản phẩm sản xuất, trình độ quản lý và các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc như: đóng tàu, sửa chữa ụ tụ đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

- Nếu doanh nghiệp sản xuất theo phương thức hàng loạt như: sản xuất hàng may mặc, ô tô, xe mỏy đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành.

Việc xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ là căn cứ để kế toán mở số chi tiết, bảng tính giá thành và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý, là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp.

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. Để xác định kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn mà kỳ tính giá thành thích hợp sẽ là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

1.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định Tùy thuộc vào đặc thù và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có phương pháp tính giá thành hợp lý.

1.5.2.1 Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

- Phương phỏp tính giá thành giản đơn: áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và kết thúc chu kỳ tạo thành một loại sản phẩm Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp nhau.

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số : áp dụng cho doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm riêng biệt.

- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ : áp dụng cho doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ kết quả thu được là nhóm sản phẩm cùng loại có quy cách, kích cỡ khác nhau

1.5.2.2 Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp

- Phương phỏp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Theo phương pháp này, kế toán có thể tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất Mặt khác, khi có nửa thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh.

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hàng hoá.

- Phương phỏp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn Kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm

Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chớnh xỏc,nhưng do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, nên không phân tích được

Tài ChÝnh hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có được số liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho.

1.5.2.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Mỗi đơn đặt hàng được mở riêng một “Phiếu tính giá thành theo công việc” để phản ánh chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng Khi sản xuất hoàn thành, kế toán chỉ việc tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu và tính được giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành.

1.5.3.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp lý. giá thành chênh lệch chênh lệch thực tế của = giá thành + do thay đổi + do thoát ly sản phẩm định mức định mức định mức

TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như ngày nay, việc ứng dụng các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý vào trong các doanh nghiệp là khá phổ biến, thuận tiện và đạt hiệu quả cao.

Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy cần đáp ứng các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã húa, phõn loại các đối tượng cho phép nhận diện, tỡm kiếm một cách nhanh chúng, không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thong tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn Tựy theo yêu cầu quản lý để xõy dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm Danh mục tỡa khoản kế toán được sử dụng cơ sử để mã húa, cài đặt chương trình phần mềm kế toán.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự đọng xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phõn tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ngoài ra có thể xõy dựng hệ thống sổ kế toán, các báo cáo có tớnh tự động và xõy dựng các chỉ tiêu phõn tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phõn tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý và cập nhật số lượng sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành… xõy dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá thành và hạch toán sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chớnh xác. nguyên tắc và trình tự xử lý: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện như sau:

-Tổ chức mã hóa các khoản mục chi phí tương ứng với các đối tượng tập hợp chi phí.

-Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính toán nhập liệu vào mỏy, xỏc đinh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

-Lập cỏc bỳt toỏn điều chỉnh, kết chuyển, khóa sổ cuối kỳ.

-Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin tiến hành kiểm tra, lập và in các báo cáo cần thiết.

HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Tùy thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh ở các sổ kế toán phù hợp Sổ kế toán áp dụng để ghi chép gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Các hình thức kế toán đang được áp dụng hiện nay gồm: chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ, nhật ký sổ cái, nhật ký chung.

- Hình thức kế toán “ chứng từ ghi sổ”, sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm:

+ ghi theo trình tự thời gian trên sổ, đăng ký chứng từ ghi sổ

+ ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “ nhật ký chứng từ”, hệ thống sổ kế toán tập hợp là các nhật ký chứng từ, sổ cái TK 621, TK 622, TK 623, TK 627,

TK 154, các bảng kê và bảng phõn bổ

- Đối với hình thức kế toán “nhật ký chung”, hệ thống sổ kế toán tổng hợp bao gồm: sổ nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái TK 621, TK 622,

TK623, TK 627, TK 154 Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi sổ cái theo nghiệp vụ phát sinh.

- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “ nhật ký sổ cái” thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên sổ tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái.

Tựy theo yêu cầu quản lý cụ thể và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tớnh giá thành của doanh nghiệp mà kế toán mở sổ chi tiết chi phí cho từng đối tượng cụ thể

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN ĐỒNG XUÂN

Công ty cổ phần bia-rượu Sài Gòn- Đồng Xuân là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tàỡ chớnh, cú tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Bia- Rượu-NGK Sài Gòn.

Tên đầy đủ : Công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân.

Tên giao dịch quốc tế: DOLICO

Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần.

Trụ sở chính : Thị trấn Thanh Ba - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Điện thoại : 0210 3885 604

TKNH: 421101 000003 Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Ba.

Website : www.dolico.com.vn.

Lĩnh vực hoạt đông : sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Cồn - Rượu - Bia phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân.

Công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh nghiệp sản xuất bia rượu lớn ở nước ta Được thành lập từ năm 1965,trải qua hơn 40 năm phát triển, công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, vươn lên trong nền kinh tế thị trường hòa chung với xu thế hội nhập.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn- Đồng Xuân có thể khái quát qua những giai đoạn sau:

Tài ChÝnh Được thành lập vào ngày 15/9/1965 với tên gọi Xí nghiệp rượu Đồng Xuân đặt tại thị trấn Thanh Ba - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ, có diện tích 22.393m2 nằm ngay bên đường quốc lộ 2 Qua 2 năm xây dựng với số lượng lao động ban đầu chỉ có 35 người, xí nghiệp đã bước vào sản xuất và cho ra đời 2 sản phẩm đầu tiên năm 1967 là cồn 70 độ và rượu trắng Máy móc thiết bị ban đầu rất thô sơ, nguyên giá tài sản cố định chỉ có 450.300 đồng Trong thời kỳ đầu khó khăn vất vả, chiến tranh phá hoại nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 30.504 đồng đến năm 1967 Những năm sau đó với số lượng lao động tăng dần, sản xuất dần đi vào ổn định và bắt đầu khởi sắc Đến năm 1975 sản lượng cồn đạt 153.935 lit và 440314 lit rượu, số lượng lao động là 94 người, tài sản cố định có nguyên giá là 1.019.618 đồng.

Trong giai đoạn này xí nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh cho ra đời những sản phẩm mới như rượu chanh, cam, dứa, mơ đóng chai Ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, đến năm 1985 sản lượng cồn là 329.225 lít, nồng độ cồn đạt 96,5 độ, đây là một mốc son trong lịch sử phát triển của xí nghiệp.

Do sự thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước, ban giám đốc xí nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thay đổi này nên doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản, sản phẩm không tiêu thụ được, công nhân phải nghỉ, những người tiếp tục đi làm chỉ được hưởng 70% lương, đời sống của công nhân gặp vô vàn khó khăn. Đứng trước thực tế đó, UBND tỉnh và Sở Công nghiệp tỉnh đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về phương hướng giải quyết khó khăn Ban giám đốc xí nghiệp đã củng cố lại đội ngũ cán bộ, tìm kiếm phương hướng tháo gỡ khó khăn và có những quyết định mạnh dạn mang tính đột phá Sản phẩm từng bước được cải thiện với mẫu mã mới, phù hợp với thị hiếu của người tiờu dựng Từ năm 1991, tình hình kinh doanh của xí nghiệp bắt đầu khởi sắc, xí nghiệp bước vào một chặng đường

Năm 1994, theo quyết đinh số 54/QĐUB của UBND tỉnh Vĩnh Phú, xí nghiệp đã đổi tên thành Công ty rượu Đồng Xuân Đến năm 1995 số lãi đã lên đến 156.515.806 đồng.

 Giai đoạn 1995 đến 2006 Đây là thời kì phát triển rực rỡ của công ty Sau khi kinh doanh có lãi, khắc phục hoàn toàn số lỗ của những năm trước, ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây truyền sản xuất bia hiện đại của Đức tại Km9- Bắc Thăng Long- Nội Bài với diện tích 15.630m2 Đến năm 1997 công ty đã cho ra đời sản phẩm đầu tiên với chất lượng cao.

Hiện, công ty có hai Nhà máy:

- Nhà máy Cồn, Rượu Sài gòn- Đồng xuân tại Thanh ba- Phú Thọ, chuyên SX cồn thực phẩm công xuất 1,5 triệu lít cồn , 3 triệu lít Rượu phục vụ cho đời sống dân sinh và xuất khẩu.

- Nhà máy Bia Sài gòn Mê Linh tại Mê Linh – Hà Nội,với công xuất 30 triệu lít Bia/ năm Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng Tổng số lao động tại thời điểm này hơn 400 người, đội ngũ CBCNVC-LĐ có kinh nghiệm trong quản lý, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kịp thời đáp ứng với công nghệ mới và quá trình đổi mới trong xu thế hội nhập.

Căn cứ theo quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty CP Bia, Rượu Đồng Xuân về Tổng Công ty Bia, Rượu NGK Sài Gòn quản lý Công ty chính thức trở thành Công ty thành viên trong Tổng Công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn. Để làm tốt công tác thị trường xứng với vị thế mới, công ty tập trung duy trì phát triển thương hiệu sản phẩm bia Henninger, bia Mebeco, rượu Đồng Xuõn Cú phương thức và kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường mới, duy trì và phát triển thị

Tài ChÝnh trường hiện có, thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn việc tiếp thị giới thiệu sản phẩm tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng và các hội chợ trong và ngoài nước 

Bước đầu Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:

- 12 trong số 14 sản phẩm của Công ty đã đạt Huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ trong nước và quốc tế

- Cỳp vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2001

- Đạt giải Quả cầu bạc Made in Vietnam 2002, giải Quả cầu vàng Made in Vietnam 2004

- Đạt giải Cúp sen vàng và chân dung Bạch Thái Bưởi tại Hội chợ Xuất nhập khẩu và tiêu dùng Exempo 2004.

- Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005,2006,2007 do Bộ khoa học và Công nghệ tặng

Năm 2010 công ty đạt doanh thu trên 400 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 148 tỷ đồng tăng 34% so với năm 2009 Đạt được kết quả trên ngoài việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm duy trì phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt các hợp đồng hợp tác sản xuất với các đối tác chiến lược, tạo thế liên kết trong sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn và mở rộng sản xuất.

Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đõy: Đơn vị tớnh: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh thu 176.955.123 252.190.797 286.714.433 401.574.005 Doanh thu thuần 126.230.922 170.539.550 194.937.173 266.840.184 Lợi nhuận trước thuế 4.596.649 527.978 8.904.932 55.448.672 Thuế TNDN nộp NN 1.149.162 187.834 2.226.233 13.974.099 Lợi nhuận sau thuế 3.447.487 380.144 6.678.699 41.474.573

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty

2.1.2.1 Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty

Song song với việc cải tiến kĩ thuật, công nghệ sản xuất, công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn- Đồng Xuân cũng rất chú trọng đến việc sắp xếp, cải tiến bộ máy quản lý các cấp trong toàn công ty Bộ máy quản lý của công ty gồm có: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công ty.

Ban lãnh đạo công ty : gồm một giám đốc Công ty, một giám đốc nhà máy rượu cồn, Giám đốc NM Bia và một phó giỏm đốc nhà máy bia.

Giám đốc công ty: là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Đồng thời giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động cả hai nhà máy của công ty trước Nhà nước, trước tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên.

 Giỏm đốc nhà máy rượu cồn có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy rượu cồn

 Phó giám đốc nhà máy bia chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhà máy bia.

Cỏc phòng ban chức năng của công ty

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN-ĐỒNG XUÂN

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn- Đông Xuõn là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn Công ty có 3 phõn xưởng sản xuất là phõn xưởng cồn, phõn xưởng rượu và phõn xưởng bia sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và có quy trình công nghệ sản xuất đặc thù khác nhau Xuất phát từ đặc điểm trên, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phõn xưởng Cụ thể như sau:

Ghi thẳng vào các sổ chi tiết tài khoản liên quan

Tổng hợp số liệu ghi vào bảng kê chứng từ tài khoản, sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp…

Máy tự động kết chuyển dư

Nợ, dư Có, phản ánh trên mẫu có sẵn, in ra báo cáo, sổ, bảng cần thiết

Bút toán kết chuyểnMáy vi tính

- Phõn xưởng cồn chỉ sản xuất cồn thành phẩm(cồn 96 0 ) do vậy toàn bộ chi phí tập hợp được ở phõn xưởng này đều được dùng để tớnh giá cồn thành phẩm.

- Phõn xưởng bia và phõn xưởng rượu đối tượng tập hợp chi phí là từng phõn xưởng chi tiết theo từng loại sản phẩm.

2.2.1.2 Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty

Công ty Cổ phần rượu bia Sài Gòn- Đồng Xuân là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn, các khoản chi phí không phức tạp nhưng phát sinh thường xuyên với khối lượng lớn.Các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng đa dạng bao gồm nhiều loại Trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (trên 80%) xuất phát từ đặc điểm này, công ty đã lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì Đồng thời để quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất công ty đã xây dựng định mức của từng loại nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.Trên cơ sở đó so sánh với mức tiêu hao thực tế để đánh giá kết quả sản xuất và đưa ra biện pháp kịp thời khi có sự biến động bất hợp lý.

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là tất cả những hao phí mà công ty đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân tham gia sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho cả quá trình sản xuất như: vật liệu, công cụ, dụng cụ, tiền lương cho nhân viên phân

Tài ChÝnh xưởng và các khoản trích theo lương, khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.

2.2.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhõn công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng là từng phõn xưởng sản xuất và chi tiết cho từng loại sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phương pháp gián tiếp và phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí theo cỏc tiờu thức thích hợp

2.2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là bộ phận chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 80%) trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm của công ty Nguyên vật liệu của công ty được theo dõi trên TK 152 như sau:

TK 1521: Nguyên vật liệu tại nhà máy bia

TK 1522: Nguyên vật liệu tại nhà máy rượu,cồn Trong đó:

+ TK 15222: Nguyên vật liệu tại nhà máy cồn, rượu- phân xưởng rượu

+ TK 15223: Nguyên vật liệu tại nhà máy cồn, rượu- Phân xưởng cồn

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc từng loại sản phẩm, được chia thành nguyên liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu Tuy nhiên chúng chỉ được mã hóa theo từng thứ nguyên vật liệu chứ không có tài khoản chi tiết theo dõi từng thứ nguyên vật liệu

Tài khoản sử dụng: để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết đến từng phân xưởng:

TK 6211: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bia.

TK 6212: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng rượu.

TK 6213: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng cồn.

Các tài khoản chỉ được mở chi tiết cho từng phân xưởng chứ không được mã hóa theo từng mã sản phẩm, khi nhập phiếu xuất kho nguyên vật liệu vào máy, kế toán phải nhập mã sản phẩm được xuất nguyên vật liệu sản xuất, khi khai báo bỳt toỏn phân bổ tự động và bỳt toỏn kết chuyển tự động kế toán cũng phải nhập mã sản phẩm để chi phí được phân bổ và kết chuyển cho từng mã sản phẩm

 Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định để tính trị giá vốn vật tư xuất kho đưa vào sản xuất Khi xuất kho nguyên vật liệu, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng xuất kho, không ghi đơn giá, đến cuối thỏng, trờn cơ sở số liệu từng loại vật tư đã tổng hợp được, trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho được phần mềm kế toán tự động tính và hạch toán vào chi phí liên quan

Chứng từ sử dụng: sổ lĩnh vật tư, phiếu xuất kho vật tư

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN- ĐỒNG XUÂN

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨCCÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN- ĐỒNG XUÂN

3.1.1 Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Sau hơn 40 năm hoạt động và phát triển, công ty đó cú một quy mô sản xuất, kinh doanh mở rộng trên toàn quốc và trình độ quản lý nâng cao, phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước Đạt được kết quả như vậy là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của ban giám đốc, lãnh đạo cỏc phũng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần rượu bia Sài Gòn- Đồng Xuân

Bên cạnh đó, hòa chung với đất nước trong sự hội nhập và phát triển, Công ty luôn đưa ra những đường lối, chớnh sách cái cách đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ để không ngừng nõng cao chất lượng sản phẩm , nõng cao uy tín và thương hiệu của công ty, tăng lộ nhuận và thu nhập cho công nhõn viên.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các công ty trong nước mà cả với các công ty đến từ các nước khác trên thế giới Nhận thức được điều này, Công ty luôn chú trọng đầu tư vào sản xuất, đào tạo nguồn nhõn lực, nõng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những chớnh sách của công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn – Đông Xuõn là chú trọng trong công tác quản lý chi phí đầu vào được tốt nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm để tăng được lợi nhuận… đó là nhiệm vụ của công tác kế toán mà phòng tài chính kế toán có trách nhiệm hạch toán, quản lý tốt chi phí để tham mưu cho Ban lónh đạoCông ty Vì chớnh sách giá cả là một vũ khí cạnh tranh sắc bén mà Công ty luôn quan tõm.

Những ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn Đồng Xuõn:

- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn- Đồng Xuõn về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

* Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập chung, vừa phõn tán, có phõn công, phõn quyền cụ thể đã làm cho mỗi kế toán viên đều phát huy được vai trò, trách nhiệm và chuyên môn của mình.

Với tổ chức gọn nhẹ gồm 9 nhân viên phòng kế toán trong điều kiện công ty là một doanh nghiệp sản xuất lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều đòi hỏi phải có sự cố gắng cao Đội ngũ kế toán đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên với trình độ cao về nghiệp vụ kế toán, trẻ nhưng đều đã qua kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ qua học hỏi, nghiên cứu, hăng say làm việc, lao động nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

* Về kỳ tớnh giá thành: Công ty chọn kỳ tớnh giá thành sản phẩm là hàng tháng, hoàn toàn phú hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Tuy khối lượng công việc kế toán nhiều và vất vả nhưng lại giúp phản ánh được chớnh xác và kịp thời sự biến động về mặt giá cả của các yếu tố chi phí đầu vào lên giá giá thành sản phẩm, qua đó sẽ giúp Công ty có các quyết định kịp thời, phù hợp hơn trong việc quản lý chi phí sản xuất của kỳ tớnh giá thành tiếp theo.

* Ứng dụng phần mềm kế toán máy EFFECT 2.0 trong kế toán

Công ty Cổ rượu bia Sài Gòn- Đồng Xuân là một công ty lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, chủng loại sản phẩm phong phú, mô hình bộ máy kinh tế tập trung ,vì vậy, công ty trang bị hệ thống máy tính hiện đại cài đặt phần mềm EFFECT2.0 đi kèm theo các chương trình xử lý thông tin trờn mỏy đó đơn giản hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hiệu quả hệ thống kế toỏn.Nhờ đú, cỏc phần hành được thực hiện một cách nề nếp và khoa học, theo đúng quy định của chế độ Hệ thống kế toán mỏy đó giỳp cỏc phần hành kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng và đưa ra thông tin một cách kịp thời, hữu ích cho các công tác quản trị nội bộ và kiểm tra tài chính.

Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung với hệ thống sổ sách tổng hợp và chi tiết hoạt động của công ty góp phần tạo mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận kinh tế sản xuất với nhau Công ty xác định các loại sổ sách, chứng từ đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh thông tin một cách chính xác, kết hợp giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp trên cùng một hệ thống sổ

* Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Trong các phần kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc công bằng của nó, phù hợp với đặc điểm của công ty và chế độ,đỏp ứng yêu cầu quản lý.

Về kỳ tớnh giá thành: Công ty chọn kỳ tớnh giá thành sản phẩm là hàng tháng, hoàn toàn phú hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Tuy khối lượng công việc kế toán nhiều và vất vả nhưng trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán đã giảm bớt khối lượng công việc đã giúp phản ánh được chớnh xác và kịp thời sự biến động về mặt giá cả của các yếu tố chi phí đầu vào lên giá giá thành sản phẩm, qua đó sẽ giúp Công ty có các quyết định kịp thời, phù hợp hơn trong việc quản lý chi phí sản xuất của kỳ tớnh giá thành tiếp theo.

Một thành tựu trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm là công ty đã tổ chức và tớnh lương cho công nhõn trực tiếp sản xuất theo lương sản phẩm, do vậy đã khuyến khích được công nhõn nõng cao năng suất lao động và chất lượng sản xuất ra.

Công ty đã tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm một cách có hệ thống, chặt chẽ từ phòng tài chớnh kế toán đến các phòng ban liên quan, các phõn xưởng sản xuất… đã làm giảm được khối lượng công việc cho kế toán mà hiệu quả công việc khá cao; ví dụ như việc dưới phõn xưởng theo dừi các bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công làm thêm giờ… để phòng kế toán tập hợp lên kết quả.

Là một công ty có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng với số lượng lớn Do đó, việc nhập, xuất các loại nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ… diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi việc thu thập, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải cập nhật, theo sát tình hình thực tế Nhờ việc lựa chọn phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có thể kịp thời nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ, toàn diện, từ đó đưa ra những biện pháp cũng như chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén

MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN - ĐỒNG XUÂN

3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều là tối đa húa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải có kế hoạch giám sát và quản lý chặt chẽ và có hiệu quả quá trình tiêu hao vật tư,lao động và các taa sản khác Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật khác thì hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Thực hành tiết kiệm chi phí trong sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó cũn có ý nghĩa đối với quốc gia vì tiết kiệm chi phí là tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất bao gồm cả tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhõn lực… Xuất phát từ ý nghĩa trên và những hạn chế cũn tồn tại, việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tớnh giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn - Đồng Xuõn là rất cần thiết.

3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân Ý kiến 1: về phõn loại nguyên vật liệu

Vì các loại nguyên vật liệu của công ty chưa được phân loại cụ thể mà chỉ theo dừi chung trên một tài khoản ở mỗi phõn xưởng gõy khó khăn cho việc theo dừi và quản lý

Công ty nên phõn loại cho các loại nguyên vật liệu này như sau:

1521 NVL tại nhà máy bia

1522 NVL tại nhà máy cồn rượu

Tương tự như vậy, chi phí nguyên vật liệu cũng mở chi tiết cho từng nhúm chi phí:

6211 Chi phí NVL phân xưởng bia

62111 Chi phí Nguyên vật liệu chính

62112 Chi phí Nguyên vật liệu phụ

6212 Chi phí NVL tại phân xưởng rượu

62121 Chi phí Nguyên vật liệu chính

62122 Chi phí Nguyên vật liệu phụ

6213 Chi phí NVL tại phân xưởng cồn

62131 Chi phí Nguyên vật liệu chính

62132 Chi phí Nguyên vật liệu phụ Ý kiến 2: Về phương pháp tớnh giá nguyên vật liệu xuất kho:

Vì phương pháp bình quõn gia quyền đánh đồng giá cả các yếu tố đầu vào trong khi các yếu tố này lại có giá cả không ổn định.Công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để phản ánh được sự biến động của giá cả đầu vào ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm như thế nào, từ đó có kế hoạch sử dụng và quản lý nguyên liệu đầu vào hợp lý. Ý kiến 3: về phõn bổ chi phí sản xuất chung:

Công ty nên áp dụng phương pháp phõn loại chi phí thành chi phí biến đổi,chi phí cố định và chi phí hỗn hợp vì có như vậy Công ty sẽ thiết kế, xõy dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng Mặt khác cũn giúp cho Công ty xác định đúng đắn phương hướng để nõng cao hiệu quả chi phí, đồng thời theo cách phõn loại này sẽ là cơ sở giúp Công ty lập dự toán chi phí hợp lý cho các kỳ kế toán sau. Ý kiến 4 : về bảng tớnh giá thành sản phẩm:

Dựa vào việc phõn loại nguyên vật liệu và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như ở ý kiến 1, em xin đề xuất bảng tớnh giá thành mới như sau:

Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gũn- Đồng Xuõn

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tháng… Năm sản phẩm sản lượng

Giá trịsản phẩm dở dang đầu kỳ

CPSX phát sinh trong kỳ

Giá trị SP dở dang cuối kỳ tổng giá thành

62711 Chi phí nhân viên PX

62781 Chi phí bằng tiền khác

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ 1

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1

1.2 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 9

1.2.5 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 11

1.3.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 11

1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp 12

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 20

1.4 KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ 21

1.4.1 Khái niệm sản phẩm dở dang 21

1.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 22

1.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 23

1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 23

1.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 24

Ngày đăng: 06/03/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w